Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 525/QĐ-LĐTBXH 2021 Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

Số hiệu: 525/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Văn Hồi
Ngày ban hành: 05/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 525/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chng mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chng tệ nạn xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo 138/CP;
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Cục: Trẻ em, Việc làm, Bảo trợ xã hội, Quản lý lao động ngoài nước;
- Thanh tra Bộ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Cục PCTNXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Hồi

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số 525/QĐ-LĐTBXH ngày 05/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nói riêng; giảm nguy cơ bị mua bán và tăng cường kỹ năng phòng tránh bị mua bán trở lại; nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đảm bảo sự bình đẳng và tăng tỷ lệ nạn nhân bị mua bán được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và hòa nhập cộng đồng bền vững.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung Quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 193/QĐ-TTg .

- Đảm bảo sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp, các ngành trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tăng cường nguồn lực thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và hỗ trợ dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm.

- Xác định rõ trách nhiệm trong phân công cụ thể đối với cơ quan, đơn vị, có sự lồng ghép hiệu quả với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của từng cơ quan, đơn vị.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Huy động, khuyến khích sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cá nhân, tổ chức và toàn xã hội trong hỗ trợ nạn nhân; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành từ đó nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, chuyển tuyến trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ nhằm giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng, phòng tránh bị mua bán trả lại.

2. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về công tác phòng, chống mua bán người nói chung và công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nói riêng, ưu tiên các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Phấn đấu 100% người sau khi được xác định là nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu và hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của nạn nhân.

4. Xây dựng, củng cố, từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện chức năng hỗ trợ nạn nhân.

5. Cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân các cấp được tập huấn, nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm và thực hiện hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, người dân, nhất là người có nguy cơ cao và nạn nhân bị mua bán trở về

a) Đẩy mạnh truyền thông về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về như: âm mưu, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, nhất là mua bán người vì mục đích mại dâm, cưỡng bức lao động, mua bán người thông qua tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài, mua bán nội tạng, mang thai hộ vì mục đích thương mại; chính sách, pháp luật, chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; các mô hình hỗ trợ nạn nhân có hiệu quả... thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông.

b) Tổ chức các hoạt động mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7) hàng năm phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và tình hình thực tiễn tại địa phương.

c) Xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức nói chuyện chuyên đề; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; các hoạt động sân khấu hóa; xây dựng pano, áp phích, tờ rơi, phóng sự, video clip... về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

d) Chú trọng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông bằng tiếng dân tộc, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh giáp biên giới.

2. Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

a) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn cũng như những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

b) Xây dựng, thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

c) Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện thí điểm quy trình hỗ trợ người nghi là nạn nhân bị mua bán.

d) Nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tiếp nhận, chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

đ) Tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

3. Củng cố, phát triển hệ thống các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, đảm bảo tính sẵn có, dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân

a) Rà soát, đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hiện hành; xây dựng, kết nối các dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán đảm bảo tính sẵn có và dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

b) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.

c) Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

d) Thực hiện công tác tiếp nhận, thông tin, thông báo, tố giác về mua bán người tới Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 ; xử lý thông tin, tư vấn, chuyển tuyến các nạn nhân hoặc nghi là nạn nhân bị mua bán.

đ) Xây dựng và thí điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng phù hợp với từng địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân

a) Nghiên cứu, xây dựng Bộ tài liệu tập huấn về công tác hỗ trợ nạn nhân.

b) Tổ chức các khóa tập huấn giảng viên nguồn và tập huấn mở rộng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân từ Trung ương đến cơ sở, nhất là các cán bộ làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, tập trung vào kỹ năng tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm và thực hiện hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý.

c) Xây dựng tài liệu, cẩm nang về tiếp nhận, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

d) Tổ chức hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước trong công tác hỗ trợ nạn nhân.

đ) Tổ chức các đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân.

5. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trợ giúp xã hội; giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác

a) Lồng ghép truyền thông phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân với các hoạt động truyền thông phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội.

b) Ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm cho những nạn nhân bị mua bán trở về, giúp họ hòa nhập cộng đồng.

c) Hỗ trợ, cung cấp kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em đối với trẻ em bị mua bán.

d) Tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán vay vốn từ các chương trình cho vay của ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình vay vốn khác tại địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

đ) Tổ chức cung cấp thông tin, tư vấn cho người dân về di cư lao động hp pháp, an toàn và hiệu quả; tập huấn cho cán bộ địa phương trong việc hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống lừa đảo việc làm trong nước và ngoài nước; phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc xác minh, điều tra và xử lý các tổ chức, cá nhân không có chức năng dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân; thống kê số liệu về hỗ trợ nạn nhân

a) Hàng năm, tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về hỗ trợ nạn nhân;

b) Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm minh các hoạt động môi giới, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

c) Thực hiện công tác thống kê số liệu nạn nhân bị mua bán trở về, chú ý phân tích số liệu thống kê theo các nhóm: giới tính, độ tuổi, mục đích bị mua bán, các chế độ, chính sách đã được nhận...; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong cập nhật tình hình, thống kê, báo cáo về công tác hỗ trợ nạn nhân phục vụ quản lý dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người.

7. Hợp tác quốc tế trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

b) Xây dựng Kế hoạch thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người (ACTIP), đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

c) Tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin; tham gia các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; chủ động trao đổi thông tin về chủ trương, chính sách và nỗ lực, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh, thành phố, Bộ, ngành và Việt Nam trong phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ nạn nhân nói riêng.

d) Thực hiện có hiệu quả các nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác tiếp nhận, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân.

8. Tăng cường nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

a) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

b) Huy động sự tham gia, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

c) Huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương. Ngoài ra, được huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, hàng năm, các đơn vị, địa phương lập dự toán chi ngân sách, bảo đảm các hoạt động của kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ở Trung ương

a) Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

- Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.

- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, địa phương; xây dựng báo cáo chung trình Bộ và báo cáo Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ.

b) Cục Trẻ em

- Phối hợp thực hiện việc hỗ trợ, cung cấp, kết nối các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là trẻ em hoặc trẻ em đi cùng nạn nhân.

- Thực hiện công tác tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác tội phạm về mua bán người đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111); nâng cao chất lượng hoạt động xử lý thông tin, tư vấn, chuyển tuyến các trường hợp là nạn nhân hoặc nghi là nạn nhân bị mua bán thông qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111).

c) Cục Bảo trợ xã hội

- Phối hợp chỉ đạo thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trong thời gian lưu trú tại các cơ sở trợ giúp xã hội; đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ và chế độ hỗ trợ dựa trên nhu cầu của nạn nhân và theo quy định của pháp luật.

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, đáp ứng quy định, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

d) Cục Quản lý lao động ngoài nước

- Chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phổ biến giáo dục kiến thức cần thiết về phòng, chống mua bán người cho người lao động và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống mua bán người trong quá trình tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Công khai danh sách các tổ chức, cá nhân được Bộ cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để phòng ngừa bị mua bán.

đ) Cục Việc làm

- Chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tuyên truyền, phổ biến kiến thức cần thiết về phòng, chống mua bán người cho người lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho nạn nhân bị mua bán trở về

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống mua bán người trong quá trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định về phòng, chống mua bán người trong quá trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm và công tác tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tại các doanh nghiệp.

e) Thanh tra Bộ

- Chủ trì và phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chủ trì, phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Cục Việc làm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người trong quá trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm và công tác tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tại các doanh nghiệp.

g) Vụ Kế hoạch - Tài chính

Hướng dẫn các đơn vị xây dựng, tổng hợp dự toán hàng năm, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân bảo đảm hiệu quả, đúng các quy định hiện hành.

2. Ở Địa phương

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn, trong đó, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Kế hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 525/QĐ-LĐTBXH ngày 05/05/2021 về Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.314

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.54.254
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!