UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
32/2012/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày
23 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO
“TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TỈNH BẾN TRE” GIAI ĐOẠN 2012-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10
tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn
văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” và
tương đương;
Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02
tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18
tháng 01 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hoá”, “Đơn vị
đạt chuẩn văn hoá”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 232/TTr-SVHTTDL ngày 17 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2012-2015.
Điều 2. Điều khoản thi
hành
1. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số
2236/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre
ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể
từ ngày ký ban hành./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hiếu
|
QUY CHẾ
CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TỈNH BẾN TRE” GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quy trình,
điều kiện hồ sơ công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2012-2015.
2. Các danh hiệu và đối tượng được công nhận
danh hiệu trong Quy chế này bao gồm:
a) Danh hiệu “Gia đình văn hoá” để công nhận những
hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn có đăng ký và thực hiện
đạt 03 tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” theo quy định.
b) Danh hiệu “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn hoá”; để
công nhận những ấp, khu phố có đăng ký và thực hiện đạt 05 tiêu chuẩn “Ấp văn
hoá”; “Khu phố văn hoá” theo quy định.
c) Danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”,
“Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị” để công nhận các xã, phường, thị trấn
có đăng ký và thực hiện đạt 05 tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”;
06 tiêu chuẩn “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị” theo quy định.
d) Danh hiệu “Huyện đạt chuẩn văn hoá”, “Thành
phố đạt chuẩn văn hoá” để công nhận các huyện, thành phố có đăng ký và được Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án xây dựng “Huyện, thành phố đạt chuẩn văn hoá”
đã thực hiện đạt những nội dung tiêu chí đề án đề ra.
đ) Danh hiệu “Đơn vị văn hoá” bao gồm các đơn vị
cụ thể như:
- “Cơ quan đạt chuẩn văn hoá” để công nhận trụ sở
của các cơ quan: Đảng, chính quyền, các ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, đoàn thể, công an, quân sự, bệnh viện (bao gồm trụ sở chính và các chi
nhánh, bộ phận trực thuộc nhưng có trụ sở độc lập) có đăng ký và thực hiện đạt
03 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá” để công nhận
các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công ty, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch
và cơ sở lưu trú du lịch có đăng ký và thực hiện đạt 04 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Trường học đạt chuẩn văn hoá” để công nhận
các loại hình trường học, dạy nghề, kể cả các cấp học có đăng ký và thực hiện đạt
05 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Nơi công cộng đạt chuẩn văn hoá” để công nhận
bến xe, bến phà, công viên có đăng ký và thực hiện đạt 06 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn hoá” để công nhận
cơ sở thờ tự của các tôn giáo và các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian, khu
di tích và đền thờ có đăng ký và thực hiện đạt 07 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Chợ đạt chuẩn văn hoá”, “Siêu thị đạt chuẩn
văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” để công nhận các chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại có đăng ký và thực hiện đạt 06 tiêu chuẩn theo quy định.
- “Quầy hàng văn minh” để công nhận các quầy
hàng có đăng ký và thực hiện đạt 05 tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 2. Thẩm quyền quyết định
và công nhận các danh hiệu
1. Danh hiệu “Gia đình văn hoá” do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và cấp bằng công nhận.
2. Danh hiệu “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn hoá” do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quyết định và cấp bằng công nhận.
3. Danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định và cấp bằng công nhận.
4. Danh hiệu “Phường, thị trấn văn hoá văn minh
đô thị” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quyết định và cấp bằng
công nhận.
5. Danh hiệu “Huyện đạt chuẩn văn hoá”, “Thành
phố đạt chuẩn văn hoá” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và cấp bằng
công nhận.
6. Danh hiệu “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá” gồm: “Cơ
quan đạt chuẩn văn hoá”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”, “Trường học đạt chuẩn
văn hoá”, “Nơi công cộng đạt chuẩn văn hoá” và “Cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn
hoá”.
a) Danh hiệu “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá”, “Cơ
quan đạt chuẩn văn hoá”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”, “Nơi công cộng đạt
chuẩn văn hoá”, “Cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn hoá”, “Trường học đạt chuẩn văn
hoá” nếu có đủ 02 điều kiện như:
Đủ tư cách pháp nhân và có tổ chức Công đoàn cơ
sở, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh quyết định và cấp bằng công nhận.
b) Danh hiệu “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá”, “Cơ
quan đạt chuẩn văn hoá”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”, “Nơi công cộng đạt
chuẩn văn hoá”, “Cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn hoá” nếu chưa đủ 02 điều kiện như
tư cách pháp nhân và tổ chức Công đoàn cơ sở, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
thành phố quyết định cấp bằng công nhận.
7. Danh hiệu “Chợ đạt chuẩn văn hoá, “Siêu thị đạt
chuẩn văn hoá” và “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” do Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện, thành phố quyết định cấp bằng công nhận. Danh hiệu “Quầy hàng
văn minh” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và cấp bằng
công nhận.
Điều 3. Việc cấp bằng và rút
bằng các danh hiệu
1. Việc công nhận các danh hiệu và rút bằng các
danh hiệu phải đảm bảo thực hiện công khai, dân chủ và đúng tiêu chuẩn, được
Ban Chỉ đạo “Xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hoá” (sau đây gọi là Ban Chỉ
đạo) cấp có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định và đề nghị công nhận hoặc rút bằng.
2. Các danh hiệu đã được công nhận nếu vi phạm một
trong những nội dung, tiêu chí hoặc sa sút nghiêm trọng sẽ bị rút bằng công nhận.
Cấp nào quyết định cấp bằng công nhận thì cấp đó quyết định rút bằng công nhận.
Chương II
TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH,
ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
Mục 1. DANH HIỆU “GIA ĐÌNH
VĂN HOÁ”
Điều 4. Tiêu chuẩn “Gia đình
văn hoá”
1. Gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào
thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân,
không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước cộng đồng.
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, vệ sinh môi trường, nếp sống văn hoá nơi công cộng và có trách nhiệm bảo vệ
các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan môi trường của địa phương, tích cực tham
gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá và nông thôn mới ở khu dân cư.
c) Không sử dụng, lưu hành các văn hoá phẩm thuộc
loại cấm hoặc chưa được phép của ngành chức năng; không mắc các tệ nạn xã hội;
không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội.
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi
đua, các cuộc sinh hoạt, hội họp của cộng đồng.
2. Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp
đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau
tiến bộ; không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới,
vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khoẻ, dạy
con ngoan.
b) Gia đình nền nếp; ông, bà, cha mẹ gương mẫu;
con cháu thảo hiền, giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu có chọn lọc
các giá trị văn hoá mới về gia đình; trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến
trường theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ; nhà
có ảnh Bác Hồ, khuyến khích làm cột cờ bằng ống tuýp sắt, hàng rào, nhà tắm, hố
xí hợp vệ sinh và sử dụng nước máy hoặc nước được lắng phèn, khử trùng; mọi người
trong gia đình phải biết giữ gìn sức khoẻ, có nếp sống lành mạnh, thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao.
d) Có tình làng nghĩa xóm, tích cực tham gia các
hoạt động như: Xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương trợ giúp đỡ nhau
trong lao động, sản xuất và khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh đạt
năng suất cao và công tác, học tập đạt chất lượng hiệu quả tốt:
a) Đời sống gia đình được bảo đảm, có mức tiêu
dùng hợp lý, có ý thức tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của gia đình.
b) Các thành viên trong gia đình đều phải tích cực
tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập.
