Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 678/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 678/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 và góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, bao gồm Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp. Qua gần 14 năm hoạt động, hệ thống trợ giúp pháp lý đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trên 1,4 triệu người và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng triệu lượt người, góp phần tích cực vào quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền con người, tăng cường dân trí pháp lý, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế trong điều kiện đổi mới của đất nước.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và người dân về mục tiêu, vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật được nâng lên. Mọi vấn đề, vụ việc có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân phải được giải quyết trên cơ sở pháp luật và theo pháp luật. Trợ giúp pháp lý đang trở thành địa chỉ tin cậy để người dân tìm đến, tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có vướng mắc hoặc muốn tìm hiểu về pháp luật; là chỗ dựa về mặt pháp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan khi giải quyết vụ việc của công dân. Trợ giúp pháp lý đã và đang có tác động tích cực đến chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong thời gian qua, trợ giúp pháp lý đã luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, đầu tư của Nhà nước, sự tham gia và ủng hộ của xã hội cũng như cộng đồng quốc tế.

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Trợ giúp pháp lý là loại hình dịch vụ pháp lý đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng dịch vụ của Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực tham gia thực hiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý, tiến tới giai đoạn Nhà nước đóng vai trò thu hút, điều phối nguồn lực để mô hình tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý của xã hội ngày càng phát triển; Nhà nước tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; kế thừa kết quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

Nhà nước huy động, khuyến khích mọi nguồn lực hiện có, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng tham gia trợ giúp pháp lý, nhất là các luật sư, luật gia, các chuyên gia ở các lĩnh vực và các lực lượng xã hội khác; nghiên cứu chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khi thực hiện trợ giúp pháp lý.

3. Phát triển trợ giúp pháp lý phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật và định hướng phát triển ngành Tư pháp; kịp thời thể chế hóa và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; góp phần bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý; góp phần tăng cường tranh tụng tại tòa án, nâng cao chất lượng thực thi công vụ và trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

4. Trợ giúp pháp lý phải gắn với cơ sở, hướng về cơ sở, được tổ chức thực hiện lồng ghép trong các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa; an sinh xã hội, chính sách dân vận và dân tộc để gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện dân chủ bảo đảm công bằng xã hội; đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giúp đỡ pháp luật của nhân dân.

5. Tăng cường đầu tư, đổi mới các hình thức, phương thức trợ giúp pháp lý theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác trợ giúp pháp lý và tăng cường chất lượng dịch vụ. Tiếp tục phát triển hướng tới chuẩn chung về chất lượng dịch vụ theo yêu cầu hội nhập quốc tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển trợ giúp pháp lý ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của Nhà nước, huy động triệt để sự tham gia của các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, tăng hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể của các giai đoạn

a) Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015:

Cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng phần lớn yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của Trợ giúp viên pháp lý, thu hút sự tham gia tích cực của luật sư, luật gia và các cộng tác viên khác trong các hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong giai đoạn này cần thực hiện được các mục tiêu sau đây:

- Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý

+ Từ 50% - 70% người dân biết về quyền được trợ giúp pháp lý; biết về các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, nắm được địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện truyền thông, trợ giúp pháp lý ở cơ sở; bảo đảm 80% các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc, 90% các cơ quan tiến hành tố tụng được lắp đặt Bảng thông tin và đặt hội tin về trợ giúp pháp lý tại địa điểm thuận lợi để người dân dễ tiếp cận, tìm hiểu;

+ Tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, lớp pháp luật chuyên đề, phát tờ gấp pháp luật …), ưu tiên tổ chức các hoạt động này ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và mạng lưới hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

+ Kiện toàn mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm theo các mục tiêu được đề ra trong Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi là Quyết định số 792/QĐ-TTg);

+ Huy động, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức xã hội đăng ký tham gia theo các mục tiêu được đề ra trong Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm; bảo đảm từ 50% - 60% số tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Bảo đảm 100% các xã, phường, thị trấn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đều thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và nhóm cận nghèo. 50% - 60% các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và duy trì sinh hoạt định kỳ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, bảo đảm từ 60% - 70% Trợ giúp viên pháp lý được luân phiên bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tương đương ngạch chuyên viên; 100% số người thực hiện trợ giúp pháp lý được tập huấn hàng năm về văn bản pháp luật mới và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế …;

+ Phát triển đội ngũ 1.000 Trợ giúp viên pháp lý có tính chuyên nghiệp để đáp ứng khoảng 98 - 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc tham gia tố tụng; tiếp tục tăng tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự và mở rộng sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý trong các vụ án hành chính, dân sự, lao động, việc làm …;

+ Phát triển đội ngũ cộng tác viên khoảng 12.000 người, bao gồm luật sư, luật gia và những người làm công tác khác, chú trọng phát triển các cộng tác viên là già làng, trưởng bản, trưởng họ, người có uy tín trong cộng đồng; phụ nữ và người dân tộc thiểu số; chú trọng hoạt động bồi dưỡng về ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số cho Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên ở các vùng có đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Mở rộng sự tham gia công tác giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý của đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật, các cơ quan báo chí, truyền thông.

- Các hình thức trợ giúp pháp lý cụ thể

+ Đáp ứng 90% - 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn, hòa giải của người được trợ giúp pháp lý ngay tại cơ sở; hoàn thành từ 80% - 90% tổng số vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu;

+ Bảo đảm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ở các lĩnh vực pháp luật: pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; pháp luật dân sự; tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác; các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý);

+ Bảo đảm 90% - 100% vụ việc yêu cầu tư vấn pháp luật được hoàn thành; 90% các xã tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 01 đợt/01 năm;

+ Bảo đảm 98% - 100% vụ án có Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, bị can, bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; khoảng 20% - 30% vụ việc có sự tham gia của trợ giúp pháp lý từ giai đoạn điều tra hoặc khởi tố vụ án; khoảng 30% - 40% kiến nghị thi hành pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được giải quyết triệt để.

- Quản lý nhà nước đối với trợ giúp pháp lý

+ Kiện toàn và nâng cấp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực cho Cục Trợ giúp pháp lý bảo đảm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý trong điều kiện mở rộng xã hội hóa công tác này; thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng và thường xuyên bồi dưỡng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo đủ năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo luật định (hộ nghèo, người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, nạn nhân bạo lực, người khuyết tật, người nhiễm HIV …); tăng cường hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.

+ Tăng cường năng lực cho Sở Tư pháp trong việc tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, đặc biệt quản lý nhà nước đối với các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý để bảo đảm có sự hỗ trợ và kiểm tra chất lượng dịch vụ;

+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý; xây dựng và triển khai phần mềm trợ giúp pháp lý thống nhất trong toàn quốc; quản lý bằng công nghệ tin học về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; đầu tư xây dựng theo cơ sở dữ liệu vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện thống kê trợ giúp pháp lý theo chỉ tiêu thống kê quốc gia, thống kê ngành Tư pháp và thống kê chuyên ngành trợ giúp pháp lý;

+ Bảo đảm thu hút thêm nguồn kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với việc phát triển tổ chức bộ máy, cán bộ và số lượng, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; nghiên cứu thành lập thí điểm Chi nhánh của Quỹ Trợ giúp pháp lý tại một vài khu vực (theo vùng, miền) để có điều kiện huy động sự đóng góp của xã hội;

+ Xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm theo hướng tạo thuận lợi tiếp cận cho người dân, có chỗ tiếp riêng cho các trường hợp cần giữ bí mật riêng tư, các vụ việc nhạy cảm và bảo đảm đạo đức xã hội; bố trí phương tiện làm việc, đi lại, phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg .

b) Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020:

Đáp ứng đầy đủ và có chất lượng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Có hướng nghiên cứu để đề nghị chuyển đổi chức danh Trợ giúp viên pháp lý thành chức danh Luật sư nhà nước. Nâng cao vai trò của người tham gia trợ giúp pháp lý thuộc các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật, các cơ quan báo chí, truyền thông.

- Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý

+ Từ 80% - 95% người dân được biết về quyền được trợ giúp pháp lý của họ và các thông tin liên quan đến tổ chức, điều kiện, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý;

+ Từ 70% - 80% người dân khi tiếp cận với các cơ quan công quyền có liên quan đến pháp luật đều được tư vấn, hướng dẫn về quyền được trợ giúp pháp lý;

+ Bảo đảm 100% cán bộ ở các cơ quan tiếp dân, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng nắm được các quy định về trợ giúp pháp lý và quyền của người dân về trợ giúp pháp lý.

- Phát triển mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và mạng lưới hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

+ Bảo đảm có đủ lực lượng người thực hiện trợ giúp pháp lý của nhà nước chuyên sâu theo các lĩnh vực pháp luật. Củng cố và kiện toàn bộ máy của các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bảo đảm tính độc lập trong hoạt động và chịu trách nhiệm về trợ giúp pháp lý;

+ Huy động, khuyến khích tối đa các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, bảo đảm có đủ nguồn lực để thực hiện trợ giúp pháp lý đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân;

+ Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được thành lập ở 100% số xã, phường, thị trấn và duy trì sinh hoạt thường xuyên;

+ Huy động sự tham gia trợ giúp pháp lý của đội ngũ viên chức pháp lý tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật, các cơ quan báo chí, truyền thông.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp của nhà nước khoảng 1.500 người và đội ngũ cộng tác viên khoảng 20.000 người, bao gồm luật sư, luật gia và những người làm công tác pháp luật khác; chú trọng phát triển các cộng tác viên trợ giúp pháp lý là phụ nữ và người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, nhân viên xã hội, người có uy tín trong cộng đồng …;

+ Bảo đảm 100% người thực hiện trợ giúp pháp lý được đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức phù hợp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, trình độ chính trị, tin học và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý, có trình độ và năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý ở các hình thức: tư vấn, tham gia tố tụng, hòa giải … và có kỹ năng phối hợp thuần thục trong hoạt động nghiệp vụ; có trình độ cao trong tổ chức, giải quyết vụ việc, quản lý cộng tác viên và trợ giúp pháp lý cộng đồng.

- Về hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể

+ Phấn đấu 100% nhu cầu tư vấn pháp luật, hòa giải của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được đáp ứng ngay tại cơ sở;

+ Bảo đảm 100% các xã tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 01 đợt/01 năm;

+ Cử luật sư nhà nước, luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 100% các vụ án có đương sự, bị can, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý;

+ Phấn đấu tham gia đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho trên 90% các vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu; trong đó, khoảng 50% vụ việc có sự tham gia của trợ giúp pháp lý từ giai đoạn điều tra hoặc khởi tố vụ án; khoảng 50% kiến nghị thi hành pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được giải quyết triệt để trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực công chức của cơ quan làm công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý ở trung ương; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương tương ứng với sự phát triển của mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt phát triển mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý xã hội và cộng đồng. Mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý cho nhóm cận nghèo, nhóm yếu thế nói chung;

+ Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học, nâng cấp các phần mềm trong thực hiện trợ giúp pháp lý và quản lý tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý; đầu tư xây dựng hệ cơ sở dữ liệu vụ việc trợ giúp pháp lý bảo đảm khoa học, linh hoạt, đầy đủ và chính xác các thông số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, thống kê, nghiên cứu khoa học …;

+ Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, cán bộ đáp ứng có chất lượng đầy đủ nhu cầu của người dân phù hợp với vụ việc trợ giúp pháp lý ở mọi lĩnh vực pháp luật.

c) Định hướng phát triển đến năm 2030:

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược, hoàn thiện mô hình trợ giúp pháp lý trên cơ sở tổ chức đánh giá toàn diện về mô hình và tổ chức, hoạt động của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước và xã hội; đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của mô hình trợ giúp pháp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, đổi mới và hoàn thiện phương pháp quản lý và kiểm tra chất lượng. Từ đó, nghiên cứu ứng dụng đa dạng hơn nguồn lực, hình thức và phương thức trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng:

- Mở rộng thêm diện người được trợ giúp pháp lý, chú ý các đối tượng yếu thế hoặc dễ bị tổn thương trong xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài, các đối tượng được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Xác định đầy đủ vị trí pháp lý và xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách luật sư nhà nước theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý người thực hiện trợ giúp pháp lý và giám sát chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý hiện đại bằng công nghệ tin học. Tăng cường tự quản nghề nghiệp và đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội trên cơ sở phát triển và kiện toàn hội nghề nghiệp của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn tương xứng với tiêu chuẩn dịch vụ pháp lý của luật sư trong khu vực; phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý của nhà nước và trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; thu hẹp khoảng cách về chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý dễ dàng, đặc biệt thông qua việc sử dụng mạng Internet và trực tuyến;

- Bảo đảm 100% người thực hiện trợ giúp pháp lý đáp ứng về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm về quyền lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình; quyền đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng;

- Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp; đổi mới, nâng cấp hệ cơ sở dữ liệu vụ việc trợ giúp pháp lý, hướng đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trực tuyến.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Các giải pháp chung

a) Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

b) Tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

c) Từng bước nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

d) Phát triển Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam, nghiên cứu và thể chế hóa về việc mở rộng Chi nhánh của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam ở địa phương để thu hút ngày càng nhiều đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

đ) Xác định trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý của các cơ quan, tổ chức với tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.

e) Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, có chế độ khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên những người có nhiều đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý và thu hút lực lượng xã hội tham gia.

g) Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý và sự hỗ trợ về tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế.

2. Các giải pháp cho giai đoạn 2011-2015

a) Tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu các vấn đề lớn về mô hình tổ chức, huy động nguồn lực để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý và các luật tố tụng liên quan. Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở các địa phương, kịp thời phát hiện các sai sót, bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện đúng quy định, đáp ứng tốt nhu cầu trợ giúp pháp lý của các nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn. Bảo đảm hoạt động kiểm tra chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả;

b) Tiếp tục phát triển và kiện toàn mạng lưới các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo Quyết định số 792/QĐ-TTg để bảo đảm người dân có thể tiếp cận tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng dễ dàng hơn. Có giải pháp phát triển thêm Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở các xã của các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa vị trí pháp lý đầy đủ cho Chi nhánh để có điều kiện hoạt động độc lập, phù hợp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp;

c) Bổ sung nguồn nhân lực cho Cục Trợ giúp pháp lý để đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Bồi dưỡng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để hình thành đội ngũ luật sư nhà nước trên cơ sở thu hút các luật sư khác và những người đã tốt nghiệp các khóa đào tạo luật sư; có chính sách khuyến khích các luật sư giỏi tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ để các cử nhân luật mới tốt nghiệp có thể được đào tạo thành người thực hiện trợ giúp pháp lý;

d) Kiện toàn, nâng cấp tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của Cục Trợ giúp pháp lý để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý, quản lý, thu hút rộng rãi nguồn đóng góp tài chính qua Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam để hỗ trợ phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý nhà nước và của xã hội; tăng cường năng lực cho Sở Tư pháp để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương;

đ) Xây dựng các chế độ và giải pháp thu hút, khuyến khích các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo luật, cơ quan báo chí, truyền thông tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý;

e) Nghiên cứu, xây dựng các Đề án và tổ chức thực hiện thí điểm theo vùng miền: Đề án huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý nhằm hình thành hội nghề nghiệp về trợ giúp pháp lý để tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lý, bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời tham gia phản biện xã hội các chính sách về pháp luật trợ giúp pháp lý; Đề án truyền thông về trợ giúp pháp lý để tăng cường nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về quyền được trợ giúp pháp lý của các nhóm đối tượng yếu thế, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền, phổ biến về công tác này; Đề án huy động nguồn lực tài chính cho trợ giúp pháp lý nhằm nghiên cứu các giải pháp để tăng sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam; Đề án về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trợ giúp pháp lý nhằm tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động khảo sát nhu cầu, thống kê, hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, phản hồi thông tin chất lượng; Đề án xây dựng chế định luật sư nhà nước nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý;

g) Tăng cường giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm phát triển mô hình trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để nhân rộng các điển hình, rút và các bài học kinh nghiệm, kế thừa, chọn lọc những ưu điểm để đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển trợ giúp pháp lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam làm cơ sở cho việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

3. Các giải pháp cho giai đoạn 2016 - 2020

a) Về thể chế:

- Nghiên cứu, tổng kết việc thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Trợ giúp pháp lý trong đó xác định chức danh phù hợp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước với tư cách là luật sư nhà nước; kiện toàn hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên nghiệp hóa theo lĩnh vực pháp luật, trong đó duy trì trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí cơ sở vật chất đồng thời bảo đảm sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo hệ thống dọc;

- Hoàn thiện thể chế, chính sách để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật về chế định luật sư nhà nước trong các quy định của các Bộ luật tố tụng và pháp luật có liên quan;

- Tiếp tục hoàn thiện theo các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và giám sát kết quả vụ việc; tiêu chuẩn về hình thức, quy trình, hiệu quả dịch vụ pháp lý; tiêu chí thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; xác định tiêu chí xếp hạng các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện thống kê trợ giúp pháp lý; bảo đảm bình đẳng giới; bảo đảm bình đẳng pháp luật cho các dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài và các đối tượng khác theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng diện được trợ giúp pháp lý là nhóm người dân cận nghèo và nhóm yếu thế nói chung;

- Hoàn thiện hệ thống các quy phạm hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng thuận lợi cho người dân và dễ vận dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn ISO, đặc biệt, đơn giản hóa thủ tục cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có trình độ văn hóa thấp, trẻ em mồ côi, nạn nhân bị bạo lực, nạn nhân bị mua bán …

b) Củng cố, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển trợ giúp pháp lý:

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách về đơn vị sự nghiệp không có thu hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, phù hợp với định hướng phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước;

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và dân vận phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường dân trí pháp lý, bảo đảm an sinh xã hội phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp pháp lý trong cơ chế, chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế để trợ giúp pháp lý phải là công cụ hữu hiệu giúp đỡ, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật và hoạt động của các cơ quan công quyền trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp công dân, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh; áp dụng các phương thức trợ giúp pháp lý đa dạng, phù hợp theo nhóm đối tượng;

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm khuyến khích, huy động các tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, cơ quan báo chí truyền thông tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý và hỗ trợ phát triển hoạt động này.

c) Nghiên cứu để hiện đại hóa hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức và cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân; tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống.

d) Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có chung mối quan tâm để giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý có nhân tố nước ngoài.

