Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 406/QĐ-UBND 2022 Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Bắc Ninh

Số hiệu: 406/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Vương Quốc Tuấn
Ngày ban hành: 19/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 406/QĐ-UBND

Bắc Ninh ngày 19 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

Căn cứ Luật Du lịch năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 71-NQ/TU ngày 29/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;

Căn cứ Chương trình hành động số 74 - CTr/TU, ngày 15/7/2019 của Tỉnh ủy Bắc Ninh v/v Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Kết luận số 388-KL/TU ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án “Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1104/TTr-SVHTTDL ngày 07/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án “Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

2. Quan điểm: Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, phát triển du lịch, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh, gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Khai thác tối đa các lợi thế về giá trị di sản văn hóa, bản sắc văn hóa và con người Bắc Ninh-Kinh Bắc để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao, gia tăng tính hấp dẫn và tính bền vững của sản phẩm du lịch, thực sự là nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch, dịch vụ là nhiệm vụ mang tính lâu dài và là trách nhiệm của toàn xã hội, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân các đoàn thể, tổ chức xã hội.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Phát triển du lịch Bắc Ninh nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế về di sản văn hóa; phát triển đồng bộ hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, du lịch thông minh. Đến năm 2030, đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước. Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. 2. Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2025:

- Đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách du lịch. Tổng thu du lịch đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Có trên 20 ngàn lao động trong ngành du lịch, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%.

- Lựa chọn ưu tiên phát triển từ 3-5 sản phẩm du lịch từ giá trị di sản văn hóa nổi trội để phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng điểm du lịch và các tuyến giao thông kết nối các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Hoàn thành số hóa các di sản văn hóa tiêu biểu.

* Đến năm 2030:

- Đón và phục vụ trên 5 triệu lượt khách du lịch. Tổng thu du lịch đạt khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng. Có trên 25 ngàn lao động trong ngành du lịch, trong đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 85%.

- Phát triển thêm từ 3-5 sản phẩm du lịch để đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa.

- Phát triển đồng bộ các dịch vụ, sản phẩm du lịch văn hóa, các tiện ích du lịch, ứng dụng công nghệ số, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hoàn thiện hệ thống tuyến, điểm du lịch; ít nhất có 02 khu du lịch cấp tỉnh; đầu tư phát triển từ 1-2 mô hình du lịch cộng đồng từ các làng Quan họ, làng nghề truyền thống, nông nghiệp, nông thôn.

- Hoàn thành cơ sở dữ liệu văn hóa của tỉnh. Phát triển được từ 1-2 sản phẩm du lịch “ảo”, du lịch “3D”…

4. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu

4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đối với công tác bảo vệ, gìn giữ giá trị di sản văn hóa và nhiệm vụ phát triển du lịch. Nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng đón khách của cộng đồng dân cư

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các xã, phường tập trung quán triệt, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Nghị quyết của Tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa, phát triển du lịch.

- Các cấp, các ngành đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyn dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm; tạo điều kin thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Các huyện, thành phố phải xem nhiệm vụ phát triển du lịch của địa phương là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Các cơ quan, đơn vị và các xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng các Nghị quyết, kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp truyền thông, tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân về chủ trương, chính sách, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; về ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ di sản văn hóa và môi trường du lịch bền vững, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, thân thiện với khách du lịch;

- Triển khai và thực hiện nhiệm vụ đưa giáo dục về di sản văn hóa và ứng xử du lịch vào giáo dục phổ thông; tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, các hoạt động trải nghiệm cho đoàn viên, hội viên tại các điểm du lịch, di tích trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai một số chương trình cụ thể như: Chương trình “Mỗi người dân là một tuyên truyền viên di sản văn hóa, hướng dẫn viên du lịch; Chương trình “Ngoại khóa Văn hóa - Du lịch” đưa vào chương trình giáo dục các cấp; Kế hoạch tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các trường phổ thông, các điểm di tích, điểm du lịch, cộng đồng dân cư, các khách sạn, nhà hàng và các khu vực công cộng như: bến xe khách, khu công viên

4.2. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nhất là các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư phát triển các dự án lớn, có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ . Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư khai thác dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các đô thị sinh thái, văn hóa gắn với du lịch.

- Các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất với Tỉnh những cơ chế chính sách, quản lý đồng bộ, mở cửa, thông thoáng, có tính đột phá, phát triển bền vững, trong đó quan tâm nghiên cứu xây dựng: Quy định ưu đãi thu hút đầu tư phát triển du lịch đối với một số lĩnh vực, dự án phát triển hạ tầng, dịch vụ, sản phẩm du lịch; Quy định hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quy chế quản lý các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quy định về hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn lao động du lịch tay nghề giỏi...

4.3. Tăng cường công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối trung tâm, khu, điểm du lịch, điểm di sản văn hóa

- Triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch phù hợp với Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trọng tâm quy hoạch 01 khu du lịch văn hóa mang tầm cỡ quốc gia (Khu du lịch - vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô vùng, tại núi Dạm, thành phố Bắc Ninh) và 07 khu du lịch văn hóa quy mô cấp tỉnh (Danh mục trong phụ lục 1 kèm theo).

