Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 số 10/2003/PL-UBTVQH11

Số hiệu: 10/2003/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 17/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2003/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2003

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 10/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2003 PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về phòng, chống mại dâm.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định những biện pháp phòng, chống mại dâm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong phòng, chống mại dâm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này được áp dụng đối với:

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam;

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.

4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.

7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Mua dâm;

2. Bán dâm;

3. Chứa mại dâm;

4. Tổ chức hoạt động mại dâm;

5. Cưỡng bức bán dâm;

6. Môi giới mại dâm;

7. Bảo kê mại dâm;

8. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;

9. Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Mọi hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Khuyến khích, tạo điều kiện trong hoạt động phòng, chống mại dâm

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hợp tác trong hoạt động phòng, chống mại dâm.

Điều 7. Các biện pháp phòng, chống mại dâm

Nhà nước thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế-xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm

1. Mọi cá nhân và gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm.

2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Điều 9. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống mại dâm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm;

2. Giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;

3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm;

4. Tham gia giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng.

Chương 2:

NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm

Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm là biện pháp quan trọng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình chấp hành và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống mại dâm.

Nội dung tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm bao gồm: tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống lành mạnh; tác hại của tệ nạn mại dâm; các chủ trương, chính sách, biện pháp, những mô hình, kinh nghiệm và các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm phải kết hợp với tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống mại dâm

Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân về phòng, chống mại dâm.

Điều 12. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm

Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với từng loại hình trường học, trình độ, lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên, học viên và phong tục, tập quán của các dân tộc;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, học viên; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm.

Điều 13. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống mại dâm

Gia đình có trách nhiệm giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá; phối hợp với cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương trong việc giáo dục, quản lý thành viên của gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng.

Điều 14. Biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm

1. Dạy nghề, tạo việc làm để có thu nhập, xóa đói giảm nghèo là những biện pháp kinh tế - xã hội quan trọng nhằm ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm.

2. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hoà nhập cộng đồng.

3. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể liên quan thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chú trọng đối với người nghèo, người chưa có việc làm.

4. Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng.

Điều 15. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ

1. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm:

a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;

b) Không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ;

c) Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định của pháp luật;

d) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở.

2. Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm chỉ được hoạt động khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ.

3. Người lao động làm việc tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Điều 16. Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, dịch vụ văn hoá, thông tin trong phòng, chống mại dâm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, phổ biến những hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục.

Điều 17. Quản lý sản xuất, lưu hành, sử dụng dược phẩm kích thích tình dục

Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng dược phẩm kích thích tình dục phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại các Điều 15, 16 và 17 của Pháp lệnh này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc phòng, chống mại dâm.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm tra, thanh tra phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phòng, chống mại dâm

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện phòng, chống mại dâm tại địa phương; lập hồ sơ, thống kê, phân loại đối tượng, cơ sở kinh doanh dịch vụ để có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm;

2. Tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người bán dâm và những người có hành vi liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm

Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm:

1. Tổ chức học tập, giáo dục đạo đức, lối sống; tổ chức dạy nghề, lao động sản xuất và hướng nghiệp; chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ và tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người bán dâm được đưa vào cơ sở chữa bệnh;

2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 21. Phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi được quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này phải thông báo hoặc tố giác kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được thông tin, tố giác phải kịp thời xem xét, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khi có yêu cầu.

2. Người phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống mại dâm được bảo vệ và giữ bí mật; trường hợp bị thiệt hại tài sản thì được đền bù; nếu bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Điều 22. Xử lý đối với người mua dâm

1. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 23. Xử lý đối với người bán dâm

1. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.

2. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 24. Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm

1. Người bảo kê mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 25. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hoạt động mại dâm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở cơ sở do mình quản lý thì bị xử phạt hành chính; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 26. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa, bưu chính, viễn thông có hành vi phổ biến, tàng trữ, lưu hành hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi truỵ, khiêu dâm, kích động tình dục thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 27. Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm

1. Người có hành vi vi phạm quy định tại các điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này là cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền

quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.

2. Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 28. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm

Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm mà có hành vi bảo kê mại dâm, dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy ra trên địa bàn quản lý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, chuyển làm công tác khác hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Xử lý đối với người có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm

1. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người thuộc quyền quản lý của mình có hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm thì bị xử lý kỷ luật.

2. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi bao che cho người thuộc quyền quản lý của mình đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Điều 30. Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm

Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm.

Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm.

Tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm.

Thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm.

Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm.

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm.

Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Điều 31. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phòng, chống mại dâm.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về phòng, chống mại dâm; thống kê, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống mại dâm; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm theo sự phân công của Chính phủ.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến mại dâm; chỉ đạo lập hồ sơ, đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh và hỗ trợ cơ sở chữa bệnh giữ gìn trật tự, an ninh; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục người bán dâm, người có hành vi liên quan đến mại dâm tại cộng đồng, kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch

1. Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động phòng, chống mại dâm thuộc lĩnh vực, ngành; quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ thuộc ngành quản lý có vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về phòng, chống mại dâm trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

Điều 35. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác này với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

2. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý.

Điều 36. Kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập thanh tra liên ngành để thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ở địa phương.

Điều 37. Kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm

Nhà nước bố trí kinh phí, có chính sách sử dụng nguồn thu từ việc xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm và huy động các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống mại dâm.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 38. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mại dâm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý của người có thẩm quyền trong việc phòng, chống mại dâm khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.

Điều 41. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 10/2003/PL-UBTVQH11

Hanoi, March 17th,  2003

 

ORDINANCE

ON PROSTITUTION PREVENTION AND COMBAT

In order to contribute to protecting the fine cultural traditions of the nation, the honor and dignity of people, family happiness, preserving social order and safety, protecting the people's health, building and developing the Vietnamese people;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly at its 10th session;
Pursuant to Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, its second session, on the Law- and Ordinance-Making Programs of the XIth National Assembly for its whole tenure (2002-2007) and for 2003;
This Ordinance provides for prostitution prevention and combat.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Ordinance provides for measures to prevent and combat prostitution; and defines the responsibilities of agencies, organizations, individuals and families for prostitution prevention and combat.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Vietnamese individuals, agencies and organizations;

2. Foreign individuals and organizations operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions, such international agreements shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Ordinance, the following words and phrases are construed as follows:

1. Selling sex means a person having sexual intercourse with another for pay with money or other material benefits.

2. Buying sex means a person paying money or other material benefits to a prostitute for having sexual intercourse with such person.

3. Prostitution means acts of selling and buying sex.

4. Prostitution harboring means acts of using, renting, leasing, borrowing or lending venues and/or means for buying and selling sex.

5. Organization of prostitution activities means acts of making arrangements for buying and selling sex.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Prostitution brokerage means acts of allurement or procurement by panders for the parties to buy and sell sex.

8. Prostitution protection means acts of abusing one's position, powers, prestige or using violence or threatening to use violence to protect and maintain prostitution activities.

Article 4.- Prohibited acts

The following acts are strictly prohibited:

1. Buying sex;

2. Selling sex;

3. Harboring prostitution;

4. Organizing prostitution activities;

5. Forcing prostitution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Protecting prostitution;

8. Abusing the service business for prostitution activities;

9. Other acts related to prostitution activities as prescribed by law.

Article 5.- Implementation of the legislation on prostitution prevention and combat

Agencies, organizations, individuals and families shall have to implement the law provisions on prostitution prevention and combat.

All acts of prostitution or related to prostitution activities must be detected and handled promptly and stringently according to law provisions.

Article 6.- Encouragement of, and creation of conditions for, prostitution prevention and combat activities

The State encourages and creates conditions for domestic agencies, organizations and individuals as well as foreign organizations and individuals to participate and cooperate in prostitution prevention and combat activities.

Article 7.- Prostitution prevention and combat measures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8.- Responsibilities of individuals, families, agencies and organizations for prostitution prevention and combat

1. All individuals and families shall have to participate in prostitution prevention and combat.

2. Competent agencies, organizations and persons shall, within the scope of their tasks and powers, have to work out, and organize the application of, measures to prevent and combat prostitution; mobilize and encourage the detection, denunciation of and struggle against prostitution and handle promptly and stringently acts of violating the law provisions on prostitution prevention and combat.

Article 9.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations for prostitution prevention and combat

Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have to:

1. Closely coordinate with competent State bodies in propagating, mobilizing, educating and disseminating the legislation on prostitution prevention and combat;

2. Educate members of their organizations to implement the legislation on prostitution prevention and combat;

3. Participate in supervising the implementation of the legislation on prostitution prevention and combat;

4. Participate in educating prostitutes, training and creating jobs for them to help them integrate into the community.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MEASURES FOR AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS AND FAMILIES IN, PROSTITUTION PREVENTION AND COMBAT

Article 10.- Propagation and education on prostitution prevention and combat

Propagation and education on prostitution prevention and combat constitute important measures to ensure that all agencies, organizations, individuals and families comply with the legislation on, and actively participate in, prostitution prevention and combat.

