Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 59/2018/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô Huế

Số hiệu: 59/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Dung
Ngày ban hành: 26/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2018/-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỐ ĐÔ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 1253/TTr-SVHTT ngày 17 tháng 8 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2018 và bãi bỏ Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung

 

QUY CHẾ

XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỐ ĐÔ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 59/2018/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, mục đích, ý nghĩa

1. Tên gọi:

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây viết tắt là Giải thưởng VHNT Cố đô).

2. Mục đích, ý nghĩa:

a) Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô là giải thưởng Nhà nước cấp tỉnh, được tổ chức 05 năm một lần, xét trao tặng cho những tác phẩm, công trình sáng tạo văn học nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, chất lượng nghệ thuật phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa Huế; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay.

b) Biểu dương những hoạt động sáng tạo của các tác giả trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhằm động viên các tác giả không ngừng say mê sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy chế này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, cơ cấu giải thưởng, mức thưởng, trình tự, hồ sơ, thủ tục, nguyên tắc và Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô; việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô.

b) Quy chế này áp dụng đối với những tác phẩm, công trình sáng tạo, nghiên cứu, lý luận phê bình văn học nghệ thuật thuộc các lĩnh vực âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, văn nghệ dân gian công bố kể từ ngày 01 tháng 4 của năm đầu kỳ giải thưởng đến ngày 31 tháng 3 của năm cuối kỳ giải thưởng.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các tác phẩm, công trình của tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Các tác phẩm, công trình của tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam không sinh sống và làm việc tại Thừa Thiên Huế nhưng có tác phẩm, công trình sáng tác về Thừa Thiên Huế công bố trong giai đoạn xét giải.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, gồm: văn học, âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học nghệ thuật dân gian.

2. Bộ tác phẩm là những tác phẩm sáng tác về cùng một đề tài hay một chủ đề nội dung.

3. Công trình văn học, nghệ thuật là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu, biên khảo, lý luận phê bình thuộc các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học nghệ thuật dân gian.

4. Cụm công trình là tập hợp các công trình văn học nghệ thuật của cùng một tác giả hoặc các đồng tác giả đã được xác định thuộc một trong các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học nghệ thuật dân gian.

5. Công bố tác phẩm, công trình là việc phát hành tác phẩm đến với công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm; là việc đưa tác phẩm, công trình ra trước công chúng dưới dạng xuất bản, biểu diễn, trình diễn, trưng bày, triển lãm và các hình thức khác, phù hợp với luật pháp Việt Nam.

Điều 4. Nguyên tắc xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô

1. Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

2. Việc xét tặng giải thưởng được thực hiện khách quan, công khai, công bằng, chính xác.

3. Tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng giải thưởng không vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

4. Mỗi tác phẩm, công trình chỉ được tặng một giải thưởng về văn học nghệ thuật.

5. Không xét trao Giải thưởng VHNT Cố đô cho các tác phẩm, công trình trong các trường hợp:

a) Đã được trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

b) Tuyển tập từ 4 tác giả trở lên; các tác phẩm in, bộ tác phẩm, công trình, cụm công trình có sử dụng lại các tập hoặc các bài đã in đơn lẻ trong các tập đã được công bố trước thời điểm quy định về thời gian công bố của tác phẩm trong kỳ xét giải; bộ tác phẩm, công trình, cụm công trình trong đó có một tác phẩm, công trình đã được trao giải thưởng của các kỳ giải thưởng trước.

c) Tác phẩm, công trình có quyết định đình bản hoặc thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc có khiếu nại về nội dung và kết quả kể từ khi được công bố đến thời điểm xét tặng giải thưởng.

d) Các tác phẩm thuộc thể loại thông tấn báo chí; tranh cổ động; ảnh thời sự báo chí đơn thuần; các hình thức hát múa minh họa hoặc màn múa hát không phải là tác phẩm múa độc lập hoàn chỉnh; các tác phẩm múa sử dụng âm nhạc có tính vay mượn, lắp ghép không rõ nguồn gốc; các tiết mục tham gia hội diễn quần chúng tại địa phương; chương trình nghệ thuật phục vụ các ngày lễ lớn, các kỳ lễ hội; đạo diễn, kịch bản, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc sân khấu, vai diễn mang tính đơn lẻ....

Điều 5. Thẩm quyền xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô

Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan xem xét và quyết định tặng Giải thưởng VHNT Cố đô theo định kỳ 5 năm một lần.

