BỘ Y TẾ - BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 11 năm 2014
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN KHÁM GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH VÀ NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ
THƯƠNG BINH
Căn cứ Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP
ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh, Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định
thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, nội dung
khám giám định y khoa (sau đây viết tắt là GĐYK), phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần
trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) do thương tật đối với
người bị thương, thương binh,
thương binh loại B và người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung
là thương binh) theo quy định tại Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây viết tắt là Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13) và Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Khám giám định lần đầu là khám giám định
để xác định tình trạng tổn thương và tỷ lệ % TTCT do thương tật cho các đối tượng
mà trước đó chưa khám giám định lần nào;
2. Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK
cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí
với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt
khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;
Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Hội đồng GĐYK cấp
tỉnh);
3. Khám giám định phúc quyết lần cuối là
khám giám định do Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối thực hiện. Hội đồng
khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập theo trình tự,
thủ tục quy định tại Thông tư này;
4. Tỷ lệ tổn thương cơ thể trong Thông tư
này được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương
tật.
Điều 3. Đối tượng khám giám định
1. Người bị thương khám giám định thương tật lần đầu
là người bị thương đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định
số 31/2013/NĐ-CP chưa được khám giám định thương tật lần nào.
2. Thương binh được kết luận thương tật tạm thời
thì sau ba năm được khám giám định lại để xác định tỷ lệ % TTCT vĩnh viễn, sau
đây gọi là đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời.
3. Thương binh đã được khám giám định thương tật mà
lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ % TTCT,
sau đây gọi là đối tượng khám giám định bổ sung vết thương.
4. Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng
còn sót vết thương thì được khám giám định vết thương còn sót và tổng hợp tỷ lệ
% TTCT, sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương còn sót. Việc xác định
đối tượng có vết thương còn sót theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
5. Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có
vết thương tái phát theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định
số 31/2013/NĐ-CP thì được khám giám định vết thương tái phát đó, sau đây gọi
là đối tượng khám giám định vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương
binh loại B).
Điều 4. Thẩm quyền khám giám định
y khoa
1. Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện khám giám định đối với đối tượng quy định tại Điều
3 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải khám giám định
thương tật đối với các đối tượng do Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận bị
thương, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
2. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám
định đối với các trường hợp sau:
a) Đối tượng khám giám định quy định tại các khoản: 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này mà trước đây đã khám giám
định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
b) Đối tượng khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh
giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn;
c) Khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc theo đề nghị của đối tượng khám giám định.
3. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám
giám định đối với các trường hợp:
a) Đối tượng khám giám định không đồng ý với kết quả
khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
b) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ
Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Trách nhiệm chung của tổ
chức, cá nhân liên quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách
nhiệm xác định đối tượng, hoàn thiện hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám
giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không giới thiệu
một đối tượng đi khám giám định ở hai Hội đồng GĐYK cùng cấp trên cùng một Giấy
chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương binh.
2. Hội đồng GĐYK các cấp kiểm tra hồ sơ và chỉ khám
giám định khi hồ sơ của đối
tượng hợp lệ theo quy định tại Thông tư này, đồng thời chịu trách nhiệm về kết
quả khám giám định.
3. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng
GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thiện, chuyển hồ sơ
và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương; đồng
thời thông báo bằng văn bản để
Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội biết, phối hợp thực hiện.
4. Trường
hợp Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh
thì có văn bản yêu cầu Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định; nếu không đồng
ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK Trung ương thì đề nghị Bộ trưởng
Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối.
Hội đồng GĐYK Trung ương có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Hội đồng
khám giám định phúc quyết lần cuối.
5. Người thực hiện khám GĐYK có trách nhiệm kiểm
tra, đối chiếu người đến khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận thương binh hoặc
xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có
dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm x 6 cm cách
ngày lập hồ sơ không quá 6 tháng, đóng dấu giáp lai của Công an xã.
