Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 210/QĐ-TTg 2015 Phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam 2020 2030

Số hiệu: 210/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Tăng đầu tư cho hoạt động văn hóa đối ngoại

Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 210/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Nhằm nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, Thủ tướng đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm như:

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia.

- Tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

- Thành lập một số Trung tâm Văn hóa ở một số địa bàn trọng điểm trên thế giới.

- Thiết lập đội ngũ Tham tán văn hóa, Tùy viên Văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống Trung tâm Văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 08/02/2015.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b). TB.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

CHIẾN LƯỢC

VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay với xu thế chủ đạo là hòa bình, hợp tác cùng phát triển, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng, là động lực của sự phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đòi hỏi phải chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu thêm văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Văn hóa đối ngoại được xác định là tổng thể các hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, khu vực cộng đồng này với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú và lan tỏa giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích cực cho các loại hình đối ngoại khác (chính trị, kinh tế...) để quốc gia tăng cường hợp tác, phát triển. Văn hóa đối ngoại được thực hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong những năm qua, hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam cơ bản bám sát, phục vụ tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần phát huy sức mạnh đối ngoại toàn diện của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động văn hóa đối ngoại chưa thực sự được điều phối một cách tập trung trên phạm vi cả nước, chưa có một chiến lược tổng thể để phát huy tối đa những giá trị văn hóa của Việt Nam trên trường quốc tế và chủ động tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

I. TÌNH HÌNH VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI THỜI GIAN QUA

1. Thành tựu

Đề cương Văn hóa của Đảng ra đời năm 1943 đã coi văn hóa là một mặt trận cùng với kinh tế và chính trị. Trong giai đoạn 1945 - 1975, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động triển khai các hoạt động văn hóa, tuyên truyền đối ngoại, nhằm nêu cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, góp phần quan trọng vào việc từng bước phá vỡ vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, phục vụ công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau khi đất nước thống nhất và gần ba mươi năm thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ 1998 đến nay, hoạt động văn hóa đối ngoại đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, thể hiện sự lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Cùng với việc mở rộng quan hệ đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hàng loạt hoạt động văn hóa đối ngoại với quy mô khác nhau đã được tổ chức ở khắp các châu lục. Nhiều Ngày/Tuần/Tháng văn hóa Việt Nam, lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tuần phim, triển lãm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, hội thảo, xúc tiến, quảng bá du lịch... đã được tổ chức ở nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới. Hoạt động văn hóa đối ngoại được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đối ngoại nhân dân, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài tổ chức gây được tiếng vang, để lại những dấu ấn tích cực trong lòng bè bạn quốc tế.

Cùng với các hoạt động được tổ chức ở nước ngoài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành, địa phương, các Đại sứ quán các nước tại Việt Nam phối hợp tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa quốc tế tại Việt Nam, từng bước tạo ra một diện mạo văn hóa đương đại đa dạng. Việt Nam đã từng bước tiếp nhận những giá trị văn hóa và phương thức thể hiện hiện đại của thế giới, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa dân tộc.

Các hoạt động văn hóa đối ngoại thực sự là một kênh hiệu quả góp phần vào thành công chung trong các hoạt động đối ngoại, từng bước nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới; đồng thời, tạo điều kiện để công chúng ở nước ngoài, đặc biệt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa nghệ thuật tiêu biểu từ trong nước, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong gia đình, trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc.

2. Hạn chế

Trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với cộng đồng thế giới, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng so với yêu cầu của công cuộc hội nhập và sự nghiệp phát triển đất nước, các hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát huy vai trò trách nhiệm các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu biết về văn hóa đối ngoại và tiến hành công tác văn hóa đối ngoại còn nhiều hạn chế.

Việc giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số lượng các chương trình Việt Nam chủ động tổ chức hàng năm ở nước ngoài còn hạn chế do ngân sách eo hẹp. Việc tổ chức hoạt động ở các địa bàn xa xôi về mặt địa lý rất khó khăn. Nhiều đoàn nghệ thuật, đoàn triển lãm... được cử đi nước ngoài phải hạn chế số người để tiết kiệm kinh phí đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các chương trình.

Các chương trình có chất lượng cao, đặc sắc chưa nhiều. Nội dung các hoạt động văn hóa đối ngoại còn thiếu tính sáng tạo, đơn điệu, trùng lặp, chưa khai thác hết tiềm năng kho tàng văn hóa Việt Nam, chưa giới thiệu được sự phát triển của nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, cần nhìn nhận một thực tế Việt Nam chưa có các sản phẩm văn hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sự liên kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đối ngoại nhân dân, các tổ chức nghệ thuật, các nghệ sỹ tự do và các doanh nghiệp trong công tác văn hóa đối ngoại còn yếu. Do đó, có ít chương trình quảng bá văn hóa đối ngoại quy mô lớn tại nước ngoài.

Công tác truyền thông về văn hóa đối ngoại chưa được quan tâm thích đáng, do đó, chưa nhân rộng được ảnh hưởng và sức lan tỏa của các hoạt động văn hóa đối ngoại trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay.

3. Nguyên nhân của những hạn chế

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đánh giá đúng vai trò của văn hóa và văn hóa đối ngoại đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều thiếu sót, trước hết từ khâu nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa và văn hóa đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Chưa có một chiến lược văn hóa đối ngoại định hướng cho việc giao lưu, hợp tác quốc tế văn hóa, xây dựng hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời kỳ mới.

Chưa có một cơ chế điều phối ở cấp quốc gia về các hoạt động văn hóa đối ngoại trong cả nước. Do đó, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa trong nước và ngoài nước (các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài), giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại còn thiếu tính chủ động và chưa hiệu quả.

Các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn non trẻ, các doanh nghiệp văn hóa có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo ra được những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại ở các Bộ, ngành, địa phương không đồng đều về trình độ, khả năng ngoại ngữ cũng như sự am hiểu về văn hóa, luật pháp và phong tục, tập quán quốc tế. Công tác nghiên cứu, định hướng hoạt động văn hóa đối ngoại còn yếu.

Về tổng thể, mức độ đầu tư cho ngành văn hóa trong tổng chi ngân sách tương đối thấp so với các lĩnh vực khác. Các nguồn vốn xã hội hóa và nguồn vốn nước ngoài cho lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là công tác văn hóa đối ngoại, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể so với các lĩnh vực khác. Chưa có các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động văn hóa đối ngoại.