Điều 6. Ban Tổ chức và cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô

1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh. Cơ cấu số lượng thành viên Ban Tổ chức tối đa không quá 09 người, gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các thành viên.

2. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật là cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô. Cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức và các nội dung có liên quan đến việc xét tặng giải thưởng.

3. Ban Tổ chức và cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Điều 7. Hội đồng xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô

1. Hội đồng xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô gồm: 08 (tám) Hội đồng sơ khảo chuyên ngành và 01 (một) Hội đồng chung khảo.

2. Cơ cấu thành phần, số lượng thành viên:

a) Hội đồng sơ khảo chuyên ngành do Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh quyết định thành lập. Danh sách các thành viên do Ban Chấp hành các Hội thành viên đề xuất, giới thiệu. Số lượng thành viên của mỗi Hội đồng sơ khảo chuyên ngành tối đa không quá 07 người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng và các thành viên.

b) Hội đồng chung khảo do UBND tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở thành phần, số lượng thành viên Hội đồng chung khảo do Liên hiệp các Hội VHNT giới thiệu. Số lượng tối đa không quá 15 người và phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.

c) Thành viên tham gia Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo là những văn nghệ sĩ có uy tín trong và ngoài tỉnh và chuyên môn cao thuộc từng lĩnh vực. Thành viên Hội đồng phải là những người không có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng; không có người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột (anh, chị, em vợ/chồng)... có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng.

3. Nguyên tắc làm việc và nhiệm vụ của Hội đồng sơ khảo và chung khảo:

Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo được thành lập để giúp Ban tổ chức giải thưởng thẩm định, đánh giá chất lượng các tác phẩm, công trình VHNT đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch và chính xác.

Điều 8. Kinh phí xét tặng giải thưởng

1. Kinh phí để xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh qua tài khoản Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

2. Kinh phí xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô sử dụng để chi các nội dung sau:

a) Xây dựng và triển khai kế hoạch xét tặng giải thưởng;

b) Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp đọc, thẩm định hồ sơ tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô; thù lao cho tổ thư ký, giúp việc cho Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp;

c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;

d) Giải quyết khiếu nại, thắc mắc, kiến nghị, phản ánh của Hội đồng các cấp;

đ) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Họp báo công bố kết quả xét tặng giải thưởng;

g) Tổ chức lễ trao giải thưởng;

h) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng;

i) Các hoạt động cần thiết khác cho công tác xét, trao giải thưởng (tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, dàn dựng biểu diễn...).

Chương II

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG, MỨC TIỀN THƯỞNG

Điều 9. Cơ cấu giải thưởng

1. Giải thưởng cho các tác phẩm, công trình đạt giải thưởng VHNT Cố Đô được xếp theo hạng A, B, C. Tổng số giải thưởng bao gồm: 8 giải hạng A, 18 giải hạng B, 32 giải hạng C.

2. Giải thưởng VHNT Cố Đô được trao căn cứ theo chất lượng tác phẩm, công trình, không nhất thiết phải chọn đủ các loại hình văn học nghệ thuật nếu loại hình đó không có tác phẩm, công trình đạt các tiêu chuẩn cao để trao thưởng theo hạng A, B, C.

3. Tác giả/đồng tác giả có tác phẩm, công trình đạt giải A, B, C được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Giấy chứng nhận Giải thưởng VHNT Cố đô cho tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải kèm tiền thưởng.

Điều 10. Mức tiền thưởng

1. Giải thưởng hạng A: 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được trao giải thưởng.

2. Giải thưởng hạng B: 15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được trao giải thưởng.

3. Giải thưởng hạng C: 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được trao giải thưởng.

4. Quy định khác:

Đối với tác phẩm phái sinh (tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn...) được hưởng 60% mức thưởng A, B hoặc C của mức thưởng.

Điều 11. Trao tặng giải thưởng

1. Lễ trao giải thưởng được tổ chức sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận kết quả xét tặng giải thưởng của Hội đồng chung khảo, thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày ký quyết định.

2. Việc công bố và trao giải thưởng được tổ chức trang trọng và truyền hình trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh nhằm quảng bá và giới thiệu rộng rãi thành tựu văn học nghệ thuật đến với công chúng tỉnh nhà và cả nước.

Chương III

HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỂ LOẠI XÉT TẶNG

Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng

1. Hồ sơ của tác giả/đồng tác giả gửi tham dự xét giải thưởng gồm:

a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng.