- Đầu tư, xây dựng, nâng cấp hạ tầng, cảnh quan các tuyến đường kết nối điểm du lịch theo hướng hình thành các “con đường du lịch” để gia tăng giá trị chuỗi du lịch, trong đó tập trung đầu tư hạ tầng các tuyến đê giao thông, các bến thuyền du lịch kết nối khu, tuyến, điểm du lịch, các di tích, di sản văn hóa dọc theo sông Đuống và sông Cầu; lắp đặt các biển chỉ dẫn các tuyến đường giao thông kết nối với các huyện, thành phố, các xã, phường; các biển chỉ dẫn đến các điểm du lịch, điểm di tích...

- Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu các điểm du lịch tỉnh Bắc Ninh, trước hết là hạ tầng đối với 14 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận theo Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 và Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển tuyến du lịch đường sông (sông Cầu, sông Đuống).

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao; tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành công tác quản lý về du lịch, hoạt động du lịch, nhất là các vấn đề thay đổi sau đại dịch COVID-19; số hóa đầy đủ cơ sở dữ liệu về du lịch, dữ liệu về văn hóa trên địa bàn tỉnh; lắp đặt các trạm phát wifi miễn phí tại các trọng điểm du lịch, điểm di tích quốc gia, các làng nghề tiêu biểu và các khu phố chuyên doanh, công viên, bến xe, bến tầu du lịch, tuyến xe buýt…Triển khai xây dựng các đề án ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau các chuyến đi, trọng tâm là trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hỗ trợ cung cấp thông tin về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch;...

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư phát triển “vành đai xanh-vùng đệm” dọc hành lang sông Cầu và sông Đuống, xung quanh các điểm du lịch. Phát triển rừng đặc dụng, rừng cảnh quan các đồi, núi khu vực núi Phật Tích (huyện Tiên Du), Núi Thiên Thai (huyện Gia Bình), Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh); hành lang xanh nông nghiệp tại huyện Gia Bình và huyện Lương Tài gắn với du lịch đường sông, du lịch nông nghiệp nông thôn...

4.4. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch từ giá trị di sản văn hóa tiêu biểu

4.4.1. Phát triển mạng lưới các khu, điểm du lịch từ hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu.

- Các khu du lịch: Triển khai quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ chế chính sách, xúc tiến mời gọi đầu tư nhằm hình thành 01 khu du lịch văn hóa mang tầm cỡ quốc gia và 07 khu du lịch văn hóa tiêu chuẩn cấp tỉnh.

- Các điểm du lịch trọng điểm: Đầu tư đồng bộ giữa bảo tồn di sản với đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hệ thống dịch vụ, quy chế quản , đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương... Đầu tư hạ tầng để khai thác hiệu quả 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch; tiếp tục quan tâm đầu tư, phát triển, công nhận những điểm du lịch mới đủ tiêu chuẩn theo qui định.

- Các tour, tuyến du lịch đặc trưng kết nối các di sản văn hóa, lịch sử: Đầu tư xây dựng tour du lịch; nội dung hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch; các dịch vụ bổ trợ: vận chuyển khách, ẩm thực, mua sắm, sản phẩm lưu niệm du lịch...

(Chi tiết mạng lưới khu, tuyến, điểm du lịch tại phụ lục 1 kèm theo).

4.4.2. Sản phẩm du lịch từ các bảo vật Quốc gia: Tập trung nghiên cứu sản xuất quà tặng, đồ lưu niệm du lịch; xây dựng các công trình, biểu tượng văn hóa du lịch... lấy ý tưởng từ các bảo vật Quốc gia. Xây dựng các chương trình, tuyến du lịch, bài thuyết minh kết nối các điểm tham quan có bảo vật Quốc gia. Xây dựng, tôn tạo vị trí lưu giữ, bảo quản các bảo vật Quốc gia và hướng đến phục vụ khách tham quan.

4.4.3. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Múa Rối nước, hát Trống Quân, nghệ thuật Chèo, Tuồng.

- Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trở thành một điểm đến, định kỳ tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa quan họ và các loại hình nghệ thuật dân gian trong và ngoài nước; trưng bày, triển lãm không gian văn hóa quan họ…; thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan, du lịch.

- Tổ chức chương trình nghệ thuật hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền từ 4 kỳ/năm trở lên, gắn với các hoạt động của phố đi bộ và các sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch lớn. Định kỳ hàng năm tổ chức Hội thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu quảng bá Dân ca Quan họ Bắc Ninh qua các hoạt động ngoại giao văn hóa và một số hình thức khác.

