Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 862/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trương Văn Sáu
Ngày ban hành: 30/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 862/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 383/TTr-SLĐTBXH ngày 02/5/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 2. Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và lãnh đạo các tổ chức thành viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tốt Kế hoạch trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 862/QĐ-UBND, ngày 30/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Phần I

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010, NĂM 2011

Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp, với diện tích tự nhiên 1.472,04 km2, dân số chung ước 1.039.920 người. Tỉnh có 8 huyện, thành phố; 107 xã, phường, thị trấn; 846 khóm, ấp.

Tỉnh có 251.874 trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 24.22% dân số. Trong đó, có 9.405 em có hoàn cảnh đặc biệt, 25.521 em sống trong các hộ gia đình nghèo và 30.012 em sống trong các hộ gia đình cận nghèo (chiếm 25,78% so TS trẻ em).

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội; đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó, cùng với trẻ em cả nước, trẻ em Vĩnh Long đã được nuôi dưỡng, dạy dỗ và ngày một phát triển tốt bên sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và được chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội.

Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010 được UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-UBT ngày 13/7/2001, được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt thông qua Nghị quyết số 17/2001/NQ-HĐND khoá VI, ngày 28/6/2001.

Với những mục tiêu cải thiện đời sống, thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em trên các mặt sức khoẻ, học tập, vui chơi giải trí, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 tỉnh Vĩnh Long, ngoài sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, các em còn được các ngành, đoàn thể quan tâm thực hiện có hiệu quả và tạo mọi điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em theo đúng pháp luật qui định. Thực hiện quyền trẻ em trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường là một thách thức, Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp đã tìm mọi biện pháp, nguồn lực để giảm thiểu những tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm ảnh hưởng xấu đến trẻ em, đồng thời phát huy những yếu tố tích cực của truyền thống dân tộc và tính ưu việt của chế độ XHCN.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU SỨC KHOẺ VÀ DINH DƯỠNG TRẺ EM:

Các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em được ngành y tế quan tâm thực hiện, huy động cộng đồng tham gia ngày càng đạt hiệu quả cao. Nhìn chung, mục tiêu sức khoẻ dinh dưỡng trong thời gian qua được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu trong đó có sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế, cụ thể trong việc khống chế dịch bệnh, quản lý tốt các chương trình y tế quốc gia đạt và vượt chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Trẻ em dưới 6 tuổi đều được điều trị bệnh miễn phí kể cả nội và ngoại trú. Thực hiện tốt công tác quản lý theo dõi việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, năm 2011 tỉnh cấp 125.881 thẻ BHYT (số tích luỹ), trong đó thẻ còn hạn sử dụng là 91.072 thẻ/97.275 trẻ (số liệu Cục Thống kê) đạt tỉ lệ 93,60%, tăng so 3,52% 2010.

1. Suy dinh dưỡng trẻ em:

a) Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (CN/T) từ 29,95% (năm 2001) xuống 24,5% (2006) và còn 18,8% vào 2010 (không đạt mục tiêu 15%). Năm 2011, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (CN/T) ước còn 18,5% (chưa có thông báo chính thức của Viện Dinh dưỡng).

b) Giảm tỉ lệ trẻ em sơ sinh cân nặng dưới 2500gr từ 3,66% (năm 2001), giảm còn 1,56% (năm 2006), còn 2,1 % vào năm 2010 (vượt mục tiêu 3%). Năm 2011, tỉ lệ trẻ em sơ sinh cân nặng dưới 2500gr giảm còn 1,6%.

Tỷ lệ SDDTE<5T được giảm theo từng năm kết quả như sau:

ĐVT: Trẻ em.

Năm

TS trẻ được cân

Tỷ lệ cân (%)

Tỷ lệ trẻ em SDD

(CN/T) (%)

Tỷ lệ trẻ em SDD

(CC/T) (%)

2001

62.372

86,6

29,9

32,8

2002

62.581

94,7

29,4

33,6

2003

64.867

94,3

28,7

32,1

2004

67.733

97,4

27,4

29,7

2005

67.289

96,8

26,1

28,2

2006

67.145

97,5

24,5

30,6

2007

66.997

97,4

22,9

31,3

2008

66.841

97,5

21,6

33,1

2009

66.142

97,6

20,7

30,2

2010

68.043

97,9

18.8

28,9

2011

66.738

99,6

18.5

28,5

2. Tiêm chủng:

Trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và được miễn dịch đầy đủ 6 loại vaccin vào 2010. Thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Đạt và vượt mục tiêu giảm tỉ lệ trẻ tử vong do mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Công tác tiêm chủng mở rộng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm của trẻ em được duy trì thực hiện thường xuyên tại 107 trạm y tế xã phường, tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin tăng, đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm.

Tổng số trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi uống Vitamin A hàng năm đạt tỷ lệ trên 98% (chỉ tiêu hàng năm >95%). Phụ nữ sau sinh 1 tháng uống Vitamin A đạt > 82% hàng năm.

Kết quả Chương trình tiêm chủng mở rộng:

Năm

Trẻ < 1 tuổi tiêm đủ 6 loại văcxin

Phụ nữ có thai tiêm VAT 2+

Phụ nữ 15-35 tuổi tiêm VAT 2+

Số trẻ bảo vệ phòng UVSS

KH

Đạt %

KH

Đạt %

KH

Đạt %

KH

Đạt %

2005

16.575

99,20

14.937

92,24

19.135

87,20

13.860

85,59

2006

16.431

101,95

15.885

97,30

21.193

99,20

10.065

87,27

2007

16.066

102,47

14.754

94,11

19.871

97,31

13.367

85,26

2008

15.781

101,00

14.250

91,25

21304

118,00

13.072

83,70

2009

16.649

99,10

17.954

90,04

17.954

97,20

13.913

83,35

2010

17.554

97,40

13.283

75,06

18.766

106,00

12.926

71,70

2011

15.170

91,70

15.826

91,70

16.302

70,14

11.702

78,54

3. Tỉ lệ tử vong trẻ em và bà mẹ liên quan thai sản:

a) Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em:

- Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 26‰ (năm 2000) giảm còn 15‰ (năm 2006), năm 2010 giảm còn dưới 15‰ (đạt mục tiêu phấn đấu năm 2010 giảm còn 15‰).

- Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ 40‰ (năm 2000) xuống còn 24‰ (năm 2006), năm 2010 giảm còn dưới 20‰ (đạt mục tiêu phấn đấu năm 2010 giảm còn 20‰).

b) Giảm tỉ lệ tử vong của các bà mẹ liên quan thai sản:

- Giảm tỉ lệ tử vong của các bà mẹ liên quan thai sản từ 32‰00 năm 2001, xuống còn 14%o00 năm 2006 và giảm còn 5%o00 vào năm 2010 (mục tiêu 20%o00 vào năm 2010).