II. BỐI CẢNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

a) Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, xu thế hòa bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung. Trong đó, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới. Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, quá trình “toàn cầu hóa” diễn ra sôi động với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự bùng nổ của các ngành công nghiệp sáng tạo.

Hiện nay, “sức mạnh mềm”,“quyền lực mềm” đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới. Cũng vì vậy, việc gia tăng “sức mạnh mềm” đang được nhiều nước coi là trọng điểm trong chiến lược phát triển quốc gia. “Sức mạnh mềm” được thể hiện ở sức hấp dẫn, lan tỏa từ các giá trị văn hóa của quốc gia đó.

Do đó, văn hóa ngày càng được coi trọng, gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là động lực, là nhân tố tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo đang là xu thế của nền kinh tế thế giới và là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước trong thời đại kinh tế tri thức.

Mặt khác, với những đặc thù riêng của văn hóa, các quốc gia ngày càng đề cao bản sắc văn hóa dân tộc, coi trọng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa; đồng thời chọn lọc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại. Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa là một lĩnh vực dễ bị tác động, trong đó bản sắc văn hóa và văn hóa truyền thống dễ bị tác động hơn cả. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ làm phong phú cho văn hóa đất nước, thúc đẩy văn hóa-xã hội phát triển.

b) Bối cảnh trong nước

Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thế và lực mới để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Vị thế Việt Nam ngày càng được củng cố và khẳng định trên trường quốc tế là tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ ngày càng được mở rộng.

Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác văn hóa đối ngoại. Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 xác định việc “Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đã xác định nhiệm vụ phải xây dựng Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đặc biệt sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển, bền vững đất nước đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong việc chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.

Cùng với chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những thành tựu phát triển văn hóa trong nước và các kết quả đạt được từ hoạt động văn hóa đối ngoại trong thời gian qua là cơ sở để đẩy mạnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

2. Cơ hội và thách thức

a) Cơ hội

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn về văn hóa đối ngoại. Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - từ lối sống, nếp sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn và hiện đại. Giới nghệ sỹ và những người làm sáng tạo nghệ thuật có cơ hội được cọ xát, giao lưu, tạo nguồn cảm hứng từ những giá trị văn hóa bên ngoài, làm giàu có thêm các sản phẩm sáng tạo.

Văn hóa Việt Nam cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để giới thiệu với quốc tế bằng các phương cách và hình thức khác nhau.

b) Thách thức

Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng giao lưu văn hóa và mở rộng ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Bên cạnh những mặt tích cực, xu hướng này đã, đang và sẽ làm cho đời sống văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc biến đổi nhanh chóng, tạo áp lực rất lớn đối với việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Tính chất đa dạng phong phú của các nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hóa “đồng dạng”, tạo ra sự đồng nhất, nghèo nàn về văn hóa.

Bên cạnh thách thức về việc mất bản sắc và bị “lai căng”, văn hóa Việt Nam còn đứng trước nguy cơ “tụt hậu” trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, đánh mất thị trường tiêu thụ và bỏ lỡ cơ hội tạo dựng “sức mạnh mềm” từ các giá trị văn hóa.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Quan điểm:

Thứ nhất, văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ hai, văn hóa đối ngoại Việt Nam là nền văn hóa đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng.

Thứ ba, phát triển văn hóa đối ngoại Việt Nam là sự nghiệp toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia.

Thứ tư, phát triển văn hóa đối ngoại phải đồng bộ, toàn diện, gắn liền với các nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, đồng thời phải dựa trên cơ sở phát triển văn hóa trong nước, gắn bó chặt chẽ với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

b) Mục tiêu cụ thể

- Quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa ra các thị trường nước ngoài, góp phần đưa thương hiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, quảng bá văn hóa quốc gia.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

Đến năm 2020:

- Xây dựng và vận hành cơ chế điều phối quốc gia về văn hóa đối ngoại.

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thông phù hợp với từng địa bàn. Cụ thể là các Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các Lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch tại nước ngoài, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế lớn như EXPO, Biennale, các Liên hoan phim nổi tiếng...

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia.

- Tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Thành lập một số Trung tâm Văn hóa ở một số địa bàn trọng điểm trên thế giới và xây dựng trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

- Thiết lập đội ngũ Tham tán văn hóa, Tùy viên Văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống Trung tâm Văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.

- Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước; có các chính sách nhằm gắn kết cộng đồng, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác văn hóa đối ngoại. Hợp tác với các nước để đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật; đào tạo cán bộ chuyên môn trình độ cao.

- Xây dựng và phát triển một số Liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương hiệu tại Việt Nam, tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam được tiếp cận với các nền văn hóa, nghệ thuật đa dạng của thế giới, khẳng định năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín đất nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, du lịch tại Việt Nam. Phối hợp triển khai các Tuần Văn hóa, những sự kiện văn hóa lớn của các nước tại Việt Nam.

- Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, đặc biệt là giao lưu biên giới

Trong giai đoạn đến năm 2020, các nhiệm vụ này sẽ được ưu tiên triển khai tại các địa bàn trọng điểm như: Nhóm địa bàn có quan hệ truyền thống lâu đời và gần gũi về địa lý như Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia và các nước khác thuộc khối ASEAN trong đó ưu tiên việc xây dựng và phát huy cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN; các nước đối tác chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ. Duy trì và chuẩn bị tăng cường, mở rộng các hoạt động tại các địa bàn Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi.

Tầm nhìn đến năm 2030:

- Đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức văn hóa quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các cơ quan văn hóa trong khu vực và trên thế giới, hướng đến triển khai các chương trình hợp tác thực chất, hiệu quả.

Giai đoạn từ năm 2030 sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ở các địa bàn trên và tăng cường các hoạt động ở các khu vực Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi và những địa bàn có khoảng cách địa lý xa.

- Văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa thế giới và cộng đồng quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam phát triển, định vị văn hóa và sáng tạo như những thành tố then chốt của các thành phố lớn, để các thành phố này có thể trở thành các trung tâm về kinh tế sáng tạo ở châu Á.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về chính sách

- Hoàn thiện các chính sách nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân, toàn hệ thống chính trị về công tác văn hóa đối ngoại để toàn dân, toàn hệ thống chính trị nhận thức toàn diện, đúng đắn và tích cực về việc thực hiện văn hóa đối ngoại.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, tài trợ cho công tác giao lưu, hợp tác về văn hóa nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ Việt Nam..