- Xây dựng các chương trình biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh; các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Múa Rối nước, hát Trống Quân, nghệ thuật Chèo, Tuồng định kỳ, có lịch biểu diễn, thời gian biểu diễn và giá dịch vụ cụ thể; trước mắt là lịch biểu diễn vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn của dân tộc, địa điểm tổ chức tại khu bảo tồn Rối nước Đồng Ngư, xã Ngũ Thái (Thuận Thành), đối với loại hình biểu diễn rối nước; Hát Trống quân ở làng Bùi Xá (Ninh Xá), ở Song Liễu huyện Thuận Thành, ở Cách Bi huyện Quế Võ và thành phố Bắc Ninh; nghệ thuật Chèo ở các huyện Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong và thành phố Từ Sơn, gắn với không gian các công trình văn hóa của địa phương. Trên cơ sở đó liên kết, phối hợp với các công ty lữ hành để xây dựng tour du lịch phục vụ các thị trường khách khác nhau; xây dựng các chương trình quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống tại các lễ hội lớn, những sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch do các bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức nhằm tuyên truyền quảng bá di sản, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương…

4.4.4. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở các làng Quan họ, làng nghề, làng nông nghiệp nông thôn.

- Phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh với loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển dịch vụ du lịch Homestay, nghỉ dưỡng, sinh thái; dịch vụ hướng dẫn trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh và kết nối trải nghiệm điểm du lịch khu Diềm với với điểm du lịch đền Bà Chúa Kho; dịch vụ ẩm thực Quan họ; du thuyền sông Cầu.

- Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành với loại hình du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch Homestay, nghỉ dưỡng, sinh thái; trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa, đặc biệt là nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, ẩm thực Quan họ; du ngoạn sông Đuống gắn với các điểm tham quan Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Bút Tháp và các giá trị văn hóa truyền thống các xã lân cận.

- Các xã nằm bên bờ hữu sông Đuống thuộc huyện Gia Bình với loại hình du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch Homestay gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp - nghỉ ngơi cuối tuần và thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề bên bờ sông Đuống, đạp xe du khảo theo tuyến đê sông Đuống…

- Xã Phật tích, huyện Tiên Du với loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch Homestay nghỉ dưỡng cuối tuần gắn với trải nghiệm và thăm quan các di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan chùa Phật Tích, núi Phật Tích, làng gỗ Hương Mạc, Phù Khê…

4.4.5. Xây dựng các sản phẩm du lịch lễ hội, lựa chọn, nâng tầm quy mô tổ chức từ 2 - 3 lễ hội truyền thống, gắn với mục tiêu phát triển du lịch.

- Nâng tầm lễ hội khu Diềm (thành phố Bắc Ninh) trở thành lễ hội giỗ tổ Vua Bà của cộng đồng Quan họ Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch đưa lễ hội Lim, lễ hội đền Đô, lễ hội Đồng Kỵ, lễ hội Kinh Dương Vương, lễ hội Thập Đình, lễ hội Đền Bà Chúa Kho… gắn với tổ chức, khai thác hoạt động du lịch.

4.4.6. Sản phẩm du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện văn hóa, thể thao…).

- Định kỳ hàng năm tổ chức tuần du lịch - văn hóa gắn với chương trình khai mạc mùa du lịch lễ hội Bắc Ninh vào thời điểm đầu xuân, giai đoạn 2022-2025; chủ đề: “Du xuân miền Quan họ.

- Định kỳ 2 năm/lần tổ chức Liên hoan du lịch, ẩm thực - làng nghề tỉnh Bắc Ninh (với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế...) gắn với tổ chức chương trình nghệ thuật, sự kiện văn hóa, thể thao.

- Định kỳ 4 năm/lần tổ chức lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch Bắc Ninh

- Tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh; tổ chức các đoàn khảo sát, đoàn Famtrip, Presstrip, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm quốc gia và quốc tế; đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia, quốc tế; các hội thi, liên hoan du lịch, văn hóa cấp quốc gia, khu vực... tại Bắc Ninh để tăng cường việc quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa và liên kết, nối tour đưa khách về tham quan du lịch Bắc Ninh.

4.4.7. Văn hóa ẩm thực

Nghiên cứu phục dựng lại không gian văn hóa ẩm thực làng Quan họ, bước đầu hình thành các gói dịch vụ ẩm thực tại các làng Quan họ hoặc nơi có hoạt động du lịch cộng đồng, tổ chức thí điểm tại khu Diềm, thành phố Bắc Ninh. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch: lựa chọn các sản phẩm là đặc sản của Bắc Ninh để vào hệ thống các siêu thị, các trạm dừng nghỉ du lịch trên địa bàn tỉnh giúp du khách có thể thuận tiện mua quà - là những sản phẩm ẩm thực về tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp; thiết lập thực đơn món ăn đặc sản của Bắc Ninh trong thực đơn của các khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh, trong các chương trình tour du lịch, tạo sự khác biệt với ẩm thực của các tỉnh, thành phố khác, như: gà Hồ, nem Bùi Xá, tương Đình Tổ, đậu phụ Trà Lâm, cá sông Đuống (Thuận Thành), bánh tẻ (Yên Phong), bánh Phu thê, kẹo lạc, rượu nếp cái hoa vàng (Từ Sơn), bánh ngũ sắc, bánh khoai (Thị Cầu), tỏi An Thịnh (Lương Tài), rượu Kinh Bắc, mì gạo (Gia Bình), dưa gang muối, khoai tây, cá sông (Quế Võ)

