Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 157/1998/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoạt động tín dụng ngân hàng

Số hiệu: 157/1998/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 12/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 157/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ157/1998/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG.

Căn cứ vào Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997;
Căn cứ vào Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Căn cứ vào đặc thù kinh doanh của các tổ chức tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động này như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT

1) Đối tượng chịu thuế GTGT là các hoạt động kinh doanh như sau:

- Dịch vụ tín dụng ngân hàng và ngân quỹ bao gồm:

+ Mở tài khoản

+ Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá trị khác (bao gồm cả tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá trị).

+ Dịch vụ bảo lãnh có thu phí (bao gồm cả bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác).

+ Dịch vụ thanh toán gồm:

*) Cung ứng các phương tiện thanh toán

*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng

*) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế

*) Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ, chuyển tiền, kiều hối

*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác

+ Nghiệp vụ ủy thác và đại lý dưới hình thức: ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động ngân hàng, kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

+ Các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng như bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; cho thuê tủ két; cầm đồ.

+ Các hoạt động dịch vụ khác

- Kinh doanh mua bán ngoại tệ;

- Kinh doanh vàng bạc đá quý;

2) Đối tượng không chịu thuế GTGT đối với lĩnh vực thuế được quy định là hoạt động cho vay vốn, cho thuê tài chính của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư và hoạt động chuyển nhượng vốn theo pháp luật.

3) Đối tượng nộp thuế GTGT: là các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tín dụng ngân hàng phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động tương tự, sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng.

II- PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG:

1. Phương pháp khấu trừ thuế: Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng (trừ kinh doanh mua, bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý...).

Thuế GTGT
phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra
(1)

-

Tthuế GTGT đầu vào được khấu trừ (2)

Trong đó:

(1) Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá tính thuế nhân (x) với thuế suất thuế GTGT 10%. Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế được ghi trên hoá đơn GTGT.

Các tổ chức tín dụng khi cung ứng dịch vụ phải xuất hoá đơn GTGT ghi rõ giá dịch vụ chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp trong tháng có phát sinh dịch vụ nhiều lần cho một khách hàng thì lập bảng kê theo dõi để cuối tháng xuất một hóa đơn GTGT.

(2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT đầu vào được xác định trên các hoá đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được tổng hợp kê khai tính khấu trừ ngay trong tháng đó.

Đối với đơn vị có doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (doanh thu dịch vụ ngân hàng) và doanh thu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (doanh thu thu lãi) đơn vị phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động chịu thuế để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp đơn vị không hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ thuế đầu vào theo tỷ lệ trên tổng doanh thu. Tổng doanh thu bao gồm doanh thu của dịch vụ ngân hàng, doanh thu thu lãi tiền vay, tiền gửi và chênh lệch của hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Ví dụ 1: Ngân hàng thương mại A trong kỳ tính thuế có các số liệu sau:

- Thu lãi tiền vay, tiền gửi (doanh thu dịch vụ không chịu thuế)

17.000 tr.đồng

- Chênh lệch mua bán ngoại tệ, vàng bạc (doanh thu này không chịu thuế theo phương pháp khấu trừ)

1.000 tr.đồng

- Thu dịch vụ ngân hàng (doanh thu dịch vụ chịu thuế)

2.000 tr.đồng

- Thuế GTGT đầu ra của dịch vụ Ngân hàng (10%)

200 tr.đồng

- Thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế:

1.800 tr.đồng

Giả định Ngân hàng không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế. Theo quy định trên ta có:

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của hoạt động chịu thuế được tính như sau:

+) Xác định tỷ lệ doanh số dịch vụ chịu thuế GTGT trên tổng doanh số dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế:

2.000 tr.đồng

x 100 = 10%

(17.000 tr.đ + 1.000 tr.đ + 2.000 tr.đ)

+) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

1.800 tr.đ x 10% = 180 tr. đ

+) Thuế GTGT phải nộp của dịch vụ ngân hàng là:

200 tr.đ - 180 tr.đ = 20 tr.đ

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định mua vào trong kỳ hạch toán riêng được một phần dùng cho dịch vụ chịu thuế, một phần dùng cho dịch vụ không chịu thuế, phần thuế GTGT đầu vào còn lại sử dụng chung cho dịch vụ chịu thuế và dịch vụ không chịu thuế thì số thuế GTGT đầu vào đối với dịch vụ chịu thuế được xác định bằng số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng trực tiếp cho hoạt động dịch vụ chịu thuế cộng (+) số thuế đầu vào sử dụng chung được phân bổ như trường hợp nêu trên.

Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ 1, giả định trong tổng số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào là 1.800 tr.đ, ngân hàng hạch toán riêng được như sau:

- Dùng cho dịch vụ chịu thuế là: 20 tr.đồng.

- Dùng cho dịch vụ không chịu thuế là: 100 tr.đồng.

- Dùng chung cho 2 dịch vụ trên là: 1.680 tr.đồng.

Theo quy định trên thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế phải nộp của dịch vụ ngân hàng xác định được:

+) Thuế GTGT hạch toán riêng cho dịch vụ chịu thuế là: 20 tr.đồng

+) Thuế GTGT phần hạch toán chung phân bổ cho dịch vụ chịu thuế:

1.680 tr.đ x 10% = 168 tr.đồng

+) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của dịch vụ chịu thuế:

168 tr.đ + 20 tr.đ = 188 tr.đồng

+) Thuế GTGT phải nộp của dịch vụ ngân hàng:

200 tr.đ - 188 tr.đ = 12 tr.đ

2- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Phương pháp này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ; vàng, bạc, đá quý.

Đối với các tổ chức tín dụng vừa có hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng, vừa kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các hàng hóa dịch vụ khác, thì phải tính riêng thuế GTGT phải nộp đối với kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.

Thuế GTGT phải nộp đối với kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ được xác định bằng (=) giá trị gia tăng nhân (x) thuế suất

Trong đó:

Giá trị gia tăng

=

Doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
(A)

-

Doanh số mua vào tương ứng của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra
(B)

- Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý là 20%, đối với hoạt động mua bán ngoại tệ là 10%.

a) Đối với kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động mua và bán ngoại tệ. Cơ sở phải kê khai tính thuế riêng hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng = (A) - (B), trong đó:

(A): Doanh số bán ra là tổng số tiền tính bằng đồng Việt Nam thu được từ bán ngoại tệ.

(B) Doanh số mua = Số ngoại tệ bán x Tỷ giá mua thực tế bình quân vào tương ứng (1)

Số dư mua ngoại tệ đầu kỳ + Doanh số mua vào trong kỳ

(1) =

Số ngoại tệ đầu kỳ + Số ngoại tệ mua trong kỳ

Hàng tháng các đơn vị phải mở sổ sách hạch toán chi tiết giá mua, bán thực tế, lượng mua, bán của từng loại ngoại tệ. Trường hợp bán trước ngoại tệ thì khi xác định doanh số mua vào tương ứng căn cứ vào tỷ giá mua thực tế bình quân của tháng đó, nếu trong tháng không có thì lấy tỷ giá thực tế bình quân tháng trước.

Trường hợp chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng là số âm thì được chuyển chênh lệch âm sang tháng sau để trừ vào giá trị gia tăng tháng sau. Việc bù trừ chỉ được áp dụng đối với các tháng trong cùng một năm (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính đã cho phép).

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế ở một ngân hàng có kinh doanh mua bán ngoại tệ (giả định hạch toán được riêng hoạt động này)

- Tồn quỹ 100.000 USD tính theo tiền Việt nam = 130 tr.đ

- Mua trong kỳ 50.000 USD trả bằng tiền Việt nam = 70 tr.đ

- Bán trong kỳ 80.000 USD thu bằng tiền Việt nam = 115 tr.đ

Xác định thuế GTGT phải nộp như sau:

+ Doanh số ngoại tệ mua vào tương ứng với 80.000 USD bán ra là 80.000 USD mua vào tính theo giá bình quân gia quyền của tồn ngân ngoại tệ và mua vào trong kỳ là:

130 tr.đ + 70 tr.đ

- x 80.000 USD = 106 tr.đ

100.000 USD + 50.000USD

+ Thuế GTGT phải nộp:

(115 tr.đ - 106 tr.đ) x 10% = 0,9 tr.đ

b) Đối với kinh doanh vàng, bạc, đá quý:

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đối với kinh doanh vàng, bạc, đá quý áp dụng tương tự như đối với kinh doanh ngoại tệ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tín dụng có hoạt động chế tác vàng, bạc, đá quý, nếu hạch toán riêng được hoạt động chế tác thì áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ và áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%; nếu không hạch toán riêng được thì áp dụng tính chung vào hoạt động kinh doanh mua bán theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, theo thuế suất 20%.

III - ĐĂNG KÝ KÊ KHAI NỘP THUẾ GTGT:

Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật có hoạt động kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là đối tượng phải kê khai, nộp thuế GTGT, cụ thể như sau:

1. Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh độc lập phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở (địa phương nêu trong Thông tư này được xác định là tỉnh, thành phố).

2. Trường hợp các tổ chức tín dụng nêu trên mở các chi nhánh; đơn vị phụ thuộc tại các tỉnh, thành phố thì các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc này phải kê khai, nộp thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở. Các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT chung cho các đơn vị phụ thuộc cấp dưới (như các quầy giao dịch, phòng giao dịch...).

Ví dụ: Tổ chức tín dụng X có 3 chi nhánh A,B,C ở tỉnh Y thì 3 chi nhánh này là đối tượng phải kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Y. Nếu chi nhánh A mở tiếp các đơn vị phụ thuộc a, b, c thì a, b, c chỉ có nghĩa vụ lập bảng kê thuế đầu ra, thuế đầu vào gửi về chi nhánh A và chi nhánh A phải có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT chung cho toàn bộ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ (bao gồm cả các đơn vị a, b, c)

Các đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT nêu tại Thông tư này chịu trách nhiệm kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế do cơ sở kinh doanh theo các mẫu số 1/TD, 1a, 1b, 1c kèm theo Thông tư này.

Tại các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng nếu có các đơn vị phụ thuộc cấp dưới thì các đơn vị này chỉ phải lập các mẫu 1a, 1b, 1c thành 2 bản: 1bản lưu tại đơn vị, 1 bản gửi cho chi nhánh, đơn vị cấp trên chậm nhất là trong năm ngày đầu của tháng tiếp theo.

Các tờ khai tại các mẫu số 1/TD, 1a, 1b, 1c nêu trên được lập tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh; đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng hàng tháng và gửi cho cơ quan thuế chậm nhất trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Đối với các chi nhánh; đơn vị phụ thuộc có các đơn vị cấp dưới thì phải lập tờ khai theo các mẫu 1a, 1b, 1c đối với hàng hoá, dịch vụ tại chi nhánh và tổng hợp các đơn vị phụ thuộc cấp dưới để lập tờ khai theo theo mẫu số 1/TD.

IV- HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ:

Hoá đơn chứng từ mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ thực hiện theo quy định tại mục IV- Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.

1. Đối với hoạt động bán ngoại tệ: Khi bán ngoại tệ, đơn vị phải xuất hoá đơn bán hàng. Trường hợp bán ngoại tệ bằng chuyển khoản thì đơn vị theo dõi lập bảng kê chi tiết về doanh số bán từng loại ngoại tệ, cuối tháng thực hiện xuất hóa đơn để làm căn cứ xác định ngoại tệ bán.

2. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng: Khi thu phí dịch vụ, đơn vị phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Trường hợp sử dụng các chứng từ thanh toán như hiện hành nếu bổ sung thêm nội dung mã số thuế, số tiền phí dịch vụ, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán thì cũng được coi là hoá đơn GTGT.