- Xây dựng và cụ thể hóa chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa đối ngoại và những chính sách ưu tiên về thuế.

- Xây dựng hệ thống chính sách tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có sáng tác về Việt Nam.

- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực dài hạn, ngắn hạn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Từng bước hình thành thị trường quốc tế cho các loại hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực văn hóa, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm văn hóa đối ngoại

- Sản xuất những tác phẩm điện ảnh xuất sắc, chất lượng cao tham gia các liên hoan phim quốc tế quan trọng.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các triển lãm giới thiệu mỹ thuật Việt Nam có chất lượng nghệ thuật cao ra thế giới. Tuyển chọn các bộ sưu tập hội họa, các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam trưng bày ở các nước, kết hợp tổ chức hội thảo giới thiệu về mỹ thuật truyền thống và đương đại Việt Nam.

- Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, chất lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức trong nước, vừa giới thiệu hiệu quả nghệ thuật Việt Nam ra quốc tế.

- Khuyến khích đồng sản xuất, hợp tác sản xuất với các đối tác nước ngoài trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, múa.v.v.

- Trao đổi các trưng bày bảo tàng với các bảo tàng uy tín của các nước trên thế giới để giới thiệu kho tàng di sản văn hóa, lịch sử và nền văn hiến lâu đời của Việt Nam.

- Sáng tạo, đổi mới việc tổ chức Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp tổ chức các sự kiện, chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật có lồng ghép với các chương trình giới thiệu về ẩm thực Việt Nam, quảng bá hợp tác về đầu tư, thương mại, du lịch, thể thao... ở quy mô quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy công tác truyền thông quốc tế, giới thiệu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

- Tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật vùng biên giới, và giao lưu với các dân tộc thiểu số của các nước trong khu vực và thế giới nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh và hiệu quả của đối ngoại nhân dân.

3. Giải pháp về quảng bá, truyền thông

- Xây dựng các danh hiệu Đại sứ văn hóa, Đại sứ Du lịch của Việt Nam tại các địa bàn trên thế giới.

- Đa dạng hóa các sản phẩm, hình thức truyền thông ra quốc tế bằng tiếng nước ngoài (ưu tiên các tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Lào, Căm-pu-chia...): Sản xuất các ấn phẩm sách báo, báo điện tử, các cơ quan truyền thông lớn của Việt Nam có chuyên trang bằng tiếng nước ngoài; xây dựng chương trình truyền hình đối ngoại giới thiệu văn hóa nghệ thuật Việt Nam, sản xuất băng đĩa, phim ảnh... có phụ đề bằng tiếng nước ngoài; xây dựng thư viện trên mạng bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, áp dụng các loại hình truyền thông mới như mạng xã hội... để vươn tới phục vụ đông đảo cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

- Phát huy mạng lưới thông tin đối ngoại của các cơ quan truyền thông chính thống để phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam bằng tất cả các loại hình thông tin; tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của hệ thống văn phòng đại diện ở nước ngoài của các cơ quan thông tấn báo chí để phối hợp tổ chức và thông tin về các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

- Có phương thức truyền thông hiệu quả khi tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại tại nước ngoài, thu hút sự tham gia của các hãng truyền thông uy tín tại địa bàn nước sở tại và các hãng truyền thông lớn trong khu vực và trên thế giới.

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại nhân dân ở cấp độ doanh nghiệp và các đoàn thể để tranh thủ quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam tới đông đảo công chúng trên thế giới.

- Tăng cường về phạm vi, mức độ, quy mô và chất lượng các hoạt động quảng bá văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tới cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài từ những sự kiện đã và đang thực hiện như Ngày Văn hóa Việt Nam, Tuần Văn hóa Việt Nam, Lễ hội Văn hóa - Du lịch... với các chương trình đa dạng và có trọng điểm.

- Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của thế giới như EXPO, các triển lãm mỹ thuật thế giới, Liên hoan phim quốc tế...

4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Tăng cường giáo dục về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp tiêu biểu, đã qua sàng lọc, lựa chọn góp phần đưa các giá trị đó vào đời sống, trong ứng xử, văn học, báo chí, phim ảnh, đào tạo... và trong các chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế với nước ngoài....

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác văn hóa đối ngoại. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kiến thức về văn hóa và văn hóa đối ngoại cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan đại diện của Việt Nam, các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Thông tấn chính thức của Việt Nam ở nước ngoài cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và văn hóa đối ngoại trong nước.

- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ Tham tán Văn hóa, Tùy viên văn hóa tại nước ngoài.

- Tranh thủ các hoạt động hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động văn hóa đối ngoại.

5. Giải pháp về tổ chức

- Xây dựng một cơ chế điều phối quốc gia về văn hóa đối ngoại, trong đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữ vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, văn nghệ sỹ và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia và các hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài.

- Phát triển hệ thống các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới. Các Trung tâm là “ngôi nhà chung” để quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước con người Việt Nam, kết nối cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

Cụ thể như sau: Năm 2015:

+ Hoàn thiện việc xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào.

+ Hoàn thiện việc cải tạo Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.

Từ năm 2015 đến 2020:

Xây dựng các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Căm-pu-chia, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Từ năm 2020 - 2030: Tiếp tục phát triển mô hình các Trung tâm Văn hóa tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới theo yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

6. Giải pháp về nguồn lực tài chính

- Nhà nước tăng đầu tư ngân sách cho các hoạt động văn hóa đối ngoại, để chủ động triển khai các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, chương trình phục vụ các sự kiện có ý nghĩa chính trị ngoại giao của Nhà nước ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các doanh nghiệp và nghệ sỹ tự do tham gia vào các hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm đa dạng hóa các nguồn lực vật chất cho các hoạt động.

7. Giải pháp đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

- Phát huy tài năng, tâm huyết của lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của đất nước.

- Quan tâm, tạo điều kiện để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng lưu học sinh được tiếp nhận thông tin và sản phẩm văn hóa lành mạnh từ trong nước; đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam xa Tổ quốc.

- Triển khai Chương trình dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch văn hóa đối ngoại hàng năm có sự gắn kết, bổ trợ với Kế hoạch thông tin đối ngoại và Kế hoạch ngoại giao văn hóa; chỉ đạo hoạt động của các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa Việt Nam tại nước ngoài theo kế hoạch dài hạn và hàng năm. Hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chiến lược này.

2. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị liên quan phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại; chủ trì phối hợp triển khai hệ thống Tham tán văn hóa, Tùy viên văn hóa tại các cơ quan đại diện và Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan bố trí kinh phí xây dựng các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo ngân sách hàng năm cho các hoạt động văn hóa đối ngoại, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho hoạt động văn hóa đối ngoại.

4. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao xác định biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hóa đối ngoại ở Việt Nam và ở các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển và quản lý việc xuất bản, phổ biến ra nước ngoài những ấn phẩm quảng bá văn hóa và hình ảnh Việt Nam, phối hợp triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền về văn hóa đối ngoại.

6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan xây dựng những chương trình, sản phẩm truyền thông, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam phát sóng ở nước ngoài và tiến hành hợp tác, trao đổi để phát triển các kênh/phương tiện truyền thông quốc tế.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức đối ngoại nhân dân theo chức năng và nhiệm vụ Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trong phạm vi thẩm quyền; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ văn hóa đối ngoại phạm vi toàn quốc và quốc tế.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch văn hóa đối ngoại hàng năm phù hợp với Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ. Hàng năm, có báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Chiến lược tại Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Cấp phê duyệt

Thời gian phê duyệt/thực hiện

I

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ CÔNG TÁC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

 

 

 

 

 

1

Xây dựng quy chế liên ngành triển khai công tác văn hóa đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND các tỉnh, thành trong cả nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương và địa phương

 

Thủ tướng Chính phủ

2015

2

Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Bộ, ngành liên quan

Các Đề án, chương trình

 

2015 - 2020

II

QUẢNG BÁ, TRUYỀN THÔNG

 

 

 

 

 

1

Hàng năm, tổ chức các đợt tập huấn tuyên truyền và phổ biến về vai trò và vị trí của văn hóa đối ngoại tới các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan trung ương, các địa phương, các doanh nghiệp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, địa phương

Các lớp tập huấn theo từng địa bàn

 

2015 - 2020

2

Xây dựng Đề án giới thiệu danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam với cộng đồng quốc tế

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông

Đề án

Thủ tướng Chính phủ

2016

3

Tiếp tục thực hiện các chương trình thuộc Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 - 2020

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao

Trang điện tử, chương trình truyền hình, băng đĩa

 

Hàng năm

4

Xây dựng kế hoạch tổ chức Những ngày Văn hóa/Tuần Văn hóa/Tháng văn hóa/Năm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Đề án

 

2015 - 2020

5

Đề án quảng bá và tuyên truyền về các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản tự nhiên của Việt Nam được UNESCO công nhận

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBQG UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các địa phương có di sản

Đề án

 

2016

III

XÂY DỰNG SẢN PHẨM VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

 

 

 

 

 

1

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để phục vụ văn hóa đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

Các tác phẩm điện ảnh chất lượng cao

 

2015 - 2020

2

Tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh Việt Nam tại các nước trong khu vực và thế giới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao

Các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh hàng năm

 

2015 - 2020

3

Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam để giới thiệu ra thế giới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các tỉnh, thành phố

Các chương trình nghệ thuật

 

2015 - 2020

4

Xây dựng Đề án giới thiệu ẩm thực Việt Nam với cộng đồng quốc tế

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao, các địa phương

Đề án

 

2016

IV

XÂY DỰNG TỔ CHỨC

 

 

 

 

 

1

Đề án xây dựng các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ

Các trung tâm văn hóa

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2016 - 2020

2

Hình thành đội ngũ Tham tán văn hóa, Tùy viên văn hóa tại các cơ quan đại diện của ta tại nước ngoài và các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ

Tham tán văn hóa, tùy viên văn hóa

 

2015 - 2020

V

ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

 

 

 

 

 

1

Đề án cấp học bổng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam cho sinh viên nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đề án

 

2015

2

Tăng cường triển khai thực hiện Đề án Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020 (theo Quyết định số 599/TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020 (theo Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đề án

 

2015 - 2020

3

Xây dựng chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Bộ, ngành liên quan

Đề án

 

2015 - 2020

4

Xây dựng Đề án huy động lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển và quảng bá văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam

Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đề án

 

2016

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 210/QD-TTg

Hanoi, February 08, 2015

 

DECISION

APPROVING CULTURAL STRATEGY FOR VIETNAM'S FOREIGN RELATIONS UNTIL 2020 WITH A VISION FOR 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 581/QD-TTg dated May 6, 2009 approving "Strategy for culture development untitl 2020";

Pursuant to the Government’s Resolution No. 31/NQ-CP dated May 13, 2014 promulgating the Government’s Action Program implementing Political Bureau's Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 on international integration;

At the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for the implementation of this Decision. /. 

 

.

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

STRATEGY

CULTURAL STRATEGY FOR VIETNAM’S FOREIGN RELATIONS UNTIL 2020 WITH A VISION FOR 2030
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 210/QD-TTg dated February 8, 2015)

INTRODUCTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Building and developing the culture and people of Vietnam to meet the requirements for sustainable development of the country require the proactive international integration on culture, receipt of quintessence of world culture, enriching national culture, promoting Vietnam’s image, expanding its influence, elevating the nation’s international profile and prestige, enhancing national synergy, contributing to the sustainable development of the country.

culture of foreign relations is determined as all activities of conduct, exchanges and cooperation in culture of a nation with other nations, a community area with other community areas to introduce the quintessence and national cultural values, as well as receipt of quintessence of world cultures, enriching and spreading national cultural values ​​in the international community, active supporting for different types of foreign relations (politics, economy ...) so that the country can strengthen its cooperation and development. Culture of foreign relations is produced by all classes of society, in which the State plays the role of directing, orientating, and support of mechanisms, policies and building national picture messages to achieve the objective of building culture and people of Vietnam with comprehensive development, making culture become important endogenous strength, enhancing national synergy, elevating the nation’s profile and prestige in the international arena, ensuring the sustainable development of the country.

In recent years, cultural activities of foreign relations of Vietnam basically stick to policies and guidelines of communist Party and the State, helping to develop a comprehensive strength in foreign relations of Vietnam in the region and in the world. However, cultural activities of foreign relations has not really been coordinated in a concentrated way on a national scale, there was no overall strategy to maximize the cultural values ​​of Vietnam in the international arena and actively receive the quintessence of human culture, contributing positively to the construction and development of national culture in the process of international integration.

