Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 27/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 28/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định về chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp đối với ngân hàng hợp tác xã

Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Quy định về chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp đối với ngân hàng hợp tác xã

Theo đó, quy định về chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp đối với ngân hàng hợp tác xã được quy định như sau:

(i) Chuyển nhượng vốn góp:

- Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN ) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN .

- Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN .

Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN .

(ii) Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN , thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại khoản (iii).

(iii) Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm quyết định hoàn trả và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định.

- Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm quyết định hoàn trả.

- Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm:

+ Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc, lãi và phí).

+ Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm.

+ Đã xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.

(iv) Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với pháp nhân không phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị thông qua việc kết nạp thành viên mới đối với với pháp nhân này. Việc chuyển nhượng vốn góp phải đảm bảo quy định về tổng mức vốn góp tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN .

(v) Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt cách thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN phải được Đại hội thành viên thông qua.

Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 27/2024/TT-NHNN phải được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã thông qua.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ, VIỆC TRÍCH NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số nội dung về Giấy phép; tổ chức, quản trị, điều hành, hoạt động của ngân hàng hợp tác xã và việc trích nộp, quản lý, sử dụng quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng hợp tác xã.

2. Quỹ tín dụng nhân dân.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Tính chất và mục tiêu hoạt động

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và kiểm tra, giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên.

2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp do Đại hội thành viên quyết định để xác lập tư cách thành viên tại ngân hàng hợp tác xã.

3. Vốn góp thường niên là số vốn hằng năm mà thành viên phải góp để duy trì tư cách thành viên tại ngân hàng hợp tác xã.

4. Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo toàn) là quỹ tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân) thuộc sở hữu chung của các thành viên trên cơ sở phí trích nộp của ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân thành viên, đặt tại ngân hàng hợp tác xã, do ngân hàng hợp tác xã quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động

1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) tối đa là 99 năm.

2. Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Điều 6. Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Nội dung hoạt động và thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép. Mẫu Giấy phép quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp Giấy phép của ngân hàng hợp tác xã bị mất, bị rách nát, hư hỏng, ngân hàng hợp tác xã phải có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận một cửa) đề nghị xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) xem xét, cấp bản sao từ sổ gốc cho ngân hàng hợp tác xã.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH, THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Điều 7. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Có đạo đức nghề nghiệp;

c) Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 05 năm trở lên;

d) Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 năm trở lên;

đ) Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

2. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này;

b) Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 năm trở lên;

c) Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 01 năm trở lên.

3. Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện quản lý số vốn hỗ trợ của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Thông tư này trừ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này và điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này để Đại hội thành viên bầu vào các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã.

Điều 8. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát

1. Trưởng Ban kiểm soát phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

2. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Có đạo đức nghề nghiệp;

c) Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng từ 03 năm trở lên;

d) Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng.

Điều 9. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã

1. Tổng giám đốc phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Có đạo đức nghề nghiệp;

c) Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 03 năm trở lên;

d) Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật;

đ) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

2. Phó Tổng giám đốc phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Có một trong các điều kiện sau đây: có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

3. Kế toán trưởng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

c) Các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về kế toán.

4. Giám đốc chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Mục 2. THÀNH VIÊN, CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN, VỐN GÓP, CHUYỂN NHƯỢNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN

Điều 10. Điều kiện để trở thành thành viên

1. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân: quỹ tín dụng nhân dân trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác kể từ ngày được cấp Giấy phép.

2. Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị tham gia là thành viên và có đơn đề nghị tham gia.

3. Các đối tượng quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và cử đại diện hợp pháp tham gia.

Điều 11. Chấm dứt tư cách thành viên

Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

1. Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.

2. Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.

4. Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:

a) Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;

b) Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

c) Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.

Điều 12. Vốn góp

1. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.

2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên được góp bằng đồng Việt Nam.

3. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.

4. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng. Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.

5. Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.

Điều 13. Thay đổi vốn điều lệ

1. Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:

a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn thường niên;

b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên bị giải thể, phá sản hoặc hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

2. Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:

a) Sử dụng các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định của pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;

b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này.

3. Hằng quý, chậm nhất vào ngày 03 của tháng tiếp theo, ngân hàng hợp tác xã phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thay đổi mức vốn điều lệ (nếu có).

4. Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Điều 14. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp

1. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện như sau:

a) Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư này) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm quyết định hoàn trả và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định;

b) Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm quyết định hoàn trả;

d) Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm:

(i) Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc, lãi và phí);

(ii) Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;

(iii) Đã xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.

4. Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với pháp nhân không phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị thông qua việc kết nạp thành viên mới đối với với pháp nhân này. Việc chuyển nhượng vốn góp phải đảm bảo quy định về tổng mức vốn góp tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.

5. Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt cách thành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này phải được Đại hội thành viên thông qua. Việc hoàn trả toàn bộ vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này phải được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã thông qua.

Mục 3. ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Điều 15. Tổ chức Đại hội thành viên

1. Đại hội thành viên họp thường niên mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên ngân hàng hợp tác xã có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế, Hội đồng quản trị quyết định về cách thức tổ chức Đại hội thành viên, cách thức bầu, số lượng đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.

3. Đại hội thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba thành viên được triệu tập tham dự họp (đối với Đại hội toàn thể) hoặc số lượng đại biểu theo Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định nhưng không ít hơn 100 đại biểu (đối với Đại hội đại biểu).

4. Trường hợp số lượng thành viên (đại biểu thành viên) tham dự không đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng quản trị phải hoãn Đại hội thành viên và triệu tập lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoãn Đại hội thành viên. Đối với Đại hội thành viên thường niên, thời hạn tạm hoãn và triệu tập lại không được vượt quá thời hạn tổ chức Đại hội thành viên quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ, giải thể, phá sản ngân hàng hợp tác xã chỉ được thông qua khi có ít nhất trên ba phần tư tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.

6. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có trên một phần hai tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội thành viên biểu quyết tán thành.

7. Việc biểu quyết tại Đại hội thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên trong ngân hàng hợp tác xã. Mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết của đại biểu thành viên tương ứng với số lượng thành viên mà đại biểu thành viên đại diện.

Điều 16. Thông báo triệu tập Đại hội thành viên

Cơ quan triệu tập Đại hội thành viên phải gửi thông báo mời họp đến từng thành viên hoặc đại biểu thành viên chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ ngân hàng hợp tác xã không quy định thời hạn. Thông báo mời họp phải có thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình họp và các tài liệu thảo luận.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Điều 17. Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên

1. Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn. Việc xây dựng và nội dung của Quy chế điều hòa vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gửi tiền không kỳ hạn, gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn. Trường hợp rút tiền trước hạn, quỹ tín dụng nhân dân thông báo trước cho ngân hàng hợp tác xã;

b) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên được ngân hàng hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu về vốn để mở rộng tín dụng;

c) Cơ chế lãi suất tiền gửi đảm bảo tính hỗ trợ và lãi suất tiền vay điều hòa vốn phải rõ ràng, minh bạch, không vì mục tiêu lợi nhuận, có tính liên kết giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;

d) Quy định cụ thể về hạn mức cho vay, đối tượng, trình tự, hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn;

đ) Quy chế điều hòa vốn do ngân hàng hợp tác xã xây dựng, lấy ý kiến của tất cả quỹ tín dụng nhân dân thành viên và phải được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua. Sau khi ban hành Quy chế điều hòa vốn, ngân hàng hợp tác xã tổ chức tập huấn, phổ biến đến các quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế điều hòa vốn phải được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Quy chế điều hòa vốn được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) Quy chế và nội dung sửa đổi, bổ sung để Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thanh tra, giám sát.

