BỘ CÔNG AN -
BỘ QUỐC PHÒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2014/TTLT- BCA-BQP
|
Hà Nội, ngày
03 tháng 9 năm 2014
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2011/NĐ-CP
NGÀY 01-9-1011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC PHỐI HỢP GIỮA BỘ CÔNG AN VỚI BỘ QUỐC
PHÒNG TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ QUỐC
PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01-9-2011 của Chính phủ quy định
việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công
tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày
15-9-2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25-3-2014 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15-9-2009 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày
22-4-2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số
78/2011/NĐ-CP ngày 01-9-2011 của Chính phủ
quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện
công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số
Điều của Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày
01-9-1011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc
phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc
phòng (sau đây viết gọn là Nghị định số 78/2011/NĐ-CP),
bao gồm: Thông tin về phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy; thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an
toàn về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; xây dựng
kế hoạch phòng cháy và chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thẩm
quyền phê duyệt phương án chữa cháy; chỉ huy chữa cháy và trách nhiệm phối hợp
thực hiện.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục phân cấp
quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở hoạt động phục vụ Mục đích
quân sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị,
cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Cấp chiến lược là các cơ quan, đơn vị chỉ đạo
ở cơ quan Bộ Quốc phòng.
2. Cấp chiến dịch, chiến thuật là các cơ quan,
đơn vị chỉ đạo ở Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Bộ Chỉ huy quân sự
cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sư đoàn, Lữ đoàn và tương đương.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 4. Thông tin về phòng
cháy và chữa cháy
1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ - Bộ Công an (sau đây viết gọn là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ) và Cục Cứu hộ - Cứu nạn/ Bộ Tổng tham mưu/ Bộ Quốc phòng (sau
đây viết gọn là Cục Cứu hộ - Cứu nạn); Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Phòng
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) và cấp chiến
dịch, chiến thuật đóng quân trên địa bàn có trách nhiệm thông tin cho nhau theo
các nội dung tương ứng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị
định số 78/2011/NĐ-CP.
2. Việc trao đổi thông tin được thực hiện định kỳ
bằng văn bản một năm một lần vào cuối quý IV giữa Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ với Cục Cứu hộ - Cứu nạn; sáu tháng một lần vào cuối
quý II và quý IV giữa Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp
tỉnh với cơ quan cứu hộ, cứu nạn cấp chiến dịch, chiến thuật.
Trường hợp đột xuất cần trao đổi thông tin thì
hai bên trực tiếp thông báo kịp thời cho nhau.
Điều 5. Huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ có trách nhiệm phối hợp với Cục Cứu hộ - Cứu nạn xây dựng các nội dung
tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ
sĩ quan, binh sĩ của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật hiện hành về
phòng cháy và chữa cháy.
2. Người đứng dầu cơ sở quốc phòng có trách nhiệm
tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ
sĩ quan, binh sĩ thuộc phạm vi quản lý theo Chương trình huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh tổ chức
kiểm tra, sát hạch và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy theo quy định của Bộ Công an cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức,
viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ của Bộ Quốc phòng làm việc
tại các cơ sở phục vụ kinh tế - xã hội thuộc đối tượng phải huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
4. Cục Cứu hộ - Cứu nạn chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp giấy
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ
của cơ sở phục vụ Mục đích quân sự thuộc cấp chiến lược theo quy định của Bộ Quốc
phòng.
5. Phòng, Ban cứu hộ, cứu nạn cấp chiến dịch,
chiến thuật chủ trì, phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ Công an cấp tỉnh trên địa bàn đóng quân tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp giấy
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ
của cơ sở phục vụ Mục đích quân sự thuộc cấp chiến dịch, chiến thuật theo quy định
của Bộ Quốc phòng.
Điều 6. Thẩm duyệt về phòng
cháy và chữa cháy
1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ thẩm duyệt, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình
thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các
dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quốc phòng hoạt động phục vụ kinh
tế - xã hội và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy và chữa cháy được chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động
phục vụ kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê
duyệt, quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy và
chữa cháy.
2. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ Công an cấp tỉnh thẩm quyền, kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy trong
quá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối
với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quốc phòng hoạt động phục
vụ kinh tế - xã hội do Thủ trưởng cấp chiến dịch, chiến thuật phê duyệt, quyết
định đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy và chữa cháy.
