Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự về tội mua bán người

Số hiệu: 02/2019/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 11/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Định tội danh khi người phạm tội lấy đi bộ phận cơ thể nạn nhân

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, trường hợp người phạm tội khi lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) như sau:

- Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân làm nạn nhân chết thì bị truy cứu TNHS về tội giết người theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 123 BLHS;

- Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng không thuộc trường hợp nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo Điểm b Khoản 3 Điều 150 BLHS;

Ngoài việc bị truy cứu về tội mua bán người, người phạm tội còn bị truy cứu TNHS theo điểm c hoặc điểm d Khoản 3  Điều 150 BLHS khi:

- Gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

- Làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể.

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2019.

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2019/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 150 VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI VÀ ĐIỀU 151 VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Chương I

NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.

Điều 2. Về một số tình tiết định tội

1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

3. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 150 của Bộ luật Hình sự là các thủ đoạn như: bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng) để thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

4. Để bóc lột tình dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục...) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

5. Để cưỡng bức lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

6. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của con người.

Ví dụ: Nguyễn Văn A đã chuyển giao Nguyễn Thị C cho Nguyễn Văn B để B lấy giác mạc của C (trên thực tế B chưa có hành vi lấy giác mạc của C).

7. Vì mục đích vô nhân đạo khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Điều 3. Về một số tình tiết định khung hình phạt

1. Có tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 150 và điểm a khoản 3 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người cùng thực hiện tội phạm.

2. Vì động cơ đê hèn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 150 và điểm g khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.

Ví dụ: Nguyễn Văn A mang Nguyễn Thị C (là người yêu của A) đi bán cho người khác sau khi biết C có thai với mình.

3. Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điểm d khoản 2 Điều 150 và điểm đ khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng được coi là đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân.

4. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm e khoản 2 Điều 150 và điểm e khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Ngày 15-6-2018, Nguyễn Văn A có hành vi mua bán người. Ngày 20-7-2018, A lại có hành vi mua bán người và bị bắt giữ. Cả hai lần phạm tội trên, Nguyễn Văn A đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán người theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 150 của Bộ luật Hình sự.

5. Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 150 và điểm b khoản 3 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi làm nguồn sống chính.

6. Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 và điểm d khoản 3 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi, sau đó đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bán Nguyễn Thị C cho Nguyễn Văn B. B đã lấy giác mạc của C.

Chương II

TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài

1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;

b) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để chuyển giao cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

2. Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa người được chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người nước ngoài thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự.

Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài

1. Người sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Biết người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

2. Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như: sau khi nhận tiền của người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

3. Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hoặc tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

1. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân (ví dụ: tim, buồng gan...), làm nạn nhân chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự.

2. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, nếu gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự.

Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi

1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

2. Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật, nhưng không biết người nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện nuôi con muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới. Đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên người môi giới, người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội

Trường hợp trong quá trình thực hiện hành vi mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, người phạm tội còn thực hiện các hành vi phạm tội khác thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Nguyễn Văn A mua Nguyễn Thị C để bán. Trong quá trình đem C đi bán, A đã đánh C gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 30%. Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người và tội cố ý gây thương tích.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 11 tháng 01 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng công báo);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

THE COUNCIL OF JUDGES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2019/NQ-HDTP

Hanoi, January 11, 2019

 

RESOLUTION

ON GUIDELINES FOR APPLICATION OF ARTICLE 150 CONCERNING HUMAN TRAFFICKING AND ARTICLE 151 CONCERNING TRAFFICKING OF A PERSON UNDER 16 OF THE CRIMINAL CODE

THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People’s Court dated November 24, 2014;

For the proper and consistent application of Article 150 concerning human trafficking and Article 151 concerning trafficking of a person under 16 of the Criminal Code;

With reference to opinions of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice.

HEREBY RESOLVES:

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Resolution provides guidelines for application of Article 150 concerning human trafficking and Article 151 concerning trafficking of a person under 16 of the Criminal Code.

Article 2. Factors in determining crime

1. “human trafficking” means that any person who uses violence, threatens to use violence, deceives or employs other tricks commits any of the following acts:

a) Transferring human people for receipt of money, property or other financial interests;

b) Receiving human people for transfer of money, property or other financial interests;

c) Transferring human people for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

d) Receiving human people for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

dd) Recruiting, transporting, harboring other people for the commission of any of the acts specified in Point a and Point c of this Clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Transferring a person under 16 for receipt of money, property or other financial interests, except for humanitarian purposes;

a) Receiving a person under 16 for transfer of money, property or other financial interests, except for humanitarian purposes;

c) Transferring a person under 16 for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

d) Receiving a person under 16 for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

dd) Recruiting, transporting, harboring a person under 16 for the commission of any of the acts specified in Point a and Point c of this Clause.

