BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2019/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày
26 tháng 12 năm 2019
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
Căn cứ Luật trẻ
em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn tổ
chức Tháng hành động vì trẻ em.
2. Thông tư này áp dụng đối
với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp,
các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyền và bổn
phận của trẻ em.
Điều 2.
Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức
Tháng hành động vì trẻ em
a) Hằng năm, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội xây dựng chủ đề, hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì
trẻ em;
b) Ủy ban nhân dân các cấp
xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông
tư này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Các bộ, ngành, tổ chức có
liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hoặc kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động
vì trẻ em hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Tháng hành động vì trẻ em vào
chương trình, kế hoạch hằng năm.
2. Thời gian tổ chức phát động
Tháng hành động vì trẻ em
Thời gian tổ chức phát động
Tháng hành động vì trẻ em vào tuần cuối tháng 5 hoặc ngày 01 tháng 6 hằng năm.
Điều 3.
Nội dung hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em
1. Truyền thông
a) Tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án cho trẻ em;
b) Xây dựng các thông điệp
triển khai chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em;
c) Xây dựng các tài liệu, sản
phẩm truyền thông;
d) Tổ chức hoạt động xã hội
vì trẻ em tại cộng đồng.
2. Vận động nguồn lực
Quỹ Bảo trợ trẻ em, quỹ tài
chính ngoài ngân sách, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ quan, tổ chức hoạt động vì
trẻ em vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước,
nước ngoài để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên hoặc xây dựng
các công trình cho trẻ em phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hoạt động thúc đẩy sự
tham gia của trẻ em
a) Tổ chức diễn đàn, hội nghị,
hội thảo, tọa đàm để trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em hoặc
để các cơ quan, tổ chức đối thoại, thăm dò, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của
trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em;
b) Tổ chức câu lạc bộ, đội,
nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện
tại địa phương; các hoạt động khác thúc đẩy sự tham gia của trẻ em;
c) Tổ chức các lớp hướng dẫn
trẻ em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ
em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em
phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em.
4. Tiếp nhận và quản lý trẻ
em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư.
5. Tổ chức các hoạt động vui
chơi, giải trí, văn hóa, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh bảo
đảm an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
6. Kiểm tra, rà soát, phát
hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi không an toàn, có nguy cơ xảy
ra tai nạn, thương tích trẻ em.
7. Thực hiện phong trào toàn
dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo quy định pháp luật về trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện
quyền và bổn phận của trẻ em .
Điều 4.
Khen thưởng
Các bộ, ngành, tổ chức và Ủy
ban nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị tổ chức
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và đóng góp hiệu quả
cho công tác trẻ em theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 5.
Chế độ báo cáo
1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi
báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp huyện trước
ngày 10 tháng 7 hằng năm.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
gửi báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước
ngày 20 tháng 7 hằng năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
các bộ, ngành, tổ chức có liên quan gửi báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ
em về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
Báo cáo kết quả Tháng hành động
vì trẻ em theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6.
Kinh phí tổ chức Tháng hành động vì trẻ em
Kinh phí tổ chức Tháng hành
động vì trẻ em được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn
vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7.
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hằng năm, xây dựng chủ đề,
hướng dẫn phát động Tháng hành động vì trẻ em.
2. Theo dõi, tổng hợp, báo
cáo kết quả tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 8.
Trách nhiệm của các bộ, ngành, tổ chức có liên quan
1. Ban hành kế hoạch triển
khai hoặc kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em hoặc lồng ghép nội dung
thực hiện Tháng hành động vì trẻ em vào chương trình, kế hoạch hằng năm phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, tổ chức.
2. Hướng dẫn các đơn vị, cơ
sở thành viên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng,
báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông tư này.
Điều 9.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức
các hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương.
2. Báo cáo kết quả Tháng
hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông tư này.
Điều
10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.
2. Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 6 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động
vì trẻ em hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Quốc gia về trẻ em;
- Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ; các đơn vị có liên quan;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục TE(10b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
|
Phụ lục
(Kèm theo Thông tư số 28 /2019/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban
hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
vì trẻ em
3. Nội dung hoạt động đã triển
khai
4. Kinh phí tổ chức
a) Ngân sách nhà nước
b) Ngân sách vận động
(Bảng tổng hợp số liệu
kèm theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được,
bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ
TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM ...
(Kèm theo báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em)
1. Tổ chức phát động,
kinh phí và công trình dành cho trẻ em
Tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em
|
Công trình dành cho trẻ em
|
Kinh phí cho Tháng hành động vì trẻ em
|
Số điểm phát động
|
Số trẻ em tham dự
|
Số công trình xây mới
|
Số công trình nâng cấp
|
Ngân sách nhà nước
|
Vận động
|
|
|
|
|
|
|
2. Hoạt động hỗ trợ trẻ
em
Tặng quà
|
Cấp học bổng
|
Khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em
|
Số lượng trẻ em
|
Kinh phí
|
Số lượng trẻ em
|
Kinh phí
|
Số lượng trẻ em
|
Kinh phí
|
|
|
|
|
|
|
3. Hoạt động có sự tham
gia của trẻ em và vui chơi giải trí
Các hoạt động có sự tham gia của trẻ em (Diễn đàn, hội nghị, hội thảo,
tọa đàm, câu lạc bộ, đội, nhóm, tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em,...)
|
Các hoạt động vui chơi, giải trí (hội thi, cắm trại, thể thao, du lịch,
tham quan)
|
Số lượng hoạt động
|
Số lượng trẻ em tham gia
|
Số lượng hoạt động
|
Số lượng trẻ em tham gia
|
|
|
|
|