Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 852/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 852/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội tại văn bản số 103/TTr-NHCS ngày 21 tháng 7 năm 2011, văn bản số 38/BC-NHCS ngày 13 tháng 01 năm 2012 và văn bản số 1878/BC-NHCS ngày 24 tháng 5 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:

1. Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, vì vậy cần tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu quả chính sách này.

2. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

3. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội được ban hành thống nhất và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện.

4. Mục tiêu tổng quát

Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

5. Mục tiêu cụ thể

a) 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

b) Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%.

c) Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.

d) Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.

đ) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

e) Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

g) Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro.

h) Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

6. Định hướng hoạt động

a) Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là người nghèo, các đối tượng chính sách khác theo quy định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức, cá nhân ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội trực tiếp cho vay. Ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng khó khăn.

b) Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: Tiết kiệm; thanh toán; chuyển tiền...

c) Về cơ chế tài chính

- Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu do Nhà nước cấp, do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, bao gồm:

+ Vốn Nhà nước cấp dưới các hình thức: vốn điều lệ được bổ sung hàng năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao và vốn cho vay trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác. Ưu tiên cho Ngân hàng Chính sách xã hội được vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi trên cơ sở cân đối các nguồn vồn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác, đảm bảo cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động chủ động, ổn định.

+ Vốn huy động từ tiền gửi và tiền vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Tiền tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng, sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức ưu đãi về qui trình, thủ tục và điều kiện vay vốn. Mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo nhưng được hưởng một số chính sách tín dụng ưu đãi, hộ cận nghèo thì lãi suất tiếp cận dần với lãi suất thị trường.

- Rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý theo quy định của Nhà nước. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động.

- Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, có cơ chế cấp bù thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm bảo khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; bảo đảm đủ bù đắp chi phí hoạt động theo chế độ quy định; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm gắn bó với ngành.

d) Về công tác quản trị ngân hàng

- Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ở 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tinh giản các khâu trung gian và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường.

- Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.

- Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

đ) Về phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra, giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

e) Về hiện đại hóa hoạt động

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với phương thức hoạt động.

- Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

7. Giải pháp thực hiện

a) Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

b) Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ ủy thác.

d) Củng cố tổ chức Tổ tiết kiệm và vay vốn, bảo đảm hài hòa giữa việc tổ chức Tổ tiết kiệm và vay vốn theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

đ) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội; cơ chế khoán tài chính, khoán quỹ lương đến các đơn vị cơ sở và người lao động; cơ chế phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, viên chức phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của ngân hàng.

e) Hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý nợ bị rủi ro trên cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ khi đến hạn, quá hạn; nghiên cứu, xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm và phương án xử lý đối với từng loại hình rủi ro; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động.

g) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội và quá trình sử dụng vốn của người vay.

h) Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, công nghệ thông tin. Tranh thủ nguồn lực từ Trung ương và địa phương để đầu tư, nâng cấp, ổn định trụ sở ngân hàng các cấp, kho tàng, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các Tổ giao dịch lưu động và các điểm giao dịch xã. Tập trung nguồn lực tài chính, nhân sự đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Hiện đại hóa công nghệ thông tin của Ngân hàng Chính sách xã hội.

i) Phát huy sự tương trợ lẫn nhau của người vay vốn, đặc biệt là thành viên các Tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua việc giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

k) Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực về quản lý tín dụng nhỏ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tranh thủ khai thác các nguồn vốn, nguồn tài trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay và đào tạo, nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ tổ chức Hội nhận dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược.

2. Các Bộ, ngành được phân công quản lý các chương trình hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội phù hợp với Chiến lược này.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

b) Hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc huy động vốn, vay tái cấp vốn và chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm các tổ chức tín dụng Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và Nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.

4. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cho phù hợp.

b) Bố trí đủ nguồn lực, bảo đảm cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch tín dụng hàng năm và 05 năm do Ngân hàng Chính sách xã hội lập, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d) Đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động ổn định, bền vững; trình Thủ tướng Chính phủ giao định mức chi phí quản lý ổn định cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong từng thời kỳ; thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:

a) Tổng hợp kế hoạch tín dụng hàng năm và 05 năm do Ngân hàng Chính sách xã hội lập, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm.

b) Bố trí dự toán vốn cấp cho các chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

b) Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp trong việc điều tra, rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách để làm căn cứ cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

c) Chủ trì rà soát các chính sách về hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội có liên quan đến chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do các Bộ, ngành xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất về đối tượng thụ hưởng, về nguồn vốn để thực hiện chương trình, tránh chồng chéo, trùng lắp, phân tán nguồn lực làm giảm hiệu quả chính sách.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế tiền lương phù hợp, ổn định nhằm động viên cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm công tác, gắn bó với ngành.

7. Ủy ban Dân tộc xây dựng, trình ban hành các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; nhóm dân tộc ít người, người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.

8. Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương. Hàng năm, trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo các cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.

b) Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

c) Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

d) Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân câp xã trong việc: Triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; chỉ đạo Trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

đ) Nghiên cứu, đề xuất tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực thi chính sách tín dụng xã hội một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân địa phương.

9. Các tổ chức chính trị - xã hội:

a) Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.

b) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, định hướng thị trường với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và Tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

d) Chủ động đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chương trình hợp tác đào tạo với Ngân hàng Chính sách xã hội.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội:

a) Cụ thể hóa các nội dung Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, 05 năm và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

b) Ban hành các văn bản cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược trong từng lĩnh vực, bảo đảm thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

c) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất việc triển khai các giải pháp thực hiện Chiến lược và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

d) Định kỳ sơ kết, đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 852/QD-TTg

Hanoi, July 10, 2012

 

DECISION

APPROVING THE DEVELOPMENT STRATEGY OF THE VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES PERIOD 2011-2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government's Decree No. 78/2002/ND-CP dated October 4, 2002, on credit for the poor and other policy beneficiaries;

Pursuant to the socio­economic development strategy period 2011-2020;

At the proposal of the Vietnam Bank for Social Policies in document No. 103/TTr-NHCS dated July 21, 2011, document No. 38/BC-NHCS dated January 13, 2012, and document No. 1878/BC-NHCS dated May 24, 2012,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Social policy credit is a solution to achieving the target of basically and sustainable reducing poverty and therefore should be implemented actively and effectively.

2. To raise the operational capacity of the Vietnam Bank for Social Policies to make it truly an effective instrument for implementing the State's credit policy on support for fast and sustainable poverty reduction in the socialist-oriented market economy, contributing to successfully implementing the 2011-2020 socio-economic development strategy, the sustainable poverty reduction program to 2020 and the national target program on building a new countryside for the period 2010-2020.

3. To uniformly promulgate socio-economic development programs involving social policy credit and allocate adequate resources for their implementation.

The program of socio-economic development related to social policy credit is uniformly issued and allocated with sufficient resources for the implementation.

4. Overall objective

To stably and sustainable develop the Vietnam Bank for Social Policies which is capable of properly implementing the State's social policy credit, in association with developing more effective support services for the poor, near-poor households and other policy beneficiaries.

5. Targets

a/ 100% poor people and other policy beneficiaries who have needs and are eligible shall have access to products and services provided by the Vietnam Bank for Social Policies.

b/ The outstanding debts shall annually grow at around 10%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To simplify procedures and standardize the professional operation process.

e/ To diversify products and services.

f/ To modernize professional operations, to integrate with regional and world banking systems.

g/ To complete and promote the effect and effectiveness of the system of risk inspection, control, analysis and warning.

h/ To effectively combine and incorporate social policy credit activities with technical assistance, technology transfer, and industrial, agricultural, forestry and fishery extension activities and activities of socio-political organizations for fast and sustainable poverty reduction and social security assurance.