Nghiên cứu quy hoạch, phát triển các tuyến phố ẩm thực về đêm trên trục đường: Huyền Quang, Ngọc Hân Công Chúa, Lạc Long Quân, khu vực khu Diềm, đường Hoàng Quốc Việt (thành phố Bắc Ninh)

4.4.8. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống nội, ngoại thất trưng bày của Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, hệ thống tư liệu thuyết minh giá trị hiện vật, hệ thống trưng bày hiện vật nhằm phát huy giá trị của Bảo tàng tỉnh trong phát triển du lịch văn hóa; ngoài chức năng là nơi sưu tầm, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật; Bảo tàng tỉnh được tổ chức hiệu quả hoạt động phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội và khách tham quan, du lịch.

4.4.9. Du lịch trên sông Đuống, sông Cầu

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với hướng dẫn trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh và kết nối điểm du lịch, điểm di tích dọc sông Cầu, sông Đuống.

4.4.10. Sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm:

Nghiên cứu xây dựng loại hình sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm du lịch lấy ý tưởng từ giá trị của 14 bảo vật, nhóm bảo vật quốc gia các giá trị văn hóa, sản phẩm làng nghề tiêu biểu; nghiên cứu quy hoạch, xây dựng khu bán hàng đặc sản Bắc Ninh, chợ đêm ở một số điểm du lịch và khu vực trung tâm, đưa văn hóa ẩm thực, các sản phẩm OCOP phát triển chợ ẩm thực đêm, các tuyến phố, tuyến đường ẩm thực, mua sắm...

4.5. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, di sản văn hóa với xúc tiến du lịch và phát triển thị trường

- Đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong xây dựng sản phẩm truyền thông du lịch. Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển thương hiệu du lịch Bắc Ninh xứng tầm, bài bản, chuyên nghiệp, định vị truyền thông thương hiệu cụ thể . Các hình thức xúc tiến quảng bá cần xác định đúng đối tượng, xác định rõ nhu cầu của từng thị trường và yêu cầu tái định vị thông tin để triển khai hiệu quả, tránh lãng phí.

- Truyền thông qua phương tiện trưng bày (Quầy thông tin, trang trí quảng bá ngoài trời, trong nhà) qua phim truyền hình, qua VTV, các hãng lữ hành, khách sạn, các hãng hàng không lớn cần được chú trọng để đảm bảo cung cấp thông tin rộng rãi đến công chúng quan tâm. Xây dựng chương trình truyền thông về du lịch trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh theo hướng tương tác với khán giả. Tổ chức các sân chơi, game show thực tế, cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, du lịch. Các chuyên mục đi đâu, ăn gì cuối tuần, mục hỏi - đáp về du lịch Bắc Ninh...

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để mời các hãng lữ hành, các đoàn Famtrip, Presstrip đến khảo sát, xây dựng, chào bán các sản phẩm tour cho du khách, hướng đến xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Bắc Ninh hấp dẫn, dễ nhớ, ngày càng thu hút khách du lịch.

- Đề xuất tổ chức Festival Du lịch vào thời điểm thích hợp; đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia, quốc tế; hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm quốc gia tại Bắc Ninh; tăng cường phối hợp với các địa phương có di sản thế giới để tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, tăng cường việc quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa và liên kết, nối tour đưa khách về tham quan du lịch Bắc Ninh.

- Biên tập sổ tay hướng dẫn phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, đây là tư liệu hướng dẫn triển khai phát triển sản phẩm du lịch, ứng xử văn hóa du lịch, định hướng phát triển du lịch địa phương... bằng hình thức điện tử hoặc in ấn phẩm.

- Tổ chức phát động các phong trào sáng tác ca khúc, cuộc thi ảnh du lịch, đoạn phim, bài viết và các hình thức phù hợp khác để cộng đồng, xã hội tích cực tham gia đóng góp dữ liệu du lịch.

- Đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa và các hoạt động xúc tiến du lịch phát triển thị trường nhất là thị trường các nước có các doanh nghiệp FDI đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

- Khai thác hiệu quả khách du lịch nội địa từ thị trường các tỉnh khu vực Bắc Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị lớn phía Nam và thu hút khách du lịch quốc tế từ thị trường các nước có các doanh nghiệp FDI đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

4.6. Phát triển nguồn nhân lực du lịch, chú trọng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

- Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch theo từng giai đoạn; có chính sách tuyển dụng, tìm kiếm, thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý du lịch, hướng dẫn viên tại điểm, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Chú trọng đến công tác hướng nghiệp du lịch, gắn kết giữa ngành giáo dục đào tạo với phát triển du lịch, nhằm khơi dậy đam mê, sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước, con người, đồng thời tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường.