CULTURE FOR FOREIGN RELATIONS IN RECENT YEARS

1. Achievements

The Draft of Culture of communist Party was written in 1943 in which culture is considered as a front along with economy and politics. In the period of 1945 - 1975, the communist Party and State of Vietnam actively implemented cultural activities, external propaganda in order to raise the justice of the resistance of the people of Vietnam, take advantage of the support of revolutionary forces and advanced people in the world, contributing significantly to gradually break the siege of imperialism, serving the struggle for national independence, reunification.

After reunification and almost thirty years of innovation policy implementation, especially in the period from 1998 to now, cultural activities for foreign relations have achieved many notable achievements, demonstrating the growth of both quantity and quality. Along with the expansion of foreign relations in diversification and multilateralisation ways, may cultural activities for foreign relations with different sizes have been organized in all continents. Many Vietnamese Culture Days / Weeks / Months, Culture - Tourism festivals, art shows, film weeks, exhibitions on the image of the country, people, seminars, promotion and advertising travel ... have been held in many regions, many countries around the world. The Ministry of Culture, Sports and Tourism Cultural shall be take charge and cooperate Ministries, sectors, localities, organizations of people's external affairs, Embassies of Vietnam in foreign countries to hold activities for foreign relations producing strong effect, leaving a positive imprint in international friends.

Along with the activities held abroad, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministries, branches, localities, Embassies of other countries lolcated in Vietnam shall cooperate to organize many international events, cultural activities goods in Vietnam, gradually creating a diverse current culture face. Vietnam has gradually receives cultural values ​​and modern methods of the world, enriching and deepening the nation's cultural values.

Cultural activities for foreign relations are the effective channel contributing to the overall success of the external activities, gradually raising the prestige, position, and image of the country and people of Vietnam in the world; at the same time, creating conditions for people abroad, especially Vietnamese community abroad to receive information and typical art cultural products from Vietnam and contributing to preserving and promoting the Vietnamese traditional culture in the family, in life of Vietnamses community living far from Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In recent years, especially since Vietnam has implemented open-door policy, integrated with the world community, though great achievements have been gained, but compared to the requirements of the integration and development of the country, cultural activities for foreign relations in Vietnam have not met the requirements of the new situation.

The propaganda to raise awareness and promote the role and responsibilities of all levels, departments, people’s classes in understanding of culture of foreign relations and conducting of culture of foreign relations are still limited.

 The introduction of Vietnam culture to foreign countries fails to meet the demand for development. The number of programs that Vietnam proactive hold abroad annually is still limited due to tight budget. Organizing activities in geographically remote areas is very difficult. Limiting the number of people in many arts groups, exhibition groups ... that are sent abroad in order to save money has a large effect on the quality of the program.

0}There are not many programs that are special and have high quality. The contents of cultural activities for foreign relations are monotonous, repetitive and lack of creativity without using all potential cultural treasure of Vietnam and introducing the development of Vietnamese modern culture, arts. Besides, we must recognize the fact that Vietnam has no cultural products that are competitive in international market.<

The association and cooperation among Ministries, sectors, localities, organizations of people's external affairs, art organizations, freelance artists, and enterprises in cultural work for foreign relations are still weak. Therefore, there are few large-scale program of cultural promotion of foreign relations abroad.

Communications about culture of foreign relations has not been paid adequate attention, as a result, it does not replicate the influence and spread of cultural activities for foreign relations in the era of digital technology nowadays.

3. Causes of the limitations

Guidelines and policies of communist Party and the State have assessed correctly the role of culture and culture of foreign relations in the cause of industrialization and modernization of the country. However, during the implementation, there are many shortcomings, in incomplete awareness of the role, position, importance of culture and culture of foreign relations in the innovation and development of the country.There is no cultural strategy for foreign relations that will orient the exchange, international cooperation in culture, building the image of the country, people, culture and arts of Vietnam the new period.

There is no coordination mechanism at the national level of cultural activities for foreign relations in the whole country. Therefore, the cooperation among Ministries, sectors, localities and between inside and outside of the country(the representative body of Vietnam abroad, Vietnamese community abroad), between public sector and private sector in organizing cultural activities for foreign relations is still ineffective and lack of initiatives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Human resources working in the field of culture of foreign relations in Ministries, sectors and localities are not equal different in qualifications, foreign language skills, and understanding of culture, law, and international customs.Studying and orienting cultural activities of foreign relations are still weak.<

Generally, the level of investment for the cultural sector in the total expenditure is relatively low compared with that of other sectors. The socialization capital and foreign capital sources spent on culture sector, especially culture of foreign relation are very small compared with those of other sectors. There are no incentive policies for enterprises involved in culture of foreign relations.

II. CONTEXTS, OPPORTUNITIES, AND CHALLENGES

1. International and domestic contexts

a) International context

In the current international context, the trend of peace, stability, independence, cooperation to develop is the common trend in which the trend of globalization and international integration are ongoing strongly and broadly worldwide. Especially in the field of culture, the process of "globalization" is ongoing strongly with the active support of the mass media and the explosion of creative industries.

Currently, the "soft power" is the basic factor to improve national competitiveness as well as to expand the scope of a country's influence in the region and around the world. Therefore, the increase in "soft power" are seen as key in national development strategies by many countries. "Soft power" is expressed in the appeal, spread from the cultural values ​​of the country

Therefore, culture is increasingly valued, associated with the development, it is regarded as a driving force and a factor facilitating sustainable development. Developing cultural industry, creative industry is the trend of the world economy and a priority in development policies of many countries in the era of knowledge economy.

On the other hand, with their own characteristics of culture, countries increasingly promote national cultural identity, respect the preservation and promotion of traditional cultural values, ​​ fight tendencies of cultural assimilation, and selectively receive the quintessence of cultural values ​​of humanity. National cultural identity is a matter of great importance and survival of a nation. In the context of globalization, culture is a vulnerable sector, in which the cultural identity and traditional culture are more vulnerable. Properly handle the relationship between protection of national cultural identity and selective receiving the quintessence of cultural values ​​of humanity shall enrich the culture of the country and promote cultural and social development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The achievements of the renovation have created a new momentum for our country to enter a new development period. Vietnam’s position which is increasingly strengthened in the international arena is a necessary precondition for the industrialization and modernization of the country. Foreign relations of our country with other countries, international organizations and regions are increasingly expanded.