3. Cục Cứu hộ - Cứu nạn thực hiện các Điều kiện
bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư xây dựng theo
quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án đầu tư và thiết
kế kỹ thuật công trình quốc phòng hoạt động phục vụ Mục đích quân sự và phương
tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa
cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động
quân sự tại nhóm I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cấp chiến dịch, chiến thuật thực hiện các Điều
kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư xây dựng
theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và trình Thủ trưởng cấp
chiến dịch, chiến thuật phê duyệt đối với dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật
công trình quốc phòng hoạt động phục vụ Mục đích quân sự tại các nhóm II, III
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và những trường hợp do cấp trên ủy quyền.
Trường hợp nếu có yêu cầu phối hợp bảo đảm an
toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án đầu
tư và thiết kế kỹ thuật công trình quốc phòng hoạt động phục vụ Mục đích quân sự
thì Cục Cứu hộ - Cứu nạn có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ; cấp chiến dịch, chiến thuật có văn bản đề nghị Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn đóng quân tham gia.
Điều 7. Kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy
1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ Công an cấp tỉnh phối hợp với cấp chiến dịch, chiến thuật trên địa bàn tổ chức
kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng hoạt động
phục vụ kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy và
chữa cháy.
2. Cục Cứu hộ - Cứu nạn kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở hoạt động phục vụ Mục đích quân sự thuộc
nhóm I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện
hành về phòng cháy và chữa cháy. Hàng năm, xây dựng kế hoạch phối hợp với Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra an toàn về phòng cháy và
chữa cháy đối với một số cơ sở theo kế hoạch đã được Thủ trưởng Bộ Tổng tham
mưu phê duyệt. Để đảm bảo bí mật quốc phòng, người tham gia kiểm tra phải được
Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn và Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ quyết định.
3. Phòng, Ban cứu hộ, cứu nạn cấp chiến dịch,
chiến thuật kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở hoạt động
phục vụ Mục đích quân sự thuộc các nhóm II, III Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy và chữa cháy. Hàng
năm, xây dựng kế hoạch phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ Công an cấp tỉnh trên địa bàn đóng quân kiểm tra an toàn về phòng cháy
và chữa cháy đối với một số cơ sở theo kế hoạch đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị trực tiếp cấp chiến dịch, chiến thuật phê duyệt. Để đảm bảo bí mật quốc
phòng, người tham gia kiểm tra phải được Thủ trưởng cấp chiến dịch, chiến thuật
và Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp
tỉnh quyết định.
Điều 8. Cấp giấy phép vận
chuyển hàng nguy hiểm
1. Bộ Công an chủ trì và tổ chức thực hiện việc cấp
giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (trừ vật liệu nổ công nghiệp) phục vụ hoạt
động kinh tế - xã hội bằng các loại phương tiện giao thông cơ giới theo thẩm
quyền quy định tại Thông tư số 35/2010/TT-BCA
ngày 11-10-2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm và Thông tư số 04/2014/TT-BCA ngày 21/01/2014 của Bộ trưởng Bộ
Công an sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11-10-2010 quy định về cấp
giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.
2. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc cấp giấy
phép vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ Mục đích quân sự bằng phương tiện giao
thông cơ giới của Bộ Quốc phòng và bảo đảm các Điều kiện an toàn về cháy, nổ;
thực hiện việc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại
Thông tư số 22/2013/TT-BQP ngày 11/3/12013 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
trong Quân đội.
Điều 9. Xây dựng kế hoạch
phòng cháy và chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
1. Người đứng đầu cơ sở quốc phòng chịu trách
nhiệm xây dựng kế hoạch và phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại
chỗ thuộc phạm vi quản lý của mình, tổ chức hiệp đồng cụ thể với lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy và lực lượng phòng cháy và chữa cháy của các đơn vị
khác trên địa bàn đóng quân. Định kỳ ít nhất một năm một lần thực tập phương án
chữa cháy đã được phê duyệt.
2. Người đứng đầu cơ sở quốc phòng chủ trì, phối
hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trên địa
bàn đóng quân xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy, xây dựng và thực tập
phương án chữa cháy trong các tình huống cháy lớn, cháy có diễn biến phức tạp,
phương án chữa cháy cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ
chức hoặc nhiều địa phương tham gia.
Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt
phương án chữa cháy
1. Cấp trên trực tiếp của cơ sở quốc phòng phê
duyệt phương án chữa cháy trong đó sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ của
cơ sở đó.