- Tập trung đầu tư nâng cấp quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật của trường trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh để trở thành đơn vị trọng điểm đào tạo, bồi dưỡng lao động cho ngành văn hóa, du lịch của tỉnh; mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia Việt Nam; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề cho các đối tượng quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp về du lịch từ tỉnh đến cơ sở. Khuyến khích các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh mở các khoa đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Tăng cường hợp tác, liên kết trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo; các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước, đặc biệt là những nơi có du lịch văn hóa phát triển.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghề du lịch, đặc biệt các kiến thức du lịch chăm sóc khách hàng, hướng dẫn du lịch, giao tiếp ứng xử và giải quyết các vấn đề của khách du lịch. Xây dựng phong cách phục vụ mang giá trị truyền thống văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc “Trọng tình - Hiếu khách”

- Tổ chức các hội thi, hội diễn tay nghề, kiến thức du lịch giỏi như: nghiệp vụ hướng dẫn viên, lễ tân khách sạn, nghiệp vụ quản lý và điều hành tour, tuyến du lịch...; phát triển mạng lưới hướng dẫn, thuyết viên tại điểm và mạng lưới tình nguyện viên, cng tác viên du lịch tại những điểm du lịch, điểm di tích lịch sử, văn hóa và tại các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng của hoạt động du lịch; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch của tỉnh. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ quản lý nhà nước cấp tỉnh, các huyện, thành phố, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên và Ban quản lý các điểm du lịch; các điểm di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm.

- Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao gắn với phát triển du lịch. Xây dựng phương án thành lập Trung tâm Xúc tiến, Phát triển Du lịch và Bảo tồn Di sản Văn hóa (trên cơ sở sáp nhập bộ phận xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư vào Ban Quản lý di tích tỉnh, thuộc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch).

5. Dự án ưu tiên và các chương trình, đề án trọng tâm

5.1. Các dự án ưu tiên (04 dự án)

5.1.1. Dự án 1: Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2023-2030

5.1.2. Dự án 2: Phát triển du lịch trên sông Đuống và sông Cầu

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2022-2030

5.1.3. Dự án 3: Phát triển du lịch cộng đồng làng Quan Họ Viêm Xá (Khu Diềm)

- Đơn vị chủ trì thực hiện: UBND thành phố Bắc Ninh.

- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2023-2025.

5.1.4. Dự án 4: Chương trình trọng điểm Quảng bá Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch .

* Tổng vốn đầu tư các dự án ưu tiên giai đoạn 2022-2030 dự kiến là 4.103 tỷ đồng.Trong đó vốn ngân sách là 355 tỷ đồng, vốn XHH cần huy động là: 3.748 tỷ đồng.

- Phân kỳ đầu tư các dự án ưu tiên như sau:

+ Giai đoạn 2022-2025: Tổng vốn đầu tư dự kiến là: 1.163 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách là: 206 tỷ đồng. Vốn XHH cần huy động là: 957 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2026-2030: Tổng vốn đầu tư dự kiến là: 2.940 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách là: 148 tỷ đồng. Vốn XHH cần huy động là: 2.792 tỷ đồng.

(Chi tiết phụ lục 2 kèm theo).

5.2. Chương trình, đề án trọng tâm

- Nhóm chủ trương, cơ chế, chính sách (05 nội dung);

- Nhóm chương trình, đề án, dự án quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch (15 nội dung);

- Nhóm chương trình, đề án, dự án phát triển thị trường du lịch và sản phẩm du lịch (08 nội dung);

- Nhóm chương trình, đề án, dự án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch (02 nội dung).

 (Danh mục các chương trình, đề án trọng tâm phụ lục 3 kèm theo).

6. Lộ trình thực hiện đề án

- Giai đoạn đến năm 2025: Tập trung thực hiện các nội dung giải pháp về xây dựng các cơ chế, chính sách, triển khai công tác các quy hoạch, xây dựng các chương trình, đề án phát triển và đầu tư cơ sở tầng tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, và công tác tuyên truyền quảng bá văn hóa - Du lịch.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Tập trung thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước, các giải pháp phát triển du lịch bền vững.

7. Nguồn kinh phí thực hiện

- Nguồn lực kinh tế - xã hội để thực hiện Đề án: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và nguồn vốn xã hội hóa huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong đề án và lập dự toán kinh phí cụ thể triển khai thực hiện theo quy định.

- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc và tham mưu UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh triển khai có hiệu quả Đề án; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Đề án. Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Phối hợp Sở Nội vụ xây dựng, đề xuất phương án thành lập Trung tâm Xúc tiến, Phát triển Du lịch và Bảo tồn Di sản Văn hóa (trên cơ sở sáp nhập bộ phận xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư vào Ban Quản lý di tích tỉnh, thuộc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch).

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, địa phương, cơ quan liên quan đề xuất UBND tỉnh xem xét bổ sung nguồn kinh phí đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; phân bổ nguồn vốn từ ngân sách (TW và địa phương) hỗ trợ đầu tư và đầu tư các công trình công cộng, các dự án, đề án, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, chương trình tuyên truyền quảng bá di sản văn hóa và xúc tiến du lịch.

- Phối hợp với các ngành, địa phương, các cơ quan liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính đề xuất với HĐND, UBND tỉnh về cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư công, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh hàng năm cho các chương trình, dự án, đề án về đầu tư phát triển du lịch, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng, phát dịch vụ du lịch trong từng giai đoạn.

- Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch; đề xuất cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm. Tăng cường xúc tiến đầu tư các dự án du lịch trọng điểm, dự án động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

- Tham mưu UBND tỉnh cơ chế phối hợp làm việc các ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân hoạt động du lịch. Đề xuất các nguồn vốn trong nước và quốc tế (ODA, WB, ADB,...) hợp pháp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch gắn với an sinh xã hội trên địa bàn.

5. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nội dung của Đề án, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án.

Thực hiện nhiệm vụ theo danh mục các chương trình, đề án trọng tâm kèm theo Quyết định này.

6. Hiệp hội Du lịch Bắc Ninh

Huy động sự tham gia của các hội viên, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm tạo nguồn lực để tổ chức các hoạt động phục vụ phát triển du lịch.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

Phối hợp tham gia và hỗ trợ các ngành, đơn vị liên quan và chính quyền các cấp trong công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án.

Xây dựng và chủ trì thực hiện Chương trình “Mỗi người dân là một tuyên truyền viên di sản, hướng dẫn viên du lịch”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
B/c);
- Tổng cục Du lịch;
- T
T Tnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuy
ên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tinh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn th;
- UBND các huyện, thành phố;

-
VP UBND tỉnh: LĐVP;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC KHU, TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 406 ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh).

TT

Khu, tuyến, điểm

Quy mô

Tính chất

Địa điểm

I.

Khu du lịch

 

 

 

1.

Khu du lịch Dạm - Nam Sơn, TP Bắc Ninh

Cấp Quốc gia

Khu du lịch phức hợp (Văn hóa - sinh thái- vui chơi giải trí và Thể thao…)

Núi dạm - Nam Sơn, TP.Bắc Ninh

2.

Khu du lịch Văn hóa Miền Quan họ

Cấp tỉnh

Du lịch cộng đồng,trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh; du ngoạn sông Cầu

phường Hòa Long TP Bắc Ninh

3

Khu du lịch Đền Đầm - Đền Đô - Tiêu Tương

Cấp tỉnh

Khu du lịch phức hợp (Văn hóa, (Đô thị sinh thái, gỉải trí, mua sắm…

Đền Đầm - Đền Đô TP Từ Sơn

4

Khu du lịch Phật Tích

Cấp tỉnh

Du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh

xã Phật Tích, huyện Tiên du

5

Khu du lịch đền Bà Chúa Kho - Đồng Trầm

Cấp tỉnh

Du lịch Lễ hội

phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh

6

Khu du lịch Bãi Nguyệt Bàn - Cao Lỗ Vương

Cấp tỉnh

Du lịch văn hóa, sinh thái sông nước và du khảo đồng quê

xã Cao Đức, huyện Gia bình

7

Khu du lịch lịch sử Chiến tuyến Như Nguyệt

Cấp tỉnh

Du lịch văn hóa, lịch sử

xã Tam Giang, huyện yên Phong

8

Khu du lịch đền và Lăng Kinh Dương Vương

Cấp tỉnh

Du lịch văn hóa, sinh thái, và lễ hội

xã Đại đồng Thành, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành

II

Điểm du lịch trọng điểm

 

 

 

1

Đền Tam phủ

 

Văn hóa, sinh thái, lịch sử

xã Cao Đức huyện Gia Bình,

2

Lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

xã Cao Đức và xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình

3

Di tích Lệ Chi Viên

 

Văn hóa, lịch sử

xã Đại Lai, huyện Gia Bình

4

Đền thờ Lê Văn Thịnh

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

xã Đông Cứu, huyện Gia Binh;

5

Lăng Kinh Dương Vương

 

Văn hóa, sinh thái, lịch sử cội nguồn

xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành

6.

Chùa Bút Tháp

 

Văn hóa, sinh thái, kiến trúc

xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành

7

Chùa Dâu

 

Văn hóa tâm llinh

xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành

8

Chùa Phật tích

 

Văn hóa tâm linh, sinh thái

xã Phật Tích, huyện Tiên Du

9

Đền Bà Chúa Kho

 

Văn hóa lễ hội

phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh

10

Làng Viêm Xá

 

Dân ca Quan họ, du lịch cộng đồng

phường Hòa Long, TP Bắc Ninh

11

Khu Lăng Mộ và đền thờ các vị vua triều Lý

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

Phường Đình Bảng, TP Từ Sơn;

12

Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

phường Phù Khê, TP Từ Sơn;

13

Cụm Di tích đình, đền, chùa Đồng Kỵ

 

Văn hóa, lịch sử

phường Đồng Kỵ, TP Từ Sơn;

14

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

xã Tam Giang, huyện Yên Phong

15

Đền thờ Hàn Thuyên

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

xã Lai Hạ, huyện Lương Tài

16

Từ chỉ họ Đặng

 

Văn hóa, nghệ thuật chạm khắc đá

xã Phú Hòa, huyện Lương Tài

17

Đền thờ 18 vị tiến sỹ Họ Nguyễn

 

