Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 93/2004/TT-BTC hướng dẫn Quy chế thành lập tổ chức hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa

Số hiệu: 93/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 29/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 93/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 93/2004/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY CHẾ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn thực hiện một số nội dung như sau:

Chương 1

THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

1. Điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

- Có đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Nội dung đề án phải chứng minh được nhu cầu về cấp bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn, phương án tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong 3 năm đầu khả thi.

- Có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng do Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia góp vốn.

- Có danh sách dự kiến cán bộ thuộc Hội đồng quản lý, ban kiểm soát, ban điều hành là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tốt nghiệp đại học và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế hoặc tài chính - ngân hàng.

- Có dự thảo điều lệ phù hợp với qui định tại điều 6 qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các qui định khác của pháp luật.

2. Trình tự thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng

- Căn cứ vào nhu cầu về cấp bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (gọi tắt là ban trù bị).

Ban trù bị có thành phần là đại diện của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, đại diện của các tổ chức hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ban trù bị có nhiệm vụ giúp Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, lập đề án thành lập, chuẩn bị các điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.

Ban trù bị tự giải thể sau khi Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Căn cứ các điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Quỹ bảo lãnh tín dụng chính thức khai trương hoạt động, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương mình. Kèm theo bản sao các tài liệu liên quan gồm:

+ Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được phê chuẩn.

+ Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được phê chuẩn.

+ Các tài liệu liên quan chứng minh có đủ các điều kiện để được thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng như: Các văn bản, quyết định tham gia góp vốn thành lập Quĩ bảo lãnh tín dụng của các cơ quan; Văn bằng tốt nghiệp Đại học của các cán bộ làm việc chuyên trách thuộc Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Ban điều hành.

3. Điều kiện tiến hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Chậm nhất trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải khai trương hoạt động. Trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đăng báo hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp về quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng.

4. Cơ cấu tổ chức và điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng

4.1. Căn cứ quyết định số 115/2004/QĐ-TTg, điều kiện và khả năng của từng địa phương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng theo một trong các mô hình sau:

a) Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân độc lập bao gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành theo qui định hiện hành. Quỹ bảo lãnh tín dụng uỷ thác việc điều hành tác nghiệp các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho đơn vị nhận uỷ thác là Quỹ Hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ tài chính của địa phương. Quỹ bảo lãnh tín dụng và đơn vị nhận uỷ thác phải ký hợp đồng về dịch vụ uỷ thác, trong đó phải thể hiện các công việc được uỷ thác; Nhiệm vụ, quyền hạn các bên; Phí uỷ thác và phương thức thanh toán; Thời hạn hợp đồng; Chế độ thông tin báo cáo; Giải quyết tranh chấp, xử lý rủi ro và các điều khoản khác.

b) Không thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân độc lập. Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyết định giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Quỹ tài chính của địa phương.

4.2. Các Quỹ tài chính của địa phương được thực hiện điều hành tác nghiệp Quĩ Bảo lãnh tín dụng (dưới hình thức nhận uỷ thác hay được giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng), phải có đủ các điều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân và bộ máy tổ chức hoạt động độc lập.

- Trong chức năng nhiệm vụ hoạt động phải có hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng

- Ban lãnh đạo Quỹ và cán bộ làm nhiệm vụ cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những người tốt nghiệp đại học và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

- Tình hình tài chính của đơn vị lành mạnh, kết quả kinh doanh 2 năm liền kề có thu nhập lớn hơn chi phí.

- Trong trường hợp không thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân độc lập, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyết định giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Quỹ tài chính của địa phương thì mức vốn phải bổ sung tối thiểu cho Quỹ tài chính địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng là 30 tỷ đồng (từ vốn cấp của Ngân sách địa phương và vốn góp của các tổ chức).

4.3. Những nội dung cơ bản về trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng và đơn vị nhận uỷ thác trong hợp đồng uỷ thác.

a) Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Xây dựng qui chế, qui trình nghiệp vụ hướng dẫn các nội dung hoạt động tác nghiệp của Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác để làm căn cứ thực hiện.

- Cung cấp các thông tin về chính sách khách hàng được bảo lãnh tín dụng trong từng thời kỳ để đơn vị nhận uỷ thác xem xét tiếp nhận hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng.

- Uỷ quyền cho đơn vị nhận uỷ thác thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng nêu tại điểm 1 Điều 21 Quyết định 193/2001/QĐ-TTg. Uỷ quyền cho đơn vị nhận uỷ thác ký hợp đồng cho vay bắt buộc đối với khách hàng, thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng.

- Thanh toán phí dịch vụ uỷ thác cho đơn vị nhận uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác.