Phòng chống 5 tai biến sản khoa được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn của Bộ Y tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra. Tỉ lệ bà mẹ chết do thai sản đã giảm mạnh so thời điểm trước 2006, từ 14%o00 xuống còn 7%o00 vào năm 2009 và cho đến nay. Tỷ lệ tai biến sản khoa trên tổng số cas đẻ là 0,13%; phụ nữ có thai được tiêm VAT 2+ năm 2011 đạt 103%; phụ nữ mang thai khám thai ít nhất 3 lần/năm đạt 98%.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

1. Tình hình học sinh đến trường:

So với chỉ tiêu đề ra trong Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010:

- Trẻ 5 tuổi huy động vào mẫu giáo đạt 94,42% (giảm 0,58% so chỉ tiêu).

- Huy động trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100% ở 4 năm trở lại đây (2007 - 2010) và 93,05% đối với cấpTHCS (giảm 1,95% so với chỉ tiêu).

- Tỷ lệ lưu ban:

+ Tiểu học: Dưới 1% (hàng năm tỷ lệ lưu ban dao động từ 0,03% đến 0,04%).

+ Cấp THCS: Dưới 0,3% (chỉ tiêu 2%).

- Có 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt học hết tiểu học (chỉ tiêu 90%).

2. Tình hình học sinh bỏ học:

Do thực hiện đồng bộ các giải pháp nên số học sinh bỏ học từng bước được kéo giảm; tiểu học bỏ học khoảng 0,15%; THCS bỏ học khoảng 2%; THPT bỏ học khoảng 5,5%.

Nguyên nhân học sinh bỏ học do gia đình khó khăn về kinh tế, thiếu quan tâm chăm sóc con em; học sinh có học lực yếu, không có tinh thần phấn đấu học tập. Một số ít bỏ học vì sức khoẻ.

3. Công tác phổ cập giáo dục:

a) Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi tỉnh Vĩnh Long được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn vào cuối năm 2004. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ngày càng được củng cố vững chắc. Tính đến năm học 2009 - 2010, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi có bằng tốt nghiệp tiểu học đạt 98,90%, so cùng kỳ tăng 0,03%.

b) Phổ cập giáo dục THCS:

Năm 2005, tỉnh Vĩnh Long đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hiện có 8/8 huyện, thành phố và 107/107 xã, phường, thị trấn tiếp tục công nhận đạt chuẩn quốc gia. Thanh niên từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS là 89,87%, so cùng kỳ tăng 1,09%.

c) Phổ cập giáo dục bậc trung học:

Toàn tỉnh có 36/107 xã, phường, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học, tỷ lệ 33,64%, tăng 18 đơn vị so năm học trước, tỷ lệ tăng 16,82%.

4. Cơ sở vật chất:

Việc xây dựng, sửa chữa trường lớp, phòng chức năng phục vụ nhu cầu học tập của học sinh được tỉnh quan tâm đầu tư. Trường học trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang hơn, đảm bảo thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục phổ thông, đủ điều kiện huy động tối đa học sinh đến trường. Bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư cho cơ sở vật chất giáo dục từ năm 2001 - 2010 là 503.133,4 triệu đồng.

5. Công tác xã hội hoá giáo dục:

Hoạt động xã hội hoá giáo dục ngày càng phát huy tác dụng đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà. Các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đóng góp tài lực, vật lực cho các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Từ nhiều nguồn hỗ trợ: Hội Khuyến học, Hội Cha mẹ học sinh các cấp đã cấp học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh nghèo hiếu học; khen thưởng cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tổng số tiền mặt các đơn vị, cá nhân trợ cấp học bổng và khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên từ năm 2001 - 2009 là 44.507.110.000 đồng; tập: 1.139.716 quyển, viết: 11.298 cây, cặp: 3.279 cái, sách giáo khoa: 151 bộ, quần áo: 4.922 bộ, xe đạp: 144 chiếc, gạo: 15.040 kg, máy vi tính: 52 máy.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU BẢO VỆ TRẺ EM:

1. Công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt:

a) Thực trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt:

Đất nước ta đang trên đà đổi mới toàn diện, kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và bền vững hơn, đời sống nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, về xã hội cũng phát sinh nhiều vấn đề do mặt trái của nền kinh tế thị trường gây ra như: Phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa thành thị và nông thôn ngày càng sâu sắc; sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ thông tin là điều kiện, phương tiện cho văn hoá phẩm đồi truỵ lây lan nhanh vào cộng đồng dân cư, làm cho một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là thanh, thiếu niên cảm nhiễm lối sống thực dụng, thậm chí sa đoạ, suy đồi đạo đức. Tình hình trên đã có nhiều tác động, ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là phát sinh nhiều loại tội phạm mới như tội phạm công nghệ cao, buôn bán người, đặc biệt là tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm xâm hại trẻ em,… Trong các vụ trẻ em bị xâm hại nổi lên là bị hiếp dâm, giao cấu, dâm ô, có trường hợp trẻ bị cha ruột giết chết chỉ vì do mâu thuẫn gia đình. Qua thống kê cho thấy, các vụ xâm hại trẻ em thường xảy ra ở các vùng nông thôn, vùng sâu, nhà thưa thớt, gia đình kinh tế còn khó khăn, các bậc cha mẹ thường vắng nhà, đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con cái; một số trường hợp do không được gia đình quan tâm và không được bảo vệ, một số em gái đã bị hiếp dâm đến khi mang thai gia đình mới hay biết.

Về trẻ em vi phạm pháp luật, phần đông các em có cuộc sống cơ cực, mồ côi, lang thang, trình độ văn hoá thấp, cha mẹ không có việc làm ổn định; các vụ việc trẻ em làm trái pháp luật xảy ra không lớn, nhưng có tính chất thường xuyên, có những em trong thời gian ngắn đã nhiều lần vi phạm; chính quyền địa phương lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn tiếp tục tái phạm và hầu hết các đối tượng này thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình dẫn đến phạm tội.

- Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, mắc vào tệ nạn xã hội:

Trẻ em sử dụng ma tuý: 41 trường hợp, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật: 993 trường hợp (trong đó: Giết người: 22 vụ, 30 đối tượng; cướp tài sản: 46 vụ, 56 đối tượng; cướp giật: 19 vụ, 23 đối tượng; trộm cắp tài sản: 186 vụ, 221 đối tượng; cưỡng đoạt tài sản: 4 vụ, 3 đối tượng; cố ý gây thương tích: 53 vụ, 64 đối tượng; hiếp dâm: 30 vụ, 33 đối tượng; giao cấu trẻ em: 1 vụ, 1 đối tượng; hoạt động mại dâm: 3 vụ, 3 đối tượng; gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, vi phạm khác: 559 đối tượng).