Điều 5. Quy trình xây dựng
và điều kiện, hồ sơ công nhận “Gia đình văn hoá”
1. Quy trình xây dựng “Gia đình văn hoá”:
a) Ban vận động ấp, khu phố tiến hành triển khai
03 tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá”, phát động hộ gia đình đăng ký xây dựng “Gia
đình văn hoá” tham gia sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản định kỳ và được bình xét
chấm cờ thi đua hàng tháng.
b) Hàng tháng, Tổ nhân dân tự quản họp sinh hoạt,
phải giữ tốt chế độ chấm cờ thi đua xây dựng gia đình văn hoá. Những hộ gia
đình đạt 03 tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” được chấm cờ đỏ liên tục 12 tháng thì
Tổ nhân dân tự quản xét, lập danh sách và báo cáo về Ban vận động ấp, khu phố đề
nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và cấp bằng công
nhận. Số hộ còn lại, Tổ nhân dân tự quản tiếp tục vận động, tạo điều kiện để phấn
đấu tốt hơn.
c) Tổ nhân dân tự quản thông báo quyết định công
nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá” vào lần họp gần nhất của Tổ nhân dân tự quản,
ghi “Sổ vàng Gia đình văn hoá” của tổ. Đồng thời, danh sách này phải được công
bố toàn ấp, khu phố nhân ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
2. Điều kiện công nhận “Gia đình văn hoá”:
a) Hộ gia đình có đăng ký chấm cờ thi đua xây dựng
gia đình văn hoá.
b) Hộ gia đình tham gia sinh hoạt Tổ nhân dân tự
quản hàng tháng và được chấm cờ thi đua đạt cờ đỏ liên tục trong 12 tháng.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận “Gia đình văn hoá”, gồm
có:
a) Biên bản họp bình xét của Tổ nhân dân tự quản
kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận danh hiệu “Gia đình
văn hoá” (phải có từ 75% số tổ viên tham dự trở lên đồng ý mới lập danh sách đề
nghị).
b) Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở Tổ nhân
dân tự quản, Ban vận động ấp, khu phố lập danh sách các hộ đạt chuẩn, đề nghị
Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn (Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tổng
hợp và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra quyết định công nhận danh hiệu
“Gia đình văn hoá”.
Mục 2. DANH HIỆU “ẤP VĂN
HOÁ”, “KHU PHỐ VĂN HOÁ”
Điều 6. Tiêu chuẩn “Ấp văn
hoá”
1. Kinh tế phát triển bền vững, đời sống nhân
dân ổn định:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người
nghèo”:
- Không còn hộ đói, người ăn xin và trẻ em lang
thang cơ nhỡ (là người dân trong ấp).
- Tỷ lệ hộ nghèo không cao hơn mức bình quân chung
của tỉnh (khu vực nông thôn) và hàng năm đều được kéo giảm.
- Đảm bảo có trên 95% người lao động có việc làm
ổn định.
- Trên 85% hộ gia đình có đời sống kinh tế được
đảm bảo và hàng năm đều tăng lên.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức
bình quân chung của tỉnh (khu vực nông thôn).
b) Về nhà ở:
- Trên 80% hộ gia đình có nhà kiên cố và bán
kiên cố (đạt 04 cứng: Nền cứng, cột cứng, vách cứng và mái cứng).
- Không còn nhà tạm, dột nát, siêu vẹo.
- Trên 97% hộ gia đình có điện sử dụng.
c) Ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển nghề
truyền thống:
- Có trên 80% số hộ làm nông nghiệp được tuyên
truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học kỹ thuật cụ thể và có hiệu quả.
- Khôi phục, giữ vững và phát triển nghề truyền
thống, tiến tới xây dựng làng nghề bền vững, hiệu quả.
- Trên 70% hộ gia đình tham gia các hình thức hợp
tác và liên kết sản xuất phát triển kinh tế.
d) Phong trào xây dựng nông thôn mới:
- Có trên 80% hộ gia đình tham gia cuộc vận động
và đóng góp sức người, sức của để xây dựng nông thôn mới.
- Có trên 90% con đường trong xóm, ấp được bê
tông hoá. Tuyến đường từ xã đến ấp, liên ấp xây dựng theo chuẩn nông thôn mới.
2. Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh,
phong phú:
a) Thiết chế văn hoá ấp (từng bước xây dựng theo
quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):
- Ấp có trụ sở làm việc; đảm bảo có quy hoạch
nhà văn hoá - khu thể thao theo đúng quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
có sức chứa 100 chỗ ngồi trở lên, đảm bảo đủ ghế ngồi và phương tiện sinh hoạt hội
họp, học tập cho nhân dân; khu thể thao phải có sân bóng chuyền và các sân tập
luyện thể thao khác như: Cầu lông, bóng bàn.
- Có phòng làm việc cho cán bộ ấp khoảng 20m2,
có đủ bàn, ghế và phương tiện làm việc.
- Có trên 95% hộ gia đình có điều kiện làm hàng
rào phải làm hàng rào; khuyến khích hàng rào cây xanh và mỗi hộ có cột cờ đúng
quy cách; trong đó khuyến khích sử dụng cột cờ bằng ống tuýp sắt; có cụm panô
và cổng chào của ấp và bảng Tổ nhân dân tự quản.
b) Hoạt động tụ điểm văn hoá gia đình:
- Duy trì sinh hoạt các tụ điểm văn hoá gia
đình, phát triển các nhóm sở thích. Mở rộng nhiều loại hình hoạt động văn hoá -
văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí.
- Mỗi tụ điểm có ít nhất là 07 nhóm sở thích và
từng bước nâng lên thành câu lạc bộ.
- Đảm bảo thu hút trên 50% số người dân tham gia
hoạt động trong các nhóm sở thích văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, vui
chơi giải trí thiết thực và hiệu quả.
c) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội:
- Có trên 90% hộ gia đình thực hiện tốt các quy
định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Không có hành vi truyền bá và hành nghề mê
tín.
d) Kiềm chế, kéo giảm tệ nạn xã hội và số người
mắc các tệ nạn trong cộng đồng hàng năm:
- Không có người sử dụng và lưu hành, phát tán
văn hoá phẩm độc hại.
- Kiềm chế, kéo giảm các vụ tệ nạn xã hội như: Cờ
bạc, đá gà, số đề, trộm cắp.
- Kiềm chế, kéo giảm các vụ quấy rối, quậy phá,
đánh nhau, gây mất an ninh trật tự.
- Không có hoặc giảm các vụ về ma tuý, mại dâm.
- Không có các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng
xảy ra.
đ) Xây dựng các danh hiệu văn hoá:
- Trên 90% công dân từ 16 tuổi trở lên được vận
động và đăng ký thực hiện “Người tốt việc tốt”.
- Trên 96% số hộ gia đình được công nhận và giữ
vững danh hiệu gia đình văn hoá.
- Trên 98% đơn vị đóng trên địa bàn ấp đạt “Đơn
vị văn hoá”.
e) Các danh hiệu lồng ghép:
- Trên 98% người lớn đạt danh hiệu “Người lớn
gương mẫu”, trẻ em đạt danh hiệu “Trẻ em chăm ngoan”.
- Trên 31% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình thể
thao” và hàng năm đều tăng.
- Có trên 80% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình sức
khoẻ” và giữ vững danh hiệu “Ấp sức khoẻ”.