- Kiểm tra, giám sát đơn vị nhận uỷ thác trong việc thực hiện theo qui chế, qui trình nghiệp vụ Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Chuyển đủ tiền cho đơn vị nhận uỷ thác để thực hiện cam kết bảo lãnh đối với Tổ chức tín dụng.

b) Đối với đơn vị nhận uỷ thác nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng.

Các đơn vị nhận uỷ thác Quỹ bảo lãnh tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ nghiệp vụ về bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng qui định, bao gồm:

- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ theo đúng qui chế và qui trình nghiệp vụ bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng để quyết định cấp, từ chối việc bảo lãnh tín dụng cho khách hàng.

- Được thực hiện quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng nêu tại điểm 1 Điều 21 Quyết định 193/2001/QĐ-TTg.

- Thực hiện cam kết bảo lãnh ngay sau khi nhận được tiền do Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển sang. Khi thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng, đơn vị nhận uỷ thác yêu cầu khách hàng nhận nợ vay bắt buộc với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay theo hợp đồng tín dụng khách hàng đã ký với tổ chức tín dụng. Đơn vị nhận uỷ thác có trách nhiệm thu hồi nợ gốc, nợ lãi của các khoản cho vay bắt buộc.

- Báo cáo đầy đủ về tình hình điều hành tác nghiệp hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Riêng đối với những khoản cho vay bắt buộc, đơn vị nhận uỷ thác có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình tài chính của khách nợ, tình hình thu nợ và khả năng thu nợ.

- Thực hiện các công việc khác theo thoả thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và đơn vị nhận uỷ thác.

- Được hưởng phí dịch vụ uỷ thác theo thoả thuận với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

4.4. Những nhiệm vụ cơ bản của Quỹ tài chính địa phương khi được giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng.

- Thực hiện quản lý vốn, sử dụng vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng qui định.

- Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng qui định tại quyết định 193/2001/QĐ-TTg và các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan.

- Thực hiện quản lý thu nhập, chi phí, phân phối chênh lệch thu chi đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng theo đúng qui định tại Thông tư này.

5. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng

- Hợp đồng bảo lãnh tín dụng do cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng thoả thuận và ký kết với tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh. Nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Tên, địa chỉ của cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh.

+ Mục đích, đối tượng và phạm vi bảo lãnh.

+ Tổng giá trị khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng.

+ Tổng số giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng.

+ Số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh và phương thức thu phí bảo lãnh.

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh.

+ Qui định về nhận nợ và bồi hoàn bảo lãnh.

+ Giải quyết tranh chấp phát sinh.

+ Những thoả thuận khác.

- Hợp đồng bảo lãnh tín dụng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên có liên quan thoả thuận.

- Hợp đồng bảo lãnh tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ bảo lãnh đã được cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện đầy đủ và khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng.

+ Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo qui định của pháp luật.

+ Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với tổ chức tín dụng và đối với cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng.

+ Thời hạn của bảo lãnh tín dụng đã hết hiệu lực trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh có qui định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

+ Tổ chức tín dụng đồng ý huỷ bỏ bảo lãnh theo các qui định của pháp luật.

+ Việc bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm tiền vay khác của khách hàng tại tổ chức tín dụng do các bên thoả thuận.

Chương 2

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

I. Đối với trường hợp thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân độc lập, việc điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng được uỷ thác cho Quỹ Hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ Tài chính của địa phương.

1. Qui định về quản lý vốn và tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng

1.1. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng hình thành từ các nguồn sau:

a) Vốn điều lệ : Là tổng số vốn do các tổ chức, cá nhân góp và được ghi vào điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng. Vốn điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ :

- Vốn cấp của Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Vốn góp của các tổ chức tín dụng.

- Vốn góp của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

c) Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

1.2. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục tiêu sau:

- Cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng theo qui định.

- Đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điều lệ của Quỹ. Toàn bộ công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng. Hàng năm Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định trình Hội đồng quản lý xem xét phê duyệt và thực hiện công tác đầu tư, mua sắm trong phạm vi kế hoạch được duyệt.

- Gửi tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước đóng trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Mua trái phiếu Chính phủ.

- Thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh của Quỹ đối với tổ chức tín dụng khi khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng.

1.3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

- Quỹ dự phòng nghiệp vụ được trích lập từ chi phí bằng 50% số phí bảo lãnh tín dụng thu được từ khách hàng. Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để:

+ Cho vay bắt buộc đối với khách hàng theo phần trách nhiệm cam kết bảo lãnh của Quỹ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Số nợ cho vay bắt buộc mà Quỹ bảo lãnh tín dụng thu hồi được sẽ được bồi hoàn vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

+ Bù đắp những khoản nợ đã cho khách hàng vay bắt buộc nhưng không thu hồi được nợ. Việc xử lý tài chính đối với những khoản cho vay bắt buộc nhưng không thu được Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo qui chế do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.