2. Mở tài khoản thanh toán, cung cấp phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nước cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

3. Cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản. Cho vay đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

4. Xây dựng, hỗ trợ phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.

5. Kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra, giám sát theo các quy định sau:

a) Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm xây dựng Quy chế kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định tại khoản này và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có ý kiến trước khi quy chế này được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Quy chế được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, ngân hàng hợp tác xã phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để thực hiện công tác thanh tra, giám sát.

b) Quy chế kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân thành viên phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và đảm bảo có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Đối tượng thực hiện kiểm tra, giám sát;

(ii) Phạm vi, nội dung, mục đích, nguyên tắc kiểm tra, giám sát;

(iii) Quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát;

(iv) Thời hạn kiểm tra, giám sát;

(v) Quyền và trách nhiệm của các bên có liên quan.

6. Thực hiện kiểm toán nội bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo các quy định sau:

a) Đối tượng kiểm toán nội bộ:

Ngân hàng hợp tác xã thực hiện kiểm toán nội bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên có tổng tài sản dưới 50 tỷ đồng trừ quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt;

b) Phạm vi, nội dung thực hiện kiểm toán nội bộ:

(i) Thực hiện kiểm toán một số nội dung tại báo cáo tài chính như: lỗ, lãi, giá trị thực của vốn điều lệ, quỹ dự trữ;

(ii) Quy trình cho vay, nhận tiền gửi;

c) Hằng năm, ngân hàng hợp tác xã xây dựng Kế hoạch thực hiện kiểm toán nội bộ báo cáo Ngân hàng Nhà nước cùng Kế hoạch kinh doanh hằng năm để Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trước khi thực hiện;

d) Ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định tại khoản này và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quy chế được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung để thực hiện công tác thanh tra, giám sát;

đ) Quy chế kiểm toán nội bộ quỹ tín dụng nhân dân thành viên phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Quy chế kiểm toán nội bộ quỹ tín dụng nhân dân có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Đối tượng thực hiện kiểm toán nội bộ;

(ii) Nội dung, mục đích, nguyên tắc, phạm vi kiểm toán nội bộ;

(iii) Quy trình thực hiện kiểm toán nội bộ phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên;

(iv) Thành phần đoàn kiểm toán nội bộ;

(v) Thời hạn kiểm toán nội bộ;

(vi) Quyền và trách nhiệm của các bên có liên quan.

7. Cử nhân sự để giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm hoặc quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.

Nhân sự dự kiến cử phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện giữ các chức danh được cử theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân, trừ điều kiện phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân.

8. Ban hành, công bố mẫu sổ tiết kiệm trắng và cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng theo các yêu cầu và nội dung sau:

a) Sổ tiết kiệm trắng phải có yếu tố chống làm giả, số seri bảo đảm phục vụ cho yêu cầu thống kê, quản lý;

b) Đầu mối triển khai và đảm bảo an toàn trong việc in, quản lý, cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân;

c) Ban hành quy định về việc cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho các quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện thống nhất. Quy định cung cấp sổ tiết kiệm trắng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:

(i) Giá bán bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí in, vận chuyển sổ tiết kiệm trắng, không vì mục tiêu lợi nhuận và được công khai, minh bạch;

(ii) Quy trình đăng ký nhu cầu, cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ sổ tiết kiệm trắng theo đăng ký của quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ cho việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;

(iii) Quy định về việc nhập, xuất, bảo quản, kiểm kê, quản lý sổ tiết kiệm trắng theo quy định của pháp luật;

d) Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về tình hình cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Các hoạt động kinh doanh khác quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Điều 18. Hoạt động đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên

1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi.

2. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

a) Cho vay.

Ngân hàng hợp tác xã cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạn chế việc cấp tín dụng của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên;

b) Thư tín dụng;

c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

d) Bảo lãnh ngân hàng;

đ) Phát hành thẻ tín dụng.

3. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

4. Cung ứng các phương tiện thanh toán.

5. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nước, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

6. Các dịch vụ khác liên quan đến thư tín dụng.

7. Các hoạt động kinh doanh khác quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Điều 19. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá

1. Vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Mở tài khoản, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán

1. Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

3. Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

Điều 21. Hoạt động kinh doanh khác

1. Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

a) Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;

b) Cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản khác;

c) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.

d) Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong hoạt động ngân hàng, giao đại lý thanh toán.

2. Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau theo quy định của pháp luật có liên quan:

a) Mua, bán trái phiếu Chính phủ;

b) Phát hành trái phiếu.

3. Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:

a) Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng hợp tác xã có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng hợp tác xã được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

b) Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 5. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Điều 22. Quyền hạn

1. Được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ cho mục đích điều hòa vốn, kiểm toán nội bộ và kiểm tra, giám sát an toàn hệ thống.

3. Các quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ và Thông tư này.

Điều 23. Trách nhiệm

1. Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

2. Hỗ trợ các hoạt động ngân hàng cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của pháp luật.

3. Ban hành Quy chế điều hòa vốn, Quy chế kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân, Quy chế kiểm toán nội bộ quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Thông tư này.

4. Cử nhân sự để giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư này.

5. Tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật.

6. Các trách nhiệm khác theo quy định của Điều lệ và Thông tư này.

Mục 6. TRÍCH NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Điều 24. Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

1. Quỹ bảo toàn được sử dụng theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả, không vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

2. Chi phí liên quan đến việc sử dụng Quỹ bảo toàn được bù đắp từ lãi cho vay, đầu tư của Quỹ bảo toàn.

3. Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn được sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 25. Trích nộp Quỹ bảo toàn

1. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm trích nộp phí tham gia đầy đủ, đúng hạn vào Quỹ bảo toàn một năm một lần trước ngày 31/01 của năm tiếp theo.