6. Operational orientations

a/ Customers of the Vietnam Bank for Social Policies are poor people and other policy beneficiaries under state regulations and other borrowers of the Vietnam Bank for Social Policies as entrusted by organizations and individuals. To prioritize ethnic minority people and inhabitants in difficult-hit areas.

b/ To further provide and improve the quality of products and services; and concurrently promote the application of modern technologies and diversify banking products and services such as savings, payment and money transfer.

c/ Financial mechanism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Capital allocated by the State, including annually added charter capital corresponding to the credit growth rate assigned by the Prime Minister and loans provided under target programs on poverty reduction, employment and other social policies. To prioritize the Vietnam Bank for Social Policies in taking loans or advances from idle, low-interest or interest-free capital sources on the basis of balancing budget, ODA, aid or other low-cost funding sources, ensuring the bank's proactive and stable operations.

+ Funds raised from savings deposits and loans borrowed from domestic and foreign organizations and individuals.

+ Funds entrusted by domestic and foreign organizations and individuals.

+ Money donated and granted by domestic and foreign organizations and individuals and other lawful funding sources.

- To further apply the preferential interest rate suitable to the financial capacity of the State and borrowers in each period. The levels of preferential interest differentiated by target group of beneficiaries shall be incrementally reduced and replaced with preferential treatment in borrowing process, procedures and conditions. The highest preferential level shall be applied to poor ethnic minority households in specially difficult-hit areas. The interest rate applicable to households which are not poor but entitled to preferential credit policies and near-poor households shall gradually approach the market interest rate.

- To handle risks resulted from objective circumstances under state regulations. The Vietnam Bank for Social Policies shall classify debts, set aside credit risk provisions and develop a risk handling process suitable to its particular operations.

- To complete the mechanism of stable financial allocation package in each specified period with appropriate offsetting mechanism in order to promote the proactiveness of Vietnam Bank for Social Policies and enable the assessment of the bank's operational effectiveness; ensure the offsetting of operational expenses under regulations; and ensure benefits for the bank's staff and laborers to feel assured to strong attachment with sector.

d/ Bank governance

- To complete the organizational, administration and management model at central, provincial and district levels toward concentrating uniform management at the central level, reducing intermediary levels and increasing operations at mobile transaction points in communes and wards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To consolidate the organization and raise the operational capacity and quality of boards of directors and representative boards of directors at different levels.

- To raise the effectiveness of the credit entrustment through socio-political organizations under the direction and supervision of party committees and local administrations at all different levels, particularly commune-level administrations.

- To build an inspection and supervision system suitable to the particular operational model of the Vietnam Bank for Social Policies. To form an independent internal inspection and control system which is organizationally and operationally uniform. To ensure close coordination between the control board and the internal inspection and control system.

e/ Human resource development

- To attach special importance to training and retraining Vietnam Bank for Social Policies staff to improve their professional qualifications, skills and professional ethics.

To standardize professional qualifications and skills of staff according to state regulations and taking into account the particular characteristics of the Vietnam Bank for Social Policies, ensuring the accordance with conditions and operating environment mostly in deep-lying and remote areas and specially difficult-hit areas. To adopt a mechanism to prioritize recruitment of ethnic minority people and concurrently adopt incentives to attract staff to work in difficult-hit areas, especially poor districts.