The communist Party and the State of Vietnam have paid a special attention to culture of foreign relation. The cultural development Strategy until 2020 approved by the Prime Minister in 2009 determining the “Promoted, proactive cooperation and international exchanges in culture" is one of the key tasks. The Poliburo’s Resolution No. 31 / NQ-CP dated May 13, 2014 promulgating the Action Program of the Government to implement the Politburo Resolution No. 22-NQ / TW dated April 10, 2013 on international integration has determined the task of formulation of cultural strategy for foreign relations of Vietnam until 2020, with a vision to 2030. In particular, the Resolution of 9th plenum of XIth Party Central Committee (Resolution No. 33- NQ / TW) on development of culture, and people of Vietnam to meet the requirements of sustainable development of the country indicates: "Culture is the spiritual foundation of society, the goal, the motivation for the sustainable development of the country. Culture must be put on a par with economy, politics, and society "and determined its key tasks in international integration on culture, expand cultural cooperation with other countries and diversifying cultural forms of foreign realtions, making international relations bring practical effects; selective receiving the quintessence of the world’s culture, enriching the national culture

Along with the right policies of communist Party and the State, the cultural developments in the country and the results obtained from cultural activities of foreign relations in recent years are the basis for promoting the culture of foreign relations of Vietnam in the new era to meet the requirements for integration and sustainable development.

2. Opportunities and challenges

a) Opportunities

Vietnam is being opened up great opportunities for culture of foreign relations. Thanks to the enhanced international cultural exchange, our people have more favorable conditions to receive the quintessence of human culture - from the dynamic, creative, independent lifestyle, the sense of respecting the law and the spirit of democracy, justice to the literary and artistic value with modern humanities. Artists and creative people who produce art have chances to contact, exchange, and provide inspiration from the cultural values ​​outside, enrich the creative products.

Vietnam has many favorable conditions to introduce its culture to the world under different ways and forms.

b) Challenges

The process of globalization promotes strongly the trend of cultural exchanges and expanding cultural influences among countries, peoples. Besides the positive side, this trend has been, is and will make cultural life, especially the traditional cultural values of the peoples change quickly, creating huge pressure for maintaining the national cultural identity. Rich diversity of cultures is in danger of being replaced by a culture of "uniform", creating impoverished culture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. VIEWPOINTS, OBJECTIVES, AND TASKS

1. Viewpoints:

Firstly, culture of foreign relations is a particularly important part of the national culture, expressing endogenous strength of the nation, having an active role in elevating the profile of country, people, and culture of Vietnam on the international arena, creating favorable conditions for the international integration of the country.

Secondly, Vietnamese culture of foreign relations is a culture of peace, friendship, cooperation, mutual development which is advanced with national identity, uniform in diversity

Thirdly, the development of Vietnamese culture of foreign relations is the career all people, of all political system under the leadership of the communist Party and the management of the State, in which the State plays the role of leading, orientating, supporting in mechanisms, policies, and building national picture message.

Fourthly, the development of culture of foreign relations must be synchronous, comprehensive, associated with the diplomatic task of the country and must be based on the domestic cultural development, to be closely associated with the process of development of culture, and people of Vietnam to meet the requirements for sustainable development of the country.

2. Objectives

Overall objectives

Proactively promote international integration of culture in order to promote the cultural values ​​of Vietnam to the world, receive the quintessence of human culture to build the culture and people of Vietnam and to elevating the nation’s international profile and prestige, contribute to ensuring sustainable development and firm protection of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promote the cultural values ​​of the nation to the world, make the world a better understanding of the country, people, culture of Vietnam, build trust and love for Vietnam, contribute to promote the cooperation in other fields.

- Receive the quintessence of human’s cultural, enrich and deepen the traditional culture value, contribute to building the culture and people of Vietnam in comprehensive development, towards the values of Truth – Goodness and Beauty, being imbued with the national spirit, humanism, democracy and science.

- Develop the cultural industries towards professional and uniform ways, encourage to export cultural products to foreign markets, contribute to introduction of the brand culture of Vietnam to the world, promoting national culture.

3. Main tasks

To 2010:

- Develop and operate the national coordination mechanism for culture of foreign relations.

- Develop types, models, modes of diversified and effective operation of culture of foreign relations in order to introduce the cultural values ​​of Vietnam to the world through art and cultural activities and communications appropriate to each area. To be specific, Vietnamese Culture Days, Vietnamese Cultural Weeks, Culture - Tourism Festivals, activities of promotion and advertising of culture - tourism in foreign countries, increase the presence of Vietnam in the large international art and cultural events such as EXPO, Biennale, famous film festivals ..

- Develop Vietnamese cultural industries, build a national cultural icon and a brand of national cultural products.

- Export Vietnamese culture products and services abroad, build market share for Vietnamese cultural industry in the international market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establish staff of Cultural Counsellor, Cultural Attaché at the diplomatic representative offices of Vietnam in foreign countries and a system of Cultural Centers of Vietnam abroad.

- Support Vietnamese community abroad to receive cultural information and products from Vietnam; adopt policies to create the community cohesion and promote the intelligence, creative talents, contribute to the task of nation-building.

- Promote the training of human resources for the work of culture of foreign relations. Cooperate with other countries for training the cultural and art talents; train highly qualified professionals.

- Develop a number of international art festivals that have brand name in Vietnam, enable Vietnam public to access to the cultural and artistic diversity of the world, assert Vietnam’s capacity of organizing international events, elevating the nation’s profile and prestige.

- Create favorable conditions for countries, international organizations, foreign cultural and tourism institutions to introduce their country, people, culture and tourism in Vietnam. Cooperate to implement the Cultural Weeks, the major cultural events of the countries in Vietnam.

- Attract the resources to support art and cultural development, contribute to the implementation of socializing policies. Organize cultural activities of foreign relations under the form of socilalizing with the participation of organizations and individuals at home and abroad.

- Increase the people exchanges, especially border exchanges

In the period to 2020, these tasks shall be given priority to perform in key areas such as: Areas that have long tradition ties and geographical proximity as China, Laos, Campodia, and other Asian countries, which prioritize the development and promotion of ASEAN society culture community; strategic partners in Asia - Pacific, Europe, North America. Maintain and prepare to strengthen and expand the activities in the areas of South America, the Middle East and Africa.

Vision to 2030:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the period after 2030, continue to promote activities in the above areas and strengthen operations in South America, Middle East, Africa and other regions with far geographical distance.

- Vietnamese Cultural has new contributions that are recognized in the cultural life of the world and the international community.