2. Việc trích nộp Quỹ bảo toàn theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Mức phí trích nộp hằng năm bằng 0,05% dư nợ cho vay bình quân năm liền kề trước kết thúc vào ngày 31/12 của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, trong đó dư nợ cho vay bình quân năm được tính bằng tổng dư nợ cho vay (nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định về phân loại nợ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân) tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm chia cho số tháng phải tính thực tế. Đối với ngân hàng hợp tác xã, số dư nợ cho vay tại thời điểm cuối mỗi tháng được loại trừ phần dư nợ cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;

b) Việc trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính chỉ được thực hiện khi tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn trước khi trích nộp thấp hơn 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp sau khi trích nộp Quỹ bảo toàn của năm tài chính dẫn đến tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo toàn cao hơn hoặc bằng 1,5% tổng tài sản có của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thì ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân vẫn thực hiện trích nộp Quỹ bảo toàn đối với năm tài chính đó;

c) Số tiền trích nộp Quỹ bảo toàn được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

3. Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trong hoạt động của Quỹ bảo toàn được sử dụng bổ sung Quỹ bảo toàn.

Điều 26. Quản lý Quỹ bảo toàn

1. Quỹ bảo toàn được quản lý, sử dụng trong toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn do ngân hàng hợp tác xã xây dựng, ban hành và được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn phải được Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua.

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy chế và nội dung sửa đổi, bổ sung để Ngân hàng Nhà nước thực hiện công tác thanh tra, giám sát.

2. Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn tối thiểu phải có các nội dung sau:

a) Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo toàn theo quy định tại Điều 24 và Điều 27 Thông tư này;

b) Các quy định cụ thể về việc sử dụng Quỹ bảo toàn, trong đó:

(i) Các trường hợp cho vay hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này;

(ii) Trình tự, hồ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ;

(iii) Mức cho vay hỗ trợ; thời hạn cho vay hỗ trợ; lãi suất cho vay hỗ trợ; các cam kết khi nhận cho vay hỗ trợ (bao gồm cả trường hợp cho vay theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 và điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng);

c) Cơ chế giải ngân nguồn vốn cho vay hỗ trợ;

d) Các biện pháp theo dõi; cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ;

đ) Các trường hợp miễn, giảm phí tham gia vào Quỹ bảo toàn;

e) Nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được vốn;

g) Việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn;

h) Cơ chế thu, chi tài chính phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo toàn theo quy định của pháp luật có liên quan;

i) Quy định chế độ báo cáo của các quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ.

Điều 27. Sử dụng Quỹ bảo toàn

1. Quỹ bảo toàn được sử dụng để cho vay quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp sau:

a) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường;

b) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Cho vay quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

2. Trên cơ sở đảm bảo an toàn nguồn vốn và đáp ứng yêu cầu cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo toàn được:

a) Gửi tại ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại theo quy định tại Quy chế quản lư và sử dụng Quỹ bảo toàn;

b) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thời hạn, lãi suất cho vay hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn

Hồ sơ, trình tự, thời hạn, lãi suất cho vay hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn do ngân hàng hợp tác xã ban hành.

Điều 29. Chế độ báo cáo áp dụng đối với Quỹ bảo toàn

1. Hằng năm, chậm nhất vào ngày 15 tháng 7, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm của Quỹ bảo toàn cho Ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hằng năm, chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi các báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước như sau:

a) Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tình hình tài chính năm trước của Quỹ bảo toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo về kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã về hình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

4. Các báo cáo tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lập thành báo cáo điện tử gửi qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Các báo cáo tại khoản 3 Điều này được lập thành văn bản giấy gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

5. Hằng năm, chậm nhất vào ngày 31/01, ngân hàng hợp tác xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tình hình tài chính năm của Quỹ bảo toàn cho các thành viên tham gia Quỹ bảo toàn; đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của các thành viên tham gia Quỹ bảo toàn đối với các báo cáo nêu trên.

Điều 30. Trách nhiệm của ngân hàng hợp tác xã trong việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo toàn

1. Lập Quỹ bảo toàn theo quy định tại Thông tư này.

2. Tính, nộp đúng hạn và đầy đủ phí tham gia vào Quỹ bảo toàn.

3. Kiểm tra việc tính, trích nộp phí và đôn đốc các quỹ tín dụng nhân dân nộp đúng hạn, đầy đủ phí tham gia vào Quỹ bảo toàn.

4. Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc sử dụng Quỹ bảo toàn.

5. Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn, trình Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã thông qua để ban hành và thực hiện trong toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Báo cáo tình hình hoạt động và tình hình tài chính của Quỹ bảo toàn tại Đại hội thành viên của ngân hàng hợp tác xã.

Điều 31. Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân khi tham gia Quỹ bảo toàn

1. Tính, nộp đúng hạn và đầy đủ phí tham gia vào Quỹ bảo toàn.

2. Thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Sử dụng đúng mục đích khoản vay hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo thẩm quyền được giao đối với việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Thanh tra, giám sát, kiểm tra ngân hàng hợp tác xã trong việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo toàn theo quy định tại Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư này bãi bỏ:

a) Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã;

b) Thông tư số 09/2016/TT-NHNN ngày 17 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã;

c) Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;

d) Điều 1 và Điều 5 Thông tư số 21/2019/TT-NHNN ngày 14 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;

đ) Điều 1 Thông tư số 24/2023/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.

đ) Điều 2 Thông tư 21/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 34. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 34;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, TTGSNH3, Vụ PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

PHỤ LỤC SỐ 01

MẪU GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /GP-NHNN

Hà Nội, ngày … tháng ….năm …..

GIẤY PHÉP

THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày tháng năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;

Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép của Chủ tịch Hội đồng quản trị và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép thành lập ngân hàng hợp tác xã như sau:

1. Tên ngân hàng hợp tác xã:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt;

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt;

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có):

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có):

- Tên giao dịch (nếu có):

2. Địa chỉ đặt trụ sở chính:

Điều 2. Nội dung hoạt động:

Các hoạt động ... (liệt kê các hoạt động đề nghị và được chấp thuận tương ứng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này);

Điều 3. Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã là... đồng (bằng chữ:...).

Điều 4. Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã là... năm.

Điều 5. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng hợp tác xã phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 7. Giấy phép ngân hàng hợp tác xã được lập thành 05 (năm) bản chính: 01 (một) bản cấp cho ngân hàng hợp tác xã; 01 (một) bản để đăng ký kinh doanh; 03 (ba) bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01 bản lưu tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 01 bản lưu tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố nơi ngân hàng hợp tác xã dự kiến đặt trụ sở chính…; 01 bản lưu tại hồ sơ cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã).

Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- UBND Tỉnh/Thành phố …;
- Bộ Công an;
- Lưu VP, TTGSNH.

THỐNG ĐỐC

PHỤ LỤC SỐ 02

MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Đơn vị báo cáo….

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI SỔ TIẾT KIỆM TRẮNG CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

(Tháng...năm...)