3. Đối với cơ sở kinh doanh mua các mặt hàng là vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ của cá nhân không kinh doanh nếu không có hoá đơn theo chế độ quy định thì cũng được lập bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên. Hàng hoá mua vào trong trường hợp này được tính vào doanh số mua để tính GTGT và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

4. Trường hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ phát sinh trong nước nhất thiết phải lập hoá đơn bán ngoại tệ theo quy định. Trường hợp mua ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài, các ngân hàng phải mở sổ sách hạch toán riêng giá mua và lưu trữ các chứng từ gốc qua giao dịch với bên nước ngoài theo đúng quy định tại Pháp lệnh kế toán thống kê và Chế độ kế toán hiện hành.

V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Các vấn đề khác không hướng dẫn trong Thông tư này thực hiện theo Thông tư số 89/1998/TT/BTC ngày 27 tháng 6 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.

2. Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng có các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện việc kê khai tính thuế, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét, quyết định.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- Hạnh phúc

MẪU 01/TD

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Tháng............. năm...

Mã số:

Tên cơ sở:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .

Địa chỉ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

STT

Chỉ tiêu

Số tiền
(đồng Việt Nam)

1

Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua

 

 

+ Nộp thiếu

 

 

+ Nộp thừa

 

2

Thuế GTGT phát sinh trong kỳ

 

 

- Tổng số

 

 

Trong đó:

 

 

+ Kinh doanh vàng bạc, đá quý

 

 

+ Kinh doanh ngoại tệ

 

 

+ Dịch vụ ngân hàng khác

 

3

Thuế GTGT đã nộp trong tháng

 

4

Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng

 

5

Thuế GTGT phải nộp tháng này

(5 = 2 + 1 + 4)

 

- Số tiền phải nộp (ghi bằng chữ): . . . . . . . . . . . .

Xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo Pháp luật

Gửi kèm theo tờ khai này bản kê khai chi tiết:

Nơi gửi tờ khai: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cơ quan thuế:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày tháng năm
T/M Cơ sở
(Ký tên đóng dấu)

HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI:

Mẫu số 01/TD - mẫu này dùng cho các tổ chức tín dụng kinh doanh tổng hợp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Tổ chức tín dụng kê khai tính thuế từng hoạt động kinh doanh. Tổng hợp số thuế phải nộp từng loại hàng hóa, dịch vụ vào chỉ tiêu 2. Trường hợp đối tượng nộp thuế có các đơn vị phụ thuộc phải kê khai tổng hợp chung thay cho các đơn vị phụ thuộc. Để lập tờ khai thuế theo mẫu 01/TD, đơn vị phải lập bảng kê chi tiết 1a, 1b, 1c theo từng loại hàng hoá dịch vụ như sau:

+ Mẫu 1a tính thuế GTGT đối với dịch vụ nghiệp vụ ngân hàng và các hàng hóa tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập theo mẫu số 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT/BTC) chỉ ghi các chỉ tiêu tương ứng của dịch vụ hàng hóa chịu thuế (không ghi chỉ tiêu 7, 8, 9)

+ Mẫu 1b tính thuế GTGT đối với kinh doanh vàng bạc, đá quý.

+ Mẫu 1c tính thuế GTGT đối với kinh doanh ngoại tệ.

Mẫu 1b, 1c lập theo mẫu số 06/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT/BTC) ghi các chỉ tiêu tương ứng của hàng hóa, ngoại tệ.

+ Kèm theo tờ khai thuế hàng tháng, cơ sở kinh doanh phải nộp bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào làm cơ sở tính thuế. Đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng có các đơn vị trực thuộc, thì căn cứ vào bảng kê chi tiết của các đơn vị gửi lên. Ví dụ: Chí nhánh ngân hàng A có 2 phòng giao dịch phụ thuộc thì phần kê chứng từ của mỗi phòng giao dịch chỉ cần ghi tổng hợp 1 dòng trong bảng kê (theo mẫu số 03/GTGT đính kèm Thông tư số 89/1998/TT-BTC).

Đối với các tổ chức tín dụng theo dõi hạch toán riêng hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo từng loại và hàng hóa dịch vụ kinh doanh chịu thuế theo phương pháp tính thuế khác nhau thì kê khai riêng bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ tính thuế riêng cho từng hàng hóa dịch vụ.

