Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 488/2000/QĐ-NHNN5 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 27/11/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 488/2000/QĐ-NHNN5

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 488/2000/QĐ-NHNN5 NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng tại các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành:

1. Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 8 tháng 2 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

2. Công văn số 582/CV-NHNN5 ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.

2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Điều 2.

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng.

2. Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản "Có" có khả năng không thể thu hồi được.

3. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc tổ chức tín dụng hạch toán chuyển những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng.

Điều 3.

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên tháng thứ ba của mỗi quý, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" tại thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng tháng thứ hai và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro.

2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải trích thêm phần chênh lệch thiếu.

Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải hoàn lại phần chênh lênh thừa để giảm số tiền dự phòng đã trích.

Điều 4.

1. Việc xử lý rủi ro được thực hiện một quý một lần sau khi đã thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro và chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi dự phòng hiện có.

2. Tổ chức tín dụng không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro, trừ những khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng.

Điều 5.

Tổ chức tín dụng không được điều chỉnh giảm số nợ trong hồ sơ cho vay đối với phần nợ được coi là rủi ro và đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Tổ chức tín dụng vẫn phải tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để theo chế độ hiện hành như đối với các khoản nợ bình thường chưa được xử lý bằng dự phòng rủi ro, trừ những khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng.

Điều 6.

Mọi khoản tiền thu hồi từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng được coi là doanh thu của tổ chức tín dụng.

Chương 2

MỤC 1 PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ"

Điều 7.

Tài sản "Có" không phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro:

Những khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo từng Hiệp định đã ký kết với các tổ chức nước ngoài, đã được trích dự phòng rủi ro theo yêu cầu của Hiệp định và rủi ro xảy ra sẽ được tổ chức nước ngoài có trách nhiệm xử lý.

Điều 8.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng như sau:

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng được phân nhóm như sau:

Nhóm 1 gồm:

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn).

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.

Nhóm 2 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày.

Nhóm 3 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 đến dưới 361 ngày.

Nhóm 4 gồm:

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.

- Những khoản tiền triết khấu, tái triết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán:

Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh quy định tại Khoản 1, Điều này) đã quá hạn thu hồi.

MỤC 2 TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Điều 9.

1. Tỷ lệ trích dự phòng áp dụng cho tài sản "Có":

- Đối với hoạt động cấp tín dụng:

Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 20%

Nhóm 3: 50%

Nhóm 4: 100%

- Đối với các dịch vụ thanh toán: 20%.

2. Số tiền dự phòng phải trích lập của tổ chức tín dụng bao gồm:

- Số tiền dự phòng cho hoạt động cấp tín dụng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" từng nhóm của hoạt động cấp tín dụng;

- Số tiền dự phòng cho các dịch vụ thanh toán được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán.

Điều 10.

Trường hợp tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện việc trích lập dự phòng theo Quy định này có thể dẫn tới kết quả kinh doanh của năm đó lỗ thì tổ chức tín dụng đó phải lập phương án khắc phục gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét.

MỤC 3 SỬ DỤNG DỰ PHÒNG

Điều 11

Tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau đây:

1. Khi khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi đã thanh toán tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.

2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản) như sau:

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên: những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.

- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.

3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 12.

Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và có thành viên bắt buộc gồm Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng kiểm tra nội bộ; các thành viên khác do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.

Điều 13.

Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý:

1. Xem xét việc phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng rủi ro của quý hiện hành do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.

2. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý.

3. Quyết định việc xử lý rủi ro của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý tiếp theo đối với rủi ro đã được xử lý. Trong phương án, phải xác định được thời gian và những biện pháp áp dụng để thu hồi nợ.

Điều 14.

Hồ sơ để làm căn cứ xử lý rủi ro bao gồm:

1. Hồ sơ về cho vay và thu hồi nợ; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; các dịch vụ thanh toán và các giấy tờ khác có liên quan đến những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này.

2. Ngoài hồ sơ trên:

a. Đối với những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 11 Quy định này còn phải có:

- Quyết định tuyên bố phá sản của Toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản sao có công chứng);

- Báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án; văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức bị giải thể (bản sao có công chứng).

b. Đối với những rủi ro trong các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 11 Quy định này còn phải có:

Văn bản của Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng.

MỤC 4 HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15.

Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng và số tiền thu hồi được sau khi sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 16.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng như sau:

1. Báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng:

a. Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tình hình phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng theo Mẫu biểu số 1A (đính kèm):

- Tổ chức tín dụng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính) và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính;

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.

- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.

b. Trước ngày 20 tháng thứ nhất của quý sau, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) theo Mẫu biểu số 1B (đính kèm).

2. Báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

a. Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Mẫu biểu số 2A (đính kèm):

- Tổ chức tín dụng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính) và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính;

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.

- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.

b. Trước ngày 20 tháng thứ nhất của quý sau, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) theo Mẫu biểu số 2B (đính kèm).

Điều 17.

1. Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng vi phạm Quy định này thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Chương 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18

Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

MẪU BIỂU SỐ 1A

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý......... năm.........

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị tài sản "Có"

Số tiền trích lập dự phòng

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng:

 

 

Nhóm 1 gồm:

 

 

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn).

...................

 

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khẩu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

...................

 

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.

...................

 

Nhóm 2 gồm:

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.

...................

...................

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày.

...................

...................

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.

...................

...................

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày.

...................

...................

Nhóm 3 gồm:

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.

...................

...................

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày.

...................

...................

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.

...................

...................

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 ngày đến dưới 361 ngày.

...................

...................

Nhóm 4 gồm:

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.

...................

...................

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.

...................

...................

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên.

...................

...................

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.

...................

...................

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán:

 

 

Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi.

...................

...................

Tổng số:

...................

...................

 

Người lập báo cáo

(Ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát

(Ghi rõ họ tên)

......, ngày.... tháng... năm...

Tổng Giám đốc (Giám đốc) TCTD

(Ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU BIỂU 2A

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý..... năm........

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

I. Số tiền dự phòng rủi ro trước khi xử lý rủi ro

...................

II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quý:

...................

1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản.

...................

2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản):

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.

...................

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.

...................

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.

...................

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.

...................

- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.

...................

3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 trên đây.

...................

III. Số tiền dự phòng rủi ro còn lại sau khi xử lý rủi ro.

...................

IV. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào doanh thu trong quý.

...................

V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế), không bao gốm số tiền được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng.

...................

 

Người lập báo cáo

(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát

(ghi rõ họ tên)

....., ngày.... tháng..... năm....

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD

(ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

MẪU BIỂU SỐ 1B

CHI NHÁNH NHNN

Tỉnh, thành phố....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Quý.... năm.....

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Các TCTD

Trong đó

Chỉ tiêu

Giá trị tài sản "Có"

Số tiền trích lập dự phòng

TCTD

TCTD

 

 

 

Giá trị tài sản "Có"

Số tiền trích lập dự phòng

Giá trị tài sản "Có"

Số tiền trích lập dự phòng

1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng

 

 

 

 

 

 

Nhóm 1 gồm:

 

 

 

 

 

 

- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn)

..........

 

...........

 

...........

 

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.

...........

 

...........

 

...........

 

- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê

...........

 

...........

 

...........

 

Nhóm 2 gồm:

 

 

 

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

Nhóm 3 gồm:

 

 

 

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 ngày đến dưới 361 ngày.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

Nhóm 4 gồm:

 

 

 

 

 

 

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán:

 

 

 

 

 

 

Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi.

...........

...........

...........

...........

...........

...........

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo

(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát

(ghi rõ họ tên)

....., ngày.... tháng..... năm....

Giám đốc chi nhánh

(ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU BIỂU SỐ 2B

CHI NHÁNH NHNN
Tỉnh, thành phố....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Quý..... năm.....

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Các TCTD

Trong đó

 

 

TCTD

TCTD

I. Số tiền dự phòng rủi ro trước khi xử lý rủi ro

...............

...............

............

II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quý:

 

 

 

1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản.

............

............

............

2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản):

............

............

............

- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.

............

............

............

- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.

............

............

............

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.

............

............

............

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.

............

............

............

- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.

............

............

............

3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 trên đây.

............

............

............

III. Số tiền dự phòng rủi ro còn lại sau khi xử lý rủi ro.

............

............

............

IV. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào doanh thu trong quý.

............

............

............

V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế), không bao gồm số tiền được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng.

............

............

............

 

Người lập báo cáo

(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát

(ghi rõ họ tên)

....., ngày.... tháng..... năm....

Giám đốc Chi nhánh

(ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------

No. 488/2000/QD-NHNN5

Hanoi, November 27th , 2000

 

DECISION

ON THE ISSUANCE OF REGULATION ON THE ASSETS CLASSIFICATION AND USE OF PROVISIONS TO DEAL WITH RISKS IN THE BANKING ACTIVITIES OF CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 01/1997/QH10 and the Law on the Credit Institutions No. 02/1997/QH10 dated 12 December, 1997;
Pursuant to the Decree No. 15 CP dated 2 March, 1993 of the Government on the assignment, authority and responsibility for the State management of the ministries, ministerial-level agencies;
Upon the proposal of the Director of Banks and Non-bank credit institutions Department;
In agreement with Minister of Finance,

DECIDES

Article 1.

To issue in conjunction with this Decision the Regulation on the assets classification, the provisioning and use of provisions to deal with risks in the banking activities of Credit Institutions.

