Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 41/2014/TT-BTC chế độ tài chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Số hiệu: 41/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành: 08/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 10923/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 12 năm 2013 về việc chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Chế độ trách nhiệm

Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý an toàn vốn và tài sản, sử dụng vốn, chấp hành chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chương II

QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN

Mục 1 – Quản lý vốn

Điều 4. Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi, các nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1. Vốn điều lệ:

a) Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác;

b) Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau:

a) Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

b) Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;

c) Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi;

d) Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

đ) Chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Thông tư này (nếu có).

3. Quỹ đầu tư phát triển.

4. Vốn khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Vốn tiếp nhận hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật liên quan;

b) Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có);

c) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có);

d) Chênh lệch thu chi chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);

đ) Vốn hợp pháp khác.

Điều 5. Nguyên tắc sử dụng vốn

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, phát triển vốn.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động vốn và tài sản trong quá trình hoạt động, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm thất thoát vốn, hư hỏng, mất mát tài sản.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán. Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đ­ược sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải theo dõi, hạch toán riêng các khoản thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi này.

5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể tiếp nhận hỗ trợ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản hướng dẫn.

Mục 2 – Quản lý tài sản

Điều 6. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

1. Kiểm kê tài sản:

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; hoặc theo quy định của Nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý kiểm kê tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Đánh giá lại tài sản:

a) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 7. Khấu hao tài sản cố định

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng số tiền khấu hao tài sản cố định đã trích để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các mục tiêu khác theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

Điều 8. Xử lý tổn thất tài sản

Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định giá trị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:

1. Nếu tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.

4. Những trường hợp tổn thất do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng; tổn thất do không thu hồi được các khoản đã cho vay trước ngày 01/01/2013, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 9. Cho thuê tài sản cố định

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền cho thuê tài sản theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Việc sử dụng tài sản để cho thuê phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 10. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.

2. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định hoặc ủy quyền theo cơ chế phân công của Hội đồng quản trị phương án, phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 50% vốn điều lệ thực có của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của pháp luật về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng quản trị thì Hội đồng quản trị báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Điều 11. Xử lý số tiền thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản

1. Việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được sử dụng theo thứ tự sau:

a) Hoàn lại các khoản Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cho vay hỗ trợ và bảo lãnh trước ngày 01/01/2013 đối với các tổ chức này;

b) Phần còn lại (nếu có) bổ sung vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Chương III

THU NHẬP, CHI PHÍ

Điều 12. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản phải thu, có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ, bao gồm:

1. Thu hoạt động tài chính: trích một phần nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm để hạch toán vào thu nhập. Căn cứ đề nghị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định mức cụ thể được trích trong từng thời kỳ.

2. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:

a) Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

b) Thu lãi từ các khoản đã thực hiện cho vay hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trước ngày 01/01/2013.

3. Thu hoạt động khác:

a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;

b) Thu cho thuê tài sản;

c) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

d) Các khoản thu khác.

Điều 13. Hạch toán khoản thu từ đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mở tài khoản theo dõi riêng số tiền thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

2. Cuối mỗi tháng hoặc quý, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam căn cứ vào tỷ lệ được phép trích để trang trải chi phí hoạt động trên số tiền thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này và số tiền thu được từ hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của tháng, quý đó để tạm trích và hạch toán vào thu nhập (bằng tỷ lệ nhân với (x) số thu từ đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi); hạch toán số thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi còn lại vào quỹ dự phòng nghiệp vụ. Trường hợp tỷ lệ được trích từ số tiền thu được của hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để trang trải chi phí hoạt động chưa được Bộ Tài chính phê duyệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm trích vào thu nhập theo mức bằng 80% tỷ lệ được trích của năm trước liền kề.

3. Cuối năm, căn cứ vào số tiền thu được từ hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của năm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm hạch toán chính xác số thu vào thu nhập và thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để bù đắp chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

4. Sau khi có Báo cáo kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính năm của Kiểm toán Nhà nước hoặc các kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về thu chi tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trường hợp số thu từ đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi có thay đổi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh việc phân bổ số thu vào thu nhập và thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để bù đắp chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Điều 14. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản phải chi cần thiết cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ và nằm trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hàng năm. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

1. Chi trả lãi tiền vay đối với các khoản vốn đi vay trong trường hợp vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 12 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi.

2. Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác.

3. Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

4. Chi trả phí dịch vụ thu nợ (nếu có) cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi, các khoản nợ mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cho vay trước ngày 01/01/2013 và các khoản nợ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản theo quy định của pháp luật.

5. Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật.

6. Chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về bảo hiểm tiền gửi. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổng mức chi của khoản chi này không vượt quá 3% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ.

7. Chi cho cán bộ:

a) Chi phí tiền lương, thù lao của Viên chức quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

d) Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;

đ) Chi trang phục giao dịch, căn cứ mức chi tối đa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt trong kế hoạch tài chính hàng năm, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức chi cụ thể đối với chi trang phục giao dịch, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;

e) Chi bảo hộ lao động theo quy định;

g) Chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

h) Chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định;

i) Chi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm;

k) Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định;

8. Chi hoạt động quản lý, bao gồm:

a) Chi vật tư văn phòng;

b) Chi về cước phí bưu điện, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện;

c) Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan, môi trường;

d) Chi xăng dầu;

đ) Chi lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị theo quy định hiện hành của pháp luật và phải gắn với hoạt động của Bảo hiềm tiền gửi Việt Nam. Các khoản chi này không quá 5% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ;

e) Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước theo chế độ quy định của pháp luật đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch đoàn ra được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí;

h) Chi đào tạo, tập huấn cán bộ: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch đào tạo, tập huấn cán bộ được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;

i) Chi nghiên cứu khoa học: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch nghiên cứu khoa học được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

k) Chi về thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước thực hiện trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt;

l) Chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

m) Chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng;

n) Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm;

o) Chi cho công tác bảo vệ môi trường;

p) Chi án phí, lệ phí thi hành án;

q) Chi phí quản lý khác theo quy định.

9. Chi về tài sản:

a) Chi trích khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ trích khấu hao đối với từng loại tài sản trong quy chế tài chính nội bộ cho phù hợp với đặc thù hoạt động;

b) Chi về mua bảo hiểm tài sản;

c) Chi mua sắm công cụ lao động;

d) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;

đ) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;

e) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);

g) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn theo chế độ quy định.

10. Các khoản chi phí khác:

a) Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định;

b) Chi phòng cháy chữa cháy, quốc phòng an ninh;

c) Chi nộp thuế, phí, lệ phí;

d) Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định;

đ) Các chi phí hợp lý, hợp lệ khác cần thiết cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phát sinh trong quá trình hoạt động, chưa quy định tại Thông tư này do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 15. Các khoản Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí

1. Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra không mang danh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ.

3. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.

4. Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.

Chương IV

CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 16. Chênh lệch thu chi

Chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong năm.

Điều 17. Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm

Chênh lệch thu chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phân phối như sau:

1. Bù đắp chênh lệch thu nhỏ hơn chi các năm trước.

2. Số còn lại coi như 100% được xử lý như sau:

a) Trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển cho đến khi quỹ đầu tư phát triển bằng mức vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

b) Trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi.

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại A thì mức trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại B thì mức trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại C thì mức trích tối đa không quá 1 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Tỷ lệ phân chia vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định.

c) Trích lập quỹ thưởng Ban điều hành.

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại A thì mức trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại B thì mức trích tối đa không quá 01 tháng lương thực hiện của Viên chức quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại C hoặc không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng Viên chức quản lý.

d) Số còn lại được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. Khi quỹ đầu tư phát triển đạt mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì số chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng và phúc lợi, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành sẽ bổ sung vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

3. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước và hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 18. Nguyên tắc sử dụng các quỹ được trích lập từ chênh lệch thu chi

1. Quỹ đầu tư phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính sau khi có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Quỹ khen thưởng dùng để:

a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên. Mức thưởng do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định sau khi có ý kiến của Công đoàn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức thưởng do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định;

c) Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức thưởng do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định.

Thẩm quyền quyết định các mức thưởng nêu tại khoản a, b và c nêu trên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Quỹ phúc lợi dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

c) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

4. Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được sử dụng để thưởng cho Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức thưởng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định gắn với hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chương V

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Điều 19. Kế toán, thống kê

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.

Điều 20. Kế hoạch tài chính

1. Hàng năm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến kế hoạch tài chính trước ngày 31 tháng 07 năm trước năm kế hoạch, gồm:

a) Kế hoạch nguồn vốn hoạt động (kèm thuyết minh chi tiết về tình hình biến động của nguồn vốn hoạt động dự kiến cho năm kế hoạch);

b) Kế hoạch thu nhập - chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu - chi và các định mức chi tiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch);

c) Kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn);

d) Kế hoạch lao động, tiền lương - thu nhập.

2. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thẩm định kế hoạch tài chính và giao một số chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ để Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính. Các chỉ tiêu cơ bản được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

a) Tổng thu nhập;

b) Tổng chi phí;

c) Chi tiết một số khoản thu – chi, gồm:

- Chi trang phục giao dịch;

- Chi công tác phí;

- Chi nghiên cứu khoa học;

- Chi đào tạo và tập huấn cán bộ;

- Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

3. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính sau khi có ý kiến thẩm định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, trường hợp không thực hiện được các chỉ tiêu tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao, bao gồm tổng thu nhập, tổng chi phí và các khoản chi tiêu chi tiết nêu tại khoản 2 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 21. Chế độ báo cáo

Định kỳ (quý, năm) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi các Báo cáo nghiệp vụ, Báo cáo thống kê, Báo cáo tài chính và các Báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

1. Các loại báo cáo:

a) Bảng cân đối tài khoản cấp III;

b) Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản);

c) Báo cáo kết quả hoạt động;

d) Thuyết minh Báo cáo tài chính:

- Tình hình tăng giảm tài sản cố định;

- Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập;

- Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn;

- Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.

đ) Báo cáo về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại hàng năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

3. Thời hạn gửi báo cáo, nơi gửi báo cáo:

a) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.

Điều 22. Kiểm toán

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành.

2. Báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Thực hiện thanh tra tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra tài chính.

2. Kiểm tra, đánh giá tình hình chấp hành chế độ tài chính nhằm hoàn thiện chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thay đổi mức vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam căn cứ đề nghị của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

4. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề về tài chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 24. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; định kỳ hàng quý, năm thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các vi phạm (nếu có) về chế độ tài chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát, các biện pháp xử lý các vi phạm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

3. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

a) Quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính vượt thẩm quyền;

c) Căn cứ quy định của pháp luật và đặc thù hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để quy định, hướng dẫn việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại thời điểm 31/12/2012 theo quy định tại Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp.

2. Số dư quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển sau khi trích lập theo kết quả tài chính năm 2013, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chuyển thành vốn điều lệ cấp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2014 và áp dụng từ năm tài chính 2014.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 62/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thông tư số 229/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2008/TT-BTC .

3. Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong vòng 120 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải ban hành quy chế tài chính nội bộ để làm căn cứ thực hiện.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website CP, Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 41/2014/TT-BTC

Hanoi, April 08, 2014

 

CIRCULAR

DEFINING FINANCIAL REGULATIONS WITH RESPECT TO DEPOSIT INSURANCE OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Deposit Insurance No. 06/2012/QH13 dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 68/2013/NĐ-CP dated June 28, 2013 stipulating in detail the implementation of the Law on deposit insurance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1394/QĐ-TTg dated August 13, 2013 on the establishment of Deposit Insurance of Vietnam;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1395/QĐ-TTg dated August 13, 2013 on approval of statutes of organization and performance of Deposit Insurance of Vietnam;

Following the Prime Minister’s direction in the Circular No. 10923/VPCP-KTTH dated December 26,, 2013 on financial regime of Deposit Insurance of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance has promulgated the Circular defining financial regime with respect to Deposit Insurance of Vietnam,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

This Circular defines financial regime with respect to Deposit Insurance of Vietnam, which is established, organized and run according to the Prime Minister’s Decision No.1394/QĐ-TTg dated August 13, 2013 on the establishment of Deposit Insurance of Vietnam and Decision No. 1395/QĐ-TTg dated August 13, 2013 on approval of the statutes of organization and performance of deposit insurance of Vietnam.

Article 1. Principles of financial management

Deposit Insurance of Vietnam is a financial institution of which 100% charter capital is held by the State, having a legal entity, a seal, and an account under Vietnamese law, operating not-for-profit, ensuring capital adequacy and self-financed expenses. Source of revenues of Deposit Insurance of Vietnam is exempted from all taxes according to the provisions of law.

Deposit Insurance of Vietnam shall do the bookkeeping for the entire system; implement receipts and expenditures and financial settlement according to the requirements set out in this Circular and other legislative documents.