Đối với tác phẩm, công trình có đồng tác giả thì bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng phải có chữ ký của tất cả các tác giả; đối với công trình tập thể thì bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng do người đứng đầu đơn vị tổ chức dàn dựng, biểu diễn ký đại diện.

b) Bản tóm tắt nội dung chủ yếu của tác phẩm, công trình kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được xuất bản, công bố, công diễn, khánh thành, sử dụng tác phẩm (cho tài liệu minh họa đi kèm nếu có).

c) Bản sao có chứng thực Quyết định khen thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng (đối với các tác phẩm, công trình đã đạt các giải thưởng).

2. Hồ sơ của Hội đồng sơ khảo gửi Hội đồng chung khảo gồm:

a) Danh sách các tác phẩm, công trình đạt điều kiện, đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô.

b) Biên bản họp Hội đồng sơ khảo.

c) Phiếu chấm điểm sơ khảo.

d) Biên bản kiểm phiếu.

đ) Báo cáo công tác xét chọn giải thưởng vòng sơ khảo.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận giải thưởng

a) Hồ sơ được lập thành 01 bộ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Tờ trình của Ban Tổ chức.

- Danh sách tác phẩm, công trình/ tác giả, đồng tác giả được chọn đề nghị xét tặng giải thưởng.

- Biên bản họp và kết luận của Hội đồng chung khảo xét tặng giải thưởng.

- Các tài liệu khác có liên quan.

b) Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận được Thường trực Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô tổng hợp gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi kết thúc việc công bố kết quả giải thưởng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 13. Trình tự xét tặng

1. Định kỳ 5 năm một lần, Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô công bố Thể lệ quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với các tác phẩm, cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình đăng ký tham dự giải thưởng; quy định về đối tượng; giới hạn thời gian, thời hạn nhận tác phẩm; số lượng, thời điểm công bố và tổ chức trao giải thưởng...;

2. Sau khi có Kế hoạch tổ chức xét giải thưởng, cơ quan Thường trực Giải thưởng có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, quyết định thành lập Tổ giúp việc để giúp Ban tổ chức tiếp nhận, tổng hợp danh sách tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng theo từng thể loại.

Căn cứ vào bảng tổng hợp của Tổ giúp việc, cơ quan Thường trực Ban tổ chức báo cáo Trưởng Ban tổ chức xem xét cho ý kiến trước khi chuyển cho các thành viên Hội đồng sơ khảo để tiến hành chấm theo từng Hội đồng chuyên ngành.

3. Đối với những tác phẩm, công trình không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng theo quy định, cơ quan Thường trực giải thưởng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, nêu lý do cụ thể cho cá nhân, tổ chức có liên quan được biết;

4. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban tổ chức giải thưởng, cơ quan Thường trực của Ban tổ chức có trách nhiệm triệu tập thành viên của từng Hội đồng sơ khảo, thống nhất phương thức chấm và tiến hành chấm sơ khảo, đánh giá, thẩm định tác phẩm, công trình về mặt chuyên môn theo từng loại hình văn học nghệ thuật;

a) Đối với các tác phẩm, công trình thuộc các lĩnh vực văn học; văn nghệ dân gian; nghiên cứu, lý luận phê bình: Các thành viên Hội đồng tiến hành đọc độc lập để đánh giá, thẩm định, nhận xét, xếp loại tác phẩm, công trình, chấm điểm (bằng phiếu kín), ký vào phiếu nhận xét, chấm điểm và gửi cho cơ quan Thường trực Ban tổ chức tổng hợp trình Trưởng Ban tổ chức giải thưởng trước khi chuyển Hội đồng chung khảo chấm;

b) Đối với các tác phẩm, công trình thuộc các lĩnh vực âm nhạc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc: Ban tổ chức cùng các thành viên Hội đồng thống nhất phương thức chấm phù hợp với từng loại hình nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đặc điểm của từng kỳ giải thưởng (có thể tiến hành thảo luận, đánh giá công khai, nhưng việc chấm điểm phải bằng phiếu kín). Kết thúc việc chấm điểm, mỗi thành viên Hội đồng đều phải ký vào biên bản phiên họp xét, thẩm định, chấm điểm của Hội đồng.