- Trường hợp Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để cho vay bắt buộc đối với khách hàng và bù đắp những khoản nợ đã cho vay bắt buộc nhưng không thu hồi được nợ thì Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng vốn hoạt động của mình để thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh thay cho khách hàng.

1.4. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện việc mở sổ kế toán, theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có; xử lý các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; nhượng bán, thanh lý tài sản; kiểm kê, đánh giá tài sản theo qui định của pháp luật đối doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan.

2. Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản thực thu trong năm, bao gồm:

- Thu phí bảo lãnh tín dụng.

- Thu phí thẩm định hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng.

- Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước.

- Thu lãi đầu tư trái phiếu Chính phủ.

- Thu lãi nợ cho vay quá hạn (cho vay bắt buộc) đối với khách hàng.

- Thu khác, bao gồm cả thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

Các khoản thu của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hạch toán đầy đủ vào thu nhập và phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

3. Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng: Là các khoản thực chi cần thiết cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Mức chi, đối tượng chi được thực hiện theo qui định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có qui định, Quỹ bảo lãnh tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm đã được Hội đồng quản lý phê duyệt, bao gồm:

3.1. Chi phí cho hoạt động bảo lãnh tín dụng.

- Chi trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận uỷ thác bảo lãnh tín dụng theo hợp đồng dịch vụ uỷ thác giữa hai bên.

- Chi trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ.

- Các khoản chi khác phát sinh trong quá trình cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng

3.2. Chi cho người lao động gồm:

- Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên.

- Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát làm việc bán chuyên trách.

- Các khoản chi ăn ca, chi lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo qui định hiện hành.

- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

3.3. Chi cho hoạt động quản lý công vụ:

- Chi mua vật tư văn phòng: vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm.

- Chi về cước phí bưu điện và truyền tin.

- Chi về điện nước, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường, y tế cơ quan.

- Chi về xăng dầu phục vụ cho công việc của cơ quan.

- Chi về công tác phí cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước theo chế độ qui định.

- Chi lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo.

- Chi đào tạo tập huấn và nghiên cứu khoa học.

- Các khoản chi phí quản lý khác.

3.4. Chi về tài sản.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo qui định của Nhà nước với doanh nghiệp.

- Chi mua bảo hiểm tài sản, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thuê tài sản, mua sắm công cụ lao động.

- Chi về nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm cả phần giá trị còn lại của các tài sản thanh lý, nhượng bán).

3.5. Chi về nộp thuế, phí, lệ phí.

3.6. Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản huớng dẫn.

4. Chênh lệch thu chi: Chênh lệch thu chi thực hiện trong năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xác định là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí hợp lý, hợp lệ sau khi nộp thuế được xử lý như sau:

4.1. Trường hợp thu nhập lớn hơn chi phí.

- Trích lập 15% để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Trích 10% để hình thành quỹ dự phòng tài chính. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng nghiệp vụ.

- Trích 30% để hình thành quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng qui mô hoạt động và đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện trong năm.

Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho các cán bộ, công nhân viên làm việc trong Quỹ bảo lãnh tín dụng; thưởng cho các cá nhân và tổ chức ngoài Quỹ bảo lãnh tín dụng có quan hệ kinh tế với Quỹ bảo lãnh tín dụng đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng đóng góp có hiệu quả vào hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng, hoặc sửa chữa, bảo dưỡng các công trình phúc lợi của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ nhân viên Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ nhân viên của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Số còn lại được dùng để chia lãi cho các tổ chức tham gia góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

4.2. Trường hợp thu nhập nhỏ hơn chi phí. Quỹ bảo lãnh tín dụng được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí không quá 5 năm. Sau 5 năm nếu không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định việc giảm vốn hoạt động, tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng.

5. Nghĩa vụ thuế của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Các loại thuế, phí, lệ phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo qui định hiện hành của pháp luật.

6. Chế độ kế toán đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng

Việc hạch toán và theo dõi các khoản bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

II. Đối với trường hợp không thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cách pháp nhân độc lập, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho Quỹ tài chính của địa phương:

- Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm hạch toán và theo dõi riêng toàn bộ vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và cho các mục tiêu sau:

+ Cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng theo qui định.

+ Sử dụng tối đa 7% vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để bổ sung vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ tài chính của địa phương.

+ Gửi tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng trong nước đóng trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Mua trái phiếu Chính phủ.

+ Thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh của Quỹ đối với tổ chức tín dụng khi khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng.

- Toàn bộ thu nhập, chi phí hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hạch toán chung vào thu nhập, chi phí của Quỹ tài chính địa phương để xác định kết quả chênh lệch thu chi của Quỹ tài chính địa phương. Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm hạch toán chi phí để hình thành các quỹ sau:

+ Trích lập 50% số phí bảo lãnh tín dụng thực thu được để hình thành quỹ dự phòng nghiệp vụ. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng theo qui định tại điểm 1.3 mục I nêu trên.