Article 3. Responsibility regime

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

CAPITAL AND ASSET MANAGEMENT

Section 1 – Capital management

Article 4. Operational capital of Deposit Insurance of Vietnam

Operation capital of Deposit Insurance of Vietnam consists of charter capital provided by the state budget, revenues from deposit insurance premiums, investment of idle funds and other legal sources of income according to the law, particularly as follows:

1. Charter capital

a) Charter capital of VND 5 trillion provided by the state budget and other legal sources;

b) When adjustment to charter capital is required, Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall report to the Ministry of Finance who shall then proactively coordinate with the State Bank of Vietnam to make submission to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Technical reserve funds are raised from the following sources:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Receipts from investment of idle funds after a part of it is deducted for covering activities of Deposit Insurance of Vietnam according to the regulations set out in Paragraph 1, Article 12 hereof;

c) Unreceived deposit insurance premiums according to the regulations set out in Paragraph 6, Article 26 of the Law on deposit insurance;

d) Remaining amount (if any) from liquidation of assets by organizations having deposit insurance (hereinafter referred to as insured institutions) according to the regulations set out in Paragraph 2, Article 11 hereof;

dd) Annual outstanding balance after development investment funds, commendation and welfare funds are built up according to the regulations set out in Point c, Paragraph 2, Article 17 hereof (if any).

3. Development investment funds  

4. Other capitals according to the provisions of law, including:

a) Capital received as aids according to the regulations set out in the Law on deposit insurance and relevant legal documents;

b) Sponsors from organizations, individuals at home and abroad (if any);

c) Differences due to re-evaluation of assets (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Other legal sources

Article 5. Principles of capital use

1. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to use capital to serve its operation according to the law. Using capital of Deposit Insurance of Vietnam must ensure the safety and development of capital.

2. Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for monitoring all the existing capitals and assets, doing the bookkeeping in strict compliance with current financial regime and statistics, reflecting sufficiently, accurately and punctually changes in capital and assets during its operation, defining specific responsibilities of each department, individual for causing damage and loss of its capital, assets.

3. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to purchase and invest in fixed assets in the limitation that the remaining value of the fixed assets would not exceed 30% of the charter capital plus the value of development investment fund stated in the accounting book. Investment and purchase of fixed assets must comply with state regulations, ensuring practice of thrift and anti-extravaganza within the five-year plan approved by the Board of Directors.

4. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to use its temporarily idle funds to purchase Government bonds, treasury bills of State bank of Vietnam and make deposits at State Bank of Vietnam. Deposit Insurance of Vietnam should monitor and separately record the incomes earned from the investment of these idle funds.

5. The technical reserve funds shall be used to pay indemnities to depositors according to the law on deposit insurance. In case the technical reserve funds are not sufficient to pay to depositors, Deposit Insurance of Vietnam may receive aids or borrow from credit institutions, other organizations guaranteed by the Government according to the Law on deposit insurance and guiding documents.

Section 2 – Asset management

Article 6. Inventory and re-evaluation of assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deposit Insurance of Vietnam shall carry out periodical or unexpected inventory of assets after accounting books are closed for the formulation of annual financial statements; natural calamities and enemy inflicted destruction; or assets of Deposit Insurance of Vietnam are changed for some reason; or as stipulated by the law. Deposit Insurance of Vietnam should inventory assets in surplus and in shortage, determine causes, responsibility of relevant organizations and individuals and put forth an indemnity according to the regulations.

Deposit Insurance of Vietnam shall handle and inventory assets of the enterprises of which 100% charter capital is held by the State according to the law.

2. Re-evaluation of assets

a) Deposit Insurance of Vietnam shall carry out re-evaluation of assets according to the decision of regulatory agencies;

b) The re-evaluation of assets should be in strict compliance with state regulations. Increasing or decreasing differences of value due to the re-evaluation of assets as regulated in Point a, Paragraph 2 of this Article are settled according to the provisions of law in respect of each specific case.

Article 7. Fixed asset depreciation

Deposit Insurance of Vietnam shall depreciate fixed assets according to the law in respect of enterprises. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to use deductions or re-investment or replacement of fixed assets and for other purposes according to the regulations set out in Paragraph 4, Article 5 hereof.

Article 8. Handling of asset losses

Any loss of assets caused to Deposit Insurance of Vietnam (Except for losses subject to deposit insurance commitments of Deposit Insurance of Vietnam) must be documented to determine lost value, causes, and responsibilities and handled as below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Insured assets shall be handled under the contract of insurance.

3. Shortage of the lost value after being recovered and compensated by individuals, collectives, insurers shall be included in the expenses in the period.

4. Losses or serious damage caused by natural disaster or force majeure respectively as well as losses coming from irrecoverable debts which are borrowed before January 01, 2013 can not be tackled by Deposit Insurance of Vietnam, its Board of Directors shall plan a measure of handling and report to the State Bank of Vietnam who shall then make submission to the Prime Minister for decision.

5. Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for handling losses of assets punctually. In case those losses are not tackled, the Board of Directors and General Director shall take responsibility before the Governor of the State Bank of Vietnam.

Article 9. Fixed asset lease

1. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to lease assets in compliance with the principle of efficiency, preservation and development of capital according to the law in respect of the enterprises of which 100% charter capital is held by the State.

2. Use of assets for lease must be in strict compliance with the regulations of the Civil Law and other relevant regulations.

Article 10. Liquidation and assignment of fixed assets

1. Deposit Insurance of Vietnam is entitled to proactively assign, sell or liquidate fixed assets in damage or technically obsolete, unwanted or unusable to recover capital in compliance with the principle of openness, transparency and preservation of capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Plans of liquidating and assigning fixed assets with value being higher than the limit arranged to the Board of Directors, the Board of Directors shall report to the State Bank of Vietnam for decision.

Article 11. Handling of receipts from liquidation of assets of insured institutions going bankrupt.

1. Liquidation of assets of insured institutions going bankrupt shall be executed according to the provisions of law.

2. The sums collected from liquidation of assets of insured institutions shall be used as below:

a) Reimburse for the supportive loans and guarantees provided by Deposit Insurance of Vietnam before January 01, 2013 in respect of these enterprises;

b) The remaining amount after reimbursement (if any) shall be transferred to technical reserve funds.

Chapter III

RECEIPTS AND EXPENDITURES

Article 12. Receipts of Deposit Insurance of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Receipts from financial activities: Part of the receipts from annual investment of idle capital shall be entered in the accounts as earnings. Based on the proposal from Deposit Insurance of Vietnam, the Ministry of Finance shall proactively coordinate with the State Bank of Vietnam to determine a specific amount to be deducted in each period.

2. Receipts from deposit insurance services:

a) Receipts from fines imposed on insured institutions that violate regulations on the amount and time limit for payment of premiums according to the provisions of law;

b) Receipts from interests on the supportive loans provided for insured institutions before January 01, 2013

3. Receipts from other activities:

a) Receipts from liquidation, sale and assignment of fixed assets

b) Receipts from lease of fixed assets;

c) Receipts from consultancy services and training for officers of insured institutions;

d) Other receipts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Deposit Insurance of Vietnam shall open an account to separately monitor receipts from the investment of idle capital.

2. At the end of month or quarter, Deposit Insurance of Vietnam shall rely on a rate permissible to be deducted from the receipts from annual investment of idle capital to cover operational expenses according to the regulations set out in Paragraph 1, Article 12 hereof and the receipts earned from the investment of idle capital in such a month, quarter shall be temporarily deducted for entering in the accounts as earnings (equal to the multiplication of the rate by the receipts from the investment of idle capital); the remaining receipts from the investment of idle capital shall be entered in the technical reserve funds. In case such a deductible rate used to cover operational expenses is yet to be approved by the Ministry of Finance, Deposit Insurance of Vietnam shall temporarily enter into the accounts as earnings with a rate equal to 80% of the preceding year’s deductible rate.

3. At the end of year, based on the year’s receipts from investment of idle capital, Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for entering accurately the receipts in the accounts as earnings and the receipts after being partly deducted to cover the expenses according to the regulations set out in Paragraph 1, Article 12 hereof shall be supplemented to the technical reserve funds;

4. After State Audit of Vietnam’s annual finance audit report or the competent agencies’ conclusions on financial receipts and expenditures of Deposit Insurance of Vietnam are available, in the event the receipts from the investment of idle capital change, Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for adjusting allocation of the receipts to earnings and the receipts after being partly deducted to cover the operational expenses according to the regulations set out in Paragraph 1, Article 12 hereof to be supplemented to the technical reserve funds

Article 14. Expenditures of Deposit Insurance of Vietnam

Expenditures of Deposit Insurance of Vietnam are accounts payable necessary for the performance of Deposit Insurance of Vietnam, attached with invoices and appropriate documents and subject to the financial plans annually appraised by the State Bank of Vietnam. Expenditures of Deposit Insurance of Vietnam consist of:

1. Expenditures for interests for the loans coming from Deposit Insurance of Vietnam’s capital temporarily insufficient to pay to depositors according to the regulations set out in Paragraph 12, Article 13 of the Law on deposit insurance.

2. Expenditures on payment and entrusted services

3. Expenditures on participation in special control process; participation in management and liquidation of assets of insured institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Expenditures for exchange differences according to the regulations set out in the accounting standards and the provisions of law.

6. Expenditures for dissemination and education of law and deposit insurance policies. Content and amount of payment shall be applied according to the provisions of law. Total amount of payment for these expenditures should not exceed 3% of the total appropriate payment.