6. Người đến khám giám định xuất trình một trong các giấy tờ quy định
tại Khoản 6 Điều này cho người thực hiện khám GĐYK để kiểm tra, đối chiếu trong
mỗi lần thực hiện một hoạt động khám giám định và tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định
của người thực hiện khám GĐYK và Hội đồng GĐYK trong quá trình thực hiện khám
giám định.
Chương II
HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH Y
KHOA
Điều 6. Hồ sơ khám giám định
thương tật lần đầu
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền
ký tên và đóng dấu (sau đây gọi chung là Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội). Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định thương tật lần đầu.
2. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
3. Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.
Điều 7. Hồ sơ khám giám định đối
với trường hợp đã được xác định
tỷ lệ tạm thời, trường hợp bổ sung vết thương
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng đã được
xác định tỷ lệ tạm thời hoặc đối tượng khám giám định bổ sung vết thương và ghi
rõ vết thương cần khám giám định.
2. Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có
xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức
nơi người đi khám đang làm việc.
3. Trường hợp khám giám định tỷ lệ tạm thời phải có
thêm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã
là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
b) Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã
khám xác định tỷ lệ % TTCT tạm thời do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội ký xác nhận, đóng dấu.
4. Trường hợp khám giám định bổ sung vết thương phải
có thêm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận bị thương của lần bị
thương gần nhất (chưa giám định) do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
ký xác nhận, đóng dấu.
b) Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã
khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất do Lãnh đạo Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
Điều 8. Hồ sơ khám giám định đối
với trường hợp vết thương còn sót
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải
ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương còn sót, đồng thời ghi rõ vết thương
còn sót và/hoặc vị trí mảnh kim khí trong cơ thể cần khám giám định.
2. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu. Trường hợp đối tượng
đã là thương binh thì phải kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
3. Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã
khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu.
4. Một trong các giấy tờ sau: Kết quả chụp X-quang;
Kết quả chụp cắt lớp vi tính; Giấy chứng nhận phẫu thuật (đối với trường hợp đã
phẫu thuật, thủ thuật lấy dị vật); Giấy ra viện điều trị vết thương còn sót (nếu
có). Giấy tờ nêu trên phải do Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền ký
tên, đóng dấu của bệnh viện (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của bệnh viện
theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Sau đây gọi tắt là dấu
hợp pháp của bệnh viện).
5. Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có
xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người đi khám đang làm việc.
Điều 9. Hồ sơ khám giám định đối
với trường hợp vết thương tái
phát
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải
ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương tái phát và ghi rõ vết thương tái
phát.
2. Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát.
3. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thươrng binh và Xã hội ký xác nhận và
đóng dấu kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
4. Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã
khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu.
5. Bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều
trị thương tật tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do
Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viện.
6. Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có
xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người đi khám đang làm việc.
Điều 10. Hồ sơ khám giám định
do vượt khả năng chuyên môn của
Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Văn
bản đề nghị khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh,
do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký tên và đóng dấu hợp pháp
của Hội đồng.
2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, hoặc Điều 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng.
3. Đối với trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã
khám giám định cho đối tượng thì kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu.
4. Đối với trường hợp chưa khám giám định thì kèm
theo Biên bản họp của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh kết luận vượt khả năng chuyên môn.
Điều 11. Hồ sơ khám giám định
phúc quyết
1. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết của Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội;
b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm
theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng
GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
2. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của
đối tượng khám giám định bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội
đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội
đồng GĐYK ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị
khám giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định của đối tượng;
b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm
theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng
GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
Điều 12. Hồ sơ khám giám định
phúc quyết lần cuối
1. Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định
phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các điều: 7, 8, 9, 10 hoặc Điều 11 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm
theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng
GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
3. Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương.
Chương III
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG KHÁM
GIÁM ĐỊNH
Điều 13. Trình tự khám giám định
y khoa
1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ GĐYK
Căn cứ hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
hoặc Hội đồng HĐYK cấp tỉnh chuyển đến, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK.
