THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1533/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU GIAI
ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật người cao tuổi ngày 23
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật người cao tuổi;
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Người
cao tuổi Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ
liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án) với những nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ
TIÊU
1. Mục tiêu:
a) Nhân rộng các câu lạc bộ liên thế
hệ tự giúp nhau trên toàn quốc, thông qua cách tiếp cận
liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng để góp phần thực
hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam,
góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chú
trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn
tại cộng đồng.
b) Tăng cường sự tham gia của các cấp,
ngành, tổ chức xã hội, Hội Người cao tuổi và cộng đồng
trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số.
2. Chỉ tiêu:
a) Giai đoạn 2016 - 2017: Xây dựng và
duy trì hoạt động khoảng 1.200 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở ít nhất 20
tỉnh/thành phố (có ít nhất 60.000 thành viên, trong đó có 40.000 người cao tuổi tham gia).
b) Giai đoạn 2018 - 2020: Xây dựng và
duy trì hoạt động khoảng 2.000 câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp nhau ở ít nhất 45 tỉnh/thành phố (có ít nhất 100.000
thành viên, trong đó có 65.000 người cao tuổi tham gia).
Các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp
nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: 70% là người cao tuổi (từ
55 tuổi trở lên), 60 - 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc
có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện
vật và cải thiện thu nhập; 80% câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn
và giám sát theo quy chế.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG
1. Phạm vi: Đề án được triển khai tại
các địa phương trong cả nước.
2. Đối tượng: Người cao tuổi và gia
đình của họ, phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt người cao
tuổi là phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn.
III. HOẠT ĐỘNG
1. Lập kế hoạch, xây dựng tài liệu hướng
dẫn và tuyên truyền về đề án.
a) Lập Ban Điều hành đề án, xây dựng kế
hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, địa phương lập kế hoạch cụ thể về
tiến độ xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, ngân
sách, hoạt động (theo 2 giai đoạn).
b) Hướng dẫn, phối hợp với các tỉnh
xây dựng đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa
phương.
c) Xây dựng quy định về mô hình câu lạc
bộ liên thế hệ tự giúp nhau bao gồm tiêu chí, quy định về cơ cấu tổ chức, điều
lệ, nội dung hoạt động, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính, quy trình thành lập câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp nhau.
d) Xây dựng bộ tài liệu về mô hình
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau gồm: Sổ tay hướng dẫn
thành lập, quản lý mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các tài liệu
(hướng dẫn hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe,
tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, hỏi đáp về quyền và lợi
ích của người cao tuổi).
đ) Tuyên truyền về đề án và mô hình
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (biên soạn tài liệu, phối hợp với truyền thông, tổ chức hội thảo).
2. Tập huấn kỹ thuật để nhân rộng câu
lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.
a) Tập huấn cho cán bộ triển khai đề
án, cán bộ Hội Người cao tuổi thành viên Ban Chủ nhiệm câu
lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (dự kiến) và cán bộ liên quan của các tỉnh/thành,
huyện/quận, xã (theo hình thức tập huấn cho giảng viên, tập huấn mẫu, tập huấn điểm tại tỉnh) về phương pháp thành lập, quản lý, các
hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, tham quan mô hình.
b) Hướng dẫn triển khai các hoạt động
tại các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (lập kế hoạch, vay vốn, tăng thu nhập, văn nghệ thể thao, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng,
tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, vận động nguồn lực, bảo vệ quyền, truyền
thông v.v.
Các hoạt động trên được tiến hành ở một
số tỉnh, thành phố theo kế hoạch nhằm bảo đảm thành lập
các câu lạc bộ có chất lượng, sau đó nhân rộng ra tỉnh, thành phố khác.
3. Giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực
cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đang hoạt động để làm nòng cốt nhân
rộng các câu lạc bộ mới.
a) Tổ chức các chuyến giám sát và hướng
dẫn kỹ thuật tại chỗ cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (giám sát mẫu,
giám sát điểm...).
b) Tiến hành kiểm tra giám sát, sơ, tổng
kết rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ liên thế
hệ tự giúp nhau trên toàn quốc.
c) Thực hiện công tác báo cáo, sơ kết,
tổng kết (6 tháng, 1 năm) ở các địa phương và quy mô toàn quốc.