7. Expenditures to employees:

a) Wages and remuneration paid to managerial officers of Deposit Insurance of Vietnam as instructed by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

b) Wages and amounts considered wages paid to employees as decided by the Board of Directors according to the instructions of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Expenditures for food expenses according to the provisions of law with respect to the enterprises of which 100% charter capital is held by the State.

d) Expenditures for female laborers according to regulated regime;

dd) Expenditures for business attire: Based on maximum amount of payment approved by State Bank of Vietnam in the annual financial plans, Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall decide a specific amount of payment for business attire, ensuring principle of thrift and efficiency;

e) Expenditures for personal protective equipment as regulated;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Expenditures for regular check-ups for laborers and other medical expenses according to regulated regime;

i) Expenditures for annual leave pay;

k) Expenditures for social insurance, medical insurance, unemployment insurance, trade union expenses and other contributions according to regulated regime;

8. Expenditures for management activities including:

a) Expenditures for office supplies;

b) Expenditures for postal services, communications, telexes, leased lines, facsimile transmission;

c) Expenditures for electricity, water, medical services, office and environment sanitation;

d) Expenditures for fuel;

dd) Expenditures for formalities, external relations, festivities and conferences according to current regulations and must be closely related to activities of Deposit Insurance of Vietnam. These expenditures must not exceed 5% of the total appropriate payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Expenditures for officers’ overseas business travel expenses: to be applied according to the proposed plan approved by Deposit Insurance of Vietnam. Content and amount of payment shall be applied according to state regulations on short-term foreign travel expenses for officers and public servants from public service providers and guaranteed by state budget.

h) Expenditures for training officers: to be applied within the plan of training officers approved by Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam. Content and amount of payment shall be applied according to state regulations on management and use of expenses for training officers and public servants;

i) Expenditures for scientific research: to be applied within the plan of scientific research approved by the Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam. Content and amount of payment: to be applied according to state regulations with respect of scientific and technological topic and project using state budget;

k) Expenditures for employment of domestic and foreign specialists: to be applied within the five-year plan approved by Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam;

l) Expenditures for investigation, inspection and auditing;

m) Expenditures for fines for violations of business contracts caused by objective events.

n) Expenditures for rewards for initiative in improving and increasing labor productivity, rewards for practice of material and expense thrift. Amount of reward decided by the General Director shall be based on levels of productivity from mentioned above jobs but not higher than the amount saved by those jobs in a year.

o) Expenditures for environmental protection tasks;

p) Expenditures for court proceedings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Expenditures for assets

a) Fixed asset depreciation: Based on the provisions of law on management, use and deduction of fixed asset depreciation with respect to enterprises, Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall define specifically rate of deduction for each type of asset in the internal financial statute in accordance with particular operation;

b) Expenditures for purchase of asset insurance;

c) Expenditures for purchase of labor means;

d) Expenditures for maintenance and repair of assets: Maximum annual payment should not exceed 5% of fixed assets value on average;

dd) Expenditures for lease of assets under the contract of asset lease signed between the lessor and Deposit Insurance of Vietnam. In case payment for lease of assets is made once for multiple years, the rental shall be gradually allocated to the expenditures according to the number of years of use of the assets.

e) Expenditures for liquidation, sale and assignment of asset (including remaining value of assets and costs for liquidation and assignment);

g) The loss of assets that is not reimbursed by the prescribed sources.

10. Other expenditures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Expenditures for fire and explosion prevention, national defense and security;

c) Taxes, charges;

d) Membership fees imposed by Vietnamese and foreign trade associations of which Deposit Insurance of Vietnam is a member;

dd) Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall decide and take responsibility for the reasonable expenses that are necessary for its operation and not mentioned in this Circular.

Article 15. Amounts of deposit insurance not allowed being included in expense

1. Fines for breach of law by individuals bearing no name of Deposit Insurance of Vietnam.

2. Expenditures not related to the operation of Deposit Insurance of Vietnam and not attached with eligible invoices or documents.

3. Expenditures covered by other sources.

4. Other expenditures as inappropriate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DIFFERENCES BETWEEN RECEIPTS AND EXPENDITURES AND SETTING UP OF FUNDS

Article 16. Differences between receipts and expenditures

Differences between financial receipts and expenditures made in a year are the results from the performance of Deposit Insurance of Vietnam and determined by gross revenue minus the total appropriate payment generated in a year.

