HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 365/2015/NQ-HĐND
|
Điện Biên, ngày 08 tháng 7 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG QUY ƯỚC THÔN, BẢN,
ĐỘI, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ
thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ
Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 04 năm 2008
của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành
các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ
Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm
2000 của Bộ Tư Pháp - Bộ Văn hoá Thông tin - Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện Hương
ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;
Căn cứ
Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 09 tháng 7 năm
2001 của Bộ Tư Pháp - Bộ Văn hoá Thông tin - Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ủy ban quốc gia dân số - Kế hoạch hóa gia
đình về việc hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số
03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước
của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số
- Kế hoạch hóa gia đình;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 2227/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên đề nghị ban hành Nghị quyết về Định hướng nội dung Quy ước thôn, bản, đội, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện
Biên; Báo cáo thẩm tra số 21/BC-HĐND, ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến
của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Định hướng nội dung Quy ước thôn, bản,
đội, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
1.
Tên gọi: Quy
ước thôn, bản, đội,
tổ dân phố.
2. Bố cục của Quy ước (gồm có: Lời nói đầu và 4 Chương)
2.1 Lời
nói đầu: Nêu khái quát đặc điểm địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống văn
hoá của (thôn,
bản, đội, tổ dân phố) và mục đích của việc xây dựng Quy ước.
2.2 Chương I. Quy định chung
a. Phạm vi
điều chỉnh: quy định về những chuẩn mực ứng xử trong sinh hoạt, sản xuất, phát
triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật
tự trên địa bàn thôn, bản, đội tổ dân phố…
b. Đối tượng
áp dụng: áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đứng chân trên địa
bàn; các hộ gia đình, cá nhân đang lao động, sinh sống, không phân biệt giới
tính, độ tuổi, trình độ, dân tộc, văn hóa, tôn giáo, hộ khẩu thường trú hay tạm
trú trên địa bàn thôn, bản, đội tổ dân phố…
2.3. Chương
II. Những nội dung cơ bản
- Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân: Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân
cư trên địa bàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy
quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực
hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân.
- Về phát
triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng: Gồm các quy định về phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng, công trình công cộng
trên địa bàn.
- Về giáo dục, y tế: Gồm các quy định về phát triển sự nghiệp giáo dục;
đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, trẻ em đi học đúng độ tuổi; tổ chức
thực hiện các chương trình y tế; thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia
đình; bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và
trẻ em.
- Về văn hoá, xã hội: Gồm các quy định thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa"; phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện nếp sống văn
minh trong việc tổ chức cưới hỏi, tổ chức việc tang; bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực gia đình; thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc; phòng chống các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín
dị đoan trong sinh hoạt văn hóa tâm linh; thực hiện đền ơn đáp nghĩa.
- Về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ và phát triển rừng: Gồm các quy
định về bảo vệ và phát triển rừng; giữ gìn vệ sinh môi trường; chăn thả gia
súc; phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi.
- Về bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội: quy định về
bảo đảm quốc phòng, an ninh; đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu; phòng cháy, chữa
cháy; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; giải quyết tranh chấp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng,
củng cố các mô hình quần chúng tự quản bảo vệ trật tự an toàn xã hội; thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
2.4.Chương III. Khen thưởng và xử phạt
- Các biện pháp “Khen thưởng” của cộng đồng, chủ yếu là biện pháp khuyến
khích về tinh thần, tôn vinh danh dự công dân; khuyến khích, động viên công dân
thực hiện tốt các nội dung Quy ước.
- Các quy định “Xử phạt” gồm các quy định phê bình, nhắc nhở, thông tin
trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở, kiểm điểm trước các tổ chức đoàn thể hoặc
Hội nghị nhân dân. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Quy ước thì
trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể buộc thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt
nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân. Trong quy ước không được đặt ra các khoản phí, lệ phí. Đối với những trường
hợp người từ địa bàn khác đến mà vi phạm Quy ước thì xử lý vi phạm như đối với
nhân dân trên địa bàn; trường hợp cố tình chống đối việc thực hiện Quy ước thì
đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
(Các quy định về “Khen thưởng” và “Xử phạt” là do cộng đồng tự đặt ra,
không phải là biện pháp thay thế cho các hoạt động khen thưởng và xử lý vi phạm
của cơ quan nhà nước).
2.5. Chương
IV. Tổ chức thực hiện
Quy định trách
nhiệm và tổ chức thực hiện Quy ước của toàn thể nhân dân trong thôn, bản, đội,
tổ dân phố.
Điều 2. Quy trình xây dựng Quy ước
Việc soạn thảo, thông qua và phê duyệt Quy ước phải đảm bảo dân chủ, công
khai, phù hợp với các quy định của pháp luật. Quy trình xây dựng Quy ước phải
thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số
03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTT-UBTƯ MTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Bộ Tư pháp
- Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Ban Thường
trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Quy ước mẫu để hướng dẫn
thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 5. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khoá XIII, kỳ
họp thứ 14 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2015./.