The contents of propagation and education on prostitution prevention and combat include: Propagating and educating on the cultural and ethical traditions, healthy lifestyles; harms of prostitution; undertakings, policies, measures, models, experiences and law provisions regarding prostitution prevention and combat.

The propagation and education on prostitution prevention and combat must be combined with the propagation and education on drug prevention and combat and HIV/AIDS infection prevention and combat.

Article 11.- Responsibilities of the information and propagation agencies for the prostitution prevention and combat

The information and propagation agencies shall have to work out appropriate propagation contents and forms and coordinate with agencies, organizations and people's armed force units in the propagation to raise the awareness of officials, public employees, members of the people's armed forces and all citizens about prostitution prevention and combat.

Article 12.- Responsibilities of schools and other educational establishments in for propagation and education on prostitution prevention and combat

Schools and other educational establishments shall have to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Coordinate with families, agencies, organizations and local People's Committees in closely managing pupils, students and learners; organize healthy recreation activities to prevent and stop acts of violating the legislation on prostitution prevention and combat; mobilize and encourage pupils, students and learners to actively participate in the propagation and education on prostitution prevention and combat.

Article 13.- Responsibilities of families for prostitution prevention and combat

Families shall have to educate their members on healthy lifestyle, promote fine traditions and build cultured families; coordinate with agencies, organizations and local People's Committees in educating and managing family members who commit acts of violating the legislation on prostitution prevention and combat, create conditions for them to integrate into the community.

Article 14.- Socio-economic measures in prostitution prevention and combat

1. Training and creating jobs for income generation, poverty alleviation and hunger reduction are important socio-economic measures aiming to prevent prostitution from emerging and developing.

2. Organizing medical treatment, education, job training and creation to help prostitutes integrate into the community.

3. State agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to coordinate with Vietnam Women's Union, Vietnam Youth Federation, Vietnam Peasants' Association and concerned mass organizations in applying the measures specified in Clauses 1 and 2 of this Article, paying due attention to the poor and the unemployed.

4. The State adopts policies and measures to encourage and support organizations and individuals to organize medical treatment, education, job training and creation, helping prostitutes integrate into the community.

Article 15.- Responsibilities of the service business establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Sign written labor contracts with laborers; make labor registration with local labor management agencies;

b/ Refrain from employing laborers aged under 18 years for jobs which may adversely affect their physical, spiritual and personality development.

c/ Organize regular health check-ups for laborers according to law provisions;

d/ Pledge to abide by the law provisions on prostitution prevention and combat and bear responsibility before law for prostitution evils occurring in their establishments.

2. Establishments dealing in dancing halls, karaoke, massage and/or sauna and establishments dealing in services easy to be abused for prostitution activities may operate only after they satisfy all criteria and conditions stipulated by the Government.

3. Laborers working at the establishments specified in Clause 1 of this Article must abide by the regulations on residence registration management and sign commitments not to violate the legislation on prostitution prevention and combat.

Article 16.- Management of press and publication activities, cultural and information services in prostitution prevention and combat

Agencies, organizations and individuals must not produce, circulate, transport, store, trade in, export, import and/or disseminate pictures, articles, products and/or information with depraved, pornographic and/or sex-stimulating contents and forms.

Article 17.- Management of production, circulation and use of aphrodisiac pharmaceuticals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18.- Supervision and inspection responsibilities

1. Competent State bodies shall have to supervise and inspect agencies, organizations and individuals in their observance of the provisions in Articles 15, 16 and 17 of this Ordinance.

2. Agencies, organizations and individuals shall have to coordinate with and create conditions for competent State bodies to supervise and inspect the prostitution prevention and combat.

3. Supervised and inspected agencies, organizations and individuals must strictly abide by decisions of competent State bodies.

Article 19.- Responsibilities of the commune, ward or township People's Committees for prostitution prevention and combat

The commune, ward or township People's Committees shall have to:

1. Organize the prostitution prevention and combat in their respective localities; compile dossiers and collect statistics on and classify target people and service business establishments so as to take measures to prevent prostitution evils;

2. Organize the management and education of prostitutes and people committing prostitution-related acts in their communes, wards or townships according to the law provisions on handling of administrative violations.