- Danh hiệu “Gia đình hiếu học” hàng năm đều
tăng.
- Hàng năm ấp đều đăng ký và đạt danh hiệu “Đơn
vị an toàn về an ninh trật tự”.
f) Xây dựng xã hội học tập:
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến
trường (100% trẻ em 6 tuổi vào lớp một, 5 tuổi vào lớp mẫu giáo).
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học
cơ sở, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
- Hưởng ứng tốt phong trào “Khuyến học”, “Khuyến
tài” tại cộng đồng.
h) Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng:
- Không có hành vi gây truyền dịch bệnh cho người,
cho gia súc, gia cầm trong cộng đồng dân cư.
- Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 0,5% đến
1,5% so với năm trước.
- 100% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ.
i) Thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
- Có cộng tác viên dân số của ấp.
- 100% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được
quản lý và hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tỷ lệ các cặp vợ
chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (CPR) hàng năm đều tăng.
- Tỷ lệ sinh con thứ ba không vượt quá 3% trên tổng
số ca sinh.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn
hoá dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng.
- Giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp:
a) Vệ sinh môi trường thông thoáng:
- Có tổ chức các hoạt động thu gom và xử lý rác thải
hàng ngày.
- Định kỳ, mỗi tháng tổ chức một ngày tổng vệ
sinh chung trong toàn ấp.
- Tất cả các hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi, cơ sở
sản suất, kinh doanh, chợ, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn phải
giữ gìn vệ sinh, môi trường, đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đúng theo quy định
của ngành tài nguyên và môi trường.
b) Môi trường sinh thái:
- Thường xuyên nhắc nhỡ mọi người có ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái, vận động nhân dân xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống
cấp, thoát nước, cải tạo ao tù, nước đọng.
- Xây dựng mô hình “vườn xanh - sạch - đẹp và hiệu
quả”, trồng nhiều cây xanh phân tán.
- Các con đường trong ấp đều cao ráo, thông
thoáng, sạch đẹp và trồng nhiều hàng rào cây xanh, cây phân tán dọc theo hai
bên đường.
c) Hộ gia đình phải có đủ 03 công trình hợp vệ
sinh:
- Trên 90% hộ sử dụng nước sạch.
- Trên 95% hộ gia đình sử dụng muối Iốt.
- 100% hộ gia đình có nhà tắm kín đáo.
- Trên 95% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt
chuẩn theo quy định của ngành y tế; trên 75% hộ sử dụng cầu tự hoại (cầu tiêu -
nhà tắm chung).
d) Từng bước xây dựng các công trình công cộng
theo quy hoạch:
- Xây dựng đường, cảnh quan thông thoáng xanh -
sạch - đẹp.
- Nhà ở xây dựng theo hướng quy hoạch mới “khu
dân cư”.
- Nhà văn hoá, khu thể thao được xây dựng theo
quy hoạch tại trung tâm ấp, khu phố.
4. Xây dựng nếp sống: “Sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật”:
a) Nâng cao ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa
phương:
- Bảo đảm có trên 90% số hộ gia đình được tuyên
truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, cũng như các quy định của địa phương.
- Mỗi gia đình đều chấp hành nghiêm những quy định
về an toàn điện, an toàn trong sản xuất, an toàn cháy nổ, an toàn giao thông,
an toàn vệ sinh, thực phẩm.
b) Hoạt động hoà giải:
- Trên 75% những mâu thuẫn, bất hoà trong nhân
dân đều được tổ chức hoà giải tại cộng đồng.
- Bảo đảm nội dung hoà giải hợp tình, hợp lý và
không trái với quy định của pháp luật.
c) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở:
- Các hoạt động ở cơ sở phải đảm bảo theo phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
- Kịp thời phản ảnh những đề xuất, kiến nghị của
nhân dân, những bức xúc ở cộng đồng lên cấp trên để giải quyết.
- Không để mâu thuẫn kéo dài, khiếu kiện đông
người, vượt cấp trái quy định của pháp luật.
d) Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân:
- Tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu
dân cư tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử và
cán bộ ở địa phương.
- Tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia xây dựng
chi bộ Đảng đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” và xây dựng chính quyền, Mặt
trận đạt vững mạnh.
- Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp xây dựng
các đoàn thể trong hệ thống chính trị đạt danh hiệu vững mạnh trở lên.
- Trực tiếp đóng góp Ban vận động ấp, khu phố và
Tổ nhân dân tự quản tại cộng đồng một cách có hiệu quả.
5. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp
đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn:
- Chăm sóc các gia đình chính sách, người có
công với nước, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân chung của tỉnh.
- Đặc biệt, tạo điều kiện giúp đỡ đối với gia
đình liệt sỹ, gia đình thương binh, bệnh binh; gia đình nghèo, gia đình có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
b) Tổ chức tham gia tốt các hoạt động nhân đạo,
từ thiện:
- Hưởng ứng tốt việc giúp đỡ đồng bào bị thiên
tai, dịch bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Tham gia tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
giúp đỡ những người già cô đơn, người tàn tật, những người bất hạnh không nơi
nương tựa; trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc da cam.
c) Giúp nhau làm kinh tế gia đình cải thiện cuộc
sống:
- Phát huy phong trào giúp nhau làm kinh tế gia
đình, xoá đói, giảm nghèo. Mở rộng các dịch vụ, sản xuất, chế biến, gia công giải
quyết lao động nhàn rỗi tại nhà.
- Giúp nhau cây giống, con giống, vốn, phương tiện
và công cụ sản xuất, nhằm giải quyết tốt lao động tại chỗ.
Điều 7. Tiêu chuẩn “Khu phố
văn hoá”
1. Khu phố văn hoá phải đạt 100% tiêu chuẩn của
“Ấp văn hoá”.
2. “Khu phố văn hoá” phải đạt một số tiêu chí
cao hơn “Ấp văn hoá” như:
a) Trên 90% hộ có đời sống kinh tế ổn định và
phát triển, tỷ lệ hộ nghèo dưới mức bình quân của tỉnh.
b) Trên 90% hộ có nhà kiên cố, không còn nhà dột
nát.
c) Có 80% hộ gia đình đóng góp xây dựng cơ sở vật
chất, hạ tầng, kinh tế - xã hội ở cộng đồng.
d) Có trên 98% hộ gia đình sử dụng nước máy hoặc
nước sạch.
đ) Có trên 95% hộ gia đình sử dụng muối Iốt.
e) Có trên 98% hộ gia đình được công nhận “Gia
đình văn hoá”.
f) Trên 90% hộ gia đình có hố xí tự hoại.
g) Đảm bảo tổ chức thu gom và xử lý rác thải, chất
thải.
h) Có 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy
đủ các loại vắc xin.
i) Có 100% cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đạt
chuẩn “Đơn vị văn hoá”.
j) Có 100% hộ có cột cờ đúng quy cách, trong đó
có trên 95% hộ có cột cờ bằng ống tuýp sắt; các khu phố đều có cụm panô và cổng
chào, cổng hẻm, bảng Tổ nhân dân tự quản.
k) 100% các tuyến đường, lộ hẻm trong khu phố đều
được nhựa hoá, bê tông hoá.
l) Đảm bảo hệ thống thoát nước; các tuyến đường,
ngõ hẻm, những nơi nguy hiểm phải có hệ thống đèn chiếu sáng.
m) Bó láng vỉa hè và trồng cây xanh phân tán
trên các tuyến đường của khu phố.
n) Chi bộ, chính quyền, Ban công tác Mặt trận,
đoàn thể, công an, quân sự đều được xếp loại vững mạnh.
