CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/2024/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 06 tháng
3 năm 2024
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG, TRUY TẶNG “HUY CHƯƠNG THANH NIÊN XUNG
PHONG VẺ VANG” VÀ VIỆC KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Điều 96 Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy
chương Thanh niên xung phong vẻ vang’’ và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng
chiến.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định chi tiết thi hành khoản 1, khoản 2 Điều 96 Luật
Thi đua, khen thưởng gồm: Đối tượng, nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của Thanh
niên xung phong; trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh
niên xung phong vẻ vang” và hướng dẫn khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc,
hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ đủ 24 tháng trở lên.
2.
Thanh niên xung phong hy sinh khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ
Tổ quốc, đã được công nhận liệt sĩ.
3.
Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên
xung phong vẻ vang”.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Thanh niên xung
phong khi được xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
1.
Được nhận Huy chương, Bằng Huy chương và tiếp tục hưởng các quyền lợi theo quy định
của khen thưởng kháng chiến.
2.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3.
Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của Thanh niên xung phong đã hy sinh, từ trần
có trách nhiệm kê khai trung thực, chính xác, cung cấp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ chứng
minh quá trình công tác trong các đơn vị Thanh niên xung phong và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung kê khai, tính pháp lý của các giấy tờ, hồ sơ chứng minh
quá trình công tác của Thanh niên xung phong.
Điều 4. Thẩm quyền xét, đề nghị tặng, truy tặng
“Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
1.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy
tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị khen thưởng.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng, truy
tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đề nghị khen thưởng.
3.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc thẩm định hồ sơ đề nghị tặng, truy
tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính
phủ xét, trình Chủ tịch nước quyết định tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung
phong vẻ vang” qua Bộ Nội vụ.
Chương II
“HUY CHƯƠNG THANH NIÊN XUNG PHONG VẺ VANG”
VÀ KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN
Mục 1. MỐC THỜI GIAN, HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ XÉT
TẶNG, TRUY TẶNG “HUY CHƯƠNG THANH NIÊN XUNG PHONG VẺ VANG”
Điều 5. Mốc thời gian để tính khen thưởng
1.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày 15 tháng 7 năm 1950 đến ngày 20
tháng 7 năm 1954.
2.
Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ ngày 21 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng
4 năm 1975:
a)
Chống đế quốc Mỹ ở miền Bắc;
b)
Chống đế quốc Mỹ ở miền Nam;
c)
Làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 12 năm 1975.
3.
Thời kỳ bảo vệ Tổ quốc:
a)
Chiến tranh biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;
b)
Chiến tranh biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
c)
Làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
d)
Làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Cam-pu-chia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng
8 năm 1989;
đ)
Truy quét Ful-rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992.
Điều 6. Nguyên tắc xét tặng, truy tặng “Huy chương
Thanh niên xung phong vẻ vang”
1.
Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc,
hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ đủ 24 tháng trở lên thì được tặng,
truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
2.
Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến,
bảo vệ Tổ quốc, đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên
xung phong vẻ vang”.
3.
Thanh niên xung phong được xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang” 01 lần.
4.
Thanh niên xung phong khi xét khen thưởng được cộng dồn thời gian tham gia công
tác trong các mốc thời gian quy định tại Điều 5 Nghị định này
để đảm bảo đủ tiêu chuẩn xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ
vang”.
5.
Không tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với những trường
hợp sau: bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về
một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù
hoặc tham gia chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà
bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công
với cách mạng.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy
chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
1.
Hồ sơ đề nghị của Thanh niên xung phong, gồm:
a)
Bản khai đề nghị xét tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
Trường
hợp Thanh niên xung phong già, yếu hoặc đã hy sinh, từ trần thì do đại diện thân
nhân đứng tên lập bản khai theo Mẫu số 02 tại Phụ
lục I kèm theo Nghị định này.
b)
Một trong các giấy tờ sau đây đảm bảo tính pháp lý chứng minh là Thanh niên xung
phong:
Thẻ
đội viên Thanh niên xung phong; Quyết định, lý lịch, trong đó ghi rõ là Thanh niên
xung phong và phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong; Giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền cấp trước khi Thanh niên xung phong trở về địa phương như: Giấy chứng nhận
hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý Thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương,
chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng Thanh
niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; Giấy điều động
công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ. Thông tin cần thể hiện rõ thời gian đi Thanh
niên xung phong.
Giấy
chứng nhận Thanh niên xung phong của Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong
cấp tỉnh xác nhận thời gian đi và thời gian hoàn thành nhiệm vụ trở về của Thanh
niên xung phong.
Văn
bản xác nhận phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định hiện hành kèm theo tài liệu chứng minh cá nhân đi Thanh niên xung phong
tại phiên hiệu đơn vị đó hoặc Quyết định hưởng trợ cấp, hưởng chính sách đối với
Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc của
cơ quan có thẩm quyền ban hành kèm theo danh sách Thanh niên xung phong.
Lý
lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên có thể hiện thời gian tham gia Thanh niên xung
phong khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 4 năm 1999 có hiệu lực thi hành; riêng đối với Thanh niên xung phong
cơ sở miền Nam, lý lịch khai trước năm 1995. Lý lịch đảng viên được sao y bản chính
và có xác nhận của cấp ủy đảng nơi đảng viên sinh hoạt.
c)
Đối với trường hợp được công nhận là liệt sĩ thì hồ sơ đề nghị gồm Bản khai Thanh
niên xung phong hy sinh khi làm nhiệm vụ đã được công nhận là Liệt sĩ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này và
bản sao y Bằng công nhận Liệt sĩ hoặc Bằng Tổ quốc ghi công hoặc các giấy tờ xác
nhận là liệt sĩ của cấp có thẩm quyền.
2.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (01 bộ bản chính và các tệp tin điện tử của hồ sơ
đề nghị khen thưởng), gồm:
a)
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo danh sách các trường hợp đề nghị
tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
b)
Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh (thành phần họp
có mời thêm đại diện Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp).
c)
Hồ sơ đề nghị của Thanh niên xung phong theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3.
Trường hợp hồ sơ Thanh niên xung phong không hợp lệ, cần bổ sung, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ hướng dẫn Thanh niên xung phong hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ theo quy định
trong thời hạn 05 ngày.
4.
Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, sau thời gian 05 ngày làm
việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan các cấp thông báo bằng văn bản trả lại hồ
sơ đề nghị khen thưởng cho đơn vị trình khen thưởng.
5.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong”
tổ chức xác minh đối với những trường hợp có thành tích chưa rõ ràng, có đơn khiếu
nại, tố cáo hoặc có nghi ngờ hợp lý về việc hồ sơ đề nghị khen thưởng bị làm giả.
Điều 8. Trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng
“Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
1.
Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của Thanh niên xung phong lập hồ sơ đề nghị
theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Thanh niên xung
phong đăng ký cư trú (đối với trường hợp còn sống) hoặc nơi cư trú trước khi tham
gia Thanh niên xung phong (đối với Thanh niên xung phong đã hy sinh, từ trần).
2.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định có trách nhiệm:
a)
Công bố công khai danh sách các trường hợp đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương
Thanh niên xung phong vẻ vang” trên các phương tiện truyền thông hoặc đăng tải trên
trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b)
Phối hợp với Hội (Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp (nếu có) thẩm
định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
c)
Tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp xã (có mời thêm đại diện Hội (Ban
Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp nếu có) để xem xét, tham mưu cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị tặng,
truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
d)
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị khen thưởng đối với các
trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, hồ sơ có 01 bộ (bản chính), gồm:
Tờ
trình kèm theo danh sách các trường hợp đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh
niên xung phong vẻ vang” và các tệp tin điện tử của hồ sơ đề nghị khen thưởng.
Biên
bản họp xét các trường hợp đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang”.
Hồ
sơ đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo quy định
tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định có trách nhiệm:
a)
Chỉ đạo cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, phối hợp với Hội
(Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp (nếu có) và Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên
xung phong vẻ vang”.
b)
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đề nghị khen thưởng theo quy định,
hồ sơ có 01 bộ (bản chính), gồm:
Tờ
trình kèm theo danh sách các trường hợp đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh
niên xung phong vẻ vang” và các tệp tin điện tử của hồ sơ đề nghị khen thưởng.
Hồ
sơ đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo quy định
tại điểm d khoản 2 Điều này.
4.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định có trách nhiệm:
a)
Chỉ đạo Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, phối hợp với Hội (Ban Liên
lạc) Cựu Thanh niên xung phong cùng cấp (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên
xung phong vẻ vang”.
b)
Tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh để xem xét, tham mưu cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị tặng,
truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
c)
Trình Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) xem xét, đề nghị khen thưởng đối với các
trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Hồ sơ đề nghị tặng, truy tặng
“Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo quy định tại khoản
2 Điều 7 Nghị định này.
5.
Bộ Nội vụ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách
nhiệm:
a)
Thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu có).
b)
Trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng, truy tặng
“Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, hồ sơ gồm: Tờ trình của Bộ Nội vụ kèm
theo danh sách đề nghị khen thưởng và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng.
Điều 9. Thông báo kết quả khen thưởng và tổ chức
trao tặng
1.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi quyết định khen thưởng cho cấp trình khen thưởng.
2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước,
chỉ đạo việc tổ chức trao tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” cho các
trường hợp được khen thưởng đảm bảo trang trọng theo quy định của Nghị định quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua,
khen thưởng.
Điều 10. Hiện vật khen thưởng
1.
Hiện vật khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” là sản phẩm đặc
biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được Chủ tịch
nước quyết định khen thưởng, gồm: Bằng Huy chương, Huy chương và hộp của “Huy chương
Thanh niên xung phong vẻ vang”.
2.
Mẫu Huy chương; mẫu Bằng của “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” được quy
định chi tiết như sau:
a)
Mẫu Huy chương.
Huy
chương Thanh niên xung phong vẻ vang gồm 03 phần: cuống Huy chương, dải Huy chương
và thân Huy chương. Hai phần dải Huy chương và thân Huy chương kết nối với nhau
bằng móc kim loại.
Cuống
huy chương: Hình chữ nhật, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng
sợi polyester hoặc chất liệu tương đương trở lên gồm 2 màu: Xanh/Green và Đỏ/Red.
Hai đường kẻ xanh song song có kích thước 4 mm x 11 mm, đường kẻ xanh cách mép phải
và trái 2 mm; kích thước 28 mm x 14 mm. Ở giữa cuống huy chương có ngôi sao 3D bằng
đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Dải
huy chương: Hình ngũ giác, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng
sợi polyester hoặc chất liệu tương đương trở lên gồm 2 màu: Xanh/Green và Đỏ/Red.
Hai đường kẻ xanh song song có kích thước 4 mm x 35 mm, đường kẻ xanh cách mép phải
và trái 0,9 cm; kích thước 38 mm x 27 mm x 40 mm.
Thân
huy chương: Hình ngôi sao năm cánh, mỗi cánh ngôi sao chia làm 8 tia nhỏ tạo hiệu
ứng 3D, điểm thấp nhất của cánh ngôi sao tiếp xúc với hình tròn logo ở trung tâm,
đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng 48 mm. Ở giữa thân huy chương
là logo Thanh niên xung phong hình tròn có đường kính 27mm, logo bao gồm: hình tượng
bông lúa bên trái, hình tượng bánh xe răng bên phải, ở giữa logo là hình ngôi sao
5 cánh 3D trên nền các tia màu đỏ, phía dưới có 4 chữ viết tắt “TNXP” màu trắng
trên nền xanh/green, hình chữ uốn cong lên trên; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng
hợp kim Ni-Co.
b)
Mẫu Bằng Huy chương.
Hình
thức:
Kích
thước Bằng được in trên khổ giấy A3 (kích thước 420 mm x 297 mm); kích thước bên
ngoài đường diềm hoa văn là 360 mm x 237 mm.
Họa
tiết hoa văn trang trí xung quanh có đường diềm và bốn góc bên ngoài đường diềm
được trang trí bằng các họa tiết hoa văn, chính giữa phía trên là Quốc huy nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hai bên có các khối hoa văn chuyển tiếp giữa
Quốc huy và đường diềm trang trí. Hình ảnh của thân huy chương được đặt ở giữa dưới
đường diềm trang trí.
Đường
diềm trang trí xung quanh: Sử dụng các hình tượng tương đồng trực tiếp với các vật
dụng phổ biến và tiêu biểu của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam như cuốc,
xẻng, xe cút - kít, súng trường CKC... kết hợp với hình tượng cuốn sách và bánh
xe răng, bông lúa thể hiện ý nghĩa khoa học và kỹ thuật với tinh thần “chiến đấu
và lao động sản xuất”.
Hình
nền Bằng sử dụng họa tiết hoa văn và kết cấu của trống đồng Đông Sơn - biểu tượng
cho văn hóa và dân tộc Việt Nam.
Nội
dung:
Quốc
hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông
chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
Tiêu
ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ
“Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc
hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có
cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng
chữ.
Thẩm
quyền quyết định khen thưởng: Ghi tách làm 2 dòng “CHỦ TỊCH” và “NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 26 cho
dòng trên và cỡ chữ 20 cho dòng dưới, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
Tính
chất tặng thưởng: Ghi là “TẶNG” hoặc “TRUY TẶNG” đối với Bằng “Huy chương Thanh
niên xung phong vẻ vang”, chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 24, kiểu
chữ đứng, đậm, màu đen.
Tên
hình thức khen thưởng: Chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 42, kiểu
chữ đứng, đậm, màu đỏ.
Tên
của cá nhân được khen thưởng: Chữ in hoa kiểu chữ đứng, đậm, màu đen; địa chỉ (hoặc
chức vụ, đơn vị công tác), thành tích của cá nhân được khen thưởng: chữ in thường,
phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ nghiêng, đậm,
màu đen.
Số
quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành
quyết định; “Số sổ vàng” ghi số thứ tự của đối tượng được khen thưởng trong quyết
định; chữ của hai dòng in thường; phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ
nghiêng, đậm, màu đen.
Địa
danh, ngày, tháng, năm: Chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu
chữ nghiêng, đậm, màu đen.
Chức
vụ của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng: Ghi là “CHỦ TỊCH”; chữ in hoa,
phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
Khoảng
trống để ký tên, đóng dấu, ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
c)
Mẫu Huy chương, mẫu Bằng Huy chương được minh họa tại Phụ
lục II kèm theo Nghị định này.
3.
Thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang” thực hiện theo thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước
quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
Mục 2. KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN
Điều 11. Hướng dẫn khen thưởng tổng kết thành
tích kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc
Việc
khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với cá nhân,
tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tiếp tục thực hiện theo các văn
bản và hệ thống pháp luật quy định về khen thưởng thành tích thời kỳ kháng chiến
và bảo vệ Tổ quốc còn có hiệu lực thi hành.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG, TRUY TẶNG “HUY CHƯƠNG THANH NIÊN XUNG PHONG VẺ VANG”
Điều 12. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp
1.
Thực hiện quản lý nhà nước về xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang” tại địa phương.
2.
Công khai thủ tục hành chính và kết quả thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền
theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính.
3.
Bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung
phong vẻ vang” theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.
Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
5.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định của pháp luật.
6.
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
7.
Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xét, đề nghị tặng, truy tặng “Huy
chương Thanh niên xung phong vẻ vang” theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách
nhiệm về việc trình cấp trên khen thưởng.
8.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về thủ tục và nội dung hồ sơ
trình Thủ tướng Chính phủ, gồm: Hồ sơ, thủ tục, quy trình, tính chính xác của thành
tích và các nội dung liên quan đến thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong
công tác khen thưởng
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu Chính
phủ tổng kết việc xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ
vang”.
2.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức
triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xét tặng, truy tặng “Huy chương
Thanh niên xung phong vẻ vang”.
3.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định
này đến hội viên Hội Cựu thanh niên xung phong các cấp; hướng dẫn các cấp Hội phối
hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc hướng dẫn hội viên
kê khai, lập hồ sơ, đề nghị xác nhận quá trình công tác trong các đơn vị Thanh niên
xung phong làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc.
4.
Cơ quan báo chí, truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về khen thưởng và tặng, truy tặng “Huy chương Thanh
niên xung phong vẻ vang”; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp
luật về khen thưởng.
5.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có
trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác xét, đề nghị tặng,
truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; tiếp nhận, xem xét, thẩm định
hồ sơ đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; trình
cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng.
Điều 14. Kinh phí tổ chức thực hiện việc xét tặng,
truy tặng Huy chương
Kinh
phí tổ chức thực hiện việc xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang” được thực hiện theo quy định của Luật Thi
đua, khen thưởng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2024.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí
thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
PHỤ LỤC I
MẪU TỜ KHAI CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ TẶNG, TRUY TẶNG “HUY CHƯƠNG THANH
NIÊN XUNG PHONG VẺ VANG”
(Kèm
theo Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
Mẫu số 01
|
Bản
khai đề nghị tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
|
Mẫu số 02
|
Bản
khai đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” (Dùng
cho thân nhân TNXP)
|
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI
Đề nghị tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
I.
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1.
Họ và tên :……………………………………Số CCCD:………………………..
2.
Ngày tháng năm sinh:……………………………….Giới tính:………………………
3.
Quê quán: ……………………………………………………………………………..
4.
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………
5.
Thành phần bản thân: ……………………………………………………………..
6.
Dân tộc:……………… Tôn
giáo :…………………………………………………..
7.
Chức vụ hiện nay …………………………………………………………………….
8.
Ngày tham gia TNXP:………………………………………………………………..
9.
Nơi đi TNXP:…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
10.
Thời gian tham gia TNXP: Từ ngày……/…./…….đến ngày…../…../……
11.
Đơn vị TNXP:……………………………………………………………………….
12.
Địa bàn hoạt động chủ yếu:……………………………………………………………
II.
QUÁ TRÌNH THAM GIA THANH NIÊN XUNG PHONG ĐẾN NAY
Từ tháng, năm
|
Đến tháng, năm
|
Làm việc gì
|
Năm
|
Tháng
|
Ngày
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…..
…..
….
…..
|
…..
…..
….
…..
|
…..
…..
….
…..
|
III.
KHEN THƯỞNG
Ghi
đã được khen thưởng gì? Thời gian nào, cấp nào, khen thành tích gì? (tóm tắt nếu
có)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
IV.
KỶ LUẬT
Hình
thức kỷ luật, thời gian và lý do (nếu có)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tôi
xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
|
Người khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI
Đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong
vẻ vang”
(Dùng cho thân nhân TNXP)
I.
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1.
Họ và tên thân nhân TNXP:………………………Số CCCD:……………………
2.
Mối quan hệ với TNXP được đề nghị: ………………………………………………
3.
Quê quán:……………………………………………………………………………
4.
Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………
5.
Họ và tên TNXP:…………………………………………………………………….
6.
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………….Giới tính:…………………….
7.
Quê quán:…………………………………………………………………………………
8.
Ngày tham gia TNXP:………………………………………………………………….
9.
Nơi đi TNXP:…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
10.
Thời gian tham gia TNXP: Từ ngày……../…../……..đến ngày………………..
11.
Đơn vị TNXP:………………………………………………………………………
12.
Ngày, tháng, năm hy sinh (hoặc từ trần): ………………………………………...
II.
QUÁ TRÌNH THAM GIA THANH NIÊN XUNG PHONG ĐẾN NAY
Từ tháng, năm
|
Đến tháng, năm
|
Làm việc gì
|
Năm
|
Tháng
|
Ngày
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…………………
…………………..
…………………..
…………………
|
…..
…..
….
…..
|
…..
…..
….
…..
|
…..
…..
….
…..
|
III.
KHEN THƯỞNG
Ghi
đã được khen thưởng gì? Thời gian nào, cấp nào, khen thành tích gì? (tóm tắt nếu
có).
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
IV.
KỶ LUẬT
Hình
thức kỷ luật, thời gian và lý do (nếu có)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tôi
xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
|
Người khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
PHỤ LỤC II
MẪU HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG “HUY CHƯƠNG THANH NIÊN XUNG PHONG VẺ
VANG”
(Kèm
theo Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
Mẫu số 01
|
Mẫu
Huy chương
|
Mẫu số 02
|
Mẫu
Bằng Huy chương
|
Mẫu số 01: Mẫu huy chương
MẪU THIẾT KẾ Tỷ lệ 1/1