2. Thời hạn giải quyết
a) Trường hợp hồ sơ GĐYK hợp lệ theo quy định tại Thông
tư này: Hội đồng GĐYK các cấp phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và
ban hành Biên bản khám giám định trong thời gian không quá 40 ngày, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp khám giám định phúc quyết lần cuối thì Hội
đồng GĐYK phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám
giám định trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định
thành lập Hội đồng khám phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Trường hợp hồ sơ GĐYK không hợp lệ theo quy định
tại Thông tư này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK trả lại hồ sơ GĐYK cho cơ quan đã giới
thiệu đối tượng đi khám giám định kèm theo văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng
GĐYK cấp tỉnh:
- Căn cứ hồ sơ khám giám định của đối tượng và điều
kiện của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, cơ quan thường trực báo cáo Chủ tịch Hội đồng
tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn (biên bản họp). Thành phần
họp Hội đồng ít nhất phải có các thành viên sau: Chủ tịch và/hoặc Phó Chủ tịch
thường trực Hội đồng GĐYK, Phó Chủ tịch chuyên môn, Ủy viên thường trực, Ủy
viên chuyên môn. Trong thời gian
10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư
này, cơ quan thường trực phải hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng
lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định;
- Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định
và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ
ngày họp Hội đồng, Hội đồng phải hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng
lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định.
d) Trường hợp Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng ý với kết
luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh thì có văn bản đề nghị Hội đồng GĐYK cấp Trung
ương khám giám định phúc quyết, đồng thời yêu cầu Hội đồng GĐYK cấp tỉnh chuyển
hồ sơ khám giám định đến Hội đồng GĐYK cấp Trung ương.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản yêu cầu, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định chuyển hồ sơ khám
giám định của đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc
quyết.
đ) Trường hợp đối tượng khám giám định không đồng ý
với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Trung ương, thì trong thời gian 90
ngày kể từ ngày ban hành biên bản GĐYK, đối tượng có giấy đề nghị khám giám định
gửi Hội đồng GĐYK nơi đã khám giám định cho đối tượng. Quá thời hạn nêu trên, Hội đồng GĐYK
không xem xét giải quyết.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
giấy đề nghị của đối tượng, Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng
có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời đối tượng. Nếu đối tượng vẫn
không đồng ý thì Hội đồng GĐYK nêu trên
hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung
ương để khám giám định phúc quyết.
Nếu đối tượng khám giám định không đồng ý với kết
luận của Hội đồng GĐYK Trung ương thì gửi giấy đề nghị đến Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của đối
tượng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế để
xem xét khám giám định phúc quyết lần cuối.
3. Trình tự khám GĐYK
a) Khám tổng quát: Bác sỹ cơ quan thường trực Hội đồng
GĐYK được phân công thực hiện khám tổng quát và chỉ định khám chuyên khoa, cận
lâm sàng.
b) Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực
hiện khám và kết luận về những nội dung mà cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK chỉ
định.
c) Hội chẩn chuyên môn: Cơ quan thường trực Hội đồng
GĐYK thực hiện trước khi họp Hội đồng. Trường hợp cần thiết, cơ quan thường trực
Hội đồng GĐYK mời các giám định viên chuyên khoa tham dự với sự có mặt của đối
tượng khám giám định.
d) Họp Hội đồng GĐYK:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK chủ trì
theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng GĐYK. Số lượng thành viên Hội đồng GĐYK
tham dự họp phải bảo đảm có quá nửa số thành viên Hội đồng (có tên trong Quyết
định thành lập Hội đồng hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc văn bản cử người của cấp
có thẩm quyền), trong đó phải có ít nhất hai thành viên chuyên môn và một thành
viên đại diện ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Kết luận của Hội đồng GĐYK phải bảo đảm sự nhất
trí của quá nửa số thành viên tham dự phiên họp Hội đồng. Trường hợp không có đủ
sự nhất trí của quá nửa số thành viên tham dự phiên họp Hội đồng thì người chủ
trì phiên họp cần chỉ định khám, điều trị bổ sung để giúp Hội đồng kết luận; hoặc
nếu chưa đủ điều kiện kết luận thì gửi lên Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền và
ghi rõ kết luận là vượt khả năng chuyên môn;
- Kết luận của Hội đồng GĐYK được ban hành dưới
hình thức Biên bản khám GĐYK (03 bản) theo Mẫu 1
ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm
phát hành Biên bản khám GĐYK.