Điều 8. Quy trình xây dựng
và điều kiện, hồ sơ công nhận “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn hoá”
1. Quy trình xây dựng “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn
hoá”:
a) Sau khi được công nhận “Ấp văn hoá”, “Khu phố
văn hoá” trước đây, Ban vận động ấp, khu phố có kế hoạch bổ sung xây dựng ấp,
khu phố văn hoá theo hướng dẫn mới, đăng ký với Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn
và triển khai thực hiện.
b) Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn có chương
trình kiểm tra cụ thể, đối chiếu với các tiêu chuẩn “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn
hoá”, nếu đạt chuẩn thì hướng dẫn Ban vận động ấp, khu phố viết báo cáo kết quả
thực hiện và Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn đề nghị Ban Chỉ đạo huyện, thành
phố kiểm tra, thẩm định.
c) Ban Chỉ đạo huyện, thành phố tổ chức kiểm
tra, thẩm định; nếu đạt chuẩn danh hiệu “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn hoá” thì đề
nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quyết định công nhận.
2. Điều kiện công nhận “Ấp văn hoá”, “Khu phố
văn hoá”:
a) Đạt các tiêu chuẩn “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn
hoá” trong Quy chế này.
b) Thời gian đăng ký đến khi được kiểm tra, công
nhận từ 6 tháng trở lên.
c) Được Ban Chỉ đạo huyện, thành phố kiểm tra,
thẩm định và đánh giá đạt “Ấp văn hoá” hoặc “Khu phố văn hoá”.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận “Ấp văn hoá”, “Khu phố
văn hoá”:
a) Báo cáo kết quả xây dựng đạt tiêu chí “Ấp văn
hoá”, “Khu phố văn hoá” theo tiêu chí và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn.
b) Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo huyện,
thành phố.
c) Tờ trình của Ban Chỉ đạo huyện, thành phố
(Phòng Văn hoá và Thông tin) đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
quyết định và cấp bằng công nhận.
Mục 3. DANH HIỆU “XÃ ĐẠT CHUẨN
VĂN HOÁ NÔNG THÔN MỚI”, “PHƯỜNG, THỊ TRẤN VĂN HOÁ VĂN MINH ĐÔ THỊ”
Điều 9. Tiêu chuẩn “Xã đạt
chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị”
1. Tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”:
a) Chăm lo phát triển kinh tế:
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người
nghèo”, góp phần giảm hộ nghèo trong xã xuống dưới mức bình quân chung của tỉnh
(khu vực nông thôn).
- Có trên 85% hộ gia đình có nhà kiên cố và bán
kiên cố, không còn nhà tạm bợ.
- Có trên 80% hộ gia đình sản xuất nông nghiệp
được tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Có trên 70% hộ gia đình tham gia các hình thức
hợp tác hoặc liên kết phát triển kinh tế.
- Có nhiều hình thức hoạt động phát triển sản xuất
kinh doanh, thu hút lao động, tạo nhiều việc làm, ổn định cho người dân.
- Mức thu nhập bình quân của xã bằng 1,3 lần mức
thu nhập bình quân của tỉnh (khu vực nông thôn).
- Các tuyến đường đến trung tâm xã, trung tâm ấp;
đường liên xã, liên ấp được xây dựng theo chuẩn nông thôn mới. Các đường liên
xóm, liên tổ phải được bê tông hoá từ 90% trở lên, không còn đường bụi và lầy.
- Có trên 98% hộ gia đình có điện sử dụng thường
xuyên, an toàn từ các nguồn.
b) Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn
hoá, ấp, khu phố văn hoá:
- Trên 96% gia đình được công nhận “Gia đình văn
hoá”.
- Có 100% ấp, khu phố được công nhận và giữ vững
danh hiệu “Ấp văn hoá”, “Khu phố văn hoá”.
- Trên 80% hộ gia đình cải tạo vườn tạp, xây dựng
mô hình “vườn xanh - sạch
- đẹp và hiệu quả”, không để đất hoang, khuôn
viên nhà ở thông thoáng, cao ráo.
- Trên 20% hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng
cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hoá và thương mại - dịch vụ nông
thôn.
- Có 100% ấp - khu phố văn hoá vận động nhân dân
tham gia đóng góp xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hoá,
xã hội ở cộng đồng.
c) Xây dựng thiết chế và phong trào văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao cơ sở:
- Nhà văn hoá, thể thao xã có đầy đủ cơ sở vật
chất, trang thiết bị; ổn định về tổ chức; hoạt động thường xuyên, hiệu quả; đạt
chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Có định hướng quy hoạch nhà văn hoá - khu thể
thao ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- 100% ấp, khu phố duy trì được tụ điểm văn hoá
gia đình và phong trào sinh hoạt câu lạc bộ; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể
dục - thể thao quần chúng. Hàng năm, xã tổ chức tốt các cuộc liên hoan văn nghệ
quần chúng và thi đấu các môn thể thao.
- Mỗi xã hoặc liên xã đều có quy hoạch nghĩa
trang.
- Di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên
nhiên được bảo vệ; thuần phong mỹ tục, giữ gìn các hình thức sinh hoạt văn hoá,
văn nghệ, thể dục - thể thao truyền thống được bảo tồn.
d) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội góp
phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:
- Không để xảy ra hoạt động các mục tiêu, công
trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng; các hoạt động chống đối Đảng, chống
chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; các hoạt động tuyên truyền,
phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự.
- Không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp
trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài.
- Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi
phạm pháp luật khác với năm trước; không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên).
- Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so
với năm trước; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tại nạn lao động
nghiêm trọng.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo
trong mọi hoạt động ở cộng đồng dân cư đều thực hiện phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng”; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong đóng góp xây dựng hệ thống chính trị. Hàng năm, hệ thống chính trị được
đánh giá từ khá trở lên.
đ) Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn
hoá nông thôn:
- Có trên 80% hộ gia đình thực hiện tốt các quy
định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo các quy định
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh
nơi công cộng, trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng; không có tệ nạn xã hội phát
sinh, giảm mạnh các tệ nạn xã hội hiện có.
- Khu vực công cộng (chợ, bến xe, trường học, trạm
xá,…) phải có nhà vệ sinh, dụng cụ thu gom rác, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng
nước và có hệ thống thoát nước thải thông thoáng, không gây ứ đọng.
- 100% ấp, khu phố có tổ chức làm vệ sinh, thường
xuyên quét dọn, thu gom rác thải đến nơi quy định. Tổ chức tốt việc thu, gom và
xử lý rác thải, chất thải theo quy định về vệ sinh môi trường; quản lý nghĩa
trang theo quy hoạch.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả các phong trào
lồng ghép trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” như:
Phòng, chống tội phạm; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, an toàn giao thông; đền
ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và các phong trào văn hoá - xã hội khác ở nông
thôn.
e) Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương:
- Trên 90% người dân được phổ biến và nghiêm chỉnh
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các quy định của địa phương.
- Có 80% hộ gia đình nông dân tham gia đóng góp
thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; tham gia đóng góp xây dựng hạ tầng
kinh tế - xã hội - môi trường, đóng góp tiền của, công sức xây dựng xã nông thôn
mới.