5. Sau khi các Hội đồng sơ khảo kết thúc việc chấm vòng sơ khảo, bộ phận Thường trực Ban tổ chức giải thưởng có trách nhiệm lập hồ sơ tác phẩm, báo cáo Trưởng Ban tổ chức giải thưởng về kết quả chấm điểm vòng sơ khảo trước khi chuyển Hội đồng chung khảo chấm vòng chung khảo; phương thức chấm điểm ở vòng chung khảo do Trưởng Ban tổ chức giải thưởng quyết định sau khi trao đổi, thống nhất với các thành viên Hội đồng chung khảo;

6. Điểm chấm của vòng sơ khảo và vòng chung khảo được tính theo thang điểm 10; điểm lẻ khi chấm là 0,25. Nếu điểm của thành viên nào chênh lệch cao hoặc thấp hơn 1 điểm so với điểm trung bình của đa số thành viên Hội đồng thì điểm của thành viên đó sẽ không có giá trị tính điểm. Kết quả điểm sẽ là điểm bình quân của số thành viên Hội đồng còn lại.

Kết thúc việc chấm điểm, mỗi thành viên Hội đồng đều phải ký vào biên bản phiên họp xét, thẩm định, chấm điểm của Hội đồng;

7. Kết quả xét tặng giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức giải thưởng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 15 ngày kể từ ngày công bố, Ban tổ chức giải thưởng hoàn chỉnh thủ tục, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

8. Việc tổ chức Lễ trao thưởng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Ban tổ chức Giải thưởng.

Điều 14. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thể loại xét tặng

1. Tiêu chuẩn xét tặng

Các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tham dự giải thưởng phải là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa quê hương Thừa Thiên Huế; có tác dụng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay.

2. Điều kiện xét tặng:

Các tác phẩm, công trình đăng ký tham gia giải thưởng VHNT Cố Đô phải đạt các điều kiện sau:

a) Đối với tác phẩm, công trình cá nhân hoặc nhóm tác giả (tối đa không quá 03 tác giả):

- Là những tác phẩm, công trình đã được công bố và sử dụng trong thời gian 05 năm quy định xét thưởng dưới các hình thức: xuất bản, triển lãm, xây dựng... theo đặc trưng của từng loại hình và tác phẩm, công trình đó phải được tồn tại trong đời sống văn học nghệ thuật;

- Những tác phẩm, công trình phải được chính tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham gia giải thưởng. Trường hợp những tác giả đã quá cố, hoặc những tác giả, do điều kiện bất khả kháng không có khả năng trực tiếp đăng ký tham gia giải thưởng thì đại diện hợp pháp của gia đình tác giả đó có quyền đứng tên hồ sơ tác phẩm, công trình đăng ký tham gia giải thưởng.

b) Đối với công trình tập thể:

Là những vở diễn sân khấu, tác phẩm múa độc lập hoàn chỉnh (đạo diễn, kịch bản, âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, diễn viên...) đã được biểu diễn, phát sóng... trong thời gian 05 năm quy định xét thưởng; do đơn vị tổ chức dàn dựng và biểu diễn đứng tên đăng ký tham gia giải thưởng.

c) Là những tác phẩm, công trình đã được cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp phép, xuất bản, phát hành hợp pháp.

3. Thể loại xét tặng:

a) Âm nhạc: Ca khúc, chùm ca khúc, tác phẩm khí nhạc hoặc chương trình âm nhạc độc lập của cá nhân hoặc nhóm tác giả đã được biểu diễn, hoặc phát sóng với thời lượng 30 phút trở lên (kèm xác nhận của đơn vị đã sử dụng tác phẩm hoặc đĩa ghi hình); Công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về âm nhạc, Tuyển tập ca khúc (từ 20 bài nhạc trở lên).

b) Kiến trúc: Bản vẽ thiết kế công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh (có ảnh kèm theo); công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về kiến trúc.

c) Múa: Tác phẩm múa độc lập đã được dàn dựng và công diễn kèm đĩa ghi hình hoặc xác nhận của đơn vị sử dụng; các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về nghệ thuật Múa.

d) Mỹ thuật: Tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, video art, sắp đặt, trình diễn đã được giới thiệu rộng rãi thông qua các cuộc triển lãm từ cấp khu vực trở lên (kèm giấy chứng nhận của đơn vị tổ chức triển lãm hoặc cấp phép triển lãm đối với các cuộc triển lãm cá nhân hoặc nhóm tác giả); công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về mỹ thuật.