+ Trích lập 15% số phí bảo lãnh tín dụng thực thu được để hình thành quỹ dự trữ bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

- Hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm kê khai, nộp các loại thuế, phí, lệ phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động theo qui định hiện hành của pháp luật.

Chương 3

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA

1. Đối với khách hàng

Khách hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng và chịu sự kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan điều hành tác nghiệp Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh. Nội dung báo cáo, chế độ kiểm tra của Quỹ bảo lãnh tín dụng do các bên thoả thuận và được ghi trong Hợp đồng bảo lãnh tín dụng.

2. Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng

- Việc báo cáo về tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn vào Quỹ được thực hiện theo qui định tại điều lệ Quỹ.

- Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động bảo lãnh tín dụng, tình hình hoạt động chung để lập và gửi cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quí và năm các báo cáo sau:

+ Bảng cân đối tài khoản cấp III, báo cáo kết quả thu chi tài chính. Mẫu biểu báo cáo được lập theo qui định của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

+ Tình hình cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng, tình hình dư nợ cho vay bắt buộc và khả năng thu hồi theo mẫu biểu đính kèm

- Quỹ tài chính địa phương được giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính theo qui định đối với Quỹ tài chính địa phương. Ngoài các báo cáo trên Quỹ tài chính địa phương có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính theo quí, năm về nguồn vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tình hình cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng, tình hình dư nợ cho vay bắt buộc và khả năng thu hồi nợ và các báo cáo khác khi có yêu cầu.

- Thời hạn gửi báo cáo: Báo cáo quí được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quí. Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

- Quỹ bảo lãnh tín dụng chịu sự kiểm tra, thanh tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan theo qui định hiện hành của pháp luật.

3. Đối với đơn vị nhận uỷ thác.

Đơn vị nhận uỷ thác có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình điều hành tác nghiệp hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theo qui định tại điểm 4 chương I Thông tư này.

Chương 4

TRANH CHẤP - TỐ TỤNG - GIẢI THỂ - THANH LÝ

1. Mọi tranh chấp và tố tụng giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với pháp nhân và thể nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xử lý theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các qui định hiện hành của pháp luật đối với doanh nghiệp.

Chương 5

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thi hành đúng qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg, quyết định số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

Định kỳ hàng quí và đột xuất Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính về kết quả và tình hình hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động Quỹ.

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể theo qui định tại Quyết định số 193/QĐ-TTg, quyết định số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nội dung hướng dẫn tại thông tư này.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra, giám sát việc thành lập, tổ chức, hoạt động, chấp hành các qui định pháp luật của Nhà nước của các Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế thông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, bổ sung, sửa đổi.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

 

Quĩ Bảo lãnh tín dụng

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CẤP BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VÀ TÌNH HÌNH CHO VAY BẮT BUỘC ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

(Quí.... năm....)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

 

 

 

PS Nợ

PS Có

 

1

Vốn hoạt động của Quĩ Bảo lãnh tín dụng

 

 

 

 

 

- Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

- Vốn khác (nếu có)

 

 

 

 

2

Tình hình cấp bảo lãnh tín dụng

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

- Cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp

 

 

 

 

 

- Cấp bảo lãnh cho các Hợp tác xã

 

 

 

 

 

- Cấp bảo lãnh cho Hộ gia đình

 

 

 

 

 

- Cấp bảo lãnh cho chủ trang trại, hộ nông dân, ngư dân

 

 

 

 

 

- Cấp bảo lãnh cho đối tượng khác

 

 

 

 

 

Tình hình cho vay bắt buộc

 

 

 

 

 

- Cho vay doanh nghiệp

 

 

 

 

 

- Cho vay các Hợp tác xã

 

 

 

 

 

- Cho vay Hộ gia đình

 

 

 

 

 

- Cho vay chủ trang trại, hộ nông dân, ngư dân

 

 

 

 

 

- Cho vay đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

..., ngày... tháng... năm...
Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 93/2004/TT-BTC

Hanoi, September 29, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF CONTENTS OF THE REGULATION ON SETTING UP, ORGANIZATION AND OPERATION OF CREDIT GUARANTEE FUNDS FOR SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 193/2001/QD-TTg of December 20, 2001 promulgating the Regulation on setting up, organization and operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 115/2004/QD-TTg of June 25, 2004 amending and supplementing the Regulation on setting up, organization and operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises, promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 193/2001/QD-TTg of December 20, 2001;
The Finance Ministry hereby guides the implementation of a number of contents as follows:

Chapter I

SETTING UP, ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF CREDIT GUARANTEE FUNDS

1. Conditions for setting up a credit guarantee fund

- Having a scheme on setting up of a credit guarantee fund already approved by the president of a provincial/municipal People's Committee. The scheme contents must prove the credit guarantee demands of small- and medium-sized enterprises operating in the locality, and the feasible plan on organization and operation of the credit guarantee fund for the first three years.