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 157/1998/TT-BTC

Hanoi, December 12, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE VALUE ADDED TAX (VAT) ON CREDIT AND BANKING ACTIVITIES

Pursuant to Law on Value Added Tax No. 02/1997/QH9 of May 10, 1997;
Pursuant to the Government's Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the Law on Value Added Tax;
Pursuant to the Ministry of Finance's Circular No. 89/1998/TT-BCT of June 27, 1998 guiding the implementation of the Government's Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the Law on Value Added Tax; and
Depending on the business particularities of credit and banking organizations;
The Ministry of Finance provides guidance for the implementation of Value Added Tax on activities of credit and banking organization as follows:

I. SUBJECTS LIABLE AND NOT LIABLE TO VAT AND THE VAT PAYERS

1. Liable to VAT are the following business activities:

- Banking, credit and treasury services, which include:

+ Opening of accounts;

+ Services of discounting trade bills and other valuable papers (including rediscounting and pledging of trade bills and valuable papers).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Payment services, which include;

* Provision of means of payment;

* Performance of payment services for clients;

* Performance of international payment services;

* Performance of services of collection encashment, payment encashment, remittance and remittance of foreign currencies by overseas Vietnamese; and

* Performance of other payment services

+ Commission and agency transactions in the forms of commission, acting as commissioned agencies in those fields related to banking activities, including management of property and investment funds of organizations and individuals under contracts.

+ Services related to banking activities such as keeping of valuable exhibits, valuable papers; leasing out safes, pawning, and

+ Other service activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Trading in gold, silver and gems

2. Subjects not liable to VAT vis-a-vis the stipulated taxation are capital leading and financial leasing by banking, credit, financial companies, investment funds and lawful capital transfer activities.

3. VAT payers are organizations and individuals licensed to carry out credit and banking activities in conformity with the stipulations of the Law on Credit Institutions and other organizations carrying out similar activities, hereafter referred collectively to as credit institutions.

II. METHODS OF CALCULATING VALUE ADDED TAX

1. Methods of tax deduction: The method of tax deduction shall be applied to banking service activities (except for trading in foreign currencies, gold, silver and gems, etc.)

Payable VAT = Output VAT (1) - The deductible input VAT (2)

In which:

(1) The output VAT shall be determined by multiplying (x) the tax calculation prices with the 10% VAT tax - rate. The tax calculation prices shall be the untaxed ones inscribed on the value added invoices.

Credit organizations when providing services shall issue value added invoices which indicate clearly the untaxed service prices, the Value Added Tax and the total sum which buyers shall pay. Where more than one service is rendered for one client in a month, a following- up list shall be drawn up so that one value added invoice may be issued at the end of the month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For units that have turnovers of goods and services liable to VAT (banking service turnovers) and turnovers of goods and services not liable to VAT (turnovers from loan interests collection), they will make separate accounting of the input VAT of the goods and services used for taxable activities in order to determine the deductible input VAT. Where such a separate accounting is impossible, the method of allocation of the total turnover-based input tax shall be applied. The total turnover shall comprise turnovers from banking services, turnovers from loan and deposit interests and the differences from trading in foreign currencies, gold, silver and gems.

Example 1: Commercial Bank A in a taxation period presents the following data:

- Revenue from loan and deposit interests (turnovers from non- taxable services) VND 17,000 million

- Differences from trading in foreign currencies, gold and silver (these turnovers are not liable to tax by deduction method) VND 1,000 million

- Revenues from banking services (turnovers from taxable services) VND 2,000 million

- Output VAT on banking services (10%) VND 200 million

- Input VAT applied to activities liable and not liable to tax VND 1,800 million

Supposing that the Bank is unable to make separate accounting of the input VAT of activities liable and not liable to tax, the deductible input VAT o n the activities liable to tax shall be calculated in accordance with the above stipulations as follows:

+ Determination of proportion of the service turnovers liable to VAT on the total service turnovers liable and not liable to tax:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x100 = 10%

(VND 17,000 million + VND 1,000 million + VND 2,000 million)

+ The deductible input VAT:

VND 1,800 million x 10% = VND 180 million

+ The payable VAT on banking services shall be:

VND 200 million – VND 180million = VND 20 million

Where part of the VAT on the goods, services and fixed assets purchased during the period of separate accounting is used for taxable services, part for non - taxable services and the remaining part of the input VAT is used commonly for both taxable and non - taxable services, the input VAT on taxable services shall be determined by the input tax on purchased goods and services used directly for the taxable service activities plus (+) the input tax used jointly, which is allocated as mentioned above.

Example 2: Continued from example 1, supposing that of the total input VAT of VND 1,800 million on the purchased goods and services can be accounted separately by the bank as follows:

- The part used for taxable services is VND20 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The part used jointly for the two services mentioned above is VND1,680 million.

According to the aforesaid stipulations, the taxable input VAT and the payable tax of banking services shall be determined as follows:

+ The VAT accounted separately for taxable services is VND20 million

+ The jointly accounted part of the VAT allocated to the taxable services

VND 1,680 million x 10%= VND 168million

+ The deductible input VAT of the taxable services:

VND 168 million + VND20 million = VND 188million

+ The payable VAT of banking services:

VND 200 million - VND 188 million = VND 12 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For credit organizations that carry out both credit activities and banking services and trading in gold, silver, gems, foreign currencies and other goods and services, the VAT payable for the trading in gold, silver, gems and foreign currencies shall be calculated separately according to the method of direct calculating of tax over the Added Value.

The VAT payable for the trading in gold, silver, gems and foreign currencies shall be determined by multiplying (x) the Added Value with the tax - rate, in which:

Added Value

=

The sale turnovers of gold, silver, gems and foreign currencies (A)

-

The corresponding purchase turnovers of the gold, silvers, gems, foreign currencies (B)

The VAT rate for trading in gold, silver and gems is 20 per cent and for trading in foreign currencies is 10 per cent.

a. For foreign currency business: Foreign currency business activities are those of buying and selling foreign currencies. The units shall make separate declarations for tax calculation of these activities by the method of direct calculation on the Added Value. The Added Value of foreign currency business activities = (A) - (B), in which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(B)

The corresponding purchase turnover

=

The amount of foreign currencies sold

x

The average actual buying rate

(1)

 

(1) =

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+

Purchase turnove during the period

Amount of foreign currencies at the beginning of the period

+

Amount of foreign currencies bought during the period

Every month, the units shall open books to make detailed accounting for the actual buying and selling prices and the buying and selling quantity of each kind of foreign currencies. Where currencies are sold in advance, the determination of the corresponding purchase turnovers shall be based on the average actual buying rates of the month in question; if such rates are not available, such determination shall be based on the average actual buying rates of the previous month.

Where the difference between the turnovers from sales of foreign currencies and the corresponding purchase turnovers if a negative figure, the negative difference shall be carried forward to the next month for deduction to the added value of that month. Such balancing shall be made only for the months of the same year (calculating by the solar year or the permitted fiscal year).

For example: In a taxation period at a bank conducting foreign currency business, (supposing that it can make separate accounting for that business), the following data are presented:

- Cash balance US$ 100,000 converted into VND = VND 130 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sale during the period US$ 80,000 collected in VND = VND 115 million

The payable VAT shall be determined as follows:

+ The turnover of foreign currencies bought in corresponding to US$ 80,000 sold out is US$ 80,000 bought in; if calculated by the average prices of the foreign currency balance bought in during the period, it will be:

VND 130 million. + VND 70 million

x  US $ 80,000 = VND 106 million

US $ 100,000 + US $ 50,000

The payable VAT:

(VND 115 million - VND 106 million) x 10% = VND 0.9 million

b) For gold, silver and gem business:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where credit business establishments engage in processing gold, silver and gems and if it is possible to make separate accounting of these processing activities, calculation of tax by deduction method shall be applied and the 10%- VAT rate shall be levied. If separate accounting is impossible, these activities shall be calculated as trading business activities by the method of direct calculation of tax on the Added Value at the rate of 20%.