đ) Chuyển Biên bản khám GĐYK: Cơ quan thường trực Hội
đồng GĐYK chuyển và lưu trữ Biên bản khám GĐYK như sau:
- 01 bản về Sở LĐTBXH;
- 01 bản đến đối tượng khám giám định;
- 01 bản lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng
GĐYK.
Trường hợp khám giám định cho đối tượng quy định tại
Điều 10 Thông tư này thì thêm 01 bản gửi về Hội đồng GĐYK cấp
tỉnh đã giới thiệu đối tượng đi khám giám định. Trường hợp khám giám định cho đối
tượng quy định tại Điều 11 Thông tư này thì thêm 01 bản gửi
về cơ quan quản lý Nhà nước đã yêu cầu khám giám định và 01 bản về Hội đồng
GĐYK đã khám giám định cho đối tượng.
e) Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại cơ
quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 14. Nội dung khám giám định
y khoa
1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản
1, Khoản 3 Điều 3 Thông tư này: Hội đồng GĐYK chỉ được khám đúng, đủ các vết
thương đã ghi trong Giấy chứng nhận bị thương do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác
định lệ % TTCT theo quy định hiện hành.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản
2, Khoản 5 Điều 3 Thông tư này: Hội đồng GĐYK khám giám định tất cả các vết
thương ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương tật
do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác định tỷ lệ % TTCT theo
quy định hiện hành.
3. Đối với đối tượng quy định tại Khoản
4 Điều 3 Thông tư này: Hội đồng GĐYK chỉ được khám đúng, đủ các vết thương
còn sót ghi trong Giấy chứng nhận bị thương, Giấy giới thiệu của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và xác định tỷ lệ % TTCT theo quy định hiện hành.
Điều 15. Phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương
cơ thể
1. Nguyên tắc xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây
viết tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản
3, Khoản 4 Điều 3 Thông tư này, khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT thì lấy tỷ lệ %
TTCT của vết thương bổ sung, hoặc vết thương còn sót (lấy tỷ lệ % thấp nhất
trong khung tỷ lệ tương ứng) cộng với tỷ lệ % TTCT đã được xác định (theo
phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
Điều 16. Khám giám định và giải
quyết chế độ đối với thương binh đồng thời mắc bệnh do liên quan đến phơi nhiễm
với chất độc hóa học
1. Trường hợp đối tượng đã là thương binh nay đi
khám giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm
với chất độc hóa học thì trong giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội phải ghi rõ đối tượng đang hưởng trợ cấp thương binh ở mức nào (tỷ lệ %
TTCT do thương tật).
2. Nếu đối tượng đã là thương
binh có tỷ lệ TTCT từ 80% trở lên, nay được Hội đồng GĐYK kết luận bị mắc một trong những bệnh thuộc danh mục bệnh,
tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học (trường hợp này Hội đồng
GĐYK không xác định tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật) thì được hưởng thêm trợ cấp hàng
tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ở mức TTCT
từ 41% đến 60%.
3. Nếu đối tượng là thương binh
có tỷ lệ TTCT từ 21% đến 79%, nay được Hội đồng GĐYK kết luận bị mắc một trong những bệnh thuộc danh mục bệnh,
tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, thì đối tượng được hưởng
thêm trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học do bệnh, tật đó tương ứng mức tổn thương cơ thể mà Hội đồng GĐYK đã kết
luận.