- Having enough charter capital of at least VND 30 billion allocated by the provincial/municipal budget and/or contributed by organizations and individuals at home and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Having a draft charter compliant with the provisions of Article 6 of the Regulation on setting up, organization and operation of credit guarantee funds, promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 193/2001/QD-TTg and other law provisions.

2. Order of setting up credit guarantee funds:

- Basing themselves on credit guarantee demands of small- and medium-sized enterprises in their localities, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall issue decisions on the establishment of preparatory committees for setting up of credit guarantee funds (called preparatory committees for short).

A preparatory committee is composed of representatives of the provincial/municipal Finance Service, Planning and Investment Service, the State Bank's branch, and organizations supporting small- and medium-sized enterprises.

The preparatory committee is tasked to assist the president of the provincial/municipal People's Committee in studying and elaborating the setting up scheme and prepare conditions for setting up the credit guarantee fund, then submit it to the latter for consideration and decision.

The preparatory committee shall dissolve after the president of the provincial/municipal People's Committee issues the decision on setting up of the credit guarantee fund.

- Basing themselves on the conditions for setting up credit guarantee funds, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall consider and decide on the setting up of credit guarantee funds in their localities.

- Within 15 days after credit guarantee funds officially commence their operation, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to report to the Finance Ministry on the setting up of such credit guarantee funds in their respective localities. Such a report must be enclosed with copies of relevant documents, including:

+ The decision on setting up of a credit guarantee fund and the approved charter of such fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Relevant documents proving that the conditions for setting up the credit guarantee fund are fully met such as: agencies' documents and decisions on contribution of capital to set up the credit guarantee fund; university degrees and diplomas of full-time members of the management council, the control board and the executive board.

3. Conditions for commencing operation of credit guarantee funds

Within 6 months after the presidents of the provincial/municipal People's Committees issue decisions on their establishment, the concerned credit guarantee funds shall have to commence their operation. At least 30 days before commencing its operation, a credit guarantee fund must publish on a newspaper or announce on the mass media in its locality for three consecutive issues its setting-up decision, operation contents and scope, and its clients.

4. Organizational structure and administration of professional operations of credit guarantee funds

4.1. Basing themselves on the Prime Minister's Decision No. 115/2004/QD-TTg, the conditions and capability of each locality, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall consider and decide on organizational structure and administration of professional operations of credit guarantee funds according to one of the following models:

a/ Setting up a credit guarantee fund with the independent legal person status and composed of the management council, the control board and the executive board according to the current regulations. Credit guarantee funds shall entrust the administration of credit guarantee operations to the Development Assistance Fund or local financial funds (the entrusted units). The credit guarantee funds and their entrusted units must sign contracts on entrustment services, which must state entrusted jobs; tasks and powers of contractual parties; entrustment charges and charge payment mode; contract term; information and reporting regime; settlement of disputes, handling of risks, and other clauses.

b/ Not setting up credit guarantee funds with the independent legal person status. The presidents of the provincial/municipal People's Committees shall issue decisions on assigning the task of providing credit guarantees for small- and medium-sized enterprises to local financial funds.

4.2. Local financial funds which are allowed to administer professional operations of credit guarantee funds (as entrusted units or assignees of credit guarantee task) must fully satisfy the following conditions:

- Having the independent legal person status and organizational structure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Their leaderships and officials performing the task of providing credit guarantees for small- and medium-sized enterprises are university graduates and have at least 5 years' experience of working in the finance-banking domain.

- Having healthy financial status and positive business results in the latest two years with revenues larger than expenditures.

- In cases where credit guarantee funds with the independent legal person status are not set up and the presidents of the provincial/municipal People's Committees issue decisions on assigning the task of providing credit guarantees for small- and medium-sized enterprises to local financial funds, the minimum capital level which must be added to such local financial funds for performance of the credit guarantee task shall be VND 30 billion (allocations of local budgets and contributions of organizations).

4.3. Basic contents on responsibilities and powers of credit guarantee funds and entrusted units under entrustment contracts

a/ For credit guarantee funds:

- To formulate regulations and professional process guiding professional operation contents of credit guarantee funds, then transfer them to entrusted units for use as basis for implementation.

- To supply information on policies on clients eligible for credit guarantees in each period so that entrusted units shall receive and consider dossiers of application for credit guarantees.

- To authorize the entrusted units to exercise their powers and perform their tasks in providing credit guarantees to clients defined at Point 1, Article 21 of Decision No. 193/2001/QD-TTg. To authorize their entrusted units to sign contracts on compulsory loans with clients, recover loan principals and interests from clients.