4. Các giải pháp cho giai đoạn 2020-2030

a) Hoàn thiện thể chế về trợ giúp pháp lý theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý và mở rộng trợ giúp pháp lý cộng đồng. Pháp luật về trợ giúp pháp lý cần bổ sung thêm các nhóm đối tượng yếu thế mới và người Việt Nam ở nước ngoài, diện đối tượng được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật về trợ giúp pháp lý của Việt Nam với pháp luật trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực;

b) Tăng cường năng lực của các tổ chức hành nghề luật sư và các tổ chức xã hội tham gia trợ giúp pháp lý để dần trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu, bảo đảm tính chuyên nghiệp của dịch vụ trợ giúp pháp lý. Xây dựng cơ chế phù hợp để hoạt động trợ giúp pháp lý thu hút được các luật sư giỏi tham gia. Nhà nước tập trung vào hoạt động quản lý, giám sát việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; tổ chức trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý ở các vùng miền mà tổ chức xã hội chưa đủ mạnh hoặc đối với các loại vấn đề, vụ việc mà địa phương có khó khăn. Đặc biệt, cần đổi mới phương thức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;

c) Tiếp tục hiện đại hóa hoạt động truyền thông trong tổ chức và cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý trực tiếp cho người dân theo hình thức trực tuyến, đa dạng hóa các phương thức trợ giúp pháp lý. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp về công nghệ thông tin để ứng dụng tối đa các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và giúp người dân tiếp cận nhanh nhất với thông tin về trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tăng cường giải đáp vướng mắc pháp luật thông qua mạng Internet để tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân;

d) Tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh việc ký kết các chương trình hợp tác; có kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý của Việt Nam với tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;

đ) Thực hiện xã hội hóa đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam để thu hút sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để việc thông tin về Quỹ, phương thức tiếp nhận các khoản đóng góp cho Quỹ, sử dụng và giám sát việc sử dụng nguồn của Quỹ được thực hiện một cách đa dạng và thuận tiện;

e) Xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác trợ giúp pháp lý. Các luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số vụ trợ giúp pháp lý nhất định hàng năm và không nhận thù lao. Các luật sư không thể bố trí thời gian thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đóng góp cho Quỹ Trợ giúp pháp lý theo mức và hình thức phù hợp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện Chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chiến lược này; tổ chức thực hiện các kế hoạch 05 năm và hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các Đề án nêu tại mục 3, phần III.

2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển trợ giúp pháp lý để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp khảo sát, nghiên cứu và xác định mức ngân sách phù hợp với yêu cầu phát triển trợ giúp pháp lý; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính phù hợp để sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư cho trợ giúp pháp lý.

4. Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp khảo sát, nghiên cứu và xác định định mức biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý.

5. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện truyền thông về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

6. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược và các nội dung, mục tiêu, giải pháp của Chiến lược liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.

7. Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiện toàn mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm đủ biên chế, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý; tăng cường công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; nghiên cứu, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc phạm vi địa phương (kế hoạch 5 năm và hàng năm) phù hợp với Chiến lược này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.

8. Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện để tổ chức xã hội - nghề nghiệp về trợ giúp pháp lý và Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, thu hút luật sư tham gia thực hiện và giám sát chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý do luật sư thực hiện.

9. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan tiến hành tố tụng khác chỉ đạo thực hiện trong ngành tích cực phối hợp trong trợ giúp pháp lý, nâng cao chất lượng tham gia tố tụng của lực lượng trợ giúp pháp lý.

10. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia tích cực trong việc tổ chức giám sát và phản biện xã hội về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Các cơ quan nhà nước xây dựng giải pháp cụ thể để tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia xây dựng, phản biện, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện Chiến lược; vận động, tập hợp các tổ chức thành viên, các hội viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; tăng cường hợp tác với các hiệp hội trợ giúp pháp lý quốc tế./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 678/QD-TTg

Hanoi, May 10, 2011

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF LEGAL AID IN VIETNAM THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Legal Aid;

At the proposal of the Minister of Justice,

DECIDES:

Article 1. To approve the Strategy for development of legal aid in Vietnam through 2020. with orientations toward 2030, promulgated together with this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and related agencies, organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

STRATEGY

 FOR DEVELOPMENT OF LEGAL AID IN VIETNAM THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 678/QD-TTg of May 10, 2011)

Legal aid for the poor and policy beneficiaries constitutes a major undertaking of the Party and the State to realize the principle that all citizens are equal before law, which is enshrined in Article 52 of the 1992 Constitution, and contribute to ensuring social justice. In furtherance of the Resolutions of the third plenum of the Party Central Committee of the VIIIth Congress, the Prime Minister issued Decision No. 734TTg of September 6, 1997, establishing the system of state-run legal aid organizations, comprising the National Legal Aid Agency of the Ministry of Justice and 63 state-run legal aid centers under provincial-level Departments of Justice. Through 14 years of its operation, the legal aid system has strongly developed, making practical contributions to protecting the rights and legitimate interests of more than 1.4 million people and participating in law education and dissemination for millions of people. It has also positively contributed to the process of law enforcement, ensuring human rights, increasing people's legal knowledge, practicing democracy, social progress and justice, stabilizing people's livelihood, promoting hunger elimination and poverty reduction, and accelerating economic development in the context of national renewal.