STT

Loại sổ tiết kiệm

Số đầu kỳ

Số nhập trong kỳ

Số sử dụng trong kỳ

Số cuối kỳ

Số lượng

Từ serial đến serial

Số lượng

Từ serial đến serial

Số lượng

Từ serial đến serial

Đơn vị nhận phân phối1

Số lượng

Từ serial đến serial

I

Sổ tiết kiệm đã được đưa vào sử dụng2

1

Sổ tiết kiệm không kỳ hạn

2

Sổ tiết kiệm có kỳ hạn

II

Sổ tiết kiệm chưa đưa vào sử dụng3

1

Sổ tiết kiệm không kỳ hạn

2

Sổ tiết kiệm có kỳ hạn

3

Sổ tiết kiệm hỏng, mất

Ghi chú:

(1) Điền chi tiết đến từng quỹ tín dụng nhân dân.

(2) Sổ tiết kiệm đã được ngân hàng hợp tác xã phân phối cho quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm báo cáo.

(3) Sổ tiết kiệm đã in nhưng chưa được ngân hàng hợp tác xã phân phối cho quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm báo cáo.

PHỤ LỤC SỐ 03

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO TOÀN

(6 tháng, năm …/ Năm ...)

Đơn vị: triệu đồng, %

STT

Tên chỉ tiêu

Số lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn

Tình hình nộp phí Quỹ bảo toàn

Cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân khi gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả để có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường

Sử dụng nguồn vốn của Quỹ bảo toàn

Thu, chi tài chính phục vụ cho hoạt động của Quỹ bảo toàn

Tổng số phí đã thu của Quỹ bảo toàn trong kỳ

Số QTDND đã tham gia đóng phí Quỹ bảo toàn

Số QTDND chưa tham gia đóng Quỹ bảo toàn

Gửi tại ngân hàng hợp tác xã

Gửi tại ngân hàng thương mại

Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Số QTDND đề nghị được vay vốn

Số QTDND đã được xét cho vay

Mức cho vay hỗ trợ

Thời hạn cho vay hỗ trợ

Lãi suất cho vay hỗ trợ

Các biện pháp theo dõi, chấn chỉnh, củng cố hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được vay hỗ trợ

Việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ

Xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay hỗ trợ không thu hồi được vốn

Số tiền

Lãi suất tiền gửi

Số tiền

Lãi suất tiền gửi

Thu nhập

Thu lãi tiền gửi

Thu lãi cho vay

Thu đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Thu khác

Chi phí

Chi phí hoạt động của Quỹ bảo toàn

Chi cho cán bộ nhân viên

Chi dự phòng

Chi khác

Chênh lệch thu, chi tại kỳ báo cáo

Chênh lệch thu, chi (lũy kế)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

(28)

(29)

(30)

(31)

I

Số liệu thời điểm báo cáo

II

Cho vay từ Quỹ bảo toàn

II.1

Cho vay hỗ trợ khó khăn về tài chính

II.2

Cho vay hỗ trợ khó khăn về khả năng chi trả

II.3

Cho vay khác

1. Đối tượng báo cáo: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

2. Yêu cầu số liệu báo cáo: Trụ sở chính Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổng hợp số liệu toàn hệ thống gửi NHNN thông qua Cục Công nghệ thông tin.

3. Đơn vị nhận và duyệt báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. Thời hạn gửi báo cáo:

- Báo cáo định kỳ 6 tháng: Gửi chậm nhất ngày 15/7 hàng năm.

- Báo cáo định kỳ năm: Chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc năm tài chính.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Dòng I: Báo cáo số liệu đến cuối ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ Cột (20) = Cột (21) + Cột (22) + Cột (23) + Cột (24)

+ Cột (25) = Cột (26) + Cột (27) + Cột (28) + Cột (29)

+ Cột (30) = Cột (20) - Cột (25)

+ Cột (31): Điền chênh lệch thu, chi từ khi thành lập đến thời điểm báo cáo.

+ Cột (20), (21), (22), (23), (24), (25), (26), (27), (28), (29), (30), (31), TCTD không phải báo cáo tại kỳ 6 tháng.

- Dòng II:

+ II= II.1+II.2+II.3

+ II.1, II.2, II.3 tương ứng với các cột (7, 8, 9, 10, 11): Báo cáo số liệu đến cuối ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

+ II.1, II.2, II.3 tương ứng với các cột (12, 13, 14): báo cáo biện pháp đã triển khai

Ghi chú: Tổ chức tín dụng không điền vào ô màu xám.

PHỤ LỤC SỐ 04

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA BAN KIỂM SOÁT NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28/6/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

(Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm…

BÁO CÁO

Kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn

(Từ ngày 01/01/... đến ngày 31/12/...)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Quản lý Quỹ bảo toàn (số lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn)

2. Thời gian thực hiện giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn (Tần suất và thời lượng kiểm toán nội bộ)

3. Nội dung và kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban Kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 27/2024/TT-NHNN

Hanoi, June 28, 2024

 

CIRCULAR

ON COOPERATIVE BANK, CONTRIBUTION TO, MANAGEMENT AND USE OF FUND FOR MAINTENANCE OF PRUDENCE OF SYSTEM OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Law on Cooperatives dated June 20, 2023;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV);

At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular providing regulations on cooperative bank, contribution to, management and use of fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular introduces regulations on licensing for, organization, administration, management and operation of the cooperative bank, and contribution to, management and use of the fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds.

Article 2. Regulated entities

1. Cooperative bank.

2. People’s credit funds.

3. Organizations and individuals involved in the governing scope prescribed in Article 1 of this Circular.

Article 3. Nature and objectives of operation

The cooperative bank shall be considered as a credit institution which is structured in the form of a cooperative operating in banking sector with the main objective of building associations in, and assuring safety for, the network of people's credit funds through financial support and inspection and supervision of operations across this network, carrying out capital trade-off and providing banking services for its members that are people’s credit funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:

1. “contributed capital” of a member includes capital contributed to establishing membership interest and annual contributed capital.

2. “capital contributed to establishing membership interest” means the amount of capital that is decided by the General Meeting of Members (GMM) and must be contributed to be eligible to become a member of the cooperative bank.

3. “annual contributed capital” means the amount of capital that a member must contribute on an annual basis to maintain its membership interest at the cooperative bank.

4. “fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds” (hereinafter referred to as "Prudence Maintenance Fund") means a financial fund of the system of credit institutions that are cooperatives (including the cooperative bank and people’s credit funds) that is under the joint ownership of its members, including the cooperative bank and people’s credit funds, on the basis of their contributions, located at the same premises as the cooperative bank, managed by the cooperative bank, and shall be used in accordance with provisions of this Circular.

Article 5. Duration and areas of operation

1. The duration of operation of the cooperative bank is specified in its License for establishment and operation (hereinafter referred to as “License”) and shall not exceed 99 years.