Article 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Decision No. 48/1999/QD-NHNN5 dated 08 February, 1999 of the Governor of the State Bank issuing the Regulation on the assets classification, provisions for risks arising from the banking activities of credit institutions;

2. The Official Dispatch No. 582/CV-NHNN5 dated 23 June, 1999 of the Governor of the State Bank on the provisioning and use of provisions to deal with risks of credit institutions.

Article 3.

The Director of the Administration Department, the Director of the Banks and non-bank credit institutions Department, Heads of units in the State Bank, General Managers of State Bank branches in provinces, cities under the central Governments management, Chairman of the Board of Directors, General Directors (Directors) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

REGULATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.

1. Credit institutions operating in Vietnam shall be obliged to carry out the classification of assets, the provisioning and use of provisions to deal with risks in the banking activities of credit institutions.

2. The provisioning and use of provisions for falling prices of inventory, securities, and financial provision Fund shall be carried out in compliance with provisions in the Decree No. 166/1999/ND-CP dated 19 November, 1999 of the Government on the finance regime for credit institutions.

Article 2.

In this Regulation, following terms shall be construed as follows:

1. Risks in the banking activities of credit institutions (hereinafter referred to as risks) are potential losses that may arise in the banking activities.

2. Risk provisions are expenses that are charged to the operational expenditure of a credit institution by making allowance for the value of assets that may not be recovered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3.

1. Within the first 15 working days of the third month of each quarter, credit institutions shall carry out the classification of assets that exist as of the last day of the second month and set up risk provisions.

2. In the event the amount to make provisions is greater than the existing provision, credit institutions shall make up for the deficiency.

In the event the amount to make provisions is less than the existing provision, credit institutions shall record the excess to the income in order to reduce the provision that has been made.

Article 4.

1. Risks shall be dealt with once in a quarter after the provisioning is made and only within the existing provision.

2. Credit institutions shall not be entitled to inform their customers of the risks that have been dealt with, except for debts that are written off with Governments permission.

Article 5.

Credit institutions shall not be entitled to reduce the debts stated in the credit file and dealt with by using the provisions. Credit institutions shall be obliged to take measures to recover debts in accordance with current regime in the same manner as they do with the conventional debts that have not yet been dealt with by using the provisions, except for debts that are written off for customers with the Governments permission.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Any funds recovered from risks that have been dealt with by using the provisions shall be considered as revenues of credit institutions.

Chapter II

DETAILED PROVISIONS

Section 1. CLASSIFICATION OF ASSETS

Article 7.

Assets that are not classified and provisioned for risks:

Lending that are made with funds financed, entrusted for investment under each agreement entered into with foreign organizations, that have been provisioned in accordance with the condition of the Agreement and risks of which, if they arise, shall be dealt with by foreign organizations.

Article 8. Credit institutions shall carry out the classification of assets in their banking activities as follows:

1. Assets in the credit activities shall be classified in following groups:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Current loans (including the rescheduled period);

- Current commercial paper and other short-term valuable paper which are discounted, rediscounted;

- Current financial leases.

Group 2:

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 181 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 91 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of less than 31 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of less than 61 days;

- Financial leases the payments of which are overdue for a period of less than 181 days.

Group 3:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period from 31 days to less than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period from 61 days to less than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period from 181 days to less than 361 days.

Group 4:

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 361 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 181 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of more than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period of more than 361 days.

2. Assets in the payment service

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2. PROVISIONING

Article 9.

1. The provisioning ratio for the assets:

- For the credit activities:

Group 1: 0%;

Group 2: 20%

Group 3: 50%

Group 4: 100%

- For the payment services: 20%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Allowance for the credit activities shall be determined on the basis of the provisioning ratio and the assets classified in each group of the credit activities;

- Allowance for the payment services shall be determined on the basis of the provisioning ratio and the assets arising from the payment services.

Article 10.

In the event a State owned credit institution may encounter the business loss in a year due to the provisions made in accordance with this regulation, that credit institution must work out a solution plan to submit to the Ministry of Finance and the State Bank for consideration.

Section 3. USE OF PROVISIONS

Article 11.

Credit institutions shall be entitled to use provisions to deal with risks in following cases:

1. Borrowing customers, guarantors of the borrowers, issuers of commercial paper and other short-term valuable paper, guarantors of a commercial paper, financial lessees, the beneficiaries of payment services are bankrupt organizations, dissolved organizations and the payment of their obligation has been completed. The risk to be dealt with shall be the loss incurred after the assets of the bankrupt, dissolved organizations have been used to pay off their obligations.