Through legal aid activities, the awareness of agencies, organizations and citizens about the objectives, position, role and significance of law has been raised. All matters and cases related to citizens' rights and obligations must be settled on the basis of law and according to law. Legal aid organizations have become reliable addresses for people to come, access and use law to protect their rights and legitimate interests when encountering problems, or to enquire into law. They also provide legal support for concerned agencies, organizations and individuals when settling citizens' matters and cases. Legal aid has exerted positive impacts on the quality of official-duty performance, legal system consolidation and law, which is application, making important contributions to judicial and administrative reforms and the building of a socialist law-governed state of the people, by the people and for the people. Recently, legal aid has always received the attention and leadership of the Party, the management and investment of the State and the participation and support of the society as well as international community.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Legal aid is a form of legal service placed under the strict control by the State of its quality, aimed at ensuring the enforcement of law and protection of the rights and legitimate interests of the poor, persons with meritorious services to the Revolution and people in special circumstances, and contribute to exercising democracy and enhancing socialist legality under the conditions of national renewal, industrialization and modernization.

2. The State plays the key role in organizing the provision of legal aid and promote the sense of proactiveness, voluntariness and active involvement of legal aid providers, proceeding to the stage that the State will play the role of attracting and regulating resources for the model of social organizations participating in legal aid to constantly develop; and the State intensifies its inspection and supervision of the implementation of the law on legal aid and inheritance of the results obtained in the development of the state-run legal aid system.

The State mobilizes and encourages all available resources, social organizations and communities to participate in legal aid, particularly lawyers, jurists and specialists in other social domains and forces; and studies policies to support organizations and individuals when they provide legal aid.

3. Legal aid development must conform to the process of judicial and administrative reforms, legal system building and perfection, law enforcement mechanisms and justice sector development orientations. Legal aid policies in treaties which Vietnam has acceded to shall be promptly institutionalized and implemented, contributing to the exercise of human and civic rights and the protection of justice and to the enhancement of adversary argument at court and raising of the quality of official-duty performance and the sense of responsibility of cadres and civil servants for serving the people.

4. Legal aid must be linked with and directed to the grassroots level and incorporated in poverty reduction, gratitude practice, social security, mass agitation and ethnic minorities programs, projects and policies in order to associate economic growth with democracy practice and social justice assurance. Special priority will be given to development investment in rural, deep-lying and remote areas, regions facing exceptional socio-economic difficulties, and ethnic minority and mountainous areas, fully meeting the people's needs for legal aid.

5. To increase investment in, and renew forms and modes of legal aid toward modernization, application of scientific and technological advances and quality raising. To further develop legal aid toward common standards on service quality according to requirements of international integration.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To develop legal aid in a stable and sustainable manner and to provide quality legal aid services in a timely and adequate manner for legal aid beneficiaries on the basis of bringing into play the State's key role in organizing legal aid, mobilizing to the utmost social resources as well as assistance of the international community, agencies, organizations, enterprises and individuals, contributing to the best protection of the rights and legitimate interests of citizens when they encounter legal problems, the protection of justice and social justice, the higher effectiveness of official-duty performance and sense of law observance and the translation of law into life.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Development objectives for the 2011-15 period:

To provide quality and effective legal services, largely meeting eligible people's needs for legal aid on the basis of bringing into play the core role of legal aid providers and attracting the active participation of lawyers, jurists and other collaborators in legal aid activities. In this period, the following objectives should be attained:

- To raise awareness about legal aid

+ From 50% to 70% of citizens will be aware of their right to legal aid, information on legal aid organizations and activities and addresses of legal aid organizations via means of communication or grassroots legal aid activities; 80% of communes, wards and townships nationwide and 90% of procedure-conducting agencies will have boards giving information on legal aid at places easily accessible to the public;

+ To intensify legal aid activities at the grassroots level (mobile legal aid, legal aid clubs, specialized law classes, distribution of law leaflets…), giving priority to organizing these activities in mountainous, deep-lying, remote and ethnic minority areas.

- To develop the network of legal aid organizations and the legal aid support network at the grassroots level

+ To consolidate the network of state-run legal aid centers and their branches according to the objectives set in the Scheme on planning of the network of state-run legal aid centers and their branches in the 2008-10 period, with orientations towards 2015, approved by the Prime Minister in Decision No. 792/QD-TTg of June 23, 2008 (below referred to as Decision No. 792/QD-TTg);

+ To mobilize and encourage law-practicing organizations and legal counseling sections of social organizations to register their participation under the objectives set in the Scheme on planning of the network of state-run legal aid centers and their branches; to ensure that 50%-60% of these law practicing organizations and legal counseling sections will participate in providing legal aid;

+ To ensure that 100% of communes, wards and townships in deep-lying and remote areas and regions facing exceptional socio-economic difficulties will set up legal aid clubs for legal aid beneficiaries and people living just above the poverty line, and 50%-6()% of communes, wards and townships nationwide will set up legal aid clubs and maintain their regular activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To conduct training to raise professional, political, state administration and computer skills levels, ensuring that 60%- 70% of legal aid providers will be rotationally trained in stale management knowledge at expert level; 100% of legal aid providers will be annually trained in new legal documents and skills to provide legal aid for specific groups of beneficiaries and disadvantaged groups;

+ To develop a contingent of 1,000 professional legal aid providers in order to satisfy 98%-100% of legal aid beneficiaries in procedural cases; to further increase their procedural participation in criminal cases and expand their involvement in non-criminal cases;

+ To develop a contingent of some 12,000 collaborators, including lawyers, jurists and other professionals, attaching importance to the development of collaborators who are village patriarchs, hamlet chiefs, heads of clans, prestigious persons in communities, women and ethnic minority people; paying attention to providing training in ethnic minority languages for legal aid providers and collaborators in ethnic minority areas;

+ To expand the participation of legal aid collaborators at training institutions, specialized law research institutions and press and communication agencies in legal aid cases.