2. The cooperative bank shall operate within the territory of Vietnam.

Article 6. License

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Where its License is lost, stolen, torn or otherwise damaged, the cooperative bank must send a written notification of reasons directly or by post to the State Bank of Vietnam (via the Single-Window Section) to request issuance of a copy of the License from its master register in accordance with regulations of law. Within 02 business days from its receipt of the written request, the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) must consider that request and decide to issue a copy of the License from its master register to the cooperative bank.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. ELIGIBILITY REQUIREMENTS AND STANDARDS TO BE SATISFIED BY MANAGERS, EXECUTIVES AND MEMBERS OF BOARD OF CONTROLLERS OF COOPERATIVE BANK                                               

Article 7. Eligibility requirements and standards to be satisfied by Chairperson and members of Management Board

1. The Chairperson of the Management Board must:

a) Be not subject to clause 1 Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions;

b) Have complied with the code of professional ethics;

c) Have at least 05 years’ experience in the banking sector;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Obtain a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit, banking or law.

2. A member of the Management Board must:

a) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points a, b and dd clause 1 of this Article;

b) Have at least 02 years’ experience in the banking sector;

c) Be used to hold a position as the manager or executive in a banking institution for at least 01 year in the past.

3. The SBV shall appoint a person to manage the funds given by the Government to the cooperative bank. This person is required to meet eligibility requirements and standards set out in this Circular, except provisions of point c clause 1, point c clause 2 of this Article and point c clause 1 Article 9 of this Circular, in order to be considered and elected by the GMM to hold the position as the member or Chairperson of the Management Board, or the member of the Management Board cum General Director of the cooperative bank.

Article 8. Eligibility requirements and standards to be satisfied by Head and members of Board of Controllers

1. The Head of the Board of Controllers must:

a) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A member of the Board of Controllers must:

a) Be not subject to clause 1 Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions;

b) Have complied with the code of professional ethics;

c) Have at least 03 years’ experience in the field of accounting, audit, finance or banking;

d) Obtain a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit or banking.

Article 9. Eligibility requirements and standards to be satisfied by General Director, Deputy Director(s), Chief Accountant and Branch Director(s) of the cooperative bank

1. The General Director of the cooperative bank must:

a) Be not subject to clause 1 Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions;

b) Have complied with the code of professional ethics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Obtain a bachelor’s degree or higher in economics, finance, accounting, audit, banking, business administration or law;

dd) Reside in Vietnam during his/her incumbency.

2. A Deputy General Director of the cooperative bank must:

a) Be not subject to clause 1 Article 42 and 43 of the Law on Credit Institutions;

b) Obtain a bachelor’s degree, or higher, in finance, banking, economics, business administration, law, accounting, auditing or another major relevant to his/her in-charge tasks, or possess a bachelor’s degree, or higher, in another major and have at least 03 years’ experience of working directly in finance or banking sector or in a field relevant to his/her in-charge tasks;

c) Reside in Vietnam during his/her incumbency.

3. The Chief Accountant of the cooperative bank must:

a) Be not prohibited from holding position as prescribed in clauses 2 and 3 Article 42 of the Law on Credit Institutions;

b) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points b and c clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Director of a branch of the cooperative bank must:

a) Be not subject to clause 2 Article 42 of the Law on Credit Institutions;

b) Satisfy the eligibility requirements and standards set out in points b and c clause 2 of this Article.

Section 2. MEMBERS, TERMINATION OF MEMBERSHIP, CONTRIBUTED CAPITAL, TRANSFER AND RETURN OF CONTRIBUTED CAPITAL TO MEMBERS

Article 10. Membership qualifications

1. For people’s credit funds: A people’s credit fund shall become a member of the cooperative bank from the day on which it is issued with the License.

2. For other juridical persons: they must generate operating profits in the year prior to the application submission year and submit application forms for membership.

3. Those stipulated in clauses 1 and 2 of this Article must contribute the predetermined amount of capital as prescribed by Article 12 of this Circular, and must assign their legal representatives to participate in the cooperative bank.

Article 11. Termination of membership

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The member’s juridical person status is terminated.

2. The member that is another juridical person has already transferred all of its contributed capital to other juridical person in accordance with Article 14 of this Circular.

3. The member that is another juridical person has submitted an application for withdrawal from membership of the cooperative bank which has been approved by the Management Board in accordance with regulations of law and the Charter of the cooperative bank.

4. The member that is another juridical person is expelled from the cooperative bank by its GMM in the following cases:

a) It fails to appoint a representative that satisfies requirements set forth in laws and the Charter of the cooperative bank;

b) It fails to make sufficient annual capital contributions as prescribed in Article 12 of this Circular;

c) In other cases as prescribed by laws or the Charter of the cooperative bank.

Article 12. Contributed capital

1. Members cannot use trust or borrowed funds in any form for contributing capital to the cooperative bank, and must undertake and bear responsibility for the legality of sources of their contributed capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The amount of the capital contributed to establishing membership interest is decided by the GMM and shall not be smaller than VND 10 million.

4. The amount of the annual contributed capital is decided by its GMM and shall not be smaller than VND 01 million. The Management Board of the cooperative bank shall consider and decide to exempt or reduce the amount of annual contributed capital of a member that is a people’s credit fund placed under special control or subject to early intervention. Contribution of annual contributed capital must be completed within 30 days from the end of the GMM.

5. Total maximum amount of capital contributed to establishing membership interest, annual contributed capital and transferred capital of a member shall be prescribed in the Charter of the cooperative bank, but not exceed 30% of the charter capital of the cooperative bank at the date of capital contribution or acquisition of transferred capital, except for the State capital shares invested in the cooperative bank.

Article 13. Change in charter capital

1. The Management Board of the cooperative bank shall decide the increase or decrease in its charter capital and report it to the nearest GMM in the following cases:

a) Receipt of capital contributed by new members or annually contributed by existing members;

b) Return of contributed capital to members that are dissolved or declared bankrupt or upon termination of their membership as prescribed in clause 3 Article 11 of this Circular.

2. The GMM shall decide the increase or decrease in the charter capital in the following cases:

a) Use of the additional reserve fund of charter capital, other funds as prescribed by law and other lawful funding sources for increasing the charter capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. By the 03rd day of the following month, the cooperative bank shall submit a quarterly report on any change in its charter capital to the SBV.

4. Required documents and procedures for applying for approval of revisions to the cooperative bank’s License regarding its charter capital shall comply with regulations adopted by the SBV’s Governor on changes subject to SBV’s approval of credit institutions that are cooperatives.

Article 14. Transfer and return of contributed capital

1. Transfer of contributed capital by members shall be carried out in accordance with the following provisions:

a) A member that is a people’s credit fund shall be allowed to transfer a part of its contributed capital (but it shall be required to maintain the amount of capital contributed to establishing membership interest and annual contributed capital as prescribed in clauses 3 and 4 Article 12 of this Circular) to other juridical persons that meet requirements set forth in Article 10 of this Circular;

b) A member that is not a people’s credit fund shall be allowed to transfer either all or part of its contributed capital to other juridical persons that meet requirements set forth in Article 10 of this Circular. If a part of its contributed capital is transferred, the member must maintain the amount of capital contributed to establishing membership interest and annual contributed capital as provided for by Article 12 of this Circular.