Hình thức xử lý: Khởi tố hình sự: 209, xử lý vi phạm hành chính: 377; lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 46; đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Vĩnh Long: 39, Trường Giáo dưỡng: 291, gia đình bảo lãnh 72 em.

- Trẻ em bị xâm hại:

Số trẻ em bị xâm hại tình dục: 294 em; bị ngược đãi: 19 em; bị buôn bán: 01 em. Hình thức xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em: Khởi tố hình sự: 292 đối tượng, hành chính 20 đối tượng, trường giáo dưỡng 01, điều tra làm rõ 01 vụ xâm hại tình dục.

b) Công tác phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại:

Những năm qua, theo chức năng, nhiệm vụ, Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an huyện, thành phố và cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Với vai trò cơ quan chủ trì thực hiện Đề án 4: “Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên”, Công an tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật. Trong công tác phòng ngừa xã hội: Lực lượng công an các cấp đã phối hợp chặt với các ngành, đoàn thể xây dựng các mô hình “Quản lý giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật”; ký kết nghị quyết liên tịch với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp về "Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”; với Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục pháp luật và các quy định bảo vệ ANTT vào chương trình giáo dục ở các cấp học; ký giao ước phòng chống tội phạm làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường về ma tuý - tệ nạn xã hội; phối hợp với Uỷ ban dân số - Gia đình và Trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình hành động ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, dịch vụ internet, bài trừ các loại văn hoá phẩm độc hại, mang tính bạo lực… Thông qua công tác điều tra, cơ bản nắm tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng và đề xuất cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành đoàn thể phân công bố trí quản lý, giáo dục cảm hoá các đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội; lập hồ sơ giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn và đưa ra kiểm điểm trước dân để nhân dân giám sát, giúp đỡ trẻ sớm hoà nhập vào cộng đồng. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo người phạm tội, tổ chức dạy nghề và phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể trong quản lý, giúp đỡ trẻ làm trái pháp luật sau thời gian giáo dục trở về địa phương. Xây dựng và phát triển Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự rộng khắp trên 107/107 xã, phường, thị trấn, hoạt động phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tham gia phòng, chống tội phạm của công dân.

2. Công tác chăm sóc hỗ trợ, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt:

Kết quả có 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ, chăm sóc, đạt mục tiêu 80% trẻ em mồ côi được hỗ trợ chăm sóc. Trong đó, 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ nuôi dưỡng tại cộng đồng theo qui định hiện hành của Nhà nước; có 4.263 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước, 1534 em mồ côi được hỗ trợ tiền hàng tháng (250.000 - 300.000 đ/tháng) nuôi dưỡng tại cộng đồng bằng nguồn vận động NGO, cất 284 căn nhà tình thương cho 851 trẻ mồ côi khó khăn về nhà ở, 106 trẻ em bỏ rơi được chăm sóc nuôi dưỡng sau đó tìm gia đình thay thế giúp trẻ có mái ấm gia đình; có 1161 em khuyết tật được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước theo đúng qui định pháp luật hiện hành, đạt mục tiêu 90% trẻ khuyết tật được hỗ trợ chăm sóc vào năm 2010.

Ngoài việc thực hiện các chế độ chính sách theo luật định, bằng nhiều biện pháp tỉnh đã chăm lo tạo điều kiện cho các em có được cuộc sống ổn định như bao trẻ em bình thường khác, hoà nhập cộng đồng. Các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã đóng góp nguồn lực chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bằng nhiều hình thức như: Cấp học bổng, cất nhà tình thương, khám cấp thuốc miễn phí, thăm tặng quà trong dịp tết nguyên đán, quốc tế thiếu nhi, tháng hành động vì trẻ em, đầu năm học mới, trung thu, xây trường mẫu giáo, phòng máy vi tính, thư viện,… Kinh phí vận động mỗi năm đều tăng, có năm tăng hơn 5 tỉ đồng.

Ngoài ra, trẻ em khuyết tật còn được hỗ trợ chăm sóc thông qua các chương trình phẫu thuật chỉnh hình như: Phẫu thuật mắt, môi, khe hở hàm ếch, phẫu thuật tim bẩm sinh, cấp xe lăn, giày nẹp, khám cấp thuốc miễn phí, thăm tặng quà vào các dịp lễ tết,… Tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật (câm điếc) học chữ, học nghề (may, cưa gỗ, cắt tóc, uốn tóc, làm móng) hoà nhập cộng đồng. Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật đã được xây dựng đi vào hoạt động và hiện nay đã trở thành Trung tâm Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long. Vận động trẻ em khuyết tật đến trường học, tham gia các hoạt động giáo dục hoà nhập cộng đồng.

3. Trẻ em được đăng ký khai sinh:

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ hàng năm có 97% trẻ em được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi. Số trẻ em còn lại chưa đăng ký khai sinh do cha mẹ chưa quan tâm (do đi làm mướn xa bỏ trẻ ở với ông bà), không hộ khẩu, cha mẹ chưa đăng ký kết hôn (con muốn lấy họ cha),… Trong thời gian qua, ngành tư pháp đã thực hiện tốt Đề án 278/TP-HT huy động mọi nguồn lực và sự quan tâm của toàn xã hội phải đảm bảo quyền đăng ký khai sinh cho mọi trẻ em. Để thực hiện mục tiêu đó, nguyên tắc được quán triệt hàng đầu là “tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân đăng ký khai sinh cho trẻ em” nhiều trường hợp vướng mắc về thẩm quyền, thủ tục đăng ký khai sinh (do pháp luật chưa qui định) đã được ngành tư pháp hướng dẫn giải quyết trên tinh thần cải cách hành chính và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đảm bảo quyền đầu tiên của trẻ em là quyền được đăng ký khai sinh.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:

1. Sử dụng các thiết bị vệ sinh:

Tỉ lệ hộ dân dùng hố xí hợp vệ sinh từ 22,18% năm 2001, tăng lên 65,25% vào năm 2006, còn 61% vào năm 2009 và đạt 65 % hộ dân được dùng hố xí hợp vệ sinh vào năm 2010, (không đạt mục tiêu 80% đến năm 2010).

2. Sử dụng nước sạch:

Tỉ lệ hộ dân dùng nước sạch từ 55% năm 2001, tăng lên 78% vào năm 2006, năm 2009 đạt 85%, đến 2010 có gần 80% hộ dân được dùng nước sạch, (không đạt mục tiêu 90% đến năm 2010).