- 100% ấp, khu phố xây dựng và thực hiện hiệu quả
quy ước cộng đồng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của các
tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc xây dựng quê hương, xây dựng cộng
đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người, trái pháp luật.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, thông
tin, thể thao và du lịch được xây dựng theo quy hoạch và hoạt động đúng pháp luật;
không tàng trữ và lưu hành văn hoá phẩm có nội dung độc hại.
2. Tiêu chuẩn “Phường, thị trấn văn hoá văn minh
đô thị”:
a) Xây dựng phường, thị trấn theo quy hoạch đô
thị:
- Phường, thị trấn phải được quy hoạch tổng thể
và chi tiết theo hướng đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các cơ sở hạ tầng kinh tế được xây dựng đảm bảo
đáp ứng yêu cầu phát triển và phục vụ đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân
dân theo quy hoạch.
- Trên 95% đường và ngõ hẻm được nhựa hoá và bê
tông hoá.
- Trên 90% hộ gia đình có nhà kiên cố và bán
kiên cố, không còn nhà tạm bợ, dột nát.
- Trên 93% số hộ gia đình có đời sống kinh tế đảm
bảo.
- Kéo giảm hộ nghèo còn dưới mức bình quân chung
của tỉnh.
- Không còn hộ đói, không còn người lang thang
ăn xin, trẻ em cơ nhỡ (nhất là người địa phương).
- Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ hoạt động có hiệu quả, lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ trên
50%.
b) Nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, tổ nhân
dân tự quản và khu phố văn hoá:
- 98% hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn
hoá”.
- Đảm bảo có trên 96% tổ nhân dân tự quản đạt vững
mạnh.
- Hàng năm thực hiện các tiêu chí của ấp, khu phố
văn hoá đều tăng.
c) Xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan môi trường,
văn hoá đô thị:
- Mọi người có nếp sống văn minh, lịch sự, ứng xử
hoà nhã, ngôn phong trong sáng, tôn trọng mọi người; giữ gìn thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
- Có trên 95% hộ gia đình thực hiện tốt nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Trên 98% hộ gia đình có điện sử dụng.
- Trên 95% hộ có hố xí tự hoại, giảm dần cầu
tiêu ao cá.
- Có trên 95% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch.
- 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến
trường.
- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đều đạt
và vượt chỉ tiêu ngành y tế đề ra.
- 100% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đều được
quản lý và hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Số người sinh
con thứ 03 không quá 03% trong tổng số sinh.
- Có tổ chức thu gom và xử lý rác hàng ngày đảm
bảo vệ sinh.
- Đường phố, ngõ hẻm nội thị thông thoáng xanh -
sạch - đẹp; có bó láng vỉa hè, đèn chiếu sáng, hệ thống thoát nước theo hướng
văn minh đô thị.
d) Phát triển phong trào văn hoá - văn nghệ, thể
dục - thể thao cơ sở:
- Giữ vững và nâng cao chất lượng các tụ điểm
văn hoá gia đình, mở rộng các loại hình sinh hoạt, tổ chức thêm nhiều nhóm sở
thích trong hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí
của quần chúng nhân dân.
- Tận dụng khai thác và quan tâm xây dựng các
thiết chế văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao hiện có trên địa bàn.
- Thực hiện tốt việc xã hội hoá các hoạt động
văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao.
đ) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội góp
phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:
- Hàng năm kéo giảm số vụ vi phạm an ninh trật tự
- an toàn xã hội, số vụ bạo lực gia đình, số người vi phạm về ma tuý - mại dâm,
không để phát sinh mới và không để xảy ra trọng án.
- Bảo đảm an toàn lao động, an toàn điện, an
toàn về cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo
trong mọi hoạt động ở cộng đồng dân cư đều thực hiện phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng”; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong đóng góp xây dựng hệ thống chính trị. Hàng năm, hệ thống chính trị được
đánh giá từ khá trở lên.
e) Xây dựng nếp sống lao động, học tập, làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật”:
- Mọi cá nhân, tập thể ở địa phương luôn nâng
cao ý thức, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức cho mọi người, nhằm thực hiện tốt các chủ trương của địa phương và Quy ước
của cộng đồng.
- Hàng năm, không để xảy ra vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trên địa bàn; nhất là khiếu kiện đông người trái pháp luật.
Điều 10. Quy trình xây dựng
và điều kiện, hồ sơ công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị
trấn văn hoá văn minh đô thị”
1. Quy trình xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hoá nông
thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị”:
a) Ban Chỉ đạo huyện, thành phố tổ chức lễ phát
động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn
văn hoá văn minh đô thị”.
b) Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn đăng ký xây
dựng và có kế hoạch triển khai thực hiện “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”,
“Phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá văn minh đô thị” với Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, thành phố.
c) Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn tự kiểm tra,
nếu đạt thì gửi báo cáo kết quả “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường,
thị trấn đạt chuẩn văn hoá văn minh đô thị” đến Ban Chỉ đạo huyện, thành phố đề
nghị kiểm tra.
d) Ban Chỉ đạo huyện, thành phố kiểm tra đánh
giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường,
thị trấn đạt chuẩn văn hoá văn minh đô thị” (có biên bản kiểm tra) và đề nghị
Ban Chỉ đạo huyện, thành phố kiểm tra, thẩm định kết quả; nếu đạt thì đề nghị
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố công nhận.
2. Điều kiện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá
nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá văn minh đô thị”:
a) Các xã, phường, thị trấn đạt các tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
b) Được Ban Chỉ đạo huyện, thành phố kiểm tra,
thẩm định và có kết luận “Xã đạt chuẩn xã văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị
trấn đạt chuẩn văn hoá văn minh đô thị”.
c) Thời gian đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn
hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị” từ 02 năm trở
lên (công nhận lần đầu); 05 năm trở lên (công nhận lại).
3. Hồ sơ công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông
thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị”:
a) Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn
hoá nông thôn mới”,
“Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị” có biểu
mẫu thống kê so sánh với 02 năm hoặc 05 năm trước đây của Trưởng Ban Chỉ đạo
xã, phường, thị trấn.
- Thời gian báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);
05 năm (công nhận lại).
b) Biên bản kiểm tra, thẩm định kết quả xây dựng
“Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn minh đô thị”.
c) Công văn đề nghị của Ban Chỉ đạo huyện, thành
phố trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố ra quyết định và cấp bằng
công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, “Phường, thị trấn văn hoá văn
minh đô thị”.
Mục 4. DANH HIỆU “HUYỆN ĐẠT
CHUẨN VĂN HOÁ”, THÀNH PHỐ ĐẠT CHUẨN VĂN HOÁ”
Điều 11. Tiêu chuẩn “Huyện
đạt chuẩn văn hoá”, “Thành phố đạt chuẩn văn hoá”
1. Đề án xây dựng “Huyện đạt chuẩn văn hoá”,
“Thành phố đạt chuẩn văn hoá” phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện đạt các tiêu chuẩn và chỉ
tiêu đã nêu trong đề án được duyệt; những tiêu chuẩn và chỉ tiêu không đạt phải
được Hội đồng kiểm tra, thẩm định.
Điều 12. Quy trình và điều
kiện, hồ sơ công nhận “Huyện đạt chuẩn văn hoá”, “Thành phố đạt chuẩn văn hoá”
1. Quy trình xây dựng “Huyện đạt chuẩn văn hoá”,
“Thành phố đạt chuẩn văn hoá”:
a) Căn cứ vào kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện,
thành phố, Ban Chỉ đạo huyện, thành phố và Ban Chỉ đạo thực hiện đề án tổ chức
lễ phát động và triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và có sơ kết
đánh giá kết quả thực hiện hàng năm.
b) Sau khi đạt các tiêu chí đề án xây dựng “Huyện
đạt chuẩn văn hoá”, “Thành phố đạt chuẩn văn hoá”, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
thành phố đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh tổng kiểm tra, thẩm định (tỉnh lập Hội đồng
kiểm tra, thẩm định).
c) Qua kết quả tổng kiểm tra thẩm định, nếu đạt
thì Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) trình Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và cấp bằng công nhận.
2. Điều kiện công nhận “Huyện đạt chuẩn văn
hoá”, “Thành phố đạt chuẩn văn hoá”:
a) Có nghị quyết của Huyện uỷ, Thành uỷ, Hội đồng
nhân dân huyện, thành phố và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đề án của Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố 05 năm và hàng năm.
b) 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá
theo Quyết định số 2236/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010.
c) Thời gian đăng ký triển khai thực hiện từ 03
năm trở lên.
d) Kết quả thực hiện đề án được Ban Chỉ đạo tỉnh
(Hội đồng kiểm tra thẩm định) đánh giá tốt.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận “Huyện đạt chuẩn văn
hoá”, “Thành phố đạt chuẩn văn hoá”:
- Hồ sơ đề nghị công nhận huyện, thành phố văn
hoá tương tự như hồ sơ đề nghị xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá nhưng với
quy mô và nội dung cấp huyện, thành phố.
Mục 5. DANH HIỆU “ĐƠN VỊ VĂN
HOÁ”
Điều 13. Tiêu chuẩn “Cơ
quan đạt chuẩn văn hoá”
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực,
hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch hàng năm của cơ quan.
b) Trên 80% cán bộ, công chức, viên chức thường
xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ.
c) Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; cơ quan tổ chức tốt phong
trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
d) Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ
công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm
được áp dụng vào thực tiễn.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn
hoá công sở:
a) Trên 95% cán bộ, công chức, viên chức không
vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, trong việc cưới, việc tang
và lễ hội; thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, số còn lại không có trường hợp
vi phạm nghiêm trọng.
b) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng,
tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các
hành vi mê tín.
c) Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nền nếp; thực hiện
tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; quy ước nếp sống văn
hoá nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.
d) 100% cán bộ, công chức không hút thuốc lá
trong phòng làm việc; không uống rượu, bia trong giờ làm việc (không say rượu,
bia khi làm việc); trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh - sạch - đẹp - an
toàn; bày trí khuôn viên công sở theo đúng quy định.
3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% cán bộ, công chức nắm vững, chấp hành
nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các quy định của địa phương.
b) Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ
hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn về an ninh trật tự; không có khiếu
kiện vượt cấp, trái pháp luật.
c) Thực hiện tốt cải cách hành chính; quản lý và
sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để
xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Điều 14. Tiêu chuẩn “Doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hoá”
1. Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước
phát triển:
a) Hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh
doanh hàng năm.
b) Thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp có uy
tín trên thị trường.
c) Cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí gián tiếp; phân công lao động hợp
lý.
d) 90% công nhân trở lên thường xuyên được tập
huấn, nâng cao tay nghề; lao động có kỷ luật, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
2. Thực hiện nếp sống văn minh xây dựng môi trường
văn hoá doanh nghiệp:
a) Có quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ giữa người
lao động và người sử dụng lao động.
b) Xây dựng và thực hiện tốt nội quy lao động; đảm
bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ.
c) 80% trở lên người sử dụng lao động và người
lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội.
d) Không mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng,
tàng trữ, lưu hành các sản phẩm văn hoá độc hại; đảm bảo trật tự, an ninh, an
toàn xã hội; số còn lại không có trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
đ) Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường;
hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn theo quy định pháp luật;
khuôn viên doanh nghiệp xanh - sạch - đẹp.
e) Không hút thuốc lá trong phòng làm việc;
không uống rượu, bia trong giờ làm việc (không say rượu, bia khi làm việc).
3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần
của người lao động:
a) 80% trở lên công nhân có việc làm thường
xuyên, thu nhập ổn định.
b) Tạo thuận lợi cho công nhân về nơi làm việc,
nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh hoạt đoàn thể; hỗ trợ công nhân lúc khó khăn, hoạn
nạn.
c) Có cơ sở vật chất hoạt động văn hoá, thể thao
cho công nhân; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,
tham quan du lịch và vui chơi giải trí cho công nhân lao động.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) 100% người sử dụng lao động và công nhân lao
động được phổ biến chính sách, pháp luật về các lĩnh vực có liên quan.
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; tích
cực tham gia cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Nhân đạo, từ thiện” và các
cuộc vận động xã hội khác.
c) Thực hiện nghiêm mọi chế độ, chính sách, quyền
lợi hợp pháp của công dân theo các quy định của pháp luật.
d) Sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh
theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Tiêu chuẩn “Trường
học đạt chuẩn văn hoá”
1. Thực hiện dạy tốt - học tốt đạt hiệu quả cao,
nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh và sinh viên học tập,
nghiên cứu nâng cao chất lượng đảm bảo việc dạy tốt và học tốt.
2. Quan hệ tốt giữa thầy - trò, giáo viên và phụ
huynh; trường học và địa phương, đoàn kết nội bộ. Cơ sở Đảng, đoàn thể đạt tiêu
chuẩn trong sạch vững mạnh.
3. Xây dựng môi trường cảnh quan “xanh - sạch -
đẹp - an toàn”; trường lớp khang trang; bảo quản tốt tài sản, cơ sở vật chất của
nhà trường; thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
4. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, xây dựng
và phát triển phong trào thể dục - thể thao tại nhà trường.
5. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế, quy ước nếp sống văn
hoá của nhà trường. Chấp hành và thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học
thêm của tỉnh và ngành giáo dục - đào tạo đề ra.
Điều 16. Tiêu chuẩn “Nơi
công cộng đạt chuẩn văn hoá”
1. Cán bộ, công nhân viên ở nơi công cộng phải
phục vụ hành khách, khách hàng tận tình, chu đáo, lịch sự đúng chức trách của
mình.
2. Mọi người ở nơi công cộng phải tuyệt đối chấp
hành nội quy, quy định do đơn vị chủ quản đề ra. Tại những nơi công cộng đều phải
có bảng nội quy, quy định cụ thể nơi dễ thấy; không để tình trạng hút thuốc xảy
ra nơi công cộng và các hành vi, lời nói kém văn hoá.
3. Mọi người đến nơi công cộng phải tôn trọng ý
thức cộng đồng, ứng xử lịch thiệp, nói năng hoà nhã, tránh gây tranh cãi ồn ào
mất trật tự.
4. Nơi công cộng phải có những biện pháp cụ thể,
phù hợp để giữ gìn trật tự, an toàn vệ sinh đảm bảo cảnh quan môi trường xanh -
sạch - đẹp.
5. Nơi công cộng phải có đủ phương tiện phòng,
chống cháy nổ, an toàn điện.
6. Đơn vị quản lý nơi công cộng phải có kế hoạch
phòng, chống các loại tệ nạn xã hội, không để tệ nạn xã hội tồn tại gây diễn biến
phức tạp.