- To pay entrustment service charges to their entrusted units under entrustment contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To transfer sufficient money amounts to their entrusted units for performance of guarantee commitments with credit institutions.

b/ For units entrusted to perform credit guarantee operations:

Units entrusted by credit guarantee funds shall have to perform all credit guarantee operations of credit guarantee funds according to regulations, including:

- Receiving and examining dossiers strictly according to regulations and professional process for guarantees of credit guarantee funds, then deciding or refusing to provide credit guarantees to clients.

- Exercising rights and performing obligations of credit guarantee funds in the provision of credit guarantees to clients prescribed at Point 1, Article 21 of Decision No. 193/2001/QD-TTg.

- Performing the guarantee commitments immediately after receiving money amounts transferred by credit guarantee funds. Upon performance of guarantee commitments for clients, the entrusted units shall request clients to acknowledge compulsory loans with an interest rate equal to 150% of the lending interest rate under credit contracts already signed between the clients and the credit institutions. The entrusted units shall have to recover principals and interests of such compulsory loans.

- Fully reporting on the administration of professional operations for credit guarantee funds regularly or irregularly at requests of such credit guarantee funds. Particularly for compulsory loans, the entrusted units shall have to send monthly reports on financial status of debtors, situation and possibility of debt recovery to the credit guarantee funds.

- Performing other jobs according to agreements between the credit guarantee funds and their entrusted units.

- Enjoying the entrustment service charge according to agreements with the credit guarantee funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To manage and use capital of the credit guarantee funds strictly according to regulations.

- To provide credit guarantees for small- and medium-sized enterprises in strict compliance with the provisions of Decision No. 193/2001/QD-TTg and relevant legal documents.

- To manage revenues and expenditures, and distribute revenue-expenditure differences for credit guarantee activities in strict compliance with the provisions of this Circular.

5. Credit guarantee contracts

- Credit guarantee contracts shall be agreed upon and signed by the agencies managing professional operations of credit guarantee funds with guaranteeing credit institutions and guaranteed clients. A credit guarantee contract contains the following principal contents:

+ Names and addresses of the agency administering the professional operations of the credit guarantee fund, the guaranteeing credit institution and the guaranteed clients.

+ Guarantee purposes, objects and scope.

+ Total value of loans borrowed by clients from the credit institution.

+ Total value of assets mortgaged or pledged at the credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Rights and obligations of the parties to the guarantee contract.

+ Provisions on debt acknowledgement and guarantee refund.

+ Settlement of arising disputes.

+ Other agreements.

- Credit guarantee contracts may be amended and/or supplemented or cancelled if so agreed by the involved parties.

- A credit guarantee contract shall terminate in the following cases:

+ Guarantee obligations have been fulfilled by the agency administering the professional operations of the credit guarantee fund and the clients have fulfilled obligations toward the agency administering the professional operations of the credit guarantee fund.

+ The guarantee obligation terminates according to law provisions.

+ Clients have fulfilled their obligations toward the credit institution and the agency administering the professional operations of the credit guarantee fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The credit institution agrees on guarantee cancellation according to law provisions.

+ The guarantee is substituted by other measures for securing clients' loans at credit institutions as agreed upon by involved parties.

Chapter II

FINANCIAL MANAGEMENT OF CREDIT GUARANTEE FUNDS

I. For case of setting up credit guarantee funds with the independent legal persons status, and the administration of their professional operations is entrusted to the Development Assistance Fund or local financial funds

1. Provisions on management of capital and assets of credit guarantee funds

1.1. Operation capital of a credit guarantee fund is formed from the following sources:

a/ Charter capital: is the total capital contributed by organizations and individuals and inscribed in the charter of the credit guarantee fund. Charter capital of a credit guarantee fund is formed from:

- Capital allocated by budgets of the provinces or centrally-run cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Capital contributed by enterprises of all economic sectors.

- Capital contributed by professional associations, organizations representing and supporting small- and medium-sized enterprises.

b/ Capital being financial aids of organizations and individuals at home and abroad (including official development assistance capital) for the objective of development of small- and medium-sized enterprises, cooperatives, and programs on agricultural, forestry or fishery development.

c/ Capital supplemented by credit guarantee funds themselves from their operation results.

1.2. Operation capital of credit guarantee funds must be used for the right purposes, with efficiency and safety, and for the following objectives:

- Provision of credit guarantees to clients according to regulations.

- Investment in and procurement of fixed assets in service of operation of the credit guarantee funds according to the principle that the remaining value of such fixed assets must not exceed 7% of the funds' charter capital. All activities of investment in and procurement of fixed assets of the credit guarantee funds must be carried out in strict compliance with the State's regulations on investment and construction management. Annually, the credit guarantee funds must work out plans on investment in and procurement of fixed assets, then submit them to the management councils for consideration and approval, and carry out the investment in and procurement of fixed assets within the approved plans.