3. “other tricks” specified in Clause 1 Article 160 of the Criminal Code include the following: kidnapping; giving victims sleeping pills, anesthetic drugs, alcohol, beer or other strong stimulants that cause victims to lose their awareness and control behavior; poisoning victims; taking advantage of marriage brokerage and brokerage to send workers abroad; abuse of power or position in performance of official duties; taking advantage of the situation that the victim is dependent; taking advantage of the victim’s vulnerability or great difficulties (for example:  misusing the situation that a victim's relative suffering from a fatal disease needs money immediately for medical treatment, otherwise he/she will lose his/her life) to commit any of the acts specified in Clause 1 hereof.

4. “for sexual slavery” specified in Point b Clause 1 Article 150 and Point b Clause 1 Article 151 of the Criminal Code means transferring, receiving or recruiting, transporting, harboring victims to transfer to other for sexual slavery (such as forcing victims into prostitution, taking victims to brothels for prostitution, using victims to produce pornographic publications, for porn performance or sexual slavery, etc.) or receiving victims to serve their own sexual needs.

5. “for coercive labor” specified in Point b Clause 1 Article 150 and Point b Clause 1 Article 151 of the Criminal Code means that a person uses violence or threats to use violence or employs other tricks to force victims to work against their will.

6. “for taking body parts of victims” specified in Point b Clause 1 Article 150 and Point b Clause 1 Article 151 of the Criminal Code means transferring, receiving or recruiting, transporting, harboring victims to transfer for taking body parts of victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For example: Nguyen Van A transferred Nguyen Thi C to Nguyen Van B to get the cornea of ​​C (in fact, B did not take the cornea of ​​C).

7. “for other inhuman purposes” specified in Point b Clause 1 Article 150 and Point b Clause 1 Article 151 of the Criminal Code means using victims for experiment, forcing victims to beg or using victims for other cruel purposes.

Article 3. Factors in determining sentence bracket

1. “organized crime” specified in Point a Clause 2 Article 150 and Point a Clause 3 Article 151 of the Criminal Code means a form of complicity in which the accomplices cooperate closely and assign their determined roles in committing the crime.

2. “because of despicable motives” specified in Point b Clause 2 Article 150 and Point g Clause 2 Article 151 of the Criminal Code means that the offender commits an offense for retaliation; the offender commits an offense to avoid responsibility; the offender commits an offense against the person he/she is indebted to or commits other offenses representing faithlessness and treachery.

For example: Nguyen Van A takes Nguyen Thi C (A's lover) to sell to others after knowing that C is pregnant by him.

3. “taking victim out of the Socialist Republic of Vietnam’s territory” specified in Point d Clause 2 Article 150 and Point dd Clause 2 Article 151 of the Criminal Code means that the offender took or is taking a victim out of national border on land, sea, air and underground of the Socialist Republic of Vietnam. It is also considered to take the victim out of the Socialist Republic of Vietnam’s territory if the offender has carried out exit procedures for the victim.

4. “committing offense more than once” specified in Point e Clause 2 Article 150 and Point e Clause 2 Article 151 of the Criminal Code means that the offender has committed human trafficking or trafficking of a person under 16 02 times or more but he/she has not been liable to criminal prosecution and the prescriptive period for criminal prosecution has not been expired.

For example: On June 15, 2018, Nguyen Van A committed human trafficking. On July 20, 2018, A committed human trafficking again and was arrested. For both offenses, Nguyen Van A has not been prosecuted for criminal liability for human trafficking. In this case, Nguyen Van A is prosecuted for his offense of trafficking in accordance with Point e Clause 2 Article 150 of the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. “taking body parts of victim” specified in Point b Clause 3 Article 150 and Point d Clause 3 Article 151 of the Criminal Code means that the offender committed human trafficking or trafficking of a person under 16, and then took away the victim’s body parts.

For example: Nguyen Van A sold Nguyen Thi C to Nguyen Van B. B took cornea from C.