Điều 17. Tiêu chuẩn “Cơ sở
thờ tự đạt chuẩn hoá”
1. Đối với quý vị chức sắc, chức việc và những
người có trách nhiệm nơi thờ tự:
a) Những vị chức sắc, chức việc và những người
có trách nhiệm quản lý nơi thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, phải nghiêm
túc thực hiện và hướng dẫn mọi người thực hiện tốt những quy định của Nhà nước
về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, thực hiện đúng quy chế
lễ, hội của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
b) Phải hiểu rõ về di tích lịch sử, văn hoá, lịch
sử nơi thờ tự, truyền thuyết, nguồn gốc lễ hội có liên quan để hướng dẫn khách
tham quan hoặc người đến hành lễ.
- Có sơ đồ khu di tích, có bảng hướng dẫn tham
quan bên trong, cũng như bên ngoài nơi thờ tự.
- Bố trí hợp lý nơi đựng rác, đổ rác, khu vệ
sinh bảo đảm thuận lợi cho khách tham quan và người đến hành lễ.
- Người hướng dẫn và nhân viên tiếp tân nơi thờ
tự hoặc khu di tích, phải đeo bảng tên hoặc phù hiệu.
c) Nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát
huy tác dụng tích cực của nơi thờ tự, khu di tích, trong việc giáo dục ý thức về
cội nguồn và truyền thống văn hoá dân tộc, giữ gìn cảnh quan môi trường xung
quanh “xanh - sạch - đẹp”, có hàng rào, chăm sóc cây cảnh trong khu vực thờ tự,
khu di tích.
d) Không tổ chức hoặc để người khác tổ chức các
hoạt động mê tín trong khu thờ tự như: Bói toán, gọi hồn, lên đồng; trị bệnh
trái khoa học; không mua bán lưu hành các ấn phẩm chưa được phép xuất bản của
Nhà nước; không để các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, lừa đảo, cờ bạc, nghiện
hút, sử dụng các chất ma tuý, tàng trữ mua bán hàng gian, hàng giả trong khu cơ
sở nhà thờ, không có người ăn xin nơi công cộng.
2. Đối với người tham quan và hành lễ:
a) Người tham quan và hành lễ phải chấp hành
nghiêm các nội quy, quy định của chính quyền địa phương và nơi thờ tự; đến nơi
thờ tự phải ăn mặc chỉnh tề, ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người.
b) Phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn
nghiêm nơi thờ tự, đến nơi thờ tự phải thể hiện lòng thành và trật tự. Có ý thức
giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sạch đẹp, không xâm hại đến tài sản của
nơi thờ tự.
c) Không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để hoạt
động mê tín, không uống rượu say, cờ bạc, tham lam, lừa đảo, không làm ách tắc
giao thông và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của mọi người.
Điều 18. Quy trình xây dựng
và điều kiện, hồ sơ công nhận “Đơn vị văn hoá”
1. Quy trình xây dựng “Đơn vị văn hoá”:
a) Tại mỗi cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, trường
học, chợ, cơ sở thờ tự, nơi công cộng đều thành lập Ban vận động xây dựng đời sống
văn hoá, có kế hoạch và triển khai thực hiện trong cán bộ, nhân viên hoặc toàn
thể những thành viên trong đơn vị.
b) Đơn vị đăng ký xây dựng “Đơn vị văn hoá” với
Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn nơi có trụ sở. Đối với nơi thờ tự và tín ngưỡng
dân gian thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn
thành lập Ban vận động và tổ chức thực hiện.
c) Ban vận động tự kiểm tra đánh giá kết quả thực
hiện; nếu thấy đạt thì đề nghị Ban Chỉ đạo cấp trên đến kiểm tra, thẩm định và
đề nghị công nhận.
2. Điều kiện công nhận “Đơn vị văn hoá”:
a) Các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nơi
công cộng, cơ sở thờ tự phải đăng ký xây dựng “Đơn vị văn hoá” với Ban Chỉ đạo
huyện, thành phố ngay từ đầu năm (khi công nhận lần đầu).
b) Thời gian thực hiện ít nhất là 01 năm (năm 12
tháng, năm kế hoạch hoặc năm học).
c) Được Ban Chỉ đạo huyện, thành phố kiểm tra,
thẩm định kết quả đánh giá đạt danh hiệu “Đơn vị văn hoá”.
3. Hồ sơ kiểm tra công nhận “Đơn vị văn hoá”:
a) Kế hoạch xây dựng “Đơn vị văn hoá”;
b) Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí “Đơn vị
văn hoá”;
c) Biên bản kiểm tra, thẩm định của Ban Chỉ đạo
huyện hoặc thành phố;
d) Bản đề nghị của Ban Chỉ đạo huyện hoặc thành
phố: (có 2 trường hợp):
- Trường hợp thứ nhất: Nếu đơn vị có đủ 02 yếu tố:
Có Công đoàn cấp cơ sở và có pháp nhân đầy đủ thì Liên đoàn Lao động huyện hoặc
thành phố lập hồ sơ trình Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh quyết định và cấp bằng
công nhận “Đơn vị văn hoá”.
- Trường hợp thứ hai: Nếu đơn vị đạt “đơn vị văn
hoá” mà chưa đủ 02 yếu tố nêu trên thì Phòng Văn hoá và Thông tin huyện hoặc
thành phố lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định và cấp
bằng công nhận.
Mục 6. DANH HIỆU “CHỢ ĐẠT CHUẨN
VĂN HOÁ”, “TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẠT CHUẨN VĂN HOÁ” VÀ “QUẦY HÀNG VĂN MINH”
Điều 19. Tiêu chuẩn “Chợ đạt
chuẩn văn hoá”, “Siêu thị đạt chuẩn văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn
văn hoá” và “Quầy hàng văn minh”
1. Tiêu chuẩn “Chợ đạt chuẩn văn hoá”, “Siêu thị
đạt chuẩn văn hoá” và “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá”:
a) Phải có nhà lồng; khu vực dành cho người bán
hàng tự sản, tự tiêu; nơi gửi, đậu xe.
b) Phải có hệ thống cấp thoát nước; nhà vệ sinh
công cộng được quản lý và sử dụng tốt.
c) Phải có điểm xử lý rác tập trung và vệ sinh
trong khu vực chợ hàng ngày.
d) Phải có bảng tên chợ, sơ đồ, nội quy chợ được
cấp có thẩm quyền phê duyệt (thực hiện theo nội quy mẫu được hướng dẫn tại Quyết
định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ.
đ) Phải có đèn chiếu sáng ban đêm và các trang
thiết bị cần thiết theo quy định phòng cháy, chữa cháy.
e) Phải có tổ chức quản lý chợ (doanh nghiệp, hợp
tác xã, Ban quản lý, Tổ quản lý).
2. Tiêu chuẩn “Quầy hàng văn minh”:
a) Mọi người trong quầy hàng phải có nếp sống
văn minh, ứng xử hoà nhã trong giao tiếp, lịch sự trong mua bán.
b) Người bán hàng phải chấp hành tốt những quy định
của pháp luật, của địa phương và nội quy chợ.
c) Có ý thức trách nhiệm và thực hiện tốt việc
phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động.
d) Hàng hoá phải được niêm yết giá và bán đúng
giá niêm yết; đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; cam kết không kinh
doanh hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng.
đ) Quầy hàng phải có phương tiện đo lường chuẩn
xác.