- Promote the development of Vietnamese cultural industries, determine culture and creativity as key elements of the big cities, so that these cities may become creavtive economic centers in Asia.

IV. SOLUTION

1. Policies

- Complete policies to raise awareness and consciousness of the people and the political system on the culture work of foreign relations so that people and political system can have comprehensive, proper and positive awareness of the implementation of culture of foreign relations.

- Develop mechanisms and policies on finance, funding for the exchanges and cooperation in culture and art of the art unit and artists of Vietnam .

- Develop and concretize socializing policy for cultural activities of foreign cultures and preferential policies on taxes.

- Develop the policy system enabling Vietnamese intellectual artists abroad to compose works of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop and implement strategies to develop cultural industries in Vietnam. Gradually establish the international market for types of culture, arts of Vietnam. Create favorable conditions for economic cooperation, promotion of foreign investment in the cultural sector, attract international tourists to Vietnam

2. Solutions to develop products of culture of foreign relations

- Produce excellent, high-quality works of cinema participated in important international film festivals.

- Formulate the plan for organizing the exhibitions to introduce Vietnamese fine arts with high quality abroad. Select the special collections of painting, fine arts of Vietnam to display in countries, associated with organizing seminars to introduce traditional and modern fine arts of Vietnam.

- Design programs of interesting, high-quality art shows which can meet the demand of enjoying at home and introduce effectively Vietnam’s art to the world.

- Encourage co-production with foreign partners in the fields of culture, arts like cinema, television, music, dancing…

- Exchange museum exhibits with prestige museums in n the world countries to introduce the cultural heritage, history and ancient civilization of Vietnam.

- Innovate the organizing of Culture Day, Cultural Week, Vietnam Cultural - Travel Festivals abroad. Co-organize events, programs of arts and culture integrated with introduction program of culinary of Vietnam, promote cooperation in investment, trade, tourism, sports ...in national and international scale to promote international communication, introduction, promotion of culture, country and people of Vietnam.

- Organize artistic exchange programs in border areas and with other ethnic minorities of countries in the region and the world to strengthen and promote the strength and effectiveness of people-to-people foreign affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop titles of Cultural Ambassador, Tourism Ambassador of Vietnam in the areas of the world.

- Diversify products and forms of communications in the world in foreign languages (English, French, Chinese, Russian, Spainish, Lao, Cambodian...): produce publications, online newspapers, big media agencies of Vietnam that have specialized pages in foreign languages; design television programs of foreign relations to introduce Vietnamese art and culture, produce CDs, film ... with subtitles in foreign languages; build online library in Vietnamese and foreign languages, apply new forms of communications such as social networking ... to serve Vietnamese community abroad and international friends .

- Promote communication network of foreign relations of the mainstream media organizations to develop culture of foreign relations of Vietnam with all types of information; continue to mobilize the active participation of overseas representative offices of news agencies to cooperate to organize and give information on Vietnamese cultural promotional activities overseas.

- Have effective communication method when organizing cultural activities of foreign relation abroad, attract the participation of prestigious media outlets in home country and major media outlets in the region and in the world.

- Promote cultural activities in culture of people-to-people foreign affairs at enterprises and unions in order to promote the cultural values ​​of Vietnam to people in the world.

- Increase the scope, extent, and quality of activities of promotion of culture and arts of Vietnam to international community and Vietnamese community abroad from these events as Vietnamese Culture Day, Vietnamese Cultural Week, Cultural – Travel Festivals ... with diverse programs.

- Increase the presence of Vietnam in large cultural and artistic events of the world as EXPO, world's art exhibitions, international film festivals ...

4. Solutions for manpower

- Improve the education on preserving and promoting the selected, typical, traditional cultural values to put those values ​​in life, conduct, literary, newspapers, movies, training ... and in programs of international exchange and cooperation with foreign countries ....

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Train and develop staff of Cultural Counsellor, Cultural Attaché abroad.

- Take advantages of the international cooperation activities to train human resources for cultural activities of foreign relations.

5. Solutions for organization

- Develop a national coordination mechanism for culture of foreign relations, in which the Ministry of Culture, Sports and Tourism takes charge and cooperate with Ministries, departments, localities, enterprises, social unions, artists, organizations, and individuals involved in the organization of the program of national image promotion and Vietnamese cultural and artistic activities abroad.

- Develop a system of Vietnamese Cultural Centres abroad in key areas worldwide. The centers are the "common house" for the promotion of culture, image of country and people of Vietnam, connecting international community and Vietnamese abroad.

To be specific: In 2015:

+ Complete the construction of Vietnamese Cultural Centre in Laos.

+ Complete the renovation of Vietnamese Cultural Centre in France.

From 2015 to 2020:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From 2020 to 2030: Continue to develop models of the Cultural Center in the key areas in the world at the request of the communist Party and State in the new situation.

6. Solution for financial resources

- The State increases funding for cultural activities of foreign relations to actively implement programs of national image promotion, programs serving political events of foreign affairs overseas.

- Facilitate and encourage non-governmental organizations, associations, enterprises, and freelance artists to participate in the cultural activities of foreign relations in order to diversify material resources for these activities.

7. Solutions for overseas Vietnamese community

- Associate cultural activities of foreign relations with overseas Vietnamese community and overseas Vietnamese student community.

- Promote the talent, dedication of overseas Vietnamese intellectual forces, artists in the development of culture, literature and art of the country.

- Facilitate overseas Vietnamese community and overseas student community to receive information and cultural products from Vietnam; contribute to the building of the country, the preservation and the promotion of Vietnamese traditional culture in family, in life of Vietnamses community living far from Vietnam.

- Implement the program of teaching Vietnamese for oversea Vietnamese community named “preservation of the purity of Vietnamese".

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism takes charge and cooperate with relevant Ministries, departments and People’s Committees in central-affiliated cities and provinces to implement the cultural strategy for foreign relations of Vietnam to 2020 and a vision to 2030; formulate and implement annual cultural plan for foreign relations associated with the plan for external information and the cultural diplomacy Plan; direct the activities of the cultural Centers, the culture Houses of Vietnam in foreign countries under long-term plans and annual plans. Every year, report to the Prime Minister on the implementation of this strategy.

2. The Ministry of Foreign Affairs directs of representative offices of Vietnam abroad and the related units to coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and Ministries, departments involved in the organization and development cultural activities of foreign relations; take charge and cooperate to implement the system of cultural Counselor, cultural Attaché at the representative offices and Vietnamese Cultural Centres abroad.