- Specific forms of legal aid

+ To meet 90%-100% of the needs for legal aid in the forms of counseling and conciliation right at the grassroots level; to settle 80%-90% of the total number of cases of legal aid requested by eligible persons;

+ To fully satisfy people's legal aid needs in various fields of law: criminal law, criminal procedures and criminal judgment enforcement; civil law, civil procedures and civil judgment enforcement: law on marriage and family and law on children; administrative law. complaints, denunciations and administrative procedures; law on land, housing, environment and consumer protection; law on labor, employment and insurance; law on preferential treatment of people with meritorious services lo the Revolution and law on other social preferences; other fields of law related to national target programs on poverty reduction or directly related to citizens' fundamental rights and interests (Article 34 of the Government's Decree No. 07/2007/ND-CP of January 12, 2007, detailing and guiding a number of articles of the Legal Aid Law);

+ To satisfy 90%-100% of legal aid needs; to ensure that 90% of deep-lying, remote and exceptional socio-economic difficulty-hit communes will be provided with at least one drive of legal aid a year;

+ To ensure that 98%-100% of cases will have legal aid providers or collaborating lawyers to defend, represent or protect the rights and legitimate interests of involved parlies, the accused or defendants entitled to legal aid; about 20%-30% of the cases will receive legal aid immediately from the stage of investigation or institution of criminal cases; and about 30%-40% of law enforcement motions of legal aid organizations will be resolutely settled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To consolidate and upgrade the organizational apparatus and enhance the capability of the National Legal Aid Agency to perform effective state management, especially the state management of service quality and specialized management of legal aid when this activity is further socialized; to regularly review legal documents and guide, direct, check, inspect and assess the quality and constantly train and develop, and raise the quality of. legal aid personnel to be fully capable of providing legal aid to beneficiaries as prescribed by law (poor households, persons with meritorious services to the Revolution, ethnic minority people, victims of violence, persons with disabilities, HIV-infected people, etc.); to intensify international cooperation on legal aid;

+ To enhance capability of provincial-level Departments of Justice to assist the chairpersons of provincial-level People's Committees in performing the state management of legal aid activities in their localities, especially the state management of organizations participating in legal aid in order to ensure the support for and inspect the quality of legal aid services;

+ To apply information technology to legal aid activities; to build and develop a legal aid software for application nationwide; to manage legal aid organizations and activities by information technology; to make construction investment in a database on legal aid cases; to make legal aid statistics according to the indicators of national statistics, justice sector's statistics and specialized legal aid statistics;

+ To attract more funds for legal aid activities corresponding to the development of the legal aid organizational apparatus, personnel, quantity and quality; to study the pilot establishment of branches of the Legal Aid Fund in some regions for mobilization of social contributions;

+ To build or renovate working offices of state-run legal aid centers and their branches towards facilitating people's access and arranging separate reception places for cases involving personal secrets and sensitive cases, ensuring social morality; to provide working facilities and vehicles for legal aid activities as provided in Decision No. 792/QD-TTg.

b/ Development objectives for the 2016-20 period:

To fully and qualitatively satisfy eligible people's needs for legal aid. To study and propose the change of title of legal aid provider into the title of state lawyer. To promote the role of legal aid participants of law practicing organizations, legal counseling sections, training institutions, specialized law research institutions, and press and communication agencies.

- To raise awareness of legal aid

+ 80%- 95% of people will be aware of their rights to legal aid and information on legal aid organizations, conditions, order and procedures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ 100% of officers in citizen-receiving bodies, state administrative agencies and procedural agencies firmly grasp regulations on legal aid and citizens* right to legal aid.

- To develop the network of legal aid organizations and the network of legal-aid support at the grassroots level.

+ To ensure adequate state personnel to provide intensive legal aid in different fields of law. To consolidate the apparatus of branches of state-run legal aid centers to ensure their independence in operation and responsibility for legal aid;

+ To mobilize to the utmost and encourage law practicing and legal counseling organizations to register their participation in legal aid, ensuring adequate resources for providing legal aid to meet the people's diverse requirements;

+ To set up legal aid clubs for eligible people in 100% of communes, wards and townships and maintain their regular activities;

+ To mobilize the participation of legal staffs of training institutions, specialized law research institutions and press and communication agencies in legal aid activities.

- To raise the quality of human resources

+ To develop a contingent of about 1.500 state legal aid providers and about 20.000 legal aid collaborators, including lawyers, jurists and other legal workers; to attach importance to developing legal aid collaborators who are women or ethnic minority people, people who know ethnic minority languages, village patriarchs, hamlet chiefs, clan heads, social activists and prestigious persons in the communities;

+ To ensure that 100% of legal aid providers will be trained in appropriate forms to raise their professional qualifications, state administration and political knowledge, computer and legal aid skills so as to be capable of providing legal aid in different forms: counseling, procedural participation and conciliation, and skills of coordinating professional activities and organizing and settling legal aid cases, managing legal aid collaborators as well as providing community legal aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To strive for the target that 100% of legal counseling and conciliation needs of legal aid beneficiaries will be satisfied at the grassroots level;

+ To ensure that 100% of deep-lying, remote and exceptional socio-economic difficulty-hit communes will be provided with mobile legal aid at least once a year;

+ To appoint state lawyers or collaborating lawyers to participate in legal proceedings in 100% of cases with involved parties, the accused, defendants and persons with related interests and obligations eligible to and seeking legal aid to represent, defend and protect their rights and legitimate interests;

+ To participate in extra-procedural representation and other forms of legal aid in more than 90% of cases in which eligible persons seek legal aid, of which about 50% of cases will receive legal aid right at the stage of investigation or institution of criminal cases: about 50% of law enforcement motions of legal aid organizations will be resolutely settled on the basis of close coordination with law enforcement agencies.

- Enhancement of state management

+ To consolidate the organizational apparatus and enhance the capacity of public employees of central agencies performing the state management and specialized management of legal aid; to renew the mechanism for state management of legal aid at local levels corresponding to the development of the network of legal aid organizations, especially the development of the network of social and community legal aid organizations. To expand the categories of legal aid beneficiaries to the group of people living just above the poverty line and disadvantaged groups in general;

+ To strongly apply information technology to and upgrade software applications in legal aid provision and management of legal aid organizations and activities; to build a database on legal aid cases with scientific, flexible, adequate and accurate data to meet management, statistical and scientific research requirements;

+ To invest funds and physical foundations for legal aid activities corresponding to task requirements and organizational apparatus and personnel, meeting people's needs in legal aid cases in all fields of law.

c/ Development orientations towards 2030:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expanding the categories of legal aid beneficiaries, paying attention to disadvantaged or vulnerable groups in the society, overseas Vietnamese and people defined in treaties which Vietnam has acceded to;

- Fully defining the legal status and building the contingent of legal aid providers in their capacity as state lawyers towards specialization and professionalism. Building a modem legal aid provider management and legal aid service quality control system with information technology. Enhancing self-management of the profession and ethics, responsibility and social obligations on the basis of developing and consolidating the professional association of legal aid providers;

- Fully satisfying people's legal aid needs with high quality, reaching the standards corresponding to regional legal service standards; developing the networks of legal aid provided by the State and legal aid provided by law practicing and legal counseling organizations; narrowing the gap in service quality and capability to satisfy the legal aid needs between rural and urban areas and between delta and mountainous regions. Legal aid beneficiaries may easily access and use legal aid services, particularly those provided online and via the Internet:

- Ensuring that 100% of legal aid providers will meet the professional qualification and ethic requirements so as to guarantee the rights of legal aid beneficiaries to choose their own legal aid providers and have their rights and legitimate interests represented, defended and protected at procedure-conducting bodies;

- Perfecting and basically modernizing the organizational and operational models of legal aid organizations toward socialization and professionalism; renewing and upgrading the database on legal aid cases, and proceeding to providing legal aid in the mass media and online.

III. STRATEGY IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. General solutions

a/ To further improve the law on legal aid to create adequate legal grounds for legal aid organization and operation.

b/ To intensify communication activities with a view to raising the awareness of agencies, organizations and individuals about legal aid organizations and activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To develop the Vietnam Legal Aid Fund, study and institutionalize the expansion of the Fund's branches in localities in order to attract more contributions from domestic and foreign organizations and individuals to legal aid activities.

e/ To define the responsibility for coordination in legal aid provision between agencies and organizations and legal aid organizations and providers.

f/ To increase preferences for legal aid providers, applying the regime of timely commendation in order to encourage persons with great contributions to legal aid activities and to attract the participation of social forces.

g/ To intensify international cooperation with a view to making full use of experience in organizing legal aid activities and financial assistance of other countries and international organizations.

2. Solutions for the 2011-15 period

a/ To organize theoretical study and practical review of major issues on organizational models, mobilize resources in preparation for the revision of the Legal Aid Law and relevant procedural laws. To intensify guidance, direction, inspection and examination of legal aid organizations and activities in localities, detect in time errors to ensure that legal aid activities are carried out strictly according to regulations and meet the legal aid needs of disadvantaged groups in localities, and that quality control of legal aid cases are carried out regularly and effectively;

b/ To further develop and consolidate the network of branches of state-run legal aid centers under Decision No. 792/QD-TTg in order to ensure that people may approach legal aid organizations more easily. To work out solutions to developing more branches of state-run legal aid centers in communes of mountainous, deep-lying and remote districts: lo continue studying and institutionalizing the full legal status of such branches to facilitate their independent operations in line with administrative and judicial reforms;

c/ To additionally supply personnel for the National Legal Aid Agency in order to raise the legal aid capability for potential legal aid providers. To foster legal aid providers in order to form a contingent of state lawyers on the basis of attracting other lawyers and graduates from lawyer training courses; to adopt policies to encourage prominent lawyers to work as legal aid collaborators; to work out measures to encourage and support newly graduated bachelors of law to attend training to become legal aid providers;

d/ To consolidate and upgrade the organizational apparatus of the National Legal Aid Agency and raise its capacity in order to assist the Minister of Justice in fully performing the legal-aid state management as well as specialized management tasks strictly according to law, especially the state management of legal aid service quality, in training in legal aid capability and skills, managing and widely attracting financial contributions through the Vietnam Legal Aid Fund to support the development of state-run and social legal aid networks; to raise the capabilities of provincial-level Departments of Justice to assist the provincial-level People's Committee chairpersons in performing the state management of legal aid in localities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ To study, formulate and implement schemes for different regions: A scheme for mobilization of social resources for legal aid with a view to forming a legal aid professional association for participation in research, formulation and suggestion of legal aid policies and law, skill training and professional ethics and responsibility improvement, and social counter-arguments on legal aid policies and law; a scheme on legal aid communication in order to raise the awareness of cadres, civil servants and people about the right to legal aid of disadvantaged groups and legal aid organizations and activities and to raise the responsibility of the mass media for propagating and disseminating this activity; a scheme on mobilization of financial resources for legal aid aimed at studying measures to raise the contributions of organizations, enterprises and individuals to the Vietnam Legal Aid Fund; a scheme on application of scientific and technological advances to legal aid with a view to increasing the capacity for scientific and technological application to legal aid need surveys, statistics and support operations; a scheme on formulation of the institution of state lawyer aimed at increasing the professionalism of legal aid providers;

g/ To intensify the exchange, sharing and learning of experiences in the development of legal aid models of other countries in the region and the world in order to widely develop typical ones, draw experience lessons, inherit and select their strengths for putting forward legal aid development policies suitable to Vietnam's realities and serving as a basis for revising and improving the law on legal aid.

3. Solutions for the 2016-20 period

a/ Regarding institutions:

-To study and review the implementation of the Legal Aid Law and propose amendments thereto, define appropriate titles for legal aid providers in state-run legal aid organizations as state lawyers; to consolidate the system of legal aid organizations toward specialization according to different fields of law, maintain the local administration's responsibility for arranging physical foundations for these organizations while ensuring their professional independence within a professional hierarchy;

- To further improve institutions and policies in order to ensure the consistency, synchronism and feasibility of the legal system on state lawyer institutions in the procedural codes and relevant laws;

- To further improve under international standards the quality assessment of legal aid organizations and supervision of results of settlement of legal aid cases; standards on forms, process and effectiveness of legal services; criteria for the establishment of legal aid organizations; to set criteria for ranking legal aid organizations; to make statistics on legal aid; ensure gender equality and legal equality for ethnic minority people, overseas Vietnamese and other groups in accordance with treaties which Vietnam has acceded to; to expand the categories of legal aid beneficiaries to the group of people living just above the poverty line and disadvantaged groups in general;