- Payment of deposits at the State Treasury and domestic credit institutions located in the same provinces or centrally-run cities.

- Purchase of Government bonds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Professional operation reserve funds

- Professional operation reserve funds are set up by deducting 50% of credit guarantee charges collected from clients, and shall be used for:

+ Providing compulsory loans to clients in proportion to responsibility portions committed for guarantee by the funds in cases where clients fail to repay debts or fail to repay debts as scheduled to the credit institutions. The compulsory loans recovered by the credit guarantee funds shall be refunded to the operation reserve fund.

+ Making up for debts already provided as compulsory loans to clients which are irrecoverable. The financial handling of compulsory loans which are irrecoverable by the credit guarantee funds shall comply with the regulations promulgated by the funds' management councils.

- In cases where a professional operation reserve fund is not enough to provide compulsory loans to clients and make up for irrecoverable debts being compulsory loans, the concerned credit guarantee fund may use its operation capital to fulfill the committed guarantee obligation on behalf of clients.

1.4. Credit guarantee funds shall open accounting books to monitor all existing capital and assets; handle cases of asset damage or loss; asset assignment, sale, liquidation; asset inventory and valuation according to law provisions on State enterprises and relevant legal documents.

2. Revenues of credit guarantee funds

Revenues of credit guarantee funds are amounts actually earned in a year, including:

- Credit guarantee charge.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Interests of deposits at the State Treasury and domestic credit institutions.

- Interests of Government bonds.

- Interests of overdue debts (compulsory loans) of clients.

- Other revenues, including proceeds from the assignment, sale or liquidation of fixed assets.

Collected amounts of credit guarantee funds shall be fully accounted into their revenues and must be evidenced by valid invoices and documents.

3. Expenditures of credit guarantee funds are actually spent amounts necessary for their operation and evidenced by valid invoices and documents. Expenditure levels and payees shall comply with law provisions. In cases where exist no law provisions thereon, credit guarantee funds shall base themselves on their financial capability to elaborate expenditure norms, decide on expenditures and take responsibility before law therefor. Expenditures must be included in annual financial plans already approved by the management councils, including:

3.1. Expenses for credit guarantee activities:

- Payment of service charges to credit guarantee entrusted units under entrustment service contracts between the two parties.

- Deductions for setting up operation reserve funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Expenses for laborers:

- Wages, remunerations and expenses of wage and remuneration nature paid to officials and employees.

- Allowances for part-time members of the management councils and the control boards.

- Expenses for mid-shift meals, female laborers, labor protection devices, transaction outfits, severance allowances for laborers according to current regulations.

- Social insurance and medical insurance premiums, trade union funding.

3.3. Expenses for public-duty management activities:

- Expenses for purchase of office supplies: materials, printing papers, stationery.

- Post and communication charges.

- Charges for electricity and water supply, office sanitation, environmental protection and healthcare.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for domestic and overseas working trips by officials according to the prescribed regime.

- Expenses for guest reception, public relations, festivities, conferences, propagation and advertisement.

- Expenses for training and scientific research.

- Other management expenses.

3.4. Expenditures on assets

- Expenses for fixed assets depreciation, which shall comply with the State's regulations applicable to enterprises.

- Expenses for purchase of asset insurance, for asset maintenance, repair and rent, and purchase of labor tools.

- Expenses for asset assignment, sale or liquidation (including the remaining value of liquidated, assigned or sold assets).

3.5. Payment of taxes, charges and fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Revenue-expenditure difference: The actual revenue-expenditure difference in a year of a credit guarantee fund is determined as the difference between the total revenue and total reasonable and valid expenditure, and shall be handled after tax payment as follows:

4.1. For cases where revenues are larger than expenditures:

- To deduct 15% for setting up the reserve fund to supplement operation capital of the credit guarantee fund.

- To deduct 10% for forming the financial reserve fund, which shall be used to make up for asset damage or loss incurred in the course of operation of the credit guarantee fund after such damage or loss is compensated by the damage-causing organizations or individuals, by insurance organizations and professional operation reserve fund.

- To deduct 30% for forming the professional operation investment and development fund, which shall be used for investment in expansion of operation scale and renewal of equipment and working conditions of the credit guarantee fund.

- The reward fund and the welfare fund shall be set up with the maximum deduction equal to three months' actually paid wages in a year.

The reward fund shall be used to regularly and irregularly reward officials and employees working in the credit guarantee fund; or reward individuals and organizations outside the credit guarantee fund that have economic relationships with the credit guarantee fund and have well fulfilled the contractual terms, thus efficiently contributing to the operation of the credit guarantee fund.