III. DECLARATIONS FOR VAT PAYMENT

Credit institutions licensed to operate in accordance with the provisions of law, that conduct business in goods and services liable to VAT shall be subject to declarations and payment of such tax, concretely:

1. Credit institutions licensed to conduct independent business shall make declarations and payment of VAT in the localities where their head offices are located (localities herein are provinces and cities).

2. Where the above-said credit institutions open their branches and dependent units in provinces and cities, such branches and dependent units shall make VAT declarations and payment at Tax Departments in provinces and cities where their head offices are located. Branches and dependent units of credit institutions in provinces and cities shall have to make general declarations and payment of VAT for their subordinate dependent units (i.e. transaction counters, transaction chambers, etc.).

For example: The X credit institution has 3 branches A, B and C, in Y province, these 3 branches shall make declarations and payment of tax at the Tax Department of Y province. If branch A opens a, b, c dependent units, then a, b, c shall be liable for drawing up output and input tax lists to forward to branch A and the latter shall have to make general declarations and payment of VAT for the entire goods and services traded in the period (including a, b, c units).

The subjects liable for making declarations to pay VAT listed herein shall have to declare the payment of VAT on the taxable goods and services traded in by their subordinate units in accordance with forms No.1/TD, 1a, 1b and 1c (not attached herewith).

Where branches and dependent units of credit institutions have their subordinate dependent units, the latter will only draw up forms 1a, 1b and 1c in duplicate, one shall be kept as record at the units and another shall be sent to the superior branches and units within the first five days of the following months.

The declarations according to forms 1/TD, 1a, 1b and 1c referred to above shall be made on a monthly basis at credit institutions, branches and dependent units of credit organizations and shall be forwarded to tax offices within the first ten days at the latest of the following month. With regard to those branches and dependent units that have subordinate units, they shall make declarations according to form 1a, 1b and 1c for the goods and services traded in the branches and shall collect data from the subordinate dependent units to make declarations by form 1/TD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Invoices and vouchers relating to the trading of gold, silver and gems shall ply with the stipulations in Section IV of Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 of the Ministry of Finance.

1. For the sale of foreign currencies: When selling foreign currencies, units shall issue sale invoices. Where foreign currencies are sold by transfer transactions, the units shall make detailed lists to follow up the sale turnover of each kind of foreign currencies and shall issue invoices at the end of the month to serve as the basis for determination of the amount of foreign currencies sold.

2. For business in banking services: When collecting service charges, the units shall issue the added value invoices. Where current payment vouchers are used and supplemented by tax codes, the amount of service charges, the VAT and the total payment, they shall be considered added value invoices.

3. For business establishments buying goods which are gold, silver, gems and foreign currencies from non-business individuals, if without prescribed invoices, they shall draw up lists of purchased goods in form 04/GTGT promulgated together with the Ministry of Finance's Circular No.89/1998/TT/BTC mentioned above. In this case, goods bought in shall be calculated into the purchase turnover in order to calculate the Added Value and the VAT by the direct method.

4. For transactions of buying and selling foreign currencies that arise within the country, the invoices for sales of foreign currencies must be made as prescribed. Where the purchase of foreign currencies arises in foreign countries, banks must open books to make separate accounting of buying prices and keep original vouchers through transactions with the foreign parties for record in accordance with the stipulations of the Ordinance on Accounting and Statistics and the current Accounting System .

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect from January 1, 1999. Other matters not referred to in this Circular shall comply with the Ministry of Finance's Circular No.89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 guiding the implementation of the Government's Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the Law on Value Added Tax.

2. The banks and credit institutions that have subordinate units shall have to guide such subordinate units to make declarations for calculation and payment of the VAT in accordance with the guidance hereof.

The units shall report to the Ministry of Finance any difficulties that arise in the course of implementation of this Circular for consideration and resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 157/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động tín dụng ngân hàng do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.994

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.227.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!