đ) Nhiếp ảnh: Ảnh màu, ảnh đen trắng đã được giới thiệu rộng rãi thông qua các cuộc triển lãm (kèm giấy chứng nhận của đơn vị tổ chức triển lãm hoặc giấy phép triển lãm đối với các cuộc triển lãm cá nhân hoặc nhóm tác giả); công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về nhiếp ảnh.

e) Sân khấu: Vở diễn sân khấu đã được dàn dựng và công diễn kèm xác nhận của đơn vị dàn dựng, tổ chức công diễn và sử dụng biểu diễn trên sân khấu, trên sóng truyền hình; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về sân khấu.

g) Văn học: Tác phẩm thơ, trường ca, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký (bút ký, truyện ký, ký chân dung, tùy bút, ghi chép, tản văn...); tác phẩm văn học dịch (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, ký...); công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học.

h) Văn nghệ dân gian: Tác phẩm, công trình nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo; lý luận phê bình về văn nghệ dân gian.

Điều 15. Quy định về tác phẩm đăng ký tham gia giải thưởng

1. Số lượng tác phẩm:

a) Tác phẩm đơn lẻ (tác phẩm mỹ thuật, ca khúc, tập thơ, văn, tiểu thuyết, nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo...): Một tác giả được đăng ký từ 01 đến 03 tác phẩm/thể loại; riêng nhiếp ảnh, mỗi tác giả được đăng ký từ 03 đến 05 ảnh đơn, ảnh bộ 01 bộ;

b) Cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình: Một tác giả chỉ được đăng ký 01 cụm (bộ) tác phẩm, cụm (bộ) công trình.

2. Quy cách tác phẩm:

a) Đối với các tác phẩm xuất bản thuộc các loại hình văn học nghệ thuật, tác giả nộp 01 bản gốc và 05 bản photocopy, trong đó, tập thơ phải có từ 20 bài trở lên, tập truyện ngắn, bút ký, tùy bút... phải từ 10 truyện, bài trở lên;

b) Đối với tác phẩm điêu khắc, tượng đài, tranh hoành tráng, công trình kiến trúc, tác phẩm quy hoạch... tác giả nộp 05 ảnh cỡ 45 x 50, gồm một ảnh chụp tổng thể và 04 ảnh chụp 4 phía; đối với tranh cỡ lớn tác giả nộp 01 ảnh cỡ 50 x 75 và tất cả phải là ảnh chụp từ thực tế, không sử dụng hình ảnh được tạo ra hoặc chỉnh sửa từ các phần mềm máy tính);

c) Đối với thể loại nghệ thuật video art, sắp đặt, trình diễn..., ở vòng sơ khảo, tác giả nộp 05 ảnh chụp cỡ 45 x 50; nếu được chọn vào vòng chung khảo, tác giả phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, sắp đặt, trình diễn... và thuyết minh để Hội đồng trực tiếp nghe, xem và chấm điểm;

d) Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phải là những tác phẩm đã được giới thiệu rộng rãi dưới các hình thức như triển lãm cấp khu vực, toàn quốc hoặc triển lãm cấp tỉnh với số lượng từ 20 tác phẩm trở lên và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm;

đ) Đối với các tác phẩm âm nhạc tác giả nộp văn bản nhạc kèm đĩa nhạc ghi âm, phối khí tác phẩm;

e) Đối với công trình tập thể thuộc lĩnh vực sân khấu, múa phải là những tác phẩm đã được một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc không chuyên dàn dựng và công diễn nộp kèm đĩa hoặc bộ đĩa ghi hình.

3. Ban tổ chức giải thưởng không hoàn trả tác phẩm đăng ký tham gia (trừ bản gốc tác phẩm mỹ thuật).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh

1. Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh: Xây dựng kế hoạch tổ chức xét tặng giải thưởng; Thành lập Hội đồng chung khảo; Cấp Giấy chứng nhận giải thưởng.

2. Quyết định thành lập các Hội đồng sơ khảo và thành lập tổ thư ký, giúp việc cho các Hội đồng xét tặng giải thưởng.

3. Phát động các tập thể, cá nhân có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng theo quy định. Hướng dẫn cụ thể về quy cách, số lượng, chất liệu... cho từng thể loại tác phẩm tham dự giải thưởng.

4. Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tổ chức Lễ công bố trao Giải thưởng VHNT Cố đô với yêu cầu trang trọng, nghiêm túc.

Điều 17. Các sở, ngành liên quan

1. Sở Tài chính: Tham mưu và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức xét và trao giải thưởng.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh trong việc tổ chức tuyên truyền và công bố trao Giải thưởng VHNT Cố đô.

Điều 18. Điều khoản thi hành

1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

a) Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với hành vi vi phạm Quy chế xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô được thực hiện theo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại.

b) Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô giải quyết khiếu nại và trả lời bằng văn bản.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp, các cá nhân, tổ chức có liên quan phản ánh về cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 59/2018/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.323

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.98.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!