2. Assets that have the following overdue periods (including also the cases where a bankrupt, dissolved organization has not completed the payment with its assets):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Discounted, rediscounted commercial paper, short-term valuable paper which are overdue for a period of more than 91 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 361 days;

- Payments of financial leases that are overdue for a period of more than 721 days;

- Payments made in lieu of customers, other credit institutions (excluding payments made in lieu of a guaranteed person) that are overdue for a period of more than 181 days.

3. Debt amounts that the Government permits to be written off, but does not finance the allowance, and have not been dealt with by using the provision in accordance with paragraph 1 and 2 of this Article.

Article 12.

Credit institutions must set up the Risks Settlement Committee headed by the Chairman of the Board of Directors (for those with a Board of Directors) or the General Director (Director) and obligatory members consisting of the Head of the Controllers Committee, the Chief Accountant, The Head of the Credit Division, the Head of the Internal Control Division; other members shall be decided upon by the Board of Directors or the General Director (Director).

Article 13.

The duties of the Settlement Committee:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To review the report on the performance of the monitoring, recovering of debts that have been dealt with.

3. To decide on the settlement of risks in the current quarter and the plan of debt recovery in the next quarter for the risks that have been dealt with. In the plan, the time and applicable measures for the debt recovery must be identified.

Article 14.

The file that is used for the risk settlement shall include:

1. The credit file and documents relating to the debt recovery; discount, rediscount of commercial paper and other short-term valuable paper; guarantee; financial lease; payment services and other documents that may be related to the risks in cases provided for in Article 11 of this Regulation.

2. Additional documents:

a. In respect of risks in cases provided for in paragraph 1 Article 11 of this Regulation:

- Courts decision on the bankruptcy or the decision on the dissolution of the competent State Authority in accordance with provisions of applicable laws (the notarized copy);

- Report on the enforcement of the decision on bankruptcy, report on the completion of the enforcement of the decision on the bankruptcy made by the enforcement agency; written documents concerning the settlement of debts of the dissolved organizations (notarized copy).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 4. ACCOUNTING, REPORTING, DEALING WITH VIOLATIONS

Article 15.

Credit institutions shall perform the accounting for the provisioning, the use of provisions and the recovered amounts after the provision has been used in accordance with the stipulation of the State Bank.

Article 16.

Credit institutions shall perform the report on the classification of assets, the provisioning and use of provisions as follows:

1. Report on the classification of assets, the provisioning for risk settlement in the banking activities:

a. Prior to the 10th of the first month of the following quarter, credit institutions shall submit reports on the performance of the classification of assets, the provisioning, in accordance with the Form No.1a (attached), to the State Bank and the finance agency:

- State-owned credit institutions submit reports to the State Bank (the State Bank Inspection), the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department) and the Tax Departments in provinces, cities where credit institutions locate their Head-offices;

- Joint-venture credit institutions, 100% foreign owned non-bank credit institutions, foreign banks branches in Vietnam submit reports to the State Bank (the State Bank Inspection), the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department), the State Bank branches and the Tax Departments in provinces, cities where credit institutions locate their Head-offices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Prior to the 20th of the first month of the following quarter, State Bank branches shall consolidate reports of other credit institutions provided for in point a paragraph 1 of this Article to submit to the State Bank (the State Bank Inspection) and the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department) in accordance with the Form No.2A (attached).

2. Report on the use of provisions to deal with risks in the banking activities:

a. Prior to the 10th of the first month of the following quarter, credit institutions shall report to the State Bank and the Finance agency the performance of the use of provisions to deal with risks in accordance with the Form No.2A (attached):

- State-owned credit institutions submit reports to the State Bank (the State Bank Inspection), the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department) and the Tax Departments in provinces, cities where credit institutions locate their Head-offices;

- Joint-venture credit institutions, 100% foreign owned non-bank credit institutions, foreign banks branches in Vietnam submit reports to the State Bank (the State Bank Inspection), the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department), the State Bank branches and the Tax Departments in provinces, cities where credit institutions locate their Head-offices.

- Other credit institutions submit reports to the State Bank branches and the Tax Departments in provinces, cities where credit institutions locate their Head-offices.

b. Prior to the 20th of the first month of the following quarter, State Bank branches shall consolidate reports of other credit institutions provided for in point a paragraph 2 of this Article to submit to the State Bank (the State Bank Inspection) and the Ministry of Finance (the banks and financial organizations finance Department) in accordance with the Form No.2B (attached).

Article 17.

1. The State Bank (The State Bank Inspection) and the Ministry of Finance shall be responsible for the control of the performance of the provisioning and the use of provisions for risks in the banking activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

IMPLEMENTING PROVISION

Article 18.

Any amendment, supplement of provisions of this Regulation shall be decided upon by the Governor of the State Bank after agreement with the Minister of Finance.

For the Governor of the State Bank

Form No. 1A

CREDIT INSTITUTION

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness

REPORT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Unit: Million Dong

Item

Value of assets

Total provