ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2015/QĐ-UBND
|
Đồng Xoài, ngày
01 tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy đỊnh phân cẤp quẢn lý di tích
lỊch sỬ - văn hóa và danh lam thẮng cẢnh trên đỊa bàn tỈnh Bình PhưỚc
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày
29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày
18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP
ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê
duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số
18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 833/TTr-SVHTTDL ngày 26/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp
quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã;
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT.HĐND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Như Điều 2;
- Sở Tư pháp;
- LĐVP, các Phòng: VX, NC-NgV, KTTH;
- Lưu: VT (T-1208/6-24/6/2015).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
QUY ĐỊNH
phân cẤp quẢn lý di tích lỊch sỬ - văn
hóa và danh lam thẮng cẢnh trên đỊa bàn tỈnh Bình PhưỚc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2015 của
UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp quản lý đối với
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và chưa được xếp
hạng trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2502/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 (sau đây gọi chung là di tích).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị được
phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các tổ chức
và cá nhân khác liên quan đến hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước
về di tích
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
đề án, dự án, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về di tích.
3. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên
môn về di tích.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo
vệ và phát huy giá trị di tích.
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng cho các tổ chức, cá
nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH
Điều 4. Cấp độ di tích
1. Di tích quốc gia đặc biệt.
2. Di tích quốc gia.
3. Di tích cấp tỉnh.
4. Di tích chưa được xếp hạng trong Danh mục kiểm
kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Phân cấp quản lý di
tích
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan
chuyên môn có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thống nhất quản lý các di tích
trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp quản lý các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc
gia trên địa bàn tỉnh, kể cả các di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt,
di tích quốc gia tiếp theo.
2. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm quản lý
các di tích cấp tỉnh trong địa giới hành chính do cấp mình quản lý, kể cả các
di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh tiếp theo.
3. UBND các xã, phường, thị trấn quản lý các di
tích trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã
được UBND tỉnh phê duyệt thuộc địa bàn cấp xã.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức khác quản lý các di
tích thuộc quyền quản lý.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA
CÁC CẤP QUẢN LÝ VỀ DI TÍCH
Điều 6. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh:
a) Ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác quản
lý di tích trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện,
thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền, phổ biến quy định
của pháp luật về di tích;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; khen thưởng và xử lý vi
phạm về di tích.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, thực hiện phân cấp quản lý di
tích.
3. Lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc
gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ tu bổ, tôn tạo và phát huy
giá trị di tích cho các ngành, địa phương.
5. Thẩm định các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích đã được phân cấp cho các huyện, thị xã đối với di tích cấp tỉnh.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về di tích, về nếp sống văn hóa tại các di tích, bảo vệ,
bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về di tích; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
chuyên môn về di tích.
8. Thẩm định các dự án cải tạo xây dựng công trình
nằm ngoài di tích có ảnh hưởng xấu đến di tích cấp tỉnh.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản
lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do UBND tỉnh giao.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở,
ngành có liên quan
1. Sở Nội vụ
a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tham mưu UBND tỉnh bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và các sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với
tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng
trên địa bàn tỉnh;
c) Cử đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước
về tôn giáo tham gia Ban Quản lý các di tích lịch sử - văn hóa thuộc loại hình
tôn giáo đã được xếp hạng theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, các sở, ngành và địa phương có liên quan tham mưu việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích trên địa
bàn tỉnh đảm bảo yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh ban hành các quy định đối với việc
xác định mốc giới và cắm mốc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn
việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích;
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các
huyện, thị xã trong việc đầu tư khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường
bền vững tại những nơi có di tích.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cân đối kế hoạch ngân
sách hàng năm cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.
4. Sở Tài chính
a) Đảm bảo kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di tích;
b) Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh
phí theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định về phí, lệ phí, về việc thu nộp,
sử dụng phí, lệ phí trong việc quản lý và khai thác các di tích trên địa bàn tỉnh
và kinh phí hoạt động của các Ban Quản lý di tích thực hiện theo phân cấp ngân
sách và nguồn thu hợp pháp khác.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
các sở, ngành liên quan thẩm định các đồ án quy hoạch, thẩm định thiết kế các
công trình xây dựng trong khu di tích theo thẩm quyền.
6. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn giữ gìn an ninh trật tự
trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích;
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy
ban nhân dân các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm di
tích trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa
việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại
khóa hàng năm của các cấp học, trường học;
b) Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, học sinh
đi tham quan, học tập thực tế tại các di tích.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và các sở, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
thuộc khu di tích; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi
phù hợp với yêu cầu duy trì, bảo vệ các di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thành lập Ban Quản lý di tích cấp huyện (hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm) và ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban Quản lý di tích. Cơ cấu Ban Quản lý di tích cấp huyện gồm các thành phần:
Lãnh đạo UBND cấp huyện, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, các thành viên gồm
lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể có liên quan của cấp huyện.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tăng cường công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di tích. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc
khai thác và sử dụng di tích gắn với phát triển ván hóa và du lịch trên địa
bàn.
3. Xây dựng kế hoạch và lập dự án xây dựng, sửa chữa,
trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích được phân cấp cho địa phương quản lý.
4. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phân công cán
bộ chuyên trách quản lý di tích trên địa bàn, tham mưu cho UBND cùng cấp trong
việc quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích cấp tỉnh; thông tin
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; thường xuyên kiểm
tra và báo cáo lên cấp trên về tình hình hoạt động và hiện trạng các di tích;
thực hiện nhiệm vụ quản lý di tích do Chủ tịch UBND cùng cấp giao và các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong việc lập hồ sơ xếp hạng di tích.
6. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản
lý, bảo vệ, phát huy, khai thác và sử dụng các di tích trên địa bàn; tổ chức
ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến di tích.
Điều 9. Các doanh nghiệp, tổ chức
khác đang quản lý các di tích thuộc quyền quản lý
1. Thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích
thuộc quyền quản lý. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc khai
thác và sử dụng di tích gắn với phát triển văn hóa và du lịch (khi được phân cấp).
2. Xây dựng kế hoạch và lập dự án xây dựng, sửa chữa,
trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích do đơn vị quản lý.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong việc lập hồ sơ xếp hạng di tích.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn,
xử lý các hành vi xâm hại đến di tích.
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp
xã
1. Thành lập các Tổ Bảo vệ di tích đối với các di
tích trên địa bàn cấp xã. Tổ bảo vệ di tích có sự tham gia của lãnh đạo cấp xã,
Mặt trận Tổ quốc xã, Hội Người cao tuổi, đại diện dòng họ (nếu là di tích lưu
niệm danh nhân), đại diện trụ trì, ban quản lý (nếu là đình, chùa, miếu...) và
người trông coi trực tiếp để bảo vệ và giữ gìn di tích theo đúng quy định của
pháp luật về quản lý di sản văn hóa. Bảo vệ di tích cấp cơ sở làm việc kiêm nhiệm
có từ 05 đến 07 người do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Tổ trưởng.
2. Tổ Bảo vệ di tích cấp cơ sở có trách nhiệm tham
mưu giúp UBND trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; báo
cáo và kiến nghị những vấn đề liên quan đến tình trạng di tích; kịp thời đề xuất
khen thưởng, xử phạt các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại đến các di tích
trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
Chương IV
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 11. Trách nhiệm, quyền lợi
và nghĩa vụ của chủ sở hữu di tích hoặc tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản
lý di tích
1. Phối hợp với các ngành chức năng cắm mốc khoanh
vùng các di tích theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích, xây
dựng và gắn biển hướng dẫn, nội quy bảo vệ di tích ở vị trí thích hợp. Thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến di tích.
3. Thực hiện nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội,
di tích; giữ gìn vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ tại
di tích.
4. Không được lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá
trị di tích để trục lợi cá nhân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những
hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của
dân tộc.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
tham quan, du lịch, nghiên cứu về di tích.
6. Thực hiện trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Khen thưởng và xử lý
vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác quản lý, sử dụng, giữ gìn, nghiên cứu và phát huy giá trị di tích được xét
đề nghị khen thưởng theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về di sản
văn hóa, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có
trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thống nhất quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh;
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện việc
phân cấp quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, UBND
các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan có trách nhiệm
phối hợp, quản lý tốt các di tích thuộc quyền quản lý theo quy định phân cấp tại
Quyết định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.