Hiện nay, tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch là 74,50%, tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch là 78,10%.

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU VĂN HOÁ, VUI CHƠI GIẢI TRÍ CHO TRẺ EM:

- Cấp tỉnh: Có Trung tâm Văn hoá - Triển lãm tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Vĩnh Long và Công viên thành phố Vĩnh Long có trang thiết bị vui chơi, giải trí dành cho trẻ em.

- Cấp huyện: Có 5 trung tâm văn hoá huyện, thành phố (Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và thành phố Vĩnh Long). Mỗi Trung tâm đều có tủ sách dành cho thiếu nhi. Vào các dịp lễ tết các trung tâm có tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho trẻ em.

- Cấp xã: Hiện nay, toàn tỉnh có 29 nhà văn hoá cấp xã đạt chuẩn (đạt 27,10%). Bình quân mỗi nhà văn hoá xã có trên 1.000 bản sách, trong đó có sách dành cho trẻ em. Do kinh phí hạn hẹp, nên phần lớn nhà văn hoá cấp xã chưa có trang thiết bị vui chơi, giải trí cho trẻ em; có 13 điểm cấp xã, phường, thị trấn có trang thiết bị vui chơi, giải trí dành cho trẻ em (8 xã thuộc huyện Vũng Liêm, 3 điểm tỉnh, 2 điểm huyện: Trung tâm Văn hoá Long Hồ, Trung tâm Văn hoá Vũng Liêm) đạt tỉ lệ 12,14% (chỉ tiêu là 70%) và 129 điểm trường mẫu giáo, nhà trẻ có trang thiết bị vui chơi dành cho trẻ em.

Số lượng nhà văn hoá cấp xã, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em còn ít, do kinh phí xây dựng, đầu tư trang thiết bị chơi vui giải trí cho trẻ em còn hạn chế, không có quỹ đất công để xây dựng.

Trong những năm qua, mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhưng việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ vui chơi giải trí, thể dục thể thao, cho thiếu nhi cũng được lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm tổ chức hoạt động lồng ghép vào các dịp lễ, tết tạo thành phong trào vui chơi giải trí cho người dân, trong đó có trẻ em khá sôi nổi tại địa phương; nhiều loại hình vui chơi, giải trí, lễ hội dành cho trẻ em như tổ chức các CLB phát triển năng khiếu, thi kể chuyện sách, triển lãm tranh thiếu nhi, hội thi vẽ tranh, xé giấy dán tranh thiếu nhi, họp mặt, hội thi nghi thức đội, trại hè, sân chơi tuổi thơ, gian hàng các trò chơi dân gian, phố ẩm thực, sinh hoạt tập thể, dạ hội hoá trang, sinh hoạt đội trên địa bàn dân cư, …

Để xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng các tụ điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em. Các ngành, các cấp đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng phòng đọc sách, đầu tư trang thiết bị vui chơi, giải trí cho trẻ em. Nhiều nhà thơ, văn, nhạc sĩ trong tỉnh sáng tác nhạc dành cho trẻ em. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh có nhiều chương trình, chuyên mục dành cho trẻ em và người lớn thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

VI. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010:

Đơn vị: Triệu đồng.

Các mục tiêu

Ngân sách đầu tư 2001 - 2010

Trung ương

Địa phương

Vận động

Tổng cộng

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

4.830,88

2.130,492

00

6.961.372,00

Giáo dục

 

8.100.000

44.507,110

8.144.507,11

Xây dựng cơ bản - phòng học

 

 

 

503.133,40

Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2.061.000,00

20.000.000

59.789.357

81.850.357,00

Trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật được hưởng nuôi dưỡng tại cộng đồng

2.709.024,00

 

 

11.550.000

14.250.024,00

VII . ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Mặt được:

Hầu hết các mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long (2001 - 2010) được triển khai thực hiện đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra. Đạt được kết quả trên là do:

- Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng và UBND các cấp trong việc triển khai, tổ chức thực hiện và đầu tư nguồn lực cho chương trình.

- Sự nỗ lực rất lớn của toàn xã hội, nhận thức của các ngành, các cấp, từng cán bộ Đảng viên và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã tăng lên đáng kể.

- Các hoạt động phối hợp liên ngành đã từng bước nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội tại địa phương trong tổ chức thực hiện các mục tiêu chương trình. Các ngành, đoàn thể chủ động có kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em vào kế hoạch hoạt động của ngành.

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã thật sự đi vào đời sống nhân dân. Nhận thức của người dân được nâng lên khá rõ nét như: Nuôi dạy, chăm sóc, bảo vệ con em tốt hơn, tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ vào công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động nguồn lực, góp phần rất lớn trong tổ chức thực hiện mục tiêu hỗ trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Mặt chưa được:

Đạt được những thành tựu trên là đáng phấn khởi, song thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em 2001 - 2010 cũng còn những hạn chế, còn một số mục tiêu chưa đạt (vui chơi giải trí, suy dinh dưỡng trẻ em, nước sạch, hố xí hợp vệ sinh,…) hoặc một số mục tiêu đạt chưa bền vững. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm so với các tỉnh trong khu vực, ảnh hưởng đến việc đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, dẫn đến số trẻ em nghèo, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn cao, việc tham gia đóng góp cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em, ở một số mục tiêu chưa đạt theo kế hoạch đề ra.

Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một bộ phận quần chúng nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở một số nơi còn hạn chế nhất định, chưa thấy hết trách nhiệm phải chăm lo cho trẻ em. Lực lượng cán bộ làm công tác trẻ em chưa ổn định, mạng lưới cộng tác viên làm công tác trẻ em không còn.

Mặt khác, do tác động của các tệ nạn xã hội và hạn chế về nhận thức nên thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em tham gia lao động sớm mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao, trẻ em bị ngược đãi vẫn còn xảy ra; một số nơi môi trường sống vệ sinh chưa đảm bảo, tụ điểm vui chơi dành cho trẻ em còn quá ít, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao.

VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua thời gian thực hiện chương trình hành động vì trẻ em, rút ra một số kinh nghiệm cơ bản sau:

1. Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể là yếu tố quyết định mang tính bền vững cho sự thắng lợi của chương trình hành động vì trẻ em ở địa phương. Địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em làm tốt vai trò nòng cốt, tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện thì nơi đó hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chương trình hành động vì trẻ em được nâng cao.

2. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một công tác mang tính xã hội, nên nhất thiết phải tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật, về đạo đức, lối sống; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, ngành, đoàn thể, gia đình và cộng đồng. Tổ chức các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao lành mạnh cho trẻ em nhằm lôi kéo, tập hợp trẻ em tránh việc trẻ em tham gia vào các tệ nạn, các hoạt động không lành mạnh.

3. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em, phải có sơ kết, đánh giá và xây dựng phương hướng kế hoạch thực hiện hàng năm, tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo bổ sung, giải quyết kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.

4. Công tác phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các ngành, đoàn thể sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo cho trẻ em, góp phần cho việc hoàn thành các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em.

5. Cần quan tâm đầu tư kinh phí phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động xã hội tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các ngành, đoàn thể phải nhận thức được công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em là công tác mang tính xã hội, cần có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và tổ chức đoàn thể.

7. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục bằng nhiều biện pháp: Tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền đề ra chủ trương; phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể vận động toàn xã hội thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nguồn lực của cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em giữ vai trò rất quan trọng. Xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mới tập trung được sức mạnh của cộng đồng đáp ứng nhu cầu được bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế như hiện nay.

8. Ổn định và củng cố quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, bộ máy cán bộ các cấp và mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Vì cán bộ và mạng lưới cộng tác viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

A. PHẠM VI, THỜI GIAN:

1. Phạm vi:

Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh. Từng ngành liên quan xây dựng kế hoạch lồng ghép tổ chức, thực hiện theo hệ thống ngành; UBND các huyện - TP, xã - phường - thị trấn xây dựng Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 cùng cấp và tổ chức thực hiện tại địa phương.

2. Thời gian:

Thực hiện từ năm 2012 - 2020.

B. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để mọi trẻ em được phát triển bình đẳng nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em Vĩnh Long có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục ngày càng tốt hơn để phát triển toàn diện, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có khả năng thích ứng, có kiến thức, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng trẻ em:

a) Mục tiêu:

- Giảm tỉ suất tử vong trẻ em:

+ Giảm tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 15%o của năm 2010 xuống 10%o vào năm 2020. Thực hiện 100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 6 loại vắc-xin.

+ Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ dưới 20%o của năm 2010 xuống 15%o vào năm 2020.

- Giảm tỉ suất tử vong của các bà mẹ liên quan thai sản:

+ Giảm tỉ suất tử vong của các bà mẹ liên quan thai sản từ dưới 10%ooo năm 2010 xuống dưới 7%ooo vào năm 2020.

+ Hơn 95 % phụ nữ có thai được tiêm VAT 2+ và khám thai ít nhất 3 lần/năm.

- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em:

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (CC/T) mỗi năm giảm 0,8% - 1% so năm trước. Phấn đấu đến giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (CC/T) từ 26,4% năm 2011, xuống 22,6% vào năm 2015 và còn 18,5% vào năm 2020.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (CN/T) mỗi năm giảm 1% so năm trước. Phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (CN/T) từ 16,9% của năm 2011 xuống 12,9% vào năm 2015 và vào 2020 còn 7,9%.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai mỗi năm còn <4%.

+ Khống chế tỷ lệ trẻ em thừa cân/béo phì mỗi năm còn < 5%.

+ Bà mẹ có thai được uống viên sắt: >95%.

+ Bà mẹ được uống Vitamin A một tháng sau khi sinh: >80%.

+ Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: >50%.

Chỉ tiêu cụ thể:

Đơn vị tính: %

Mục tiêu/chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giảm tỷ lệ SDDTE<5t (CN/T)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Chỉ tiêu mong muốn SDDTE<5t (CC/T)

16,9

15,9

14,9

13,9

12,9

11,9

10,9

9,9

8,9

7,9

Giảm tỷ lệ SDDTE<5T (CC/T)

1

1

1

0,9

0,9

0,9

0,8

0,8

0,8

0,8

Chỉ tiêu mong muốn SDDTE<5t (CC/T)

26,4

25,4

24,4

23,5

22,6

21,7

20,9

20,1

19,3

18,5

Giảm tỷ lệ SDD bào thai

<4

<4

<4

<4

<4

<4

<4

<4

<4

<4

Khống chế tỷ lệ trẻ em thừa cân/béo phì

<5

<5

<5

<5

<5

<5

<5

<5

<5

<5

Tiêm chủng: Tăng cường hoạt động nhằm đảm bảo các mục tiêu chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt. Giám sát tích cực các bệnh truyền nhiễm trẻ em. Không để bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván sơ sinh xảy ra.

- Số trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ đạt 95% mỗi năm.

- Tiêm phòng sởi mũi 2 đạt 95% mỗi năm.

- Số phụ nữ mang thai cần tiêm chủng VAT2+ đạt 95% mỗi năm.

- Số phụ nữ 15 - 35 tuổi tiêm VAT 2+ đạt 90% mỗi năm.

b) Giải pháp thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em:

- Củng cố mạng lưới: Tham mưu tốt cho ban chỉ đạo chương trình thường xuyên quan tâm kiểm tra chỉ đạo kịp thời các hoạt động của chương trình. Mạng lưới cán bộ chuyên trách (CBCT) và cộng tác viên (CTV) luôn được củng cố về số lượng không để bỏ trắng địa bàn và có kế hoạch tập huấn hàng năm để nâng cao chất lượng hoạt động.

b) Công tác quản lý:

- Trẻ dưới 2 tuổi có biểu đồ cá thể (BĐCT): >97%

- Trẻ dưới 2 tuổi được cân ít nhất 3 tháng/lần: >95%

- Quản lý trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 100%

- Theo dõi và cân trẻ bị suy dinh dưỡng: 100%

- Quản lý trẻ dưới 5 tuổi: >95%

- Cân đo trẻ dưới 5 tuổi một lần/năm: >95%

- Quản lý bà mẹ có thai: >98%

- Bà mẹ có thai được khám thai ≥ 3lần/thai kỳ: >98%

- Bà mẹ có thai được tiêm VAT đủ liều: >98%

- Bà mẹ có thai được uống viên sắt: >95%

- Bà mẹ được uống Vitamine A một tháng sau đẻ >80%

- Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu >50%

c) Công tác giáo dục truyền thông:

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ tham dự ít nhất 1 lần/năm đạt tỉ lệ 70%; bà mẹ có thai tham dự đạt >70%.

- Thông tin trên loa đài xã, phường 100%. Tổ chức tuyên truyền nhóm nhỏ, lòng ghép vào các cuộc họp khác, cộng tác viên đến thăm giúp đỡ cho gia đình . . .

e) Kiểm tra, giám sát: Giám sát hỗ trợ cho tuyến dưới trên 50% xã, phường/năm và kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Phân công cán bộ chỉ đạo tuyến xuống cơ sở. Thực hiện bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

f) Giải pháp thực hiện:

- Củng cố Ban Chỉ đạo: Kịp thời củng cố Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở khi có thay đổi thành viên, đồng thời duy trì việc tuân thủ đúng quy chế trong hoạt động của Ban Chỉ đạo.