- To finalize the system of regulations guiding the provision of legal aid towards convenience for people and easy application, meeting ISO standards, simplifying procedures for legal aid beneficiaries who are ethnic minority people, disabled persons, people with little education, orphans, victims of violence or human trafficking, etc.

b/ To consolidate, formulate and improve legal aid development policies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To study, formulate and improve policies on legal aid in programs on poverty reduction and gratitude, policies on ethnic minorities and mass agitation, which are in line with economic development orientations, preserve cultural identity while ensuring social justice, raising people's intellectual standards and ensuring social security in conformity with the nation's fine traditions;

- To study, formulate and improve policies on legal aid in mechanisms and policies to ensure human rights, civic rights, democracy and legality for legal aid to be an effective tool to assist and support people in accessing law and activities of public offices in the exercise and protection of citizens' rights and legitimate interests, contributing to forming the ways of living and working according to law and building a civilized society; to apply diverse legal aid forms suitable to different target groups;

- To study, formulate and improve policies on socialization of legal aid activities with a view to encouraging and mobilizing social organizations, agencies, organizations, individuals, research institutions, training institutions and press and communication agencies to participate in the provision of legal aid and support legal aid development.

c/ To study for modernization of communication activities, application of information technology to the organization and provision of legal aid to people; to intensify cooperative relations with traditional partners.

d/ To further expand cooperative relations with other countries and international organiza­tions sharing a common concern for settlement of legal aid cases involving foreign elements.

4. Solutions for the 2020-30 period

a/ To further improve the institutions on legal aid toward accelerated socialization of legal aid activities and expansion of community-based legal aid. The law on legal aid needs to additionally cover new disadvantaged groups and overseas Vietnamese and groups defined in treaties which Vietnam has acceded to. To ensure harmony between legal aid laws of Vietnam and regional countries.

b/ To enhance the capacity of law practicing organizations and social organizations involved in legal aid so that they will gradually become key legal aid providers, ensuring the professionalism of legal aid services. To develop appropriate mechanisms for attracting outstanding lawyers to participate in legal aid activities. The Slate shall focus on the management and supervision of legal aid provision by law practicing organizations and other organizations participating in legal aid; directly organize the provision of legal aid in areas where social organizations arc not strong enough or for matters and cases difficult to localities. Particularly, to renew modes of quality assessment of legal aid cases by state management agencies in charge of legal aid;

c/ To further modernize communication activities in organizing and providing legal aid services online to the people and diversify modes of providing legal aid. Slate management agencies in charge of legal aid and legal aid organizations should coordinate with specialized information technology organizations in effectively applying scientific and technical advances and assisting people in having the quickest access to information on legal aid and legal aid providers. To intensify the answering of legal queries via the Internet in order to save time and cost for people;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ To socialize the Vietnam Legal Aid Fund in order to attract contributions of domestic and foreign enterprises, organizations and individuals to the Fund. To step up the application of information technology so that information on the Fund, the receipt of contributions to the Fund, the use and supervision of the use of Fund's resources will be carried out in a diverse and convenient manner;

f/ To formulate mechanisms for lawyers to fulfill their social responsibility for legal aid activities. Lawyers will be obliged to participate in certain legal aid cases annually without remunerations. Lawyers who are unable to arrange time to such legal aid cases will be obliged to make contributions to the Fund at appropriate levels and in proper form.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Justice shall work out specific plans and roadmaps for implementation of the Strategy in each period:

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, concerned ministries and sectors in, guiding provincial-level People's Committees in organizing the implementation of the Strategy; organize the implementation of five-year and annual plans in conformity to socio-economic development plans; to guide, inspect, supervise and review the strategy implementation and annually report thereon to the Prime Minister.

- To organize and direct the realization of contents of the Strategy; to assume the prime responsibility for, coordinate with, and guide ministries, sectors and localities in, organizing, based on their respective functions and assigned tasks, the formulation and implementation of programs, plans, schemes and projects, ensuring their conformity to the objectives, contents and solutions of this Strategy.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, sectors, localities and functional bodies in, inspecting and checking the implementation of this Strategy; to conduct annual and five- year preliminary and final reviews, assess and draw experiences from the implementation of the Strategy; to submit to the Prime Minister for decision adjustments to the objectives and contents of the Strategy, in case of necessity.

- To coordinate with concerned ministries and sectors in studying, formulating and submitting to the Prime Minister or competent state agencies for promulgation the schemes stated in Section 3 of Part III.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry of Finance and concerned ministries and sectors in, balancing and allocating annual investment capital according to the State Budget Law. mobilizing domestic and foreign aid for legal aid development in order to effectively implement the contents of the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Justice in, surveying, studying and determining the state payrolls and formulating appropriate regimes and policies for legal aid providers.

5. The Ministry of Information and Communications shall coordinate with the Ministry of Justice and concerned ministries and sectors in directing the mass media agencies to conduct communication on legal aid organizations and activities.

6. Ministries and sectors shall, according to their respective functions and tasks, organize the implementation of the priority schemes and projects of the Strategy as well as objectives and solutions of the Strategy related to them respectively.

7. Provincial-level People's Committees shall consolidate, according to their respective functions and assigned tasks, the networks of legal aid organizations in their respective localities; ensure adequate state payrolls and material foundations for legal aid activities; enhance the state management of legal aid; study and promulgate plans for activities within their localities (five-year and annual plans) according to this Strategy and local socio-economic development plans in the same period.

8. The Ministry of Justice shall, within the ambit of its function and tasks, manage, direct and create conditions for socio-professional legal aid organizations and the Vietnam Lawyers' Federation to develop networks of legal aid organizations, attract lawyers to provide legal aid and strictly supervise the legal aid cases performed by lawyers.

9. The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and other procedural bodies are requested to direct the active cooperation of their respective sectors on legal aid in order to raise the quality of procedural participation of legal aid forces.

10. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations are requested to actively participate in the supervision of and social counter-argument on legal aid provision. Stale agencies shall work out specific solutions in order to create conditions for social organizations to participate in formulating, counter-arguing, implementing and supervising the implementation of the Strategy; and rally its member organizations and members in legal aid activities; and intensify cooperation with international legal aid societies.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 678/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.408

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.164.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!