Article 20.- Responsibilities of medical treatment establishments towards prostitutes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organize study and education on ethics and lifestyle; organize job training, productive labor, and vocational guidance; provide medical treatment and health rehabilitation, and respect the honor, dignity, life and properties of prostitutes brought into their establishments;

2. Coordinate with the concerned agencies and organizations in implementing the provisions in Clause 1 of this Article.

Article 21.- Detection, denunciation and struggle in prostitution prevention and combat

1. Agencies, organizations and individuals that detect any acts specified in Article 4 of this
Ordinance must notify or report them promptly to competent State bodies.

When receiving information and denunciations, competent State bodies must promptly consider and process them, then notify the handling results to such agencies, organizations or individuals if so requested.

2. Those who detect, denounce and struggle to prevent and combat prostitution shall be
protected and kept secret; if they suffer from material loss, they shall get compensations
therefor; if suffering injuries or health deterioration or loss of life, they shall enjoy regimes
and policies as prescribed by law.

Chapter III

HANDLING OF VIOLATIONS OF THE LEGISLATION ON PROSTITUTION PREVENTION AND COMBAT

Article 22.- Handling of sex buyers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Those who buy sex with minors or who, though being aware of their HIV infection, deliberately transmit the disease to other persons shall be examined for penal liability.

Article 23.- Handling of prostitutes

1. Prostitutes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, applied with the measure of education in communes, wards or townships or sent into medical treatment establishments. Foreign prostitutes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in the forms of caution, fine and/or expulsion.

2. Prostitutes who, though being aware of their HIV infection, deliberately transmit the disease to other persons shall be examined for penal liability.

Article 24.- Handling of persons committing prostitution-related acts

1. Those who protect prostitution, contribute capital for use for prostitution purposes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability.

2. Those who act as go-between for prostitution, harbor prostitution, coerce prostitution, organize prostitution, traffic in women and/or children in service of prostitution activities shall be examined for penal liability.

Article 25.- Handling of organizations and individuals abusing the service business for prostitution activities

1. If service business establishments abuse service business activities to carry out prostitution activities, they shall be fined and, depending on the nature and seriousness of their violations, subject to the confiscation of material evidences and means directly related to prostitution activities, and the deprivation of the right to use permits and/or practicing certificates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26.- Handling of organizations and individuals disseminating, storing and/or circulating products with pornographic contents and forms

1. If agencies, organizations and individuals operating in the domains of culture, cultural services, post and/or telecommunications commit acts of disseminating, storing and/or circulating pictures, articles, products and/or information with depraved, pornographic, sex-stimulating contents and forms, they shall be fined and, depending on the nature and seriousness of their violations, be stripped of the right to use permits or practicing certificates or banned from conducting activities stated in their permits or practicing certificates.

2. Those who commit acts of violating the provisions in Clause 1 of this Article shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability.

Article 27.- Handling of officials, public employees, people's armed force personnel who violate the legislation on prostitution prevention and combat

1. Officials, public employees and/or people's armed force personnel who commit acts of violating the provisions in Articles 22, 23, 24, 25 and 26 of this Ordinance shall, apart from being handled under the provisions of these Articles, have their acts notified to the heads of their competent managing agencies, organizations or units for education and disciplining.

2. Officials, public employees and/or people's armed force personnel who violate the legislation on prostitution prevention and combat shall, during the period of being disciplined, not be appointed nor stand for election to people-elected agencies, political organizations or socio-political organizations; nor be appointed or re-appointed, appointed to equivalent or higher posts in the State agencies or the people's armed forces.

Article 28.- Handling of persons committing acts of law violation while performing the prostitution prevention and combat tasks

If those who have the task of directly participating in the prostitution prevention and combat commit acts of protecting prostitution, tolerating, covering up prostitution activities or failing to handle them promptly so that such activities occur in the localities under their management, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, transferred to other jobs or examined for penal liability; if any damage is caused, the agencies where such persons work shall have to pay compensations therefor and the damage-causing persons shall have to pay indemnities according to law provisions.

Article 29.- Handling of persons committing acts of covering up or failing to discipline promptly persons who violate the legislation on prostitution prevention and combat

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If those who have positions and powers commit acts of covering up their subordinates who commit acts of violating the provisions in Article 28 of this Ordinance, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER THE PROSTITUTION PREVENTION AND COMBAT WORK

Article 30.- Contents of State management over the prostitution prevention and combat work

1. Promulgating, and organizing the implementation of, undertakings, policies, laws and plans on prostitution prevention and combat.