2. Upon termination of membership as prescribed by Article 11 of this Circular, the cooperative bank’s member may choose to transfer its contributed capital, interests and obligations to other juridical persons, or receive its contributed capital returned and profits earned therefrom (where applicable) and other benefits defined in Clause 3 of this Article.

3. Return of contributed capital and profits earned therefrom (where applicable) to members must take into consideration the financial status of the cooperative bank at the time the return decision is issued, and may be acceptable only if the following requirements are observed:

a) Such return does not result in the cooperative bank’s charter capital lower than the predetermined legal capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Sufficient liquidity is maintained at the date on which the return decision is issued;

d) The cooperative bank’s member has fully discharged its financial obligations to the cooperative bank, including:

(i) Have already repaid all of debts owed (including principal and interest, and any fees);

(ii) Have already compensated for losses for which it assumes full or joint liability;

(iii) Have already managed to deal with business losses and risks in proportion with the amount of contributed capital for which it assumes joint liability under the decision made by the GMM.

4. A member’s transfer of its contributed capital to a juridical person that is not the cooperative bank’s member shall be made only after the Management Board ratifies the grant of membership to this juridical person. When carrying out transfer of contributed capital, provisions on total amount of contributed capital in clause 5 Article 12 of this Circular must be observed.

5. Return of all of contributed capital to a member upon termination of their membership as prescribed in clause 4 Article 11 of this Circular is subject to approval of the GMM. Return of all of contributed capital to a member upon termination of their membership as prescribed in clause 1 or 3 Article 11 of this Circular is subject to approval of the Management Board of the cooperative bank.

Section 3. GENERAL MEETING OF MEMBERS (GMM)

Article 15. Holding GMM

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The GMM shall be held in the form of a plenary meeting or delegate meeting. The plenary meeting and the delegate meeting shall have the same duties and powers. Based on current conditions, the Management Board shall decide the method for holding of the GMM, election, number of delegates participating in the GMM in each session.

3. The GMM shall be deemed valid if it is attended by at least two-thirds of the members invited (for a plenary meeting) or the required number of delegates which is defined in the cooperative bank’s Charter but shall not be fewer than 100 delegates (for a delegate meeting).

4. If a quorum (including either members or delegates) is not present as prescribed in clause 3 of this Article, the Management Board shall adjourn the GMM and re-convene the GMM within 30 days from the date of adjournment. Regarding an annual GMM, the time limit for adjournment and re-convening of the GMM shall not exceed the time limit for holding the GMM prescribed in clause 1 of this Article.

5. A decision to revise the Charter, resolve and file for bankruptcy of the cooperative bank shall be approved only if more than three-quarters of the members or delegates present at the GMM vote in favor of that decision.

6. Decisions to handle other issues shall be approved only if more than a half of the members or delegates present at the GMM vote in favor of these decisions.

7. Casting votes at the GMM shall not be subject to the amount of capital contributed, or titles held, by members of the cooperative bank. Each member shall be given only one vote. A delegate’s vote shall represent the number of members of which that delegate acts on behalf.

Article 16. Notice of convening of GMM

The body convening the GMM must send an invitation to each member or delegate within a period of not later than 07 business days before opening of the meeting if another time limit is not specified in the Charter of the cooperative bank. The invitation must specify the meeting time, venue, contents, agenda and discussion materials.

Section 4. OPERATIONS OF THE COOPERATIVE BANK

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Receive deposits from and offer loans for trade-off purposes to member people’s credit funds under capital trade-off regulations. Formulation and contents of capital trade-off regulations must conform to the following principles:

a) People's credit funds deposit their money (either indefinite or definite term) in the cooperative bank for capital trade-off purposes. In case of premature withdrawal, people’s credit funds must inform the cooperative bank in advance;

b) Member people's credit funds are granted loans from the cooperative bank for capital trade-off purposes when demands for capital used for credit expansion arise;

c) Subsidization regulations on the deposit facility interest rate must be applied, and the lending facility interest rate on loans for trade-off purposes must be explicit, unprofitable and promote association between the cooperative bank and its member people’s credit funds;

d) Specific regulations on applicable subjects, limits, processes, dossiers and evidence documents relating to acceptance of deposits and grant of loans on a trade-off basis must be made;

dd) The cooperative bank must establish, collect opinions from all of the member people’s credit funds on, and approve capital trade-off regulations at the GMM of the cooperative bank. After introducing the capital trade-off regulations, the cooperative bank shall provide training for, and disseminate information about these regulations to member people's credit funds. Amendments to capital trade-off regulations must be approved by the GMM of the cooperative bank.

Within 07 business days from the date on which its capital trade-off regulations are promulgated or emended, the cooperative bank shall send these regulations and their amendments (if any) to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) to perform its inspection and supervision tasks.

2. Open checking accounts, and provide payment facilities to member people's credit funds. Provide domestic checking account-based payment services to member people’s credit funds, including: cheque, payment order, collection order, money remittance, collection and payment services.

3. Offer loans to member people's credit funds to deal with temporary difficulties in liquidity. Grant special loans to member people's credit funds according to regulations adopted by the SBV's Governor on grant of special loans to credit institutions placed under special control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Inspect and supervise member people’s credit funds upon request by the SBV regarding contents, scope and time limit for inspection according to the following provisions:

a) The cooperative bank shall develop regulations on inspection of its member people’s credit funds as prescribed in this clause and send them to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) for its opinions before these regulations are promulgated or amended. Within 07 business days from the date on which its regulations on inspection of member people’s credit funds are promulgated or emended, the cooperative bank shall send these regulations and their amendments (if any) to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) to perform its inspection and supervision tasks.

b) Such regulations on inspection of member people’s credit funds must be approved by the Management Board, and shall, inter alia, include:

(i) Subjects of inspection;

(ii) Scope, contents, purposes and rules of inspection;

(iii) Inspection procedures;

(iv) Time limit for inspection;

(v) Rights and responsibilities of relevant parties.

6. Carry out internal audit of its member people’s credit funds according to the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The cooperative bank shall carry out the internal audit of its member people’s credit fund whose total assets are worth less than VND 50 billion, except people’s credit funds subject to early intervention or placed under special control;

b) Scope and contents of the internal audit:

 (i) Some contents of the financial statements, including: business losses/profits, actual value of the charter capital, reserve fund;

(ii) Procedures for granting loans and receiving deposits;

c) On an annual basis, the cooperative bank shall develop an internal audit plan, and send it to the SBV at the same time when its annual business plan is submitted for the SBV’s approval before that plan is implemented;

d) The cooperative bank shall formulate regulations on internal audit of its member people’s credit funds as prescribed in this clause, and send them to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) within 07 business days from the date on which these regulations are promulgated or amended to perform its inspection and supervision tasks.

dd) Regulations on internal audit of member people’s credit funds must be approved by the Management Board of the cooperative bank and must ensure support for operations of its member people’s credit funds. Regulations on internal audit of member people’s credit funds shall, inter alia, include:

(i) Subjects of the internal audit;

(ii) Contents, purposes, rules and scope of the internal audit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iv) Composition of the internal audit team;

(v) Time limit for an internal audit;

(vi) Rights and responsibilities of relevant parties.

