ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
85/2009/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU “LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG HÀ NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội về điều
chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp
và PTNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Xét Tờ trình số 1075/TTr-SCT ngày 13 tháng 4 năm 2009 của Giám đốc Sở Công
thương về việc phê duyệt ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề
truyền thống Hà Nội”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều được bãi bỏ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Công
thương; Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện,
thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Công thương, Tư pháp, NN&PTNT; (để báo cáo)
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để báo cáo)
- TTTU, TTHĐND TP; (để báo cáo)
- Đoàn ĐBQH TP Hà Nội; (để báo cáo)
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp); (để báo cáo)
- CT, Các PCT UBND Thành phố;
- VP Thành ủy, VP ĐĐBQH&HĐND TP;
- Báo HNM, Báo KT&ĐT, TT Công báo, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố;
- Các đ/c PVP, các Phòng chuyên viên;
- Lưu VT, SCT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|
QUY CHẾ
XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU “LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định tiêu chuẩn,
trình tự, thủ tục và hồ sơ xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
2. Làng nghề ở Hà Nội được công
nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” bao gồm các làng có nghề truyền
thống đang hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Nghề truyền thống: là
nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính
riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay và có giá trị kinh tế hoặc
văn hóa cao.
2. Làng nghề truyền thống:
là làng nghề có nghề truyền thống, có tính riêng biệt mang đặc thù riêng của địa
phương, được nhiều nơi biết đến.
Điều 3. Mục
đích công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
1. Nhằm ghi nhận những đóng góp
của làng nghề và tôn vinh các sản phẩm của làng nghề truyền thống.
2. Vận động nhân dân địa phương
nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền
thống, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người
lao động tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nhiệp hóa – hiện đại hóa. Tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
3. Khuyến khích, động viên thợ
thủ công trong các làng nghề truyền thống có trình độ cao về kỹ thuật tay nghề
và kinh nghiệm trong sản xuất: Nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản
phẩm và du nhập nghề mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ,
mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Điều 4.
Nguyên tắc công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
1. Việc xét công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội” được tiến hành hàng năm, và được thực hiện theo
nguyên tắc công khai, bình đẳng cho các làng nghề đạt tiêu chuẩn theo quy định
tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Mỗi làng nghề truyền thống được
công nhận một lần và có giá trị ngang nhau
3. Việc công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội” do Hội đồng thẩm định và xét chọn công nhận
danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội thẩm định và xét chọn hồ sơ, trình Ủy
ban nhân dân Thành phố quyết định.
Chương 2.
TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ THỦ
TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU “LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI”
Điều 5. Tiêu
chuẩn xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
Làng có nghề đủ các tiêu chuẩn
sau đây được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”;
1. Về thời gian: Là làng có nghề
đã được hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu
làng nghề truyền thống.
2. Về kinh tế: Có giá trị sản xuất
từ ngành nghề nông thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá
trị sản xuất của làng.
3. Về sử dụng lao động: Có tối
thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
4. Đảm bảo vệ sinh môi trường và
an toàn lao động theo các quy định hiện hành.
5. Chấp hành tốt đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố
và địa phương.
6. Sản phẩm làm ra phải mang bản
sắc văn hóa dân tộc, phải gắn với tên tuổi của làng.
7. Đối với những làng nghề chưa
đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định tại điểm 4 vẫn được xem xét công
nhận danh hiệu làng nghề truyền thống khi đã có các đề án, dự án nghiên cứu
đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi
trường.
Điều 6.
Trình tự, thủ tục, thời gian xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà
Nội”
1. Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có các làng có nghề đạt tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này lập và xác nhận vào hồ sơ đề nghị công
nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” và gửi văn bản kèm theo hồ sơ
lên Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tập
hợp hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã lập, và gửi văn bản kèm theo hồ sơ về Sở
Công thương là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định và xét chọn công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” trước 31/7 hàng năm.
3. Hội đồng thẩm định và xét chọn
công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” tiến hành thẩm định, xét chọn
và trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
4. Thời gian xét chọn công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” hoàn thành trước ngày 30/9 hàng năm.
Trường hợp từ chối, Hội đồng thẩm
định và xét chọn công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội phải có văn
bản trả lời về việc từ chối công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Điều 7. Hồ
sơ xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
Hồ sơ xét công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội” được lập thành 5 bộ, bao gồm:
1. Đơn của làng có nghề truyền
thống đề nghị công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”;
2. Báo cáo thành tích của làng
có nghề qua 3 năm phấn đấu xây dựng phát triển, và các phong trào xã hội hoạt động
nổi bật có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
3. Bản tóm tắt quá trình hình
thành và phát triển của làng nghề được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
4. Danh sách các hộ gia đình
tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và biểu tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu
của làng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
5. Văn bản đề nghị xét công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” của Ủy ban nhân dân cấp xã;
6. Văn bản đề nghị xét công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Điều 8. Hội
đồng thẩm định và xét chọn công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
1. Hội đồng thẩm định và xét chọn
công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” do Ủy ban nhân dân Thành phố
quyết định thành lập, gồm: 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch
Hội đồng thẩm định, Lãnh đạo Sở Công thương làm thường trực Hội đồng thẩm định
và các thành viên là đại diện các Sở, ngành của thành phố: Văn phòng UBND Thành
phố, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn
hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hội đồng thẩm định và xét chọn
công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” hoạt động theo nguyên tắc:
a. Hội đồng tổ chức thẩm định và
xét chọn công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” mỗi năm một lần;
b. Kỳ họp đánh giá xét chọn công
nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” của Hội đồng phải có ít nhất 2/3
số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ
tịch Hội đồng tham dự;
c. Mỗi thành viên Hội đồng có
trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn các làng nghề đạt tiêu chuẩn để bỏ
phiếu tín nhiệm; Hội đồng đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được thực hiện
công bằng, dân chủ, khách quan;
d. Làng nghề được Hội đồng đề
nghị công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” phải đạt ít nhất 2/3 số
phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt của Hội đồng.
e. Hội đồng chỉ xem xét các hồ
sơ của các làng nghề lập theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục và thời gian
theo quy định. Các trường hợp hồ sơ không lập theo đúng nội dung, trình tự, thủ
tục và thời gian theo quy định thì Hội đồng không xem xét.