2. Organizing the apparatus for managing, training, fostering and raising the capability of the contingent of personnel engaged in the prostitution prevention and combat work.

3. Organizing and managing the establishments which provide medical treatment, job-training and -creation for prostitutes.

4. Gathering statistics on prostitution prevention and combat; mobilizing, managing and utilizing resources for prostitution prevention and combat; conducting scientific research and application in service of the prostitution prevention and combat work.

5. Organizing the prevention and combat of crimes and other law violations related to prostitution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Undertaking international cooperation on prostitution prevention and combat.

8. Supervising, inspecting, settling complaints and denunciations about, and handling
violations of the legislation on, prostitution prevention and combat.

Article 31.- Agencies performing the State management over the prostitution prevention and combat work

1. The Government performs the uniform State management over the prostitution prevention and combat work.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs assumes the prime responsibility and, together with the Ministry of Public Security, coordinate with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in assisting the Government in performing the uniform State management over the prostitution prevention and combat work.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to organize the performance of the prostitution prevention and combat work in coordination with the concerned agencies.

4. The People's Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over the prostitution prevention and combat work in their respective localities.

Article 32.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the concerned agencies and organizations in formulating, and organizing the implementation of, policies and plans on prostitution prevention and combat; collecting statistics on, supervising, inspecting and settling complaints and denunciations about, prostitution prevention and combat; undertake international cooperation on prostitution prevention and combat under the assignment of the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Public Security shall have to organize the prevention and combat of crimes of prostitution and trafficking in women and children in service of prostitution activities as well as law violations related to prostitution; direct the compilation of dossiers on and sending of prostitutes into medical treatment establishments and support these establishments in keeping order and security therein; coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the concerned ministries and branches in directing, guiding and organizing the community-based management and education of prostitutes as well as persons committing prostitution-related acts, supervise, inspect and handle service business establishments violating the legislation on prostitution prevention and combat.

Article 34.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Health, the Ministry of Trade, the Ministry of Education and Training and the National Administration of Tourism

1. The Ministry of Culture and Information, the Ministry of Health, the Ministry of Trade, and the National Tourism Administration shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to direct, guide and organize prostitution prevention and combat activities in their respective domains and branches; manage service business establishments; coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and branches in supervising, inspecting and handling service business establishments in the branches under their respective management which violate the legislation on prostitution prevention and combat.

2. The Ministry of Education and Training shall have to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing and formulating the education program and contents on prostitution prevention and combat in schools and other educational establishments.

Article 35.- Responsibilities of the People's Committees of all levels and their presidents

1. The People's Committees at all levels shall work out annual plans on prostitution prevention and combat and submit them to the People's Councils of the same level for decision; arrange funding and mobilize various resources for the prostitution prevention and combat work; direct and organize the prostitution prevention and combat work; report the results of the performance of this work to the People's Councils of the same level and the immediate superior People's Committees.

2. Annually, the provincial/municipal People's Committees shall report to the Government on the prostitution prevention and combat work in their respective localities.

3. The presidents of the People's Committees at all levels shall take responsibility for the prostitution prevention and combat work in their respective localities.

Article 36.- Supervision and inspection of prostitution prevention and combat

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 37.- Funding for the prostitution prevention and combat work

The State shall arrange funding and adopt policies on using revenues collected from the handling of violations of the legislation on prostitution prevention and combat and mobilizing other resources for the prostitution prevention and combat work.

Chapter V

COMMENDATION, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 38.- Commendation

Agencies, organizations and individuals that record achievements in the prostitution prevention and combat work shall be commended and/or rewarded according to the law provisions.

Article 39.- Complaints, denunciations and responsibilities for settlement thereof

1. Agencies, organizations and individuals shall have the right to complain about handling decisions made by competent persons in the prostitution prevention and combat when they have grounds to believe that such decisions run counter to laws and infringe upon their legitimate rights and interests.

2. Citizens shall have the right to denounce acts of violating the legislation on prostitution prevention and combat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- Implementation effect

This Ordinance takes effect as from July 1, 2003.

All previous provisions contrary to this Ordinance are hereby annulled.

Article 41.- Detailing and implementation guidance

The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


68.404

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.219.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!