7. Appoint its personnel to hold the position of Chairperson of the Management Board, Director and Deputy Director of the people’s credit fund that is subject to early intervention or placed under special control at the request of the SBV's branch of province or city where that people’s credit fund is located.

Appointed personnel must meet relevant eligibility requirements and standards to be satisfied by Chairperson of the Management Board, Director and Deputy Director of the people’s credit fund, except the requirement that the title holder must be a member of the people’s credit fund.

8. Issue and publish the blank passbook form, and provide blank passbooks to people’s credit funds to serve their receipt of saving deposits from customers, provided that the following requirements and provisions must be satisfied and observed:

a) Blank passports must have anti-counterfeit features and serial number to serve statistical and management requirements;

b) There is a focal point in charge of printing, managing and providing blank passports to people’s credit funds, and assuring safety of this Circular;

c) Regulations on provision of blank passbooks to people’s credit funds must be adopted for ensuring consistent implementation. Regulations on provision of blank passbooks shall, inter alia, include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(ii) Procedures for registration of demands for blank passbooks and provision of blank passbooks to people’s credit funds, which must ensure timely and sufficient provision of blank passbooks to meet registered demands of people’s credit funds, and facilitate supervision by relevant SBV’s provincial branches;

(iii) Regulations on receipt, use, storage, inventory and management of blank passbooks in accordance with regulations of law;

d) By the 10th of each month or upon request, the cooperative bank must provide the SBV’s provincial branch with a report on provision of blank passbooks to the people’s credit fund located in that province or city in the previous month using the form in Appendix 02 enclosed herewith.

9. Perform other business activities as prescribed in Article 21 of this Circular.

Article 18. Transactions with customers other than member people's credit funds

1. Receive demand deposits, term deposits, saving deposits, and issue certificates of deposit.

2. Extend credit in the following forms:

a) Loans.

The cooperative bank shall offer loans to customers other than member people's credit funds after meeting capital trade-off demands of member people's credit funds. As the case may be, the SBV may decide to impose restrictions on credit extended by the cooperative bank to customers other than member people's credit funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Discounting and rediscounting of negotiable instruments and other valuable papers;

d) Bank guarantee;

dd) Issuance of credit cards.

3. Open checking accounts for customers.

4. Provide payment facilities.

5. Provide domestic checking account-based payment services, including: cheque, payment order, collection order, money remittance, bank card, collection and payment services.

6. Provide other letter of credit-related services.

7. Perform other business activities as prescribed in Article 21 of this Circular.

Article 19. Getting loans, making deposits and trading valuable papers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. get loans from the SBV in the form of refinancing in accordance with Law on the State Bank of Vietnam.

2. buy/sell valuable papers from/to the SBV in accordance with Law on the State Bank of Vietnam.

3. grant/get loans, make/receive deposits, buy/sell forward valuable papers with credit institutions and foreign bank branches in accordance with regulations adopted by the SBV’s Governor.

4. get foreign loans in accordance with regulations of law.

Article 20. Opening accounts, organizing payment and participating in payment system

The cooperative bank may:

1. open checking accounts at the SBV.

2. open accounts at credit institutions that are licensed to provide account-based payment services.

3. organize internal payment activities, and participate in the national interbank payment system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The cooperative bank is allowed to perform other business activities in accordance with regulations adopted by the SBV’s Governor, including:

a) Provide cash management services; treasury services for credit institutions and foreign bank branches; safe custody services, safe deposit boxes or cabinets for lease;

b) Provide payment services without using checking accounts, including: money transfer services, collection and payment services, and other payment services rendered without using checking accounts;

c) Provide consulting on banking operations and other business activities as prescribed in the License.

d) Offer and accept trusteeship, provide agent services in banking sector, and appoint payment agents.

2. The cooperative bank is allowed to perform the following business activities in accordance with relevant laws:

a) Trading in government bonds;

b) Bond issuance.

3. The cooperative bank may act as an insurance agent according to the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) When acting as an insurance agent, the cooperative bank must strictly comply with regulations of the Law on Insurance Business and relevant laws.

Section 5. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF COOPERATIVE BANK

Article 22. Rights and powers

1. Obtain information about operations of people’s credit funds from the SBV.

2. Request people’s credit funds to provide information and reports used for capital trade-off and system safety inspection purposes.

3. Perform other rights and powers as prescribed by its Charter and this Circular.

Article 23. Responsibilities

1. Provide member people’s credit funds with guidance on and training in banking and information technology practices.

2. Assist member people’s credit funds in banking activities as prescribed by laws and regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Appoint qualified personnel to the hold the positions of Chairpersons of Management Boards, Directors and Deputy Directors of people’s credit funds as prescribed in clause 7 Article 17 of this Circular.

5. Participate in implementation of remedial measures in the event that member people’s credit funds are faced with difficulties or incur risks of safety in their activities in accordance with regulations of law.

6. Perform other responsibilities as prescribed by its Charter and this Circular.

Section 6. CONTRIBUTIONS TO, MANAGEMENT AND USE OF PRUDENCE MAINTENANCE FUND

Article 24. Rules for management of Prudence Maintenance Fund

1. The Prudence Maintenance Fund is used for offering conventional loans, operates for unprofitable purposes, and is granted autonomy.

2. Operating expenses of the Prudence Maintenance Fund shall be covered by interests earned from its grant of loans and investments.

3. Idle capital amount of the Prudence Maintenance Fund shall be used following capital preservation principles, and used for granting loans to support people’s credit funds.

Article 25. Contributions to Prudence Maintenance Fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Contributions made to the Prudence Maintenance Fund as prescribed in clause 1 of this Article shall be subject to the following provisions:

a) The annual amount of contribution equals 0,05% of the average annual outstanding balance of loans granted in the previous year ending on December 31 of the cooperative bank or people’s credit fund. The average annual outstanding balance of loans is calculated by dividing the sum of outstanding balances of loans granted (including group-1 and group-2 loan debts as defined by regulations on classification of debts of the cooperative bank and people’s credit funds adopted by the SBV’s Governor) as at the end of each month by the actual number of months in the year. The outstanding balance of loans granted as at the end of each month of the cooperative bank may exclude the outstanding balance of loans granted to its member people’s credit funds for capital trade-off purpose.

b) Contributions to the Prudence Maintenance Fund in a fiscal year shall be made only when its total working capital before contributions is lower than 1,5% of total assets of the system of people’s credit funds. If, after contributions are made to the Prudence Maintenance Fund in a fiscal year, its total working capital is higher than or equal to 1,5% of total assets of the system of people’s credit funds, the cooperative bank and people’s credit funds shall still make contributions to the Prudence Maintenance Fund in that fiscal year;

c) Contributions made to the Prudence Maintenance Fund are recorded as operating expenses of the cooperative bank and people’s credit funds.