The welfare fund shall be used for investment in building, repair or maintenance of welfare works of the credit guarantee fund; for sport, cultural or public welfare activities of the collectives of the fund's officials and employees; for regular or irregular difficulty allowances for officials and employees of the credit guarantee fund.

- The remainder shall be used as profits divided among organizations contributing capital for setting up the credit guarantee fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Tax obligations of credit guarantee funds

Credit guarantee activities of credit guarantee funds shall not be subject to value added tax.

Other taxes, charges and fees arising in the course of operation of credit guarantee funds shall comply with the current law provisions.

6. Accounting regime applicable to credit guarantee funds

The accounting and monitoring of guarantees provided by credit guarantee funds shall be effected in compliance with the system of book-keeping accounts, promulgated by the Finance Ministry.

II. For cases where credit guarantee funds with the independent legal person status are not set up, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall assign the credit guarantee task to local financial funds

- Local financial funds shall have to separately account and monitor the whole operation capital of credit guarantee funds. Operation capital of credit guarantee funds must be used for the right purposes, with efficiency and for the following objectives:

+ Provision of credit guarantees to clients according to regulations.

+ Use of 7% thereof at most to supplement capital for investment in, and procurement of, fixed assets in service of operation of local financial funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Purchase of Government bonds.

+ Performance of the funds' guarantee obligations committed with credit institutions when clients fail to repay debts or to fully repay debts to such credit institutions.

- All revenues and operation expenditures of the credit guarantee funds shall be accounted into revenues and expenditures of local financial funds for determination of their revenue-expenditure differences. Local financial funds shall have to account expenses for setting up the following funds:

+ 50% of the collected credit guarantee charges shall be deducted for setting up the professional operation reserve funds, which shall be used according to the provisions of Point 1.3 of Section I above.

+ 15% of the collected credit guarantee charges shall be deducted for setting up the reserve funds to supplement operation capital of credit guarantee funds.

- Credit guarantee activities of credit guarantee funds shall not be subject to value added tax. Local financial funds shall have to declare and pay other taxes, charges and fees arising in the operation course according to the current law provisions.

Chapter III

INFORMATION, REPORTING AND INSPECTION REGIME

1. For clients:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For credit guarantee funds

- The reporting on their operation to organizations and/or individuals contributing capital to the funds shall comply with the provisions of the funds' charters.

- Credit guarantee funds shall have to sum up their credit guarantee activities and general operation situation, then make and send to the provincial/municipal People's Committees and the Finance Ministry the following quarterly and annual reports:

+ Grade-III account balance sheets, financial revenue-expenditure reports. Report forms shall be made according to the State's regulations applicable to enterprises.

+ Reports on provision of credit guarantees to clients, debit balances and recoverability of compulsory loans, made according to the enclosed forms (not printed herein).

- Local financial funds assigned the credit guarantee task shall have to make operation reports and financial reports according to the regulations applicable to local financial funds. Apart from the above-said reports, local financial funds shall have to send to the provincial/municipal People's Committees and the Finance Ministry quarterly and annual reports on capital sources of credit guarantee funds, situation of providing credit guarantees to clients, debit balances and recoverability of compulsory loans and other reports when so requested.

- Time limits for sending reports: Quarterly reports must be sent within 45 days after the end of a quarter. Annual reports must be sent within 60 days after the end of a year.

- Credit guarantee funds shall be subject to the inspection by the provincial/municipal People's Committees, the Finance Ministry and the concerned agencies according to current law provisions.

3. For entrusted units

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

DISPUTES, LEGAL PROCEEDINGS, DISSOLUTION AND LIQUIDATION

1. All disputes and legal proceedings between credit guarantee funds and legal persons and individuals, directly or indirectly related to operation of credit guarantee funds, shall be handled according to the current law of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The reorganization or dissolution of credit guarantee funds shall comply with decisions of the presidents of the provincial/municipal People's Committees and the current law provisions on enterprises.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The presidents of the provincial/municipal People's Committees and the chairmen of the management councils of credit guarantee funds shall have to strictly implement the Regulation on setting up, organization and operation of credit guarantee funds, promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 193/2001/QD-TTg and Decision No. 115/2004/QD-TTg, and the guidance in this Circular.

Quarterly and irregularly, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall report to the Finance Ministry on credit guarantee results and operations of credit guarantee funds in their localities, and propose measures to overcome difficulties in the funds' operation.

2. Credit guarantee funds shall have to promulgate documents providing specific professional guidance according to the provisions of the Prime Minister's Decision No. 193/QD-TTg and Decision No. 115/2004/QD-TTg and the guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Finance Ministry's Circular No. 42/2002/TT-BTC of May 7, 2002. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for consideration, amendment and supplementation.

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 93/2004/TT-BTC ngày 29/09/2004 hướng dẫn Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.208

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.63.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!