Article 17. Handling of annual outstanding balance

Differences between receipts and expenditures of Deposit Insurance of Vietnam are distributed as follows:

1. Make up for differences in previous years due to receipts being lower than expenditures

2. The remaining considered as 100% shall be handled as follows:

a) 30% shall be supplemented to the development investment funds untill the development investment funds are equal to the charter capital of Deposit Insurance of Vietnam as regulated in Paragraph 1, Article 4 hereof;

b) Build-up of the commendation and welfare funds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If Deposit Insurance of Vietnam is ranked B, not more than 03 months' salary shall be added to the commendation and welfare funds;

- If Deposit Insurance of Vietnam is ranked C, not more than 03 months' salary shall be added to the commendation and welfare funds;

- If Deposit Insurance of Vietnam is not ranked, the commendation and welfare funds shall not be set up.  

Ratio of distribution to the commendation and welfare funds shall be decided by Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam.

c) Setting up of commendation fund for the Management Board

- If Deposit Insurance of Vietnam is ranked as A, not more than one and a half month’s salary shall be added to the commendation fund for officers of the Management Board.

- If Deposit Insurance of Vietnam is ranked as B, not more than one month’s salary shall be added to the commendation fund for officers of the Management Board.

- If Deposit Insurance of Vietnam is ranked as C or is not ranked, the commendation fund for officers of the Management Board shall not be set up.

d) The remaining amount shall be supplemented to the development investment funds. When the development investment funds reach the limit as stipulated in Point a, Paragraph 2 of this Article, the outstanding balance after the build-up of the commendation and welfare funds, the commendation fund for the Management Board shall be supplemented to the technical reserve fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Principle of using funds set up from balance

1. The development investment funds shall be used to supplement the charter capital of Deposit Insurance of Vietnam under the Prime Minister’s Decision based on the proposal of the Ministry of Finance after State Bank of Vietnam’s opinions are given.

2. The commendation fund shall be used for:

a) Year end or periodical bonus for officers and staff. Level of reward shall be decided by Deposit Insurance of Vietnam after opinions from Trade Union of Deposit Insurance of Vietnam are given based on labor productivity and achievements of each officer, staff in Deposit Insurance of Vietnam;

b) Unplanned rewards to individuals, collectives of Deposit Insurance of Vietnam. Level of reward shall be decided by Deposit Insurance of Vietnam;

c) Rewards to external individuals and units who make significant contributions to the performance of Deposit Insurance of Vietnam. Level of reward shall be decided by Deposit Insurance of Vietnam;

Authority to decide level of reward as stated in Paragraphs a, b and c mentioned above shall be exercised according to the regulations set out in the Statute on organization and operation of Deposit Insurance of Vietnam.

3. The welfare fund shall be used:

a) For construction investment or repairs, supplementing capital to the construction of welfare works of Deposit Insurance of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Part of the welfare fund shall be used as support for unexpected financial difficulties of laborers including cases of retirement, disability, homelessness, or for charitable activities.

Use of the welfare funds shall be decided by President of Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam after consulting Trade Union of Deposit Insurance of Vietnam.

4. The commendation fund for the Management Board shall be used as rewards to Chairman and members of the Board of Directors, the Management Board, Inspectors, Chief Accountant of Deposit Insurance of Vietnam. Reward levels shall be decided by the State Bank of Vietnam and must be corresponding to the performance of Deposit Insurance of Vietnam based on the proposal of President of the Board of Directors.

Chapter V

ACCOUNTING, STATISTICS, AUDITING REGIME AND FINANCIAL PLANS

Article 19. Accounting, statistics

1. Deposit Insurance of Vietnam shall comply with regulations on accounting and statistics according to the provisions of law and guiding documents of the Ministry of Finance.

2. Financial year of Deposit Insurance of Vietnam starts on January 01 and ends on December 31 according to solar calendar.

Article 20. Financial plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Plan of operational capitals (enclosed with a detailed explanation for fluctuation of the operational capital planned for the fiscal year);

b) Plan of receipts – expenditures (enclosed with a detailed explanation for receipts and expenditures and specific limit of expense planned for the fiscal year);

c) Plan of fundamental construction and purchase of fixed assets (enclosed with a detailed explanation for planned fundamental construction, purchase of fixed assets and balance of capital sources);

d) Plan of labor, payroll - incomes

2. Within 30 days since the dossier is fully received, the State Bank of Vietnam shall carry out appraisal of the financial plan and advance some fundamental criteria as foundation for Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam to approve the financial plan. Fundamental criteria assigned to Deposit Insurance of Vietnam by the State Bank of Vietnam include:

a) Total receipts;

b) Total expenditures;

c) Details of some receipts – expenditures include:

- Expenditures for business attire;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expenditures for scientific research;

- Expenditures for training officers;

- Expenditures for domestic and foreign specialists

3. Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall approve the financial plan after State Bank of Vietnam’s appraising opinions are given. During the implementation of the financial plan, in case financial criteria assigned by the State Bank of Vietnam including total receipts and expenditures and other payments as specified in Clause 2 of this Article are not fulfilled, Deposit Insurance of Vietnam must submit a written request for adjustment to the State Bank of Vietnam and the implementation is permitted after a written approval by the State Bank of Vietnam is issued.