- To train staff in charge of entrustment and savings and credit groups in basic knowledge about credit management; inspection and supervision; risk detection and control; counseling and guidance on effective use of loans for the poor and policy beneficiaries.

f/ Modernization of operation

To increasingly apply modern technology to professional operations of the Vietnam Bank for Social Policies suitable to its operational mode.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Solutions for implementation

a/ To complete the legal framework for the operation of the Vietnam Bank for Social Policies on the basis of amending and supplementing some provisions of the law on credit for the poor and other policy beneficiaries.

b/ To consolidate and raise the quality and effectiveness of the organizational apparatus and staff of the Vietnam Bank for Social Policies. To complete the organizational model and raise the operational capacity and effectiveness of the internal inspection and control system.

c/ To raise the role, responsibilities and operational effectiveness of party committees and local administrations at all levels and of socio-political organizations in implementing the social policy credit in order to raise the effectiveness of policy credit operations and the quality of entrustment services.

d/ To consolidate the organization of savings and credit groups, ensuring harmony in organizing savings and credit groups of association organizations and in residential areas, facilitating the operation of socio-political organizations.

e/ To complete the financial management mechanism for the Vietnam Bank for Social Policies; mechanisms of allocation of package finance and wage funds for grassroots units and staff; and mechanisms on wage, bonus and benefit distribution to staff suitable to the bank's financial capacity and operation.

f/ To complete the mechanism on management and handling of risky debts on the basis of building a system of indicators to assess the recovery of due and overdue debts; to study and formulate a mechanism to identify and early warn risks and adopt remedy plans applicable to each type of risk; to classify debts and set up credit risk provisions suitable to the bank's particular operation.

g/ To increase inspection and supervision of activities of socio-political organizations providing entrustment services, savings and credit groups and the Vietnam Bank for Social Policies and its borrowers' use of loans.

h/ To increasingly develop physical foundations and information technology. To make use of central and local resources to invest in, upgrade and stabilize the bank's offices at different levels, warehouses, means of transport, equipment, particularly equipment for the operation of mobile transaction teams and commune transaction points. To concentrate financial and human resources on boosting the implementation of the project to modernize information technology of the Vietnam Bank for Social Policies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

j/ To increase public information and expand international cooperation to learn and share experiences with other countries, especially regional ones, in micro-finance management for the poor and other policy beneficiaries. To make use of funding sources and technical assistance of international organizations to increase lending sources and train and raise administration capacity for Vietnam Bank for Social Policies staff, organizers of mass organizations providing entrustment services and management boards of savings and credit groups.

Article 2. Organization of implementation

1. Ministries, sectors, local administrations, socio-political organizations and relevant units and organizations shall assist and create favorable conditions for the Vietnam Bank for Social Policies to implement the Strategy.

2. Ministries and sectors assigned to manage support programs for poverty reduction and social security shall review, amend and supplement or propose amendments and supplements to documents related to social policy credit operations in conformity with this Strategy.

3. The State Bank of Vietnam:

a/ To perform the state management of operations of the Vietnam Bank for Social Policies according to its competence.

b/ To support the Vietnam Bank for Social Policies in raising funds and borrowing loans from the State Bank, to direct state credit institutions (including equitized state credit institutions in which the State holds dominant shares) in maintaining their deposit balances at the Vietnam Bank for Social Policies under regulations.

4. The Ministry of Finance:

a/ To preside over and coordinate with related ministries and sectors in studying, reviewing and completing preferential credit policies for the poor and other policy beneficiaries appropriately.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in appraising annual and five-year credit plans of the Vietnam Bank for Social Policies for submission to the Prime Minister for consideration and decision.

d/ To propose a better financial management mechanism to enable stable and sustainable operation of the Vietnam Bank for Social Policies; to propose the Prime Minister to allocate stable management expense quotas for the Vietnam Bank for Social Policies in each specified period; to supplement the charter capital and offset interest differences for the Vietnam Bank for Social Policies on the basis of approved cost estimates.

5. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and coordinate with the Ministry of Finance in:

a/ Summarizing annual and five-year credit plans of the Vietnam Bank for Social Policies, proposing them to the Prime Minister for consideration and decision in annual and five-year socio-economic development plans.

b/ Including estimated funds for credit programs for the poor and other policy beneficiaries, offset of interest differences and management expenses, and supplemented charter capital for the Vietnam Bank for Social Policies in annual state budget estimates and proposing them to the Prime Minister for consideration and decision.

6. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs:

a/ To coordinate with related ministries and sectors in studying, formulating and submitting for promulgation credit policies for the poor and other policy beneficiaries.

b/ To complete written guidelines for the People's Committees at all levels to survey, review and promptly supplement lists of poor households, near-poor households and policy beneficiaries as a basis for the implementation of social policy credit programs.

c/ To preside over for reviewing support policies for poverty reduction and social security related to the credit policy for the poor and other policy beneficiaries, which are formulated by ministries and sectors, in order to ensure consistency in terms of beneficiaries and funding sources for program implementation, avoiding overlapping, coincident or scattered resources which reduce the policy's effectiveness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The Committee for Ethnic Minorities Affairs shall elaborate and submit for promulgation policies to support poor households and people, and ethnic minority people in specially difficult-hit communes and villages in ethnic minority and mountainous areas; and ethnic minority groups with small population and inhabitants in specially difficult-hit areas.

8. People's Committees at all levels:

a/ To mobilize resources and direct the implementation of credit-related programs and projects for hunger eradication, poverty reduction and social security in their localities. Annually, to set aside funds from local budget revenue increases and savings to increase loans in their localities under local incentive mechanisms and policies.

b/ To survey and closely manage lists of poor households, near-poor households and other policy beneficiaries. To proactively adjust and promptly supplement these lists as a basis for certification of eligible borrowers of the Vietnam Bank for Social Policies.

c/ To direct the effective incorporation of programs and projects on socio-economic development and hunger eradication and poverty reduction in their localities. To regularly inspect and supervise the management and implementation of social policy credit programs and operations of the Vietnam Bank for Social Policies.

d/ To raise responsibilities of commune-level People's Committees for implementing the social policy credit policy in their localities; consolidating poverty reduction boards to improve their operational quality in order to properly advise People's Committees of the same level in managing and approving lists of poor households and policy beneficiaries borrowing loans from the Vietnam Bank for Social Policies; directing heads of villages, hamlets and street residential groups in coordinating with the Vietnam Bank for Social Policies, socio-political organizations and savings and credit groups in closely managing social policy credit in their localities; monitoring and assisting borrowers in using loans properly and effectively; urging borrowers to pay debts and bank interests fully and on time; and actively participating in handling overdue and bad debts.

e/ To study and propose to competent authorities the effective implementation of the social credit policy suitable to local socio­economic development conditions and meeting the needs of local people.

9. Socio-political organizations:

a/ To properly perform public information work and participate in the proper implementation of credit policies to support poverty reduction and social security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To increase inspection and supervision and raise the operational capacity and effectiveness of subordinate socio-political organizations and savings and credit groups in providing entrustment services for the Vietnam Bank for Social Policies. To direct the proper consideration and selection of borrowers, to manage and guide borrowers in effectively using loans and paying debts and bank interests fully and on time.

d/ To proactively train and improve the qualifications of staff engaged in entrustment services and savings and borrowing group management boards through self-training or training cooperation programs with the Vietnam Bank for Social Policies.

10. The Vietnam Bank for Social Policies:

a/ To concretize the Strategy's contents into annual and five-year programs and plans and effectively implement them.

b/ To issue documents concretizing the viewpoints, objectives, tasks and solutions of the Strategy in each sector, ensuring uniform implementation from the central to local levels.

c/ To proactively coordinate with relevant ministries and sectors in studying and proposing solutions to implementing the Strategy and measures to tackle difficulties and problems.

d/ To conduct regular review and evaluation of the strategy implementation for reporting to the competent authorities. To conduct a final review of the strategy implementation in late 2020.

Article 3. This Decision takes effect on its signing date

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-affiliated agencies, chairmen of provincial-level People's Committees, the chairman of the board of directors and general director of the Vietnam Bank for Social Policies, and heads of relevant agencies and organizations are liable to execute this Decision.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/07/2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.309

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.68.97
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!