- Củng cố mạng lưới: Cán bộ chuyên trách được tập huấn cập nhật kiến thức hàng năm để đủ khả năng quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chương trình tốt hơn. Cộng tác viên dân số kiêm dinh dưỡng có kế hoạch phối hợp tập huấn hàng năm về kỹ năng truyền thông, công tác chuyên môn của chương trình cho cộng tác viên.

- Quản lý:

+ Xã hội hoá các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhất là ở từng địa phương đưa mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vào nghị quyết đảng và chính quyền thực hiện hàng năm.

+ Công tác dự phòng: Can thiệp sớm các đối tượng nữ thanh niên, bà mẹ mang thai, nhằm giảm suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi mới sinh ra.

+ Tiếp tục duy trì thực hiện các hoạt động thiết yếu ở xã, phường. Quản lý các đối tượng: Trẻ dưới 2 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có thai… Cân, đo, chấm biểu đồ cá thể đúng quy định, theo dõi sức khoẻ cho trẻ ít nhất 3 tháng/lần và cân đo trẻ dưới 5 tuổi 1 lần/năm. Quản lý cân đo và chấm biểu đồ cá thể trẻ bị suy dinh dưỡng. Thực hiện cho trẻ bú sớm nữa giờ đầu sau sinh và bú hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu. Hướng dẫn cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh. Triển khai thực hiện các hình thức truyền thông rộng rãi trong cộng đồng nhằm từng bước giúp kiến thức cho các bà mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. Tăng cường tư vấn giáo dục tạo nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng tại chỗ từ vườn, ao, chuồng ở hộ gia đình.

+ Công tác truyền thông: Là giải pháp chủ yếu của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhằm từng bước thay đổi hành vi, nhận thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ theo khoa học.

+ Thông tin đại chúng: Phối hợp đài phát thanh, truyền hình đưa tin kịp thời các thông điệp, các phóng sự hoạt động về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhằm chuyển tải thông tin để người dân hiểu, đồng thuận cùng thực hiện chăm sóc trẻ tốt hơn. Thông tin loa đài xã phường ít nhất 1 lần/tuần ở từng địa phương và phát cổ động trong những đợt truyền thông “Ngày vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”. Báo chí có chuyên mục dinh dưỡng trên báo địa phương, trang tin sức khoẻ...

+ Giáo dục cộng đồng:

Thông qua cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng: Tổ chức giáo dục truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có thai, bà mẹ có trẻ dưới 2 tuổi và bà mẹ có trẻ suy dinh dưỡng. Cộng tác viên đến thăm gia đình tư vấn hướng dẫn về dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ. Hướng dẫn hộ gia đình trồng ô rau dinh dưỡng, sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở hộ gia đình, sử dụng nguồn thực phẩm sạch, thực hiện nếp sống văn minh. Kết hợp ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông; phát triển xây dựng xã điểm “cam kết gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng”. Tăng cường công tác tư vấn dinh dưỡng cho các phòng khám trẻ em. Tăng cường đa dạng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng như: Tranh lật, tờ rơi, áp phích...

+ Công tác phối hợp ban, ngành:

- Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp: Có sự phối hợp hỗ trợ của từng địa phương, có sự kiểm tra chỉ đạo kịp thời, đồng thời cán bộ thực hiện tham mưu tốt cho các cấp lãnh đạo nhằm cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đưa công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng vào trường học mẫu giáo, nhà trẻ trong các hình thức như: Các trò chơi, sáng tác thơ, ca… Tập huấn kiến thức dinh dưỡng cho cô giáo nhà trẻ mẫu giáo, mầm non, xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ ở trường mầm non…

- Hội Liên hiệp Phụ nữ: Phối hợp xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tổ chức truyền thông, tổ chức hội thi “Mẹ khoẻ, con khoẻ”,…

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng.

- Dân số, kế hoạch hoá gia đình: Củng cố xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Hội Nông dân: Tổ chức truyền thông, xây dựng điểm trồng ô rau dinh dưỡng, thực hiện vườn, ao, chuồng, sử dụng nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng ở địa phương.

+ Kiểm tra giám sát: Phối hợp trung tâm y tế huyện, thành phố giám sát hỗ trợ cho cơ sở; phân công cán bộ chỉ đạo tuyến. Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng cân giám sát trẻ dưới 5 tuổi để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1 lần/năm.

g) Tổ chức thực hiện:

* Tuyến tỉnh:

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hàng năm; phối hợp với ban, ngành có liên quan xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách, cộng tác viên đủ về số lượng, chất lượng, có khả năng triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Hỗ trợ cho cơ sở thực hiện công tác giáo dục truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng và tập huấn cộng tác viên cho cơ sở. Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức cân giám sát trẻ dưới 5 tuổi để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1 lần/năm. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động chương trình ở cơ sở. Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản chủ động phối hợp với các ban, ngành thu thập số liệu, báo cáo đúng quy định.

- Trung tâm y tế dự phòng: Tổ chức cân, đo giám sát trẻ dưới 5 tuổi 1lần/năm để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm. Triển khai tổ chức truyền thông 2 ngày “Ngày vi chất dinh dưỡng” và ”Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”. Thu thập số liệu có liên quan đến dinh dưỡng như khẩu phần ăn, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Tuyến huyện:

- Phối hợp ban ngành, địa phương xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng có khả năng triển khai thực hiện chương trình. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hàng năm cho tuyến xã, phường thực hiện. Có kế hoạch tập huấn cho cộng tác viên, kế hoạch truyền thông thực hiện năm.

- Phối hợp tốt ban, ngành, đoàn thể triển khai tốt công tác giáo dục truyền thông bằng nhiều hình thức như: Phổ cập kiến thức cho phụ nữ trong độ tuổi sinh, phụ nữ có thai, bà mẹ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ; giáo dục cho con bú mẹ nữa giờ đầu sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ 6 tháng đầu; đưa kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đến các bà mẹ, rộng rãi trong cộng đồng, nhằm không ngừng thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhanh và bền vững. Tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ trợ định kỳ hoặc thường xuyên các hoạt động chương trình ở xã, phường. Tổng hợp số liệu, báo cáo đúng quy định.

* Tuyến xã, phường:

Tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động hàng năm, củng cố mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng đủ số lượng và chất lượng, hướng dẫn cho cộng tác viên quản lý các đối tượng, cân, đo chấm biểu đồ cá thể đúng quy định. Phối hợp các ngành, đoàn thể địa phương tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức: Nhóm nhỏ, lẻ đến thăm gia đình… Tổ chức giáo dục truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng cho các đối tượng: Bà mẹ có thai, bà mẹ có trẻ dưới 2 tuổi và bà mẹ có trẻ suy dinh dưỡng. Thống kê, báo cáo theo mẫu đúng thời gian quy định.

2. Mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường:

Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh. Nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của cư dân nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Phấn đấu tăng tỉ lệ hộ dân được dùng nước sạch từ 85% năm 2010, tăng lên 95% vào năm 2015 và 99 % vào năm 2020.

- Tăng cường vận động nhân dân xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt trên 60% vào năm 2020.

- 100% điểm trường học, trạm y tế có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh.

- 100% khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, cơ sở bệnh viện phải có hệ thống xử lý nước thải, chất rắn, khói bụi và tiếng ồn.

Giải pháp:

- Tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường.

- Hướng dẫn lựa chọn, xây dựng, cải tạo, sử dụng, bảo quản nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt tại hộ gia đình.

- Tổ chức giám sát đánh giá, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt theo định kỳ.

Kinh phí:

- Trung ương: Sử dụng theo mức kinh phí được cấp hàng năm (chi cụ thể theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng).

- Kinh phí địa phương dự trù theo từng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Mục tiêu giáo dục:

a) Giai đoạn 2011- 2015: Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học. Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục.

c) Chỉ tiêu:

- Nâng trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 100%.

- 100% trẻ có hoàn cảnh khó khăn học hết cấp tiểu học.

- Huy động 100% trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường và 98% đối với THCS.

- Phấn đấu không còn học sinh bỏ học ở tiểu học và dưới 1% đối với THCS.

- Huy động 95% học sinh bỏ học đối với THPT vào học các lớp phổ cập.

- Vận động nguồn lực hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học giỏi tiếp tục đến trường.

d) Giải pháp:

Để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách vững chắc, đạt hiệu quả; ngành giáo dục - đào tạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tham mưu, tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của công tác giáo dục trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Tăng cường đầu tư xây dựng trường học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá để đảm bảo tốt các hoạt động của nhà trường. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đủ sức đảm nhận trọng trách theo tinh thần chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng trong hoạt động dạy và học, chống lưu ban, bỏ học, nâng cao tỉ lệ thi tốt nghiệp, học sinh giỏi quốc gia.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp xã hội tham gia thiết thực hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách có hiệu quả.

4. Mục tiêu văn hoá tinh thần, vui chơi, giải trí cho trẻ em:

- Phấn đấu đến 2020, 100% cấp huyện, thành phố có trung tâm văn hoá, thể thao dành tỉ lệ thích đáng cho các hoạt động vui chơi dành cho trẻ em. Riêng thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh có trung tâm văn hoá thể thao thiếu nhi.

- Phấn đấu có 100% xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi, thư viện dành cho trẻ em vào 2020. Xã hội hoá trong đầu tư các tụ điểm vui chơi dành cho trẻ em.

- Vận động nhiều nhà thơ, văn, nhạc sĩ trong tỉnh sáng tác cho trẻ em.

- Xây dựng nhiều chuyên đề, chuyên mục trên báo, Đài Phát thanh - Truyền hình dành cho trẻ em và gia đình.

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch cho trẻ em tham gia. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho trẻ em.

Giải pháp:

Ưu tiên đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở dành riêng cho trẻ em nhất là khu vực nông thôn. Bố trí tỉ lệ thoả đáng trong Nhà Văn hoá xã, khu vực dành riêng cho các sinh hoạt cộng đồng, thể thao, văn hoá văn nghệ phục vụ đối tượng thiếu nhi. Hệ thống thư viện công cộng tăng cường bổ sung sách giáo dục, giải trí dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng; xây dựng thư viện thiếu nhi cấp tỉnh và phòng đọc sách thiếu nhi cấp huyện, thành phố.

Quan tâm vấn đề xuất bản và thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán, xuất bản phẩm, văn hoá phẩm dành riêng cho đối tượng thiếu nhi.

Có chủ trương định hướng cụ thể và cơ chế kinh doanh hợp lý để khuyến khích người dân đầu tư xã hội hoá trong lĩnh vực xây dựng các khu vui chơi, giải trí, các thiết chế về thể dục thể thao (sân bóng, hồ bơi…) dành cho đối tượng thiếu nhi. Có sự phân công, phân cấp cụ thể và định mức hoạt động văn hoá vui chơi dành cho trẻ em theo qui định của Nhà nước. Tăng tỉ lệ xã hội hoá trong đầu tư các tụ điểm vui chơi, sinh hoạt văn hoá văn nghệ và thể thao cho trẻ em.

5. Mục tiêu bảo vệ trẻ em, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo:

Mục tiêu:

Thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Phấn đấu hỗ trợ chăm sóc 90 - 98 % trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em cận nghèo.

- Chăm sóc 90% trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện tốt cho trẻ khuyết tật tham gia giáo dục hoà nhập cộng đồng, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng.

- 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi và trẻ em khuyết tật được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước theo đúng qui định hiện hành.

- Hỗ trợ chăm sóc 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo.

- Hỗ trợ chăm sóc 80% trẻ em cận nghèo.

- Thực hiện tốt chương trình bảo vệ trẻ em, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ trẻ em tại cộng đồng ngăn ngừa không để trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị sao nhãng, bị bạo lực, ngược đãi, bị tai nạn thương tích, không phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, …

Giải pháp:

a) Bảo vệ trẻ em:

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.

- Hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt việc quản lý trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn dân cư.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em, tăng cường giải pháp phòng ngừa là chính, không để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, lang thang, làm trái pháp luật, bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, bị ngược đãi, xao nhãng, bị tai nạn thương tích, bị đuối nước, bị mua bán, bị lạm dụng sức lao động, bị nhiễm HIV/AIDS.

- Giải quyết tốt tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị ngược đãi, bị mua bán, bị lạm dụng sức lao động.

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc ngành pháp luật xử lý nhanh chóng và nghiêm minh các vụ xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực, ngược đãi trẻ em, vi phạm quyền trẻ em.

- Thực hiện tốt việc ngăn ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng. Giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho trẻ em từ trường giáo dưỡng trở về được học chữ, học nghề, tạo việc làm, sớm hoà nhập cộng đồng.

- Đảm bảo tối đa số trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, sao nhãng, bị xâm hại và được bảo vệ trong các tình huống đặc biệt. Nâng số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo được hỗ trợ giúp đỡ đến mức tối đa. Phòng ngừa bạo lực trong trẻ em, hạn chế trẻ em bị tai nạn thương tích.

- Căn cứ vào diễn biến hoạt động tội phạm xâm hại trẻ em và trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới, lực lượng Công an tỉnh tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

+ Tham mưu cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở đặt nhiệm vụ phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên là một trong những nội dung quan trọng của chương trình hoạt động tại địa phương; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động các cấp, các ngành, các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng thực hiện nhiệm vụ phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật.

+ Phối hợp các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ trẻ em không để trẻ em bị xâm hại; giáo dục theo giới về phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên; coi công tác tuyên truyền là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa tội phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế sự gia tăng của tội phạm. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi, vùng miền để tất cả người dân, đặc biệt là các em trong lứa tuổi chưa thành niên nhận thức được âm mưu, phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm cũng như hậu quả, tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội, từ đó hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.

+ Tiếp tục phát động, xây dựng rộng khắp phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm và bài trừ các tệ nạn xã hội gắn chặt với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành, đoàn thể liên quan trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng khu dân cư, xóm ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

+ Nắm chắc tình hình, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện các mục tiêu vì trẻ em. Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và công tác xây dựng các mô hình phòng chống tội phạm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm.

+ Để hỗ trợ chăm sóc tốt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước cần tích cực vận động đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp. Vận động nhiều nguồn lực chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuyên truyền giáo dục mọi người nhất là các gia đình có trẻ em, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ con em mình trước sự xâm hại của tệ nạn xã hội và các nguy cơ bị xâm hại. Ngăn ngừa và giải quyết tốt tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em. Chống sự phân biệt kỳ thị đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tạo cơ hội bình đẳng cho trẻ em phát triển.

+ Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Triển khai các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp, giải quyết tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị mua bán, bị bạo lực, bị ngược đãi, bị ảnh hưởng HIV/AIDS. Triển khai các hoạt động can thiệp và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em, đuối nước; thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em.

b) Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo:

- Thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Hỗ trợ 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách dành cho các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo đúng qui định Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Vận động, tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được đến trường, hỗ trợ học bổng, thăm hỏi tặng quà, xây nhà tình thương,… cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt.

- Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, cấp xe lăn cho trẻ em tàn tật, hỗ trợ chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị tai nạn thương tích, phẫu thuật cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.

- Hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ lớn có hoàn cảnh đặc biệt đã nghỉ học, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trẻ em từ trường giáo dưỡng trở về.

- Phối hợp các ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho gia đình các em có hoàn cảnh đặc biệt, hộ nghèo được vay vốn làm kinh tế gia đình, dạy nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

- Phối hợp ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu cho trẻ em tại địa phương.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, UBND các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo công tác BVCS trẻ em tại địa phương:

- Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành lao động - thương binh và xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tham mưu UBND cùng cấp lồng ghép thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tham mưu các cấp uỷ Đảng, UBND cùng cấp chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ nay cho đến những năm tiếp theo tại địa phương. Tập trung vào những nội dung chính:

+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương, trẻ em nghèo tại địa phương.

2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Tăng cường tổ chức tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cộng đồng dân cư, kịp thời tư vấn kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương.

- Tăng cường giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư.

3. Xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

- Vận động toàn xã hội tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, hỗ trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội.

- Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân trẻ trong thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em sống và phát triển toàn diện.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân về hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em và xây dựng các mô hình tốt về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Họp mặt, tuyên dương các cá nhân, tập thể tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng.

4. Huy động nguồn lực:

Ngoài nguồn kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước. Địa phương cần huy động thêm nguồn lực từ các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để thực hiện hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em của địa phương thông qua các kế hoạch, chương trình, dự án NGO và vận động Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp.

5. Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, thu thập thông tin:

- Các ngành chức năng, các đoàn thể tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; nhất là cán bộ cấp xã, cộng tác viên cơ sở nhằm nâng cao hiểu biết về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đặc biệt coi trọng công tác thu thập thông tin, kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả việc thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em. Tham mưu UBND cùng cấp giải quyết nhanh chóng các vấn đề bức xúc của trẻ em. Thường xuyên củng cố bộ máy cơ sở và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em.

6. Công tác phối hợp liên ngành:

Các ngành thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát thực hiện, các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo tại địa phương. Tăng cường các giải pháp phòng tránh trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em. Xử lý nhanh chóng, đúng pháp luật các vụ xâm hại trẻ em. Tạo cơ hội bình đẳng để trẻ em phát triển toàn diện.

7. Truyền thông, giáo dục, vận động:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại gia đình, cộng đồng. Chủ động bảo vệ trẻ em, không để trẻ em lang thang, làm trái pháp luật, bị tai nạn thương tích, bị đuối nước, bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bị ngược đãi,...

- In ấn, phân phối tài liệu truyền thông, đặt pano, khẩu hiệu thông điệp tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các khu vực đông dân cư, vùng nông thôn sâu, vùng dân tộc.

- Phối hợp các ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng mô hình; truyền thông lồng ghép, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông tư vấn cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức hội thảo, toạ đàm, diễn đàn,… để tìm ra các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hội thi tìm hiểu, họp mặt biểu dương các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bị ngược đãi, bị tai nạn thương tích, bị đuối nước, bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em làm trái pháp luật,…

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền vận động toàn xã hội tham gia thực hiện.

- Chỉ đạo phối hợp lồng ghép công tác truyền thông - tư vấn cộng đồng tạo thành một hệ thống truyền thông đồng bộ giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, tới gia đình nhằm hình thành nhận thức cho toàn xã hội tốt hơn.

- Sử dụng các kênh truyền thông:

+ Hệ thống truyền thông đại chúng các cấp.

+ Truyền thông tư vấn trực tiếp cho cộng đồng, gia đình và trẻ em.

8. Tổ chức bộ máy:

UBND cấp huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp. Đặc biệt, cán bộ cấp xã và cộng tác viên khóm, ấp đủ sức thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cơ sở.

9. Củng cố Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp:

- Quỹ bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong, ngoài nước để hỗ trợ góp phần thực hiện một số mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo đúng qui định của pháp luật. Hỗ trợ chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương.

- Tham mưu UBND cùng cấp củng cố Hội đồng Bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, tạo điều kiện giúp Quỹ bảo trợ trẻ em tiếp tục hoạt động nhằm tăng cường vận động nguồn lực góp phần hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em tại địa phương.

IV. CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN:

1. Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020 được xây dựng từ cấp tỉnh, huyện, cấp xã.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long (2011 - 2020) có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính cân đối ngân sách cho chương trình, theo dõi tiến độ và giám sát việc thực hiện, báo cáo tình hình thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi chỉ đạo./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 862/QĐ-UBND ngày 30/05/2012 về Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.540

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.86.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!