Văn hóa, sinh thái, danh nhân lịch sử

Phường Kim Chân, TP Bắc Ninh

18

Chùa Phả lại

 

Văn hóa, sinh thái

xã Đức Long, huyện Quế Võ

19

Núi Lim, chùa Hồng Ân

 

Văn hóa, sinh thái

TT Lim, huyện Tiên Du

20

Làng Tranh Dân gian Đông Hồ

 

Làng nghề

huyện Thuận Thành

21

Làng Gốm Phù Lãng

 

Làng nghề

xã Phù Lãng, huyện Quế Võ

22

Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê

 

Làng nghề

phường Phù Khê, TP Từ Sơn

23

Làng gò, đúc Đồng Đại Bái

 

Làng nghề

xã Đại Bái, huyện Gia Bình

24

Làng mây tre Xuân Lai

 

Làng nghề

xã Xuân Lai, huyện Gia Bình

25

Làng Quan Họ Tam Tảo

 

Làng nghề

xã Phú Lâm, huyện Tiên Du

III.

Các tour, tuyến du lịch tiêu biểu

 

 

 

1

Tuyến TP Bắc Ninh - TP Từ Sơn: Các điểm chính: Đền bà Chúa Kho - Làng Diềm - Đền Đô - Làng nghề Đồng Kỵ…

Tuyến du lịch đường bộ nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

2

Tuyến TP. Bắc Ninh - thị trấn Hồ: các điểm chính: Đền bà Chúa Kho - Làng Diềm - làng tranh Dân gian Đông Hồ - Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương - Chùa Dâu - chùa Bút Tháp

Tuyến du lịch đường bộ nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

3

Tuyến TP Từ Sơn - huyện Tiên Du - huyện Thuận Thành: các điểm chính: làng Đình Bảng (Đền Đô, đình Đình Bảng) - Làng nghề Đồng Kỵ - Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ - chùa Phật Tích - làng tranh Dân gian Đông Hồ - Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương - Chùa Dâu (hoặc chùa Bút Tháp

Tuyến du lịch đường bộ nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

4

Tuyến TP. Bắc Ninh - huyện Gia Bình: Phát đến các điểm chính: Văn Miếu Bắc Ninh - Đền thờ Lê Văn Thịnh - Đền thờ Cao Lỗ Vương - Đền Tam Phủ - di tích Lệ Chi Viên - làng nghề đúc đồng Đại Bái.

Tuyến du lịch đường bộ nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

5

Tuyến TP. Bắc Ninh - huyện Quế Võ - huyện Gia Bình: các điểm chính: Văn Miếu Bắc Ninh - Chùa Dạm - làng nghề gốm Phù Lãng - Đền thờ Lê Văn Thịnh - Đền thờ Cao Lỗ Vương - di tích Lệ Chi Viên - làng nghề đúc đồng Đại Bái.

Tuyến du lịch đường bộ nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

6

Tuyến du lịch sông Cầu

Tuyến du lịch đường sông nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

7

Tuyến du lịch sông Đuống

Tuyến du lịch đường sông Nội tỉnh

Tuyến du lịch tổng hợp

 

8

Tuyến du lịch chùa cổ Việt Nam: Phát triển các tour thăm quan các di tích Quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia.

Tuyến du lịch  nội tỉnh

Tuyến du lịch chuyên đề

 

9

Tuyến du lịch các làng Quan họ cổ

Tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến du lịch chuyên đề

 

10

Tuyến du lịch danh nhân và khoa bảng

Tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến du lịch chuyên đề

 

11

Tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp, du khảo đồng quê

Tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến du lịch chuyên đề

 

12

Tuyến du lịch làng nghề

Tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến du lịch chuyên đề

 

13

Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh

Tuyến du lịch liên tỉnh

 

 

14

Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn

Tuyến du lịch liên tỉnh

 

 

15

Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Phòng

Tuyến du lịch liên tỉnh

 

 

16

Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh

Tuyến du lịch liên tỉnh

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 406 ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh)

TT

Dự án

Tổng mức đầu tư dự kiến

Giai đoạn thực hiện

Vốn NS nhà nước

Vốn XHH

Cộng

Tổng số

Đầu tư công

Ngân sách địa phương

Sự nghiệp kinh tế

khác

1

Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu các điểm du lịch

60.801

60.801

 

 

 

74.594

135.395

2023-2025

48.103

48.103

 

 

 

51.902

100.005

2026-2030

Tổng cộng

108.904

108.904

 

 

 

126.496

235.400

 

2

Phát triển du lịch sông Đuống, sông Cầu

 

 

 

 

61.000

860.000

921.000

2022-2025

 

 

 

 

 

2.740.000

2.740.000

2026-2030

Tổng cộng

61.000

 

 

 

61.000

3.600.000

3.661.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Du lịch cộng đồng khu Viêm Xá (Làng Quan họ Diềm)

42.500

 

42.500

 

 

22.400

64.900

2023-2025

100.000

100.000

 

 

 

 

100.000

2026-2030

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

164.900

 

4

Chương trình trọng điểm Quảng bá Văn hóa, Du lịch

41.700

 

 

41.700

 

 

41.700

2022-2025

 

Tổng số

206.000

 

 

 

 

957.000

1.163.000

2022-2025

148.000

 

 

 

 

2.792.000

2.940.000

2026-2030

354.000

208.904

42.500

41.700

61.000

3.749.000

4.103.000

2022-2030

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 406 ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh).