Điều 17. Phí khám giám định y
khoa
1. Phí khám giám định y khoa cho các đối tượng quy
định tại Điều 3 Thông tư này do ngân sách Nhà nước chi trả
theo quy định tại Thông tư số 93/2012/TT-BTC
ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí giám định y khoa.
2. Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không khám
giám định mà chỉ tiếp nhận, chuyển hồ sơ đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung
ương để khám giám định do vượt khả năng chuyên môn thì Hội đồng GĐYK cấp tỉnh
không thu phí GĐYK.
3. Trường hợp khám giám định phúc quyết, khám phúc
quyết lần cuối theo đề nghị của cá nhân, việc chi trả phí GĐYK thực hiện như
sau:
a) Nếu kết
quả khám giám định phúc quyết, khám phúc quyết lần cuối đúng như đề nghị
của cá nhân (tỷ lệ TTCT được điều chỉnh tăng lên so với kết quả khám giám định
mà đối tượng thắc mắc) thì phí GĐYK do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi
trả.
b) Nếu kết quả khám giám định phúc quyết, khám phúc
quyết lần cuối không đúng với đề nghị của cá nhân (tỷ lệ TTCT giữ nguyên hoặc
điều chỉnh giảm so với kết quả khám giám định mà đối tượng thắc mắc) thì phí
GĐYK do cá nhân đề nghị tự chi trả.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các
Bộ, ngành, Hội đồng GĐYK các cấp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Cục Người
có công chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng căn cứ vào quy định
của Thông tư này để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện khám giám định cho các đối tượng
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản
thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 02 năm 2015.
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, bãi bỏ Điểm c Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15
tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập
hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và
thân nhân.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Bộ Y tế: Cục QLKCB, Vụ PC, Thanh tra Bộ, Viện GĐYK, Cổng TTĐT BYT;
- Bộ LĐTBXH: Cục Người có công, Vụ PC, Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Lưu BYT: VT, KCB, PC;
- Lưu LĐTBXH: VT, NCC, PC.
|
MẪU
1
BIÊN BẢN KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
25 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN…..
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/GĐYK-TT
|
…….., ngày….
tháng….. năm…..
|
BIÊN BẢN KHÁM
GIÁM ĐỊNH
Hội đồng Giám định y khoa..........................................................................................
Đã họp ngày…….. tháng…….. năm…….. để khám giám định
thương tật đối với
Ông/bà: ……..……..……..……..………. Sinh ngày……..
tháng…….. năm..................
Giấy CMND/Thẻ thương binh/Hộ chiếu số……..……,
ngày……../……../…….. Nơi cấp:..............
Chỗ ở hiện tại:..............................................................................................................
Giấy giới thiệu số…….., ngày…….. tháng…….. năm……..
của..................................
Đã khám giám định tại Hội đồng GĐYK……... ngày……..
tháng…….. năm................
Xếp tỷ lệ: ……..…% (Vĩnh viễn/Tạm thời)
Giấy chứng nhận bị thương hoặc Trích lục thương tật
số............................................. , ngày……../……../…….. Nơi cấp:
Ghi vết thương cần khám giám định:
............................................................................
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN
TẠI
KẾT LUẬN
Căn cứ Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ
Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng Giám định Y khoa kết luận:
Ông/bà: ……..……..……..……..……..…….. được xác định tỷ lệ
tổn thương cơ thể do thương tật là……..……..% (……..……..……..……..……..phần trăm)1.
Đề nghị........................................................................................................................
PHÓ CHỦ TỊCH/
ỦY VIÊN CHÍNH SÁCH
|
PHÓ CHỦ TỊCH/ỦY
VIÊN
THƯỜNG TRỰC/CHUYÊN MÔN
|
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG2
|
_______________
(1) Nếu Hội đồng xếp tỷ lệ tạm thời thì ghi
"tạm thời" cuối câu
(2) Nếu Phó Chủ tịch được giao chủ trì thì ký
vào ô này.