Chapter II

CRIMINAL PROSECUTION IN SOME SPECIFIC CASES

Article 4. Criminal prosecution in case of using tricks of marriage brokerage to foreigners

1. A person who uses tricks of marriage brokerage to foreigners shall be liable to criminal prosecution for human trafficking as prescribed in Article 150 of the Criminal Code if his/her acts fall under any of the following cases:

a) Coercing, threatening, or deceiving to force a person to marry a foreigner and transferring that person to the foreigner for receipt of money, property or other financial interests;

b) Coercing, threatening, or deceiving to force a person to marry a foreigner and transferring that person to the foreigner for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

c) Take advantage of the trick of marriage brokerage to foreigners to recruit, transport, harbor other people to transfer them to foreigners for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Criminal prosecution in case of using tricks of sending workers abroad

1. A person who uses tricks of sending workers abroad shall be liable to criminal prosecution for human trafficking as prescribed in Article 150 of the Criminal Code if his/her acts fall under any of the following cases:

a) He/she knows that the worker (16 or older) to be sent abroad will face sexual slavery, coercive labor, taking body parts of the victim, selling the victim to others or for other inhuman purposes, but he/she still deceives or force the worker and transfer the worker to the foreign party to receive money or other financial interests;

b) He/she transfers the worker (16 or older) to the foreign party to sell such worker to others;

c) He/she recruits, transports, harbors a worker (16 or older) to transfer such worker to the foreign party for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes.

2. A person who uses the trick of brokerage to send workers abroad for fraud and abuse of trust to appropriate property (such as: appropriating money received from workers and fleeing, not sending workers abroad) shall not be liable to criminal prosecution for human trafficking, but as the case may be, may be liable to criminal prosecution for obtaining property by fraud or abuse of trust to appropriate property.

3. A person who organizes or coerces others to stay abroad not for the purpose of sexual slavery, coercive labor, taking body parts or other inhuman purposes shall not be liable to criminal prosecution for human trafficking, but as the case may be, may be liable to criminal prosecution for organizing, broking illegal emigration or coercing illegal emigration.

Article 6. Criminal prosecution in case of taking body parts of victims

1. The offender who took a body part which is definitely vital for the victim’s life (for example: heart, liver, etc.), resulting in the victim’s death shall be liable to criminal prosecution for murder as prescribed in Point h Clause 1 Article 123 of the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Criminal prosecution in case of using tricks of adoption brokerage

1. A person who uses tricks of brokerage of adopting a child under 16 shall be liable to criminal prosecution for trafficking of a person under 16 as prescribed in Article 151 of the Criminal Code if his/her acts fall under any of the following cases:

a) He/she knows that the adopter intends to adopt a child under 16 for sexual slavery, coercive labor, taking and selling body parts or for other inhuman purposes but he/she still transfer the victim to receive money, property or other financial interests;

c) He/she takes advantage of adoption to receive an adopted child under 16 for sexual slavery, coercive labor, taking body parts or for other inhuman purposes;

c) He/she abuses power or position in performance of official duties to receive money, property or other financial interests to broke adoption of a child under 16 illegally or facilitate the brokerage of illegal adoption although he/she knows that the adopter adopts the child for sexual slavery, coercive labor, taking body parts, or for other inhuman purposes.

2. c) If he/she abuses power or position in performance of official duties to receive money, property or other financial interests to broke illegal adoption or facilitate the brokerage of illegal adoption but he/she does not know that the adopter adopts the child for sexual slavery, coercive labor, taking body parts, or for other inhuman purposes, then he/she shall not be liable to criminal prosecution for trafficking of a person under 16, but as the case may be, may be liable to criminal prosecution for equivalent offense in the Criminal Code.

3. A person who knows other persons really wanting to adopt a child (due to infertility or love for children) has brokered for this person to adopt a child whose parents, due to family circumstances, want to let him/her to be adopted receive a sum of money as brokerage fee. This is the case for humanitarian purpose, so the broker, the parents of the child, and the adopter shall not be liable to criminal prosecution for trafficking of a person under 16.

Article 8. Criminal prosecution in case of many offenses

While committing human trafficking or trafficking of a person under 16, if the offender also commits other offenses, apart from the criminal prosecution for human trafficking or trafficking of a person under 16, he/she shall be also liable to the corresponding offenses in accordance with the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 9. Entry in force

This Resolution is passed by the Council of Judges of the Supreme People’s Court on January 11, 2019 and comes into force as of March 15, 2019.

 

 

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUDGES
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.387

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.28.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!