Article 21. Reporting regime

Periodically (quarter, yearly), Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for formulating and submitting professional reports, statistical reports, financial statements and other regular, irregular reports according to the regulations of the Ministry of Finance and General Statistics Office.

1. Types of reports

a) Statement of accounts (Type III);

b) The Balance sheet (Summary of assets);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Explanation of the financial statement:

- Situations of rise and fall in fixed assets;

- Personnel and their salaries/incomes;

- Rise and fall in sources of capital and use of capital;

- The build-up and use of technical reserve fund.

dd) Reports on performance assessment and annual ranking according to the regulations of the State Bank of Vietnam.

2. President of the Board of Directors, General Director of Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for accuracy and authentication of these reports.

3. Time limit and place for submission of reports:

a) Quarterly reports shall be sent to the Ministry of Finance and State Bank of Vietnam within 30 days at the latest since end of quarter;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Accounting

1. Deposit Insurance of Vietnam shall carry out internal audit under applicable regulations.

2. Financial statements of Deposit Insurance of Vietnam shall be audited by State Audit of Vietnam. Audit results and reports on audit results shall be sent to the Ministry of Finance and State Bank of Vietnam;

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT AGENCIES

Article 23. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Carry out financial investigation under the provisions of the law on financial investigation.

2. Investigate and assess compliance with the financial regulations in order to complete the financial regime of Deposit Insurance of Vietnam.

3. Proactively coordinate with State Bank of Vietnam in making submission to the Prime Minister for decision to change limit of charter capital of Deposit Insurance of Vietnam based on the proposal of the Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Responsibilities of State bank of Vietnam

1. Execute state management functions for deposit insurance under the provisions of law.

2. Carry out comprehensive investigation, inspection and monitoring of the performance of Deposit Insurance of Vietnam; on a quarterly and yearly basis, notify the Ministry of Finance of Deposit Insurance of Vietnam’s financial situations and violations (if any) of the financial regime detected during the investigation, inspection and monitoring, and violation handling measures advanced by Deposit Insurance of Vietnam.

3. Execute functions as representative of state ownership for Deposit Insurance of Vietnam.

a) Make decision and be responsible for its decisions within scope of authority of the state ownership under the provisions of law;

b) Proactively coordinate with the Ministry of Finance in making submission to the Prime Minster for consideration and decision about financial issues beyond its authority;

c) Based on the provisions of law and distinctive performance of Deposit Insurance of Vietnam, regulate and instruct performance assessment and enterprise ranking with respect to Deposit Insurance of Vietnam.

Chapter VII

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Deposit Insurance of Vietnam shall handle balance of redundancy pay reserve fund at the point of December 31, 2012 according to the regulations set out in the Circular No. 180/2012/TT-BTC dated October 24, 2012 of the Ministry of Finance guiding financial handling for redundancy pay toward laborers of the enterprise.

2. Balance of financial reserve funds, development investment funds after being set up based on financial results of 2013, Deposit Insurance of Vietnam shall report to the Ministry of Finance for making submission to the Prime Minister for conversion into charter capital assigned to Deposit Insurance of Vietnam.

Article 26. Effect

1. This Circular shall come into force since May 25, 2014 and shall be applied in the fiscal year of 2014.

2. This Circular shall replace the Circular No. 62/2008/TT-BTC dated July 08, 20008 of the Ministry of Finance on guiding the implementation of the statute of financial management with respect to Deposit Insurance of Vietnam, the Circular No. 229/2009/TT-BTC dated December 08, 2009 of the Ministry of Finance on amending and supplementing the Circular No. 62/2008/TT-BTC.

3. Based on the regulations set out in this Circular and other relevant provisions, within 120 days since this Circular comes in force, Board of Directors of Deposit Insurance of Vietnam shall promulgate the statute of internal finance as foundations for implementation.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for study, consideration and handling./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 41/2014/TT-BTC ngày 08/04/2014 quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.722

DMCA.com Protection Status
IP: 54.36.148.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!