TT

Cơ quan chủ trì

Chương trình, đề án

Thời gian trình

Cấp trình

2

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

Phương án thành lập Trung tâm Xúc tiến, Phát triển Du lịch và Bảo tồn Di sản Văn hóa (theo hướng sáp nhập bộ phận xúc tiến du lịch thuc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch (Sở KH-ĐT) với Ban QLDT tỉnh

2022

UBND tỉnh

2

Quy chế quản lý các điểm du lịch

2022

UBND tỉnh

3

Quy định hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở các làng Quan họ cổ, các làng nghề, các vùng nông nghiệp sinh thái nông thôn...

2023

UBND tỉnh, HĐND tỉnh

4

Đề án nâng tầm lễ hội làng Diềm thành lễ hội giỗ Tổ Vua Bà của cộng đồng các làng Quan Họ (bao gồm làng Quan họ truyền thống và làng Quan họ thực hành)

2023

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

5

Đề án phát triển thị trường, thu hút khách du lịch Hàn Quốc

2024

UBND tỉnh

BTV Tỉnh ủy

6

Đề án thí điểm thiết kế, sản xuất sản phẩm lưu niệm khách du lịch từ giá trị di sản và các bảo vật Quốc gia

2023

UBND tỉnh

7

Kế hoạch tổ chức các loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian truyền thống tại một số điểm du lịch phục vụ nhân dân và khách du lịch

2023

UBND tỉnh

8

Chương trình phát triển mạng lưới hướng dẫn viên, cộng tác viên, tình nguyện viên du lịch

2025

UBND tỉnh

9

Đề án tổ chức chương trình kỷ niệm 195 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh

2025

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

3

Sở Kế hoạch và Đầu tư

10

Quy định về khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, khu du lịch cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2026-2030

2025

UBND tỉnh, HĐND tỉnh

11

Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2026-2030

2025

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

4

Sở Xây dựng

12

Đồ án quy hoạch:

2023-2025

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

- Đồ án quy hoạch : khu du lịch quốc gia núi Nam Sơn- chùa Dạm

13

- Đồ án quy hoạch khu du lịch cấp tình Đền Đầm - Đền Đô - sông Tiêu Tương

14

- Đồ án quy hoạch khu du lịch cấp tỉnh Phật Tích

15

- Đồ án quy hoạch khu du lịch cấp tỉnh khu du lịch lễ hội và tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho

16

- Đồ án quy hoạch khu du lịch cấp tỉnh « Miền Quan Họ » khu vực làng Diềm - khu Hòa Long.

17

- Đồ án quy hoạch khu du lịch cấp tỉnh Bãi Nguyệt Bàn - Tam Phủ

18

Đề án quy hoạch tổng thể các công trình, kiến trúc biểu tượng văn hóa, nghệ thuật và du lịch tỉnh Bắc Ninh

2025

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

5

Sở Tài nguyên và Môi trường

19

Đề án phát triển hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sông Cầu, sông Đuống

2024

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

20

Kế hoạch sử dụng đất cho phát triển du lịch đến 2030

2023

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

6

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

21

Dự án hạ tầng Du lịch:

2023-2025

UBND tỉnh, BTV Tỉnh ủy

- Nâng cấp và cảnh quan tuyến đê giao thông kế nối các điểm du lịch làng Tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp

22

- Nâng cấp và cảnh quan tuyến đê giao thông kế nối các điểm du lịch Núi Thiên Thai - Lệ Chi Viên - Chùa Đại Bi - Cao Lỗ Vương

23

- Nâng cấp và cảnh quan tuyến đê giao thông kế nối các điểm du lịch Lý Thường Kiệt - Đền Xà

24

- Nâng cấp và cảnh quan tuyến đê giao thông kết nối các điểm du lịch nối làng Diềm với đền Bà Chúa Kho

25

Chương trình phát triển hệ sinh thái và rừng đặc dụng, rừng cảnh quan tại các di tích văn hóa, lịch sử tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

7

Sở Thông tin và Truyền thông

26

Đề án phát triển cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ngành du lịch

2023

UBND tỉnh

8

Sở Giáo dục và đào tạo

27

Chương trình ngoại khóa văn hóa - du lịch đến năm 2030

2023

UBND tỉnh

9

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

28

Cơ chế khuyến khích lao động du lịch tay nghề giỏi

2023

UBND tỉnh

HĐND Tỉnh

10

UBND TP Bắc Ninh

29

Đề án chợ ẩm thực đêm gắn với tuyến phố đi bộ cuối tuần

2023

UBND tỉnh

11

Đề nghị Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh BN

30

Chương trình giáo dục cộng đồng về di sản và ứng xử du lịch

2023

UBND tỉnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 406/QĐ-UBND ngày 19/09/2022 phê duyệt Đề án “Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.134.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!