3. the Ministry of Finance takes charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Foreign Affairs and other relevant Ministries, departments to distribute funding for building Vietnamese Cultural Centers abroad under the direction of the Prime Minister; ensure the annual budget for cultural activities of foreign relations, developing policies to encourage all socio-economic sectors - social to invest in cultural activities of foreign relations.

4. The Ministry of Home Affairs cooperates with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the to determine staff, formulate policies for cadres taking charge of culture of foreign relations in Vietnam and in representative offices of Vietnam abroad, cultural centers, cultural houses of Vietnam abroad.

5. the Ministry of Information and Communications shall take charge and cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of of Foreign Affairs, and relevant Ministries, departments to develop mechanisms and policies to develop and manage the publication and dissemination of publications promoting culture and image of Vietnam abroad and coordinate to implement propaganda activities of culture of foreign relations.

6. Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency shall cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Information and Communications, and relevant Ministries, departments to develop programs, products of communications, promotion of culture, country and people of Vietnam broadcasted abroad and cooperate and exchange to develop the international channels /media.

7. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, organizations of foreign affairs according to function and tasks of cultural strategy for foreign relations of Vietnam to 2020 and a vision to 2030 within their competence coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and other relevant ministries, branches to implement the tasks of culture of foreign relations nationally and internationally.

8. People’s Committees in central-affiliated cities and provinces shall be responsible for the implementation of cultural activities of foreign relations in the area within their competence; formulate plans for culture of foreign relations and direct their implementation in accordance with the cultural strategy for foreign relations of Vietnam to 2020 and a vision to 2030 and plans for socio-economic development of localities in the same period. Every year, report to the Ministry of Culture, Sports and Tourism for aggregate and reporting to the Prime Minister.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LIST OF TASKS OF IMPLEMENTATION OF CULTURAL STRATEGY FOR FOREIGN RELATIONS OF VIETNAM TO 2020 AND A VISION TO 2030
(Issued together with the Strategy in the Prime Minister’s Decision No. 210 / QD-TTg dated Febraury 08, 2015)

No

Task

Steering agency

Coordinating agency

Product

Approval level

Approval time/ implementation time

I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

1

Developing interdisciplinary regulations on implemantion of tasks of culturr of foreign relations

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Finance, The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Planning and Investment, The Ministry of Education and Training, the Ministry of Transport, Corporation of Vietnam Airlines, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, People’s Committees in provinces and cities in the whole country, central and local political organizations, socio-political organizations, political - social - professional organizations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

the Prime Minister

2015

2

Continuing to implement projects and tasks of the Strategy for development of cultural industries of Vietnam until 2020 and a vision to 2030

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

Relevant Ministries and Departments

Projects, programs

 

2015 - 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROMOTION AND COMMUNICATIONS

 

 

 

 

 

1

Every year, organizing training courses to propagate the role and position of culture of foreign relations to all levels and socio-political organizations, central agencies, local authorities, enterprises

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Training courses in areas

 

2015 - 2020

2

Setting up project to introduce celebrity, national hero of Vietnam to international community

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Central Foreign Relation Committee, the Central Propaganda Department, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Information and Communications

Project

the Prime Minister

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Continuing to implement the programs under the Porject providing broadcasting services through the Internet serving Vietnamese abroad in the period of 2015 - 2020

the Ministry of Information and Communications

the Ministry of Culture, Sports and Tourism, The Ministry of Foreign Affairs

Websites, television programs, CDs

 

Annually

4

Formulating plans to hold Culture Days/ Culture Weeks / Culture Months / Culture Years of Vietnam abroad

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Transport, The Ministry of Industry and Trade, The Ministry of Planning and Investment, Corporation of Vietnam Airlines

Project

 

2015 - 2020

5

Project of promotion and propaganda of cultural heritage (tangible and intangible), natural heritage of Vietnam recognized by UNESCO

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

Vietnam National Committee for UNESCO, The Ministry of Foreign Affairs, the Central Propaganda Department, the Ministry of Information and Communications, Vietnam News Agency, Vietnam Television, Voice of Vietnam and localities having heritage

Project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2016

III

DEVELOP PRODUCTS OF CULTURE OF FOREIGN RELATIONS

 

 

 

 

 

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

 

High-quality film works

 

2015 - 2020

2

Organizing art, photography exhibitions of Vietnam in the regional countries and the world.

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Foreign Affairs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2015 - 2020

3

Developing art performances imbued with Vietnamese cultural identity to introduce to the world

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

People’s Committee in provices, cities

art performances

 

2015 - 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Setting up Project to introduce Vietnamese cuisine to international community

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Foreign Affairs, localities

Project

 

2016

IV

BUILDING ORGANIZATION

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

1

Project of building Vietnamese cultural centers abroad in the period of 2016 - 2020

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs

Cultural Centres

Decision of the Prime Minister

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Establishing staff of Cultural Counsellor, Cultural Attaché at the representative offices of Vietnam in foreign countries and Cultural Centers of Vietnam abroad.

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance, Ministry of Home Affairs

Cultural Counsellor, Cultural Attaché

 

2015 - 2020

V

TRAINING AND IMPROVING CAPACITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

1

Project of giving scholarship of studying the culture and language of Vietnam to foreign students

The Ministry of Education and Training

the Ministry of Finance, the Ministry of Culture, Sports and Tourism

Project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2015

2

Strengthening the implementation of the Project of training overseas officers of which funding is provided by the State budget in the period of 2013 - 2020 (according to Decision No. 599 / TTg dated April 17, 2013 of the Prime Minister); the Project of developing intelligentsia in Culture, Sports and Tourism sector to 2020 (according to Decision No. 958 / QD-TTg dated June 24, 2010 of the Prime Minister); the Project of training staff, highly qualified lecturers in the fields of culture, art in the period of 2011 - 2020 (according to Decision No. 808 / QD-TTg dated May 30, 2011 of the Prime Minister) and the Project of innovating and improving the quality of training of the cultural and artistic schools in the period of 2011 - 2020

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

The Ministry of Education and Training

Project

 

2015 - 2020

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

Relevant Ministries and Departments

Project

 

2015 - 2020

4

Setting up the project of mobilizing Vietnamese intellectuals, writers, and artists abroad to participate in developing and promoting culture and arts of Vietnam

The State Committee on Vietnam in foreign countries, the Ministry of Foreign Affairs

the Ministry of Culture, Sports and Tourism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2016

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.802

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.6.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!