Điều 20. Quy trình xây dựng
và điều kiện, hồ sơ công nhận “Chợ đạt chuẩn văn hoá”, “Siêu thị đạt chuẩn văn
hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” và “Quầy hàng văn minh”
1. Quy trình xây dựng “Chợ đạt chuẩn văn hoá”,
“Siêu thị đạt chuẩn văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá”:
a) Thành lập Ban vận động xây dựng chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại văn hoá, do Trưởng Ban quản lý, Tổ quản lý chợ hoặc đại diện
lãnh đạo Hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ làm Trưởng ban và do
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn quyết định thành lập
theo phân cấp quản lý.
b) Ban vận động xây dựng kế hoạch cụ thể và triển
khai thông suốt trong cán bộ, nhân viên và người bán hàng thực hiện.
c) Ban vận động lập bảng đăng ký xây dựng chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại văn hoá kèm theo kế hoạch, quyết định thành lập
Ban vận động gửi Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hoá xã, phường,
thị trấn nơi có chợ, siêu thị, trung tâm thương mại để đăng ký, đồng thời gửi
01 bộ về Sở Công Thương biết để theo dõi.
d) Ban vận động tự khảo sát, kiểm tra đánh giá kết
quả thực hiện theo các tiêu chí quy định có biên bản cụ thể, nếu thấy đạt các
tiêu chí thì có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo huyện, thành phố đến kiểm tra và
xem xét quyết định công nhận.
2. Quy trình xây dựng “Quầy hàng văn minh”:
a) Ban vận động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển
khai và vận động người bán hàng trong khu vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
đăng ký xây dựng “Quầy hàng văn minh”.
b) Sau 03 tháng kể từ ngày các thương nhân đăng
ký xây dựng quầy hàng văn minh. Ban vận động tổ chức kiểm tra, chấm điểm và căn
cứ kết quả chấm điểm để xem xét đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký
quyết định công nhận.
c) Định kỳ 6 tháng, Ban vận động tái kiểm tra,
thẩm định lại các tiêu chí nếu quầy hàng nào vi phạm mà phải bị xử lý, thì lập
biên bản đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn rút giấy chứng nhận quầy
hàng văn minh của quầy đó và tái thẩm định công nhận lại khi xét thấy các quầy
đó có khắc phục và đạt lại tiêu chí theo quy định.
3. Điều kiện công nhận “Chợ đạt chuẩn văn hoá”,
“Siêu thị đạt chuẩn văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” và “Quầy
hàng văn minh”:
a) Các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phải
đăng ký xây dựng danh hiệu văn hoá với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đời
sống văn hoá huyện hoặc thành phố. Có trên 80% quầy hàng đạt “Quầy hàng văn
minh” và đảm bảo thực hiện đạt các tiêu chuẩn của “Chợ đạt chuẩn văn hoá” hoặc
“Siêu thị đạt chuẩn văn hoá” và “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá”.
b) Các quầy hàng phải đăng ký xây dựng “Quầy
hàng văn minh” với Ban vận động xây dựng chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại
văn hoá; thời gian ít nhất là 03 tháng và đảm bảo thực hiện đạt các tiêu chuẩn
của “Quầy hàng văn minh”.
c) Được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đời
sống văn hoá huyện hoặc thành phố; xã, phường, thị trấn kiểm tra, thẩm định kết
quả đánh giá đạt các tiêu chí của các danh hiệu “Chợ đạt chuẩn văn hoá”, “Siêu
thị đạt chuẩn văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” và “Quầy hàng
văn minh”.
4. Hồ sơ công nhận “Chợ đạt chuẩn văn hoá”,
“Siêu thị đạt chuẩn văn hoá”, “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá” và “Quầy
hàng văn minh”:
a) Hồ sơ công nhận “Chợ đạt chuẩn văn hoá”,
“Siêu thị đạt chuẩn văn hoá” và “Trung tâm thương mại đạt chuẩn văn hoá”.
- Bản đăng ký thực hiện xây dựng chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại văn hoá (kèm theo Quyết định thành lập Ban vận động).
- Bản kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng,
siêu thị, trung tâm văn hoá.
- Biên bản kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện
công tác vận động xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại văn hoá.
- Biên bản kiểm tra và kết luận của Ban Chỉ đạo.
- Bản đề nghị của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới và đời sống văn hoá huyện, thành phố gửi Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
xem xét và quyết định công nhận.
b) Hồ sơ công nhận “Quầy hàng văn minh”:
- Bản đề nghị của Ban vận động gửi Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn xem xét quyết định công nhận các quầy hàng văn minh.
- Kế hoạch, biên bản kiểm tra, bảng chấm điểm và
danh sách các quầy hàng đạt các tiêu chí quầy hàng văn minh.
- Bản báo cáo kết quả công tác vận động xây dựng
quầy hàng văn minh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Điều khoản thi
hành
1. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đời sống
văn hoá tỉnh, huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn và Ban vận động ở ấp, khu
phố phải thực hiện thật tốt những quy định trong Quy chế này; đồng thời, phải
có kế hoạch củng cố nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hoá sau khi được công
nhận.
2. Những cá nhân và tổ chức vi phạm những tiêu
chuẩn danh hiệu văn hoá đã được công nhận mà không khắc phục sửa chữa, thì sẽ bị
rút bằng và Quyết định công nhận. Sau 01 năm, nếu khắc phục tốt khuyết điểm sẽ
được xem xét công nhận lại. Việc rút bằng và Quyết định công nhận hay cấp lại đều
phải do Ban Chỉ đạo của cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Ban Chỉ đạo các cấp có trách nhiệm phổ biến
và chỉ đạo thực hiện Quy chế này đến tận cơ sở, khu dân cư, Tổ nhân dân tự quản
và hộ gia đình.
4. Thành viên của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện, thành
phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện theo hệ thống ngành của
mình đến tận xã, phường, thị trấn; ấp, khu phố, chi, tổ hội, đoàn viên, hội
viên.
5. Các ngành sau đây phải hướng dẫn theo ngành dọc
đến tận cơ sở ấp, khu phố, Tổ nhân dân tự quản, cơ quan đơn vị trong việc phối
hợp vận động thực hiện và công nhận theo tiêu chí ngành, làm cơ sở cho việc
công nhận các danh hiệu lồng ghép như:
a) Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo
hướng dẫn xây dựng và công nhận danh hiệu “Người lớn gương mẫu”, “Trẻ em chăm
ngoan”.
b) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo hướng
dẫn xây dựng và công nhận danh hiệu “Gia đình thể thao” và danh hiệu “Người tốt
việc tốt”.
c) Sở Y tế chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và công nhận
danh hiệu “Gia đình sức khoẻ”, “Ấp sức khoẻ”.
d) Hội Khuyến học chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và
công nhận danh hiệu “Gia đình hiếu học” và “Họ tộc hiếu học”.
đ) Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp
với Công an tỉnh chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và công nhận danh hiệu “Tổ nhân dân
tự quản vững mạnh”.
e) Công an tỉnh chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và
công nhận “Địa bàn an toàn về an ninh trận tự” và “Đơn vị an toàn về an ninh trật
tự”.
f) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo
hướng dẫn xây dựng và công nhận danh hiệu “Xã - phường - thị trấn lành mạnh
không có tệ nạn ma tuý, mại dâm”.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng
mắc, đề nghị phản ánh về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tổng hợp trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế này./.