Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 74/KH-UBND 2022 phát triển nghề truyền thống gắn với văn hóa du lịch Ninh Bình

Số hiệu: 74/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 14/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI VĂN HÓA, DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 -2025

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 như sau:

I. Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình hiện có 76 làng nghề[1], trong đó có 48 làng nghề xuất hiện cách đây trên 50 năm, đủ tiêu chuẩn là làng nghề truyền thống[2], tuy nhiên mới có 02 nghề (chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và gốm cổ Bồ Bát) , 01 làng nghề (thêu ren Văn Lâm) được công nhận là nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; 01 nghề được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân). Các nghề, làng nghề truyền thống đã tạo việc làm ổn định cho 30.848 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 55,8 triệu đồng/lao động/năm. Đa số các làng nghề đều hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Nhiều làng nghề đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường như các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, chế biến cói, gốm sành sứ, sản xuất bún bánh,… Một số làng nghề gần các điểm du lịch có tiềm năng phát triển sản xuất gắn với hình thức du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm, tạo lợi thế riêng trong việc thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện nay tiếp tục được duy trì phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động khu vực nông thôn hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, sự phát triển của nghề, làng nghề truyền thống còn gặp nhiều khó khăn: Hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết; thị trường sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa; một số mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi có xu hướng giảm; thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu gây lãng phí nguyên liệu, năng suất lao động thấp; thiếu mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đồng bộ, chưa có các trung tâm trưng bày, bảo tồn nghề có quy mô lớn; ở một số làng nghề vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường; nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền…

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nô ng thôn thông qua bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển những sản phẩm truyền thống là tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng của địa phương từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

- Duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống và làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch; giữ gìn tinh hoa, văn hóa bản địa; gắn sự phát triển nghề, làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch và lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc đầu tư, trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

2. Yêu cầu

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân về tầm quan trọng của phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đối với kinh tế nông thôn.

- Tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống hiện có. Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với những nét đặc trưng văn hóa bản địa và định hướng phát triển du lịch.

III. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Xây dựng chính sách riêng cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

Chính sách về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị định 52). Trên cơ sở chính sách hiện có, nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Ứng dụng khoa học, công nghệ

- Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở triển khai, ứng dụng khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ sản xuất kết hợp bảo tồn bí quyết nghề truyền thống; sản xuất sản phẩm mới; cải tiến bao bì, nhãn mác; đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc; chứng nhận chất lượng sản phẩm …; Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, phát triển du lịch.

- Doanh nghiệp, cơ sở thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ được hỗ trợ theo quy định tại Điều 10, Nghị định 52; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, triển khai hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo Nghị quyết số 123/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh; chính sách khuyến công; các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cho cán bộ quản lý các cấp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác… Lao động tham gia học nghề truyền thống được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

- Khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề truyền thống. Nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề được hưởng thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận. Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực được hỗ trợ theo quy định tại Điều 11, Nghị định 52. Nội dung, định mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt danh mục nghề, thời gian đào tạo, định mức chi phí đào tạo và hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

- Thực hiện công tác truyền thông về tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình, báo, đài); lồng ghép nội dung vào chương trình, hội nghị, sinh hoạt chuyên đề các cấp, ngành.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại một số làng nghề truyền thống tiêu biểu trên toàn quốc.

- Xây dựng ấn phẩm, clip, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di tích kiến trúc.

- Khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống tham gia hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại; xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường. Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, bán hàng trực tuyến; tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.

- Cơ sở tham gia Chương trình xúc tiến thương mại được hưởng chính sách quy định tại Điều 9, Nghị định số 52; Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh (nguồn vốn khuyến công, vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới). Nội dung về tuyên truyền, tập huấn được lồng ghép với các chương trình khác (Chương trình OCOP, Chương trình khuyến công).

5. Hỗ trợ vốn và chính sách đầu tư tín dụng

Ưu tiên thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ đối với dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại làng nghề truyền thống, dự án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Nội dung và định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đất đai, mặt bằng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

- Doanh nghiệp, cơ sở tại làng nghề truyền thống có dự án đầu tư hiệu quả được cấp có thẩm quyền phê duyệt được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Cơ chế, chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tập trung với diện tích đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại cho làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống như chế biến lương thực, thực phẩm, chế tác đá mỹ nghệ, mộc mỹ nghệ, …

7. Phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất

Nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, đặc biệt là nguồn nguyên liệu không tái sinh của 02 nghề truyền thống là chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và gốm cổ Bồ Bát; nguồn nguyên liệu cho nghề chế biến cói trong điều kiện diện tích trồng cói gần như không còn.

8. Hỗ trợ chủ thể sản xuất tại cơ sở nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

- Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, hỗ trợ cho chủ thể sản xuất tại cơ sở nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Cơ chế chính sách hỗ trợ theo Quyết định của Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022-2025; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025.

9. Phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch, hoạt động lễ hội truyền thống địa phương

Phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Cố đô Hoa Lư; Lễ hội Đền Thái Vi; Lễ hội Chùa Bái Đính; Lễ hội Tràng An; Lễ hội giáng sinh nhà thờ đá Phát Diệm.

Thông qua lễ hội truyền thống của địa phương, các nghề, làng nghề, đặc biệt là nghề truyền thống được duy trì, phát triển tạo nên nét văn hóa đặc sắc thu hút khách du lịch tham quan và trải nghiệm.

Xây dựng không gian truyền thống trong nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn di tíc h lịch sử làng nghề (nhà thờ Tổ nghề; Trung tâm bảo tồn và phát triển nghề; Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm; khu trình diễn hoạt động sản xuất sản phẩm...)

Xây dựng các tuyến du lịch gắn với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống như: Tuyến du lịch Tam Cốc, Bích Động, Động Thung Nham, Cố đô Hoa Lư gắn với tham quan làng nghề truyền thống thêu ren Văn Lâm và các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân; Tuyến du lịch sinh thái Vân Long, Tràng An, Bái Đính với các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Viễn; Tham quan và trải nghiệm Rừng Quốc gia Cúc Phương với các làng nghề trên địa bàn huyện Nho Quan; Khu du lịch Hồ Yên Thắng, sân golf Hoàng Gia với trải nghiệm nghề gốm cổ Bồ Bát; các làng nghề cói trên địa bàn huyện Kim Sơn kết hợp tham quan nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch Cồn Nổi …

10. Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

Hàng năm thống kê, rà soát thực trạng phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Phân loại nghề truyền thống, làng nghề truyền thống theo nhóm phát triển mạnh, phát triển cầm chừng, nhóm phát triển yếu và có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Đặc biệt quan tâm tới bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch. Xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng nhóm nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đã phân loại. Lựa chọn, xây dựng hồ sơ đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tiêu biểu đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh, quốc gia.

- Hướng dẫn địa phương rà soát các nghề, làng nghề đủ điều kiện theo quy định để công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Dự kiến giai đoạn 2022-2025, mỗi năm có 02 nghề được công nhận là nghề truyền thống, 01 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống.

- Đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền:

+ Bảo tồn bí quyết và kỹ thuật sản xuất nghề thủ công truyền thống kết hợp với nghiên cứu cải tiến để tạo năng suất lao động cao, vẫn giữ được giá trị văn hóa truyền thống đặc thù, tinh sảo của sản phẩm. Bảo tồn mẫu hoa văn truyền thống trên sản phẩm.

+ Tăng cường công tác bảo tồn và lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của nghề, làng nghề; hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày/nhà truyền thống phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa.

+ Hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho nghề truyền thống, làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.

+ Khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho xã có nghề truyền thống mở lớp đào tạo tại địa phương để người có tay nghề cao, nghệ nhân truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ để trở thành lớp kế cận.

- Đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phát triển cầm chừng: Khuyến khích, tạo điều kiện cho nghệ nhân, thợ giỏi và cơ sở sản xuất bảo tồn một số công nghệ cổ truyền độc đáo và có định hướng đổi mới công nghệ tiên tiến, phù hợp với sản xuất tại cơ sở nghề.

- Đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phát triển mạnh:

+ Phát triển sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định; khuyến khích sự lan tỏa, truyền nghề đối với vùng lân cận.

+ Hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhưng không ảnh hưởng tới giá trị nghệ thuật truyền thống và thẩm mỹ của sản phẩm.

- Hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ cơ sở nghề đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, xây dựng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng những hợp phần: ứng dụng công nghệ số giám sát và quản lý nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghề thủ công truyền thống đã được ghi danh nhằm phát huy tính cố kết cộng đồng, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào về nghề truyền thống của mỗi người dân địa phương; giữ gìn và phát huy đạo đức nghề nghiệp, chữ tín trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng mô hình sản xuất kết hợp với truyền nghề, dạy nghề; thu hút đầu tư để phát huy giá trị di sản.

11. Triển khai mô hình thí điểm phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

* Đối với dự án cấp quốc gia : Phối hợp với Trung ương triển khai Đề án thành lập trung tâm, bảo tồn phát triển nghề kim chỉ và giao lưu văn hóa làng nghề Việt Nam tại Ninh Bình. Nội dung của Đề án là bảo tồn công nghệ, quy trình kỹ thuật nghề; sản phẩm nghề đặc sắc; bảo tồn quan hệ xã hội làng nghề, không gian và giá trị văn hóa nghề, làng nghề. Mục tiêu của Đề án nhằm kế thừa kỹ thuật truyền thống và sáng tạo sản phẩm có bản sắc, đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nghệ nhân và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

* Đối với dự án cấp tỉnh

- Phát triển 01 đến 02 mô hình nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn văn hóa gắn với hoạt động du lịch;

- Xây dựng dự án đầu tư bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ xây dựng nhà thờ Tổ nghề thêu nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống thêu ren Văn Lâm gắn với hoạt động lễ hội Đền Thái Vi, khu du lịch Tam Cốc, Bích Động, Vườn chim Thung Nham.

*  Đối với dự án cấp huyện: Hỗ trợ xây dựng trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tại các huyện, thành phố (quy mô ít nhất 01 trung tâm/huyện, thành phố).

Chính sách hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề được quy định tại Điều 12, Nghị định số 52.

IV. Dự kiến kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí thực hiện

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2022-2025 là 39.500 triệu đồng. (Ba mươi chín tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách tỉnh (chiếm 20,2%): 8.000 triệu đồng, gồm:

+ Nguồn đầu tư phát triển: 5.900 triệu đồng;

+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 2.100 triệu đồng.

- Ngân sách huyện (chiếm 23,5%): 9.300 triệu đồng .

- Nguồn vốn từ chương trình, đề án (chiếm 25,3%): 10.000 triệu đồng.

- Huy động nguồn vốn khác (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh,…) (chiếm 31%): 12.200 triệu đồng

2. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, lồng ghép trong chương trình, đề án khác có liên quan của ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung của Kế hoạch này; định kỳ rà soát, thống kê, phân loại, lập kế hoạch phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu thực tiễn; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt đề án, dự án và các chính sách về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở nghề, doanh nghiệp nghề trong nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Thẩm định tiêu chí về môi trường trong việc xét công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch khuyến công, XTTM hàng năm. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, tham gia hội chợ triển lãm; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề truyền thống của tỉnh tại các hội chợ triển lãm và trên các kênh truyền thông.

- Hỗ trợ thành lập Hội, Hiệp hội làng nghề cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Công thương.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để đổi mới công nghệ sản xuất kết hợp bảo tồn bí quyết nghề truyền thống; sản xuất sản phẩm mới; cải tiến bao bì; nhãn mác; đăng kí bảo hộ; phát triển tài sản trí tuệ, triển khai xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm truyền thống.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện môi trường đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển sản xuất.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đẩy mạnh việc thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư thực hiện việc hỗ trợ, khuyến khích bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống theo đúng đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ của các chương trình.

6. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chính sách riêng về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nghề nông thôn, ưu tiên cho đào tạo nghề truyền thống, đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động làm việc trong nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

8. Sở Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn xây dựng, hoàn chỉnh các chương trình, sản phẩm du lịch nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và văn hóa truyền thống của từng địa phương; tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch làng nghề truyn thống của tỉnh trong các sự kiện, chương trình xúc tiến, giới thiệu du lịch trong và ngoài nước.

9. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này.

10. Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách, nội dung phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; giới thiệu mô hình nghề truyền thống, làng nghề truyền thống tiêu biểu, có tính lan tỏa rộng rãi, sản phẩm làng nghề đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tới các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chương trình, đề án, dự án (sản phẩm theo Chương trình OCOP, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch để thu hút nhiều lao động tại địa phương) tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

- Quản lý việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và tình hình thực hiện quy định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn; rà soát, lập danh sách nghề truyền thống, làng nghề được công nhận.

- Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm bố trí, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí chương trình, dự án khác, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để phát triển nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

Trên đây là Kế hoạch Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, các VP3,5,6
Bh_VP3_KH10

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 



[1] 76 làng nghề bao gồm: 04 làng chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 59 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, 11 làng nghề kinh doanh sinh vật cảnh và 02 làng nghề nề xây dựng; 02 nghề truyền thống là chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và gốm cổ Bồ Bát

[2] Theo Địa chí Ninh Bình, xuất bản năm 2010

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 74/KH-UBND ngày 14/04/2022 về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.702

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.118.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!