3. Positive difference between profits and expenses in operations of the Prudence Maintenance Fund shall also be paid to the Prudence Maintenance Fund.

Article 26. Management of Prudence Maintenance Fund

1. The Prudence Maintenance Fund is managed and used throughout the system of people’s credit funds according to regulations on management and use of Prudence Maintenance Fund developed and promulgated by the cooperative bank after they are ratified by its GMM. Any amendments to regulations on management and use of Prudence Maintenance Fund must be approved by the GMM of the cooperative bank.

Within 07 business days from the date on which its regulations on management and use of Prudence Maintenance Fund are promulgated or amended, the cooperative bank shall send these regulations and their amendments (if any) to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency) to perform its inspection and supervision tasks.

2. Regulations on management and use of Prudence Maintenance Fund shall, inter alia, include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Specific provisions on use of the Prudence Maintenance Fund, including:

(i) Cases in which support loans are granted as prescribed in clause 1 Article 27 of this Circular;

(ii) Documentation requirements and procedures for granting support loans;

(iii) Lending amount; term of a support loan; lending interest rate; commitments to use borrowed funds (including loans granted as prescribed in point c clause 2 Article 159 and point c clause 2 Article 171 of the Law on Credit Institutions);

c) Mechanisms for disbursement of support loans;

d) Monitoring measures; mechanisms for inspecting the use of borrowed funds by people’s credit funds;

dd) Cases of exemption or reduction of contributions made to the Prudence Maintenance Fund;

e) Rules, conditions and authority to settle risks associated with non-performing loans;

g) Use of idle capital amount of the Prudence Maintenance Fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Reporting by people’s credit funds getting support loans.

Article 27. Use of Prudence Maintenance Fund

1. The Prudence Maintenance Fund is used for granting loans to people’s credit funds in the following cases:

a) Loans are granted to help the people’s credit funds that are facing financial distress or solvency problems restore their business back to normal operating levels;

b) Loans are granted to people’s credit funds as prescribed in point c clause 2 Article 159 of the Law on Credit Institutions;

c) Loans are granted to people's credit funds as prescribed in point c clause 2 Article 171 of the Law on Credit Institutions and regulations adopted by the SBV's Governor on grant of special loans to credit institutions placed under special control.

2. On the basis of capital preservation and after borrowing demands of people’s credit funds are met, the idle capital amount of the Prudence Maintenance Fund shall be used for:

a) making deposits at the cooperative bank/commercial bank(s) as prescribed by regulations on management and use of the Prudence Maintenance Fund;

b) purchasing government bonds, treasury bills and SBV bills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Documentation requirements, lending interest rate, term and procedures for grant of support loans shall comply with regulations on management and use of the Prudence Maintenance Fund adopted by the cooperative bank.

Article 29. Reporting on the Prudence Maintenance Fund

1. By July 15 of each year, the cooperative bank shall provide the SBV with a report on operation of the Prudence Maintenance Fund in the first 6 months which is made using the form in Appendix 03 enclosed herewith.

2. Within 45 days from the end of each fiscal year, the cooperative bank shall provide the SBV with the following reports:

a) A report on operations and financial status in the previous year of the Prudence Maintenance Fund which is made using the form in Appendix 03 enclosed herewith;

b) A report on internal audit and inspection of operations and financial status in the previous year of the Prudence Maintenance Fund which is made by the Board of Controllers of the cooperative bank using the form in Appendix 04 enclosed herewith.

3. Ad hoc reports may be submitted at the SBV’s request.

4. The reports prescribed in clauses 1 and 2 of this Article shall be made in electronic format and sent through the SBV’s reporting system. The report prescribed in clause 3 of this Article shall be made in physical format and sent directly or by post to the SBV (via the SBV Banking Supervision Agency).

5. By January 31 of each year, the cooperative bank shall send the annual report on operations and financial status of the Prudence Maintenance Fund to the Fund’s participants, and assume responsibility to provide clarification of this report at the request of such recipients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Establish the Prudence Maintenance Fund as prescribed in this Circular.

2. Calculate and make contributions to the Prudence Maintenance Fund in full and on schedule.

3. Inspect the calculation and making of contributions to the Prudence Maintenance Fund by people’s credit funds, and expedite them to make contributions in full and on schedule.

4. Manage, use and assume responsibility for the use of the Prudence Maintenance Fund.

5. Formulate regulations on management and use of the Prudence Maintenance Fund, submit them to the cooperative bank’s GMM for ratification and promulgation, and apply these regulations throughout the system of people’s credit funds in accordance with provisions of this Circular and relevant laws.

6. Submit reports on operations and financial status of the Prudence Maintenance Fund to the cooperative bank’s GMM.

Article 31. Responsibilities of people’s credit funds participating in the Prudence Maintenance Fund

1. Calculate and make contributions to the Prudence Maintenance Fund in full and on schedule.

2. Strictly comply with regulations on management and use of the Prudence Maintenance Fund and regulations of relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 32. Responsibilities of SBV Banking Supervision Agency

1. Carry out inspection of the cooperative bank’s implementation of this Circular within the ambit of its assigned powers.

2. Inspect and monitor the cooperative bank’s establishment, management and use of the Prudence Maintenance Fund as prescribed in this Circular.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 33. Effect

1. This Circular comes into force from July 01, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Circular No. 31/2012/TT-NHNN dated November 26, 2012 of the Governor of the State Bank of Vietnam on cooperative bank;

b) The Circular No. 09/2016/TT-NHNN dated June 17, 2016 providing amendments to the Circular No. 31/2012/TT-NHNN dated November 26, 2012 of the Governor of the State Bank of Vietnam on cooperative bank;

c) The Circular No. 03/2014/TT-NHNN dated January 23, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam on Fund for maintenance of prudence of the system of people’s credit funds;

d) Article 1 and Article 5 of the Circular No. 21/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 providing amendments to Circulars on cooperative bank, people’s credit funds and fund for maintenance of prudence of the system of people's credit funds;

dd) Article 1 of the Circular No. 24/2023/TT-NHNN dated December 30, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam providing amendments to Circulars on submission, presentation and provision of information and documents on population upon carrying out administrative procedures related to establishment and operation of banks.

dd) Article 2 of the Circular No. 21/2023/TT-NHNN providing amendments to Circulars prescribing business operations falling under management of the State Bank of Vietnam.

Article 34. Responsibility for implementation

The Chief of Office, Head of SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to the SBV, the cooperative bank and people’s credit funds are responsible for the implementation of this Circular./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2024/TT-NHNN ngày 28/06/2024 quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.943

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!