Chương 3.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA LÀNG NGHỀ ĐẠT DANH HIỆU “LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI”
Điều 9. Quyền
lợi
1. Được Ủy ban nhân dân Thành phố
tặng Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”, kèm theo tiền
thưởng tương đương với mức thưởng cờ xuất sắc phong trào thi đua là 5.000.000 đồng
(năm triệu đồng).
2. Được hưởng các chế độ ưu đãi
về khuyến công, phát triển nghề và làng nghề của Thành phố, các chính sách ưu
đãi hiện hành của Nhà nước.
3. Được bổ sung hàng năm vào
danh sách các làng nghề truyền thống của xã, huyện, thành phố để lập quy hoạch,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xử lý môi trường cho làng nghề và bên ngoài
hàng rào các điểm công nghiệp làng nghề phục vụ sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa
không quá 60% tổng mức đầu tư.
4. Được hỗ trợ 100% chi phí thuê
một gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày các sản phẩm làng nghề khi tham gia hội
chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước theo kế hoạch của cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
5. Được hỗ trợ 50% kinh phí thuê
một gian hàng tiêu chuẩn và được hỗ trợ 50% kinh phí phương tiện đi lại khi đi
tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để trưng bày các sản phẩm làng nghề
theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 10.
Trách nhiệm
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các
nghĩa vụ và thực hiện đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển nghề và làng
nghề ở địa phương.
2. Xây dựng phát triển làng nghề
từng bước ổn định, bền vững gắn với du lịch và đảm bảo vệ sinh môi trường và an
toàn lao động.
3. Tích cực đầu tư, mở rộng sản
xuất, cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, cải tiến mẫu mã nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm
có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật ngày càng cao được thị trường trong nước
và nước ngoài ưa chuộng.
4. Tích cực mở rộng và tìm kiếm
thị trường tiêu thụ sản phẩm; Khai thác và phát triển bền vững vùng nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất.
5. Huy động các nghệ nhân, thợ
giỏi, cá nhân, hộ gia đình tham gia tích cực công tác truyền nghề, dạy nghề cho
người lao động và phát triển làng nghề ổn định, bền vững.
6. Gửi báo cáo tình hình hoạt động
của làng nghề theo định kỳ quý, năm về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Phân công trách nhiệm
1. Sở Công thương:
- Là cơ quan thường trực của Hội
đồng thẩm định và xét chọn công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”;
làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét chọn công nhận danh hiệu “Làng nghề
truyền thống Hà Nội”;
- Xây dựng kế hoạch tài chính phục
vụ cho công tác xét chọn và công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”
và quyền lợi, chế độ của các làng nghề hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt;
Là đầu mối tiếp nhận kinh phí từ
ngân sách thành phố và các nguồn khác để chi cho các hoạt động liên quan đến
công tác xét chọn và công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”, quyền
lợi và chế độ của các làng nghề và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định
của pháp luật;
- Giới thiệu danh sách thành
viên Hội đồng thẩm định và xét chọn công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống
Hà Nội” trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai tổ chức công tác công nhận
danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”;
- Hướng dẫn, tuyên truyền và trợ
giúp các làng nghề thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách của Nhà
nước và Thành phố;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc thực hiện tốt Quy chế này.
2. Sở Nội vụ: Hướng dẫn thủ tục
khen thưởng liên quan đến Quy chế này cho các Làng nghề được công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội” theo quy định.
3. Sở Tài chính: Đảm bảo kinh
phí công tác xét chọn, công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” và
thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến làng nghề.
4. Các Sở, ban, ngành trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương để
thực hiện tốt quy chế này;
Phối hợp với Sở Công thương
trong công tác công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
5 Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Tổ chức hướng dẫn các địa
phương không ngừng phát huy thế mạnh, khôi phục, phát triển nghề truyền thống;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã
lập danh sách làng nghề đủ tiêu chuẩn và lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu
“Làng nghề truyền thống Hà Nội”;
- Định kỳ gửi báo cáo tình hình
phát triển làng nghề theo quý, năm lên Sở Công thương;
- Phối hợp với Sở Công thương thực
hiện tốt Quy chế này.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Tuyên truyền, vận động nhân
dân hăng hái tham gia xây dựng phát triển nghề và làng nghề truyền thống;
- Chỉ đạo các làng nghề chấp
hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tổ chức tuyển chọn, đề cử, lập
danh sách, xác nhận và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 7 của
quy chế này, đề nghị Hội đồng thẩm định và xét chọn công nhận danh hiệu “Làng
nghề truyền thống Hà Nội” xét, chọn trình Ủy ban nhân dân thành phố công nhận;
- Định kỳ gửi báo cáo tình hình
phát triển nghề và làng nghề theo quý, năm lên Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng
kết về tình hình hoạt động của các làng nghề.
Điều 12. Tổ
chức thực hiện
Trong quá trình tổ chức thực hiện
Quy chế này nếu có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung các Sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, làng nghề phản ánh về Sở Công
thương để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.