2. Người đứng đầu cơ sở quốc phòng và Giám đốc Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Trưởng
phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê
duyệt phương án chữa cháy (tình huống chữa cháy cụ thể) đã có trong kế hoạch phối
hợp đối với cơ sở quốc phòng thuộc phạm vi và địa bàn quản lý khi trong phương
án có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức tham gia.
3. Cục Cứu hộ - Cứu nạn và Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án chữa cháy trong các tình
huống cháy lớn, cháy có diễn biến phức tạp xảy ra tại các cơ sở quốc phòng khi
trong phương án cần huy động lực lượng, phương tiện của các địa phương, Bộ,
ngành và các đơn vị khác tham gia, trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng hai bộ
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 11. Chỉ huy chữa cháy
1. Khi xảy ra cháy tại cơ sở quốc phòng thì người
đứng đầu cơ sở quốc phòng xảy ra cháy hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy
chữa cháy tại chỗ, ban đầu. Khi có lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
tham gia chữa cháy thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
2. Khi xảy ra cháy tại các cơ sở quốc phòng hoạt
động phục vụ kinh tế - xã hội thì người có chức vụ cao nhất của lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy.
3. Khi xảy ra cháy tại cơ sở quốc phòng hoạt động
phục vụ Mục đích quân sự có lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tham gia
chữa cháy thì phải thành lập Ban chỉ huy xử lý vụ cháy do người có chức vụ cao
nhất của cơ sở quốc phòng bị cháy có mặt tại đám cháy là Trưởng ban, người có
chức vụ cao nhất của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tham gia Ban chỉ
huy xử lý vụ cháy và là người chỉ huy chữa cháy.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm phối hợp
thực hiện
1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ giúp Bộ trưởng Bộ Công an, Cục Cứu hộ - Cứu nạn giúp Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 78/2011/NĐ-CP và Thông tư này.
Định kỳ vào cuối quý IV hàng năm, Cục Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh và cấp chiến dịch, chiến
thuật trên địa bàn tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác phối
hợp thực hiện Nghị định số 78/2011/NĐ-CP và
Thông tư này.
2. Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ, công
nhân viên thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng
10 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) và Bộ Quốc phòng (qua Cục Cứu hộ
- Cứu nạn) để kịp thời hướng dẫn.
BỘ TRƯỞNG BỘ
QUỐC PHÒNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN
Đại tướng Trần Đại Quang
|
PHỤ LỤC
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ
SỞ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BCA-BQP ngày
03-9-2014)
STT
|
Loại hình cơ
sở
|
Quy mô, đặc
điểm, tính chất hoạt động
|
Cấp quản lý
hành chính
|
Nhóm cơ sở
|
Ghi chú
|
I
|
II
|
III
|
1
|
Cơ sở sản xuất vật liệu nổ (bao gồm thuốc nổ,
phụ kiện nổ)
|
Không phụ thuộc vào quy mô; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
Do cấp chiến dịch,
chiến thuật đề xuất
|
2
|
Cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được
|
Có tổng diện tích nhà, xưởng từ 3.000 m2
trở lên hoặc tổng khối tích nhà, xưởng từ 15.000 m3 trở lên; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
Do cấp chiến dịch,
chiến thuật đề xuất
|
Có tổng diện tích nhà, xưởng từ 1.000 m2
đến dưới 3.000 m2 hoặc tổng khối tích nhà, xưởng từ 5.000 m3
đến dưới 15.000 m3; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ
chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có tổng diện tích nhà, xưởng dưới 1.000 m2
hoặc tổng khối tích nhà, xưởng dưới 5.000 m3; Bố trí trên diện tích
đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
3
|
Kho vật liệu nổ cố định
|
Không phụ thuộc vào quy mô; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
Do cấp chiến dịch,
chiến thuật đề xuất
|
4
|
Kho vật liệu nổ tạm thời
|
Không phụ thuộc vào quy mô; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng; Thời gian hoạt động dưới
3 năm
|
Không phụ thuộc
|
|
II
|
|
|
5
|
Kho xăng dầu
|
Có tổng sức chứa từ 50.000 m3 trở lên; Bố trí trên
diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có tổng sức chứa từ 10.000 m3 đến dưới 50.000m3;
Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có tổng sức chứa dưới 10.000 m3 trở
lên; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
6
|
Sân đỗ huấn luyện (máy bay)
|
Có sức chứa 20 máy bay chiến đấu các loại trở
lên; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có sức chứa dưới 10 máy bay chiến đấu các loại
đến dưới 20 máy bay chiến đấu các loại; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có
bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có sức chứa dưới 10 máy bay chiến đấu các loại;
Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
7
|
Bến cảng
|
Có sức chứa 30 tàu, thuyền các loại trở lên; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
|
II
|
|
|
Có sức chứa dưới 30 tàu, thuyền các loại; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
8
|
Bãi đỗ xe ô tô
|
Có sức chứa 500 xe ô tô các loại trở lên; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
Do cấp chiến dịch,
chiến thuật đề xuất
|
Có sức chứa từ 200 đến dưới 500 xe các loại; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có sức chứa từ 100 đến dưới 200 xe các loại; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
9
|
Ga ra ô tô
|
Có sức chứa từ 500 xe các loại trở lên; Bố trí
trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
Do cấp chiến dịch,
chiến thuật đề xuất
|
Có sức chứa từ 200 đến dưới 500 xe các loại; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có sức chứa từ 50 đến dưới 200 xe ô tô các loại;
Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
10
|
Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật
tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được
|
Có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở
lên; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có khối tích từ 3.000 m3 đến dưới
10.000 m3; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức,
quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có khối tích dưới 3.000m3; Bố trí trên
diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
11
|
Bãi hàng hóa, vật tư cháy được
|
Có diện tích từ 10.000m2 trở lên; Bố
trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có diện tích từ 5.000m2 đến dưới
10.000m2; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức,
quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có diện tích dưới 5.000m2; Bố trí
trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy, tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
12
|
Bệnh viện
|
Không phụ thuộc vào quy mô; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Cấp Bộ Quốc
phòng
|
I
|
|
|
|
Không phụ thuộc vào quy mô; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Cấp Quân khu
|
|
II
|
|
|
13
|
Cơ sở y tế khám chữa bệnh khác
|
Có từ 15 đến dưới 50 giường bệnh; Bố trí trên
diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
|
|
III
|
|
14
|
Nhà tập thể, nhà chung cư
|
Cao từ 17 tầng trở lên; Bố trí trên diện tích
đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Cao dưới 17 tầng hoặc có khối tích dưới
15.000m3 trở lên; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ
chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
15
|
Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ
|
Cao từ 15 tầng trở lên; Bố trí trên diện tích
đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Cao từ 7 tầng đến dưới 15 tầng; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Cao dưới 7 tầng; Bố trí trên diện tích đất độc
lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
16
|
Hội trường, nhà văn hóa, câu lạc bộ
|
Có thiết kế từ 800 chỗ ngồi trở lên; Bố trí
trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có thiết kế từ 300 chỗ ngồi đến dưới 800 chỗ
ngồi; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có thiết kế dưới 300 chỗ ngồi; Bố trí trên diện
tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
17
|
Nhà thi đấu thể thao
|
Có thiết kế từ 800 chỗ ngồi trở lên; Bố trí
trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
Không phụ thuộc
|
I
|
|
|
|
Có thiết kế từ 300 chỗ ngồi đến dưới 800 chỗ
ngồi; Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
Có thiết kế từ dưới 300 chỗ ngồi; Bố trí trên
diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
18
|
Cơ sở lưu trữ tài liệu, thư viện
|
Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ
chức, quản lý riêng
|
Cấp quân khu và
tương đương trở lên
|
|
II
|
|
|
19
|
Cơ sở bảo tàng
|
Bố trí trên diện tích đất độc lập; Có bộ máy tổ
chức, quản lý riêng
|
-nt-
|
|
II
|
|
|
20
|
Cơ sở bưu chính viễn thông
|
Không phụ thuộc vào quy mô
|
Cấp tỉnh và
tương đương trở lên
|
|
II
|
|
|
21
|
Trung tâm chỉ huy, Điều hành Điều khiển
|
Chỉ huy, Điều hành, Điều khiển với quy mô khu
vực và quốc gia
|
Không phụ thuộc
|
|
II
|
|
|
22
|
Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở
nghiên cứu
|
Từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000
m3 trở lên
|
Không phụ thuộc
|
|
II
|
|
|
Từ 4 đến 6 tầng hoặc có khối tích từ 5.000m3
đến dưới 25.000m3
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
23
|
Công trình giao thông ngầm
|
Có chiều dài từ 400 m trở lên
|
Không phụ thuộc
|
|
II
|
|
|
Có chiều dài từ 200 m đến dưới 400 m
|
-nt-
|
|
|
III
|
|
Các công trình còn lại
|
-nt-
|
|
|
III
|
|