IV. GIẢI PHÁP
1. Truyền thông, nâng cao nhận thức của
cộng đồng về câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và về người cao tuổi.
a) Hợp tác với cơ quan truyền thông
trung ương và địa phương để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động và hiệu
quả của Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau về chăm sóc và
phát huy vai trò người cao tuổi.
b) Tổ chức các hội thảo, thăm quan mô
hình, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để phổ biến, xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ
tự giúp nhau và mô hình khác.
c) Tuyên truyền về gương điển hình
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và tác động của mô hình trong công tác chăm
sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Huy động nguồn lực, vận động các tổ
chức, xã hội, doanh nghiệp tham gia nhân rộng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp
nhau.
a) Vận động nguồn lực từ các tổ chức
chính trị, xã hội, các hội đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức
quốc tế và cá nhân trong và ngoài nước.
b) Thúc đẩy các địa phương, tổ chức Hội
Người cao tuổi các cấp tự quản, tự xây dựng, quản lý và huy động nguồn để nhân
rộng Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
3. Phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương, cơ quan liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động của
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
a) Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp
với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để chỉ đạo lập kế hoạch triển khai thực
hiện đề án; hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai đề án phù hợp với
điều kiện của địa phương; lồng ghép với chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
huy động sự tham gia của chính quyền, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội
tìm giải pháp (theo Điều 24 Luật người cao tuổi và Chương trình hành động quốc
gia về Người cao tuổi); để các thành viên câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
được vay vốn sản xuất giảm nghèo.
b) Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam để truyền thông, hướng dẫn câu lạc bộ kiến thức sản xuất và lồng
ghép nguồn lực từ chương trình nông nghiệp, nông thôn mới.
c) Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp
với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để
hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, thể dục
thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ... của các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
d) Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp
với Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam... tham gia huy
động nguồn lực để thành lập, quản lý và giúp đỡ các câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp nhau hoạt động.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế, tìm
nguồn trợ giúp kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ hoạt động và nhân rộng mô hình
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
Hội Người cao tuổi
Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ
Việt Nam, các tổ chức về Người cao tuổi quốc tế,... để tìm nguồn hỗ trợ kỹ thuật
hoặc tài chính từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ nước
ngoài v.v... nhằm nhân rộng các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Ngân sách nhà nước: Hỗ trợ để thực
hiện các hoạt động sau:
a) Quản lý Đề án, chỉ đạo, tuyên truyền,
sơ kết, tổng kết về câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Tập huấn giảng viên và tập huấn
ban đầu cho các địa phương, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng tài liệu hướng dẫn về câu
lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
c) Giám sát nhân rộng mô hình câu lạc
bộ liên thế hệ tự giúp nhau (thành lập, hoạt động, quản lý quỹ...).
2. Huy động đóng góp từ các tổ chức,
cá nhân theo quy định của pháp luật.
a) Đẩy mạnh huy
động đóng góp từ nguồn xã hội hóa để nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp nhau, vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc tham gia thực hiện đề án.
b) Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể
lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án khác tại địa phương để hỗ trợ
thực hiện đề án và chăm sóc người cao tuổi.
3. Huy động đóng góp của các hội
viên, từ các nguồn Quỹ tại địa phương.
a) Phối hợp với chính quyền các cấp sử
dụng nguồn lực từ các Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi và các
nguồn quỹ khác ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã...) để hỗ trợ nguồn quỹ
ban đầu cho các câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau nhằm mục đích giảm nghèo cho
các thành viên câu lạc bộ.
b) Huy động sự đóng góp của cá nhân
và cộng đồng của hội viên Hội Người cao tuổi và các thành viên câu lạc bộ liên
thế hệ tự giúp nhau.
4. Vận động nguồn viện trợ, tài trợ của
các tổ chức quốc tế.
a) Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế
để xây dựng các dự án về nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Vận động sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cá nhân các nước và quốc tế
để nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trung ương Hội Người cao tuổi Việt
Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Tài
chính và các bộ, ngành liên quan và các tổ chức, đoàn thể trong việc xây dựng kế
hoạch; triển khai thực hiện các hoạt động của đề án; giám sát, đánh giá, tổng kết
việc thực hiện đề án; huy động nguồn tài chính hợp pháp khác; báo cáo Chính phủ
về kết quả thực hiện và các vướng mắc, phát sinh trong quá
trình triển khai; kiến nghị những điều chỉnh cần thiết,
phù hợp với thực tế của từng giai đoạn;
b) Phối hợp với chính quyền các địa
phương, Hội Người cao tuổi và các đoàn thể ở địa phương xây dựng đề án của địa
phương, tổ chức huy động nguồn lực và hỗ trợ thực hiện đề
án;
c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
Hội Chữ thập đỏ các cấp vận động nguồn lực cho việc nhân rộng câu lạc bộ liên
thế hệ tự giúp nhau, sử dụng nguồn quỹ xóa nghèo và các nguồn hợp pháp khác để
hỗ trợ thực hiện đề án.
2. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi
Việt Nam:
a) Hỗ trợ Hội Người cao tuổi Việt Nam
tuyên truyền, lập kế hoạch, triển khai và huy động nguồn lực thực hiện đề án;
b) Chỉ đạo Ban công tác Người cao tuổi
cấp tỉnh, huyện ở các địa phương lồng ghép các nội dung tập huấn, triển khai
xây dựng và thực hiện đề án.
3. Các bộ, ngành, đoàn thể:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện; lồng ghép vào các chương trình quốc gia
và các dự án, đề án khác có liên quan để thực hiện đề án; phối hợp với Hội Người
cao tuổi Việt Nam và Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giám sát, đánh
giá việc triển khai, thực hiện đề án;
b) Bộ Tài chính: Hỗ trợ kinh phí triển
khai đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn thanh tra, kiểm tra sử dụng kinh phí thực hiện đề án.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp chỉ đạo về tuyên truyền và nâng cao nhận thức về câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp nhau, về huy động nguồn lực để nhân rộng mô hình câu
lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Chỉ đạo các cấp phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ nhân rộng mô hình câu lạc bộ
liên thế hệ tự giúp nhau; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ tham gia các chương
trình giảm nghèo bền vững, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới...
đ) Bộ Y tế: Chỉ
đạo các cấp tạo điều kiện cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được khám sức khỏe định
kỳ, tuyên truyền, phổ biến về chăm
sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi cô đơn, khó khăn.
Hỗ trợ kỹ thuật để thành lập đội ngũ tình nguyện viên chăm sóc
người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chỉ đạo các cấp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động thể dục thể thao, dưỡng
sinh, văn nghệ... của các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
g) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... vận động các nguồn
hỗ trợ phát triển ODA, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của
đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp quốc gia và địa
phương.
h) Bộ Ngoại giao: Là đầu mối, hỗ trợ
Hội Người cao tuổi Việt Nam và các địa phương tìm nguồn hỗ trợ kỹ thuật hoặc
tài chính từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ v.v. và hợp
tác quốc tế để nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.
i) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam: Chỉ đạo các địa phương vận động nguồn lực để nhân
rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau; Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể
thành viên (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ
v.v) phối hợp, hỗ trợ thực hiện và giám sát đề án.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo xây dựng đề án và tổ chức
triển khai đề án của địa phương mình trên cơ sở đề án chung và Chương trình
hành động quốc gia về Người cao tuổi, lồng ghép với các đề án khác đang triển
khai ở địa phương.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tùy
theo tình hình cụ thể của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí và phối hợp với
các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác và tạo điều kiện thực hiện và
giám sát thực hiện đề án.
c) Xem xét, chỉ đạo sử dụng nguồn Quỹ
chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi và huy động các nguồn lực xã hội hóa ở địa phương (tỉnh, huyện, xã...) để thực hiện đề án.
d) Phối hợp với Hội Người cao tuổi tuyên truyền, quảng bá về câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp
nhau và công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký
ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|