CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 80/2011/NĐ-CP NGÀY 16 NĂM 9 THÁNG 2011 CỦA CHÍNH
PHỦ QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP
HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ
Ngày 16 tháng 9 năm 2011, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số: 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; ngày 13 tháng 10 năm 2011 Văn
phòng Trung ương Đảng có Công văn số: 1753-CV/VPTW về ý kiến chỉ đạo của đồng
chí Thường trực Ban Bí thư triển khai thực hiện Nghị định số: 80/2011/NĐ-CP. Nhằm
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Nghị định này đến từng
cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng cần quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể trong thời gian
tới; phát huy những kết quả đạt được đối với công tác quản lý, giúp đỡ người
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế tái phạm
tội góp phần tích cực vào công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, theo chức năng nhiệm vụ, tập trung triển khai thực hiện
tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định số: 80/2011/NĐ-CP của
Chính phủ đến từng cán bộ, đảng viên; xác định đây là một trong những công tác
trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.
2. Công an tỉnh tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng. Thường xuyên
xây dựng các chương trình, kế hoạch trong việc thực hiện bảo đảm tái hoà nhập
cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn Công an
các huyện, thị xã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, quản lý,
giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện cho họ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn
thể, tổ chức xã hội giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù khắc phục khó
khăn, ổn định cuộc sống.
Chỉ đạo cơ quan thi hành án hình sự của Công an
tỉnh thực hiện tốt việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phạm nhân sắp chấp
hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng; theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu
tổng hợp số liệu, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, số người điển
hình tiên tiến tái hoà nhập cộng đồng, số người không về nơi cư trú, số người
tái phạm tội và vi phạm pháp luật trong phạm vi địa phương mình quản lý; tổng
hợp, báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương; kết
hợp với các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình theo lĩnh vực phụ
trách nghiên cứu tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành
xong án phạt tù, ưu tiên đối với những trường hợp người chấp hành xong án phạt
tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp họ ổn định cuộc sống.
4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh phối hợp với các
cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Thi hành án dân sự lập hồ sơ đề
nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người chấp hành xong án
phạt tù khi có đủ điều kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân
sự theo quy định.
5. Sở Tư pháp
phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên cập
nhật thông tin về xoá án tích và thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tạo
điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ
quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù về tái hoà
nhập cộng đồng; thông tin, tuyên truyền kêu gọi trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các tổ chức xã hội và cá nhân quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định
cuộc sống, góp phần phòng, chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật; giới thiệu
mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong thực hiện các biện pháp
tái hòa nhập bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt tù.
7. Sở Tài chính đảm bảo kinh phí từ ngân sách
nhà nước cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối
với người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
8. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành,
Đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hoà
nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức
thực hiện và chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn quan tâm tạo điều kiện tiếp nhận, quản lý, giáo dục,
giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương theo quy định
của pháp luật.
Tổ chức chỉ đạo việc dạy nghề, định hướng nghề
nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp
người chấp hành xong án phạt tù giúp họ sớm ổn định cuộc sống, tái hoà nhập
cộng đồng.
10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án
nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân
dân cấp huyện thực hiện việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, xoá án tích đối
với người chấp hành xong án phạt tù có đủ điều kiện theo quy định; giải quyết
các khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của pháp luật.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ
chức thành viên của mặt trận chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa
phương và các cơ quan có liên quan tổ chức truyên truyền, vận động hội viên và
nhân dân hưởng ứng thực hiện tốt các quy định của Nghị định số: 80/2011/NĐ-CP
và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi để giúp
người chấp hành xong án phạt tù sớm hoà nhập cộng đồng, hạn chế tái phạm tội.
12. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao; căn cứ vào những quy định cụ thể của Nghị định số: 80/2011/NĐ-CP và
nội dung Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn
thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có kế hoạch thực hiện phù
hợp, nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.
Giao Công an
tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ, trong
từng giai đoạn, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo
kết quả về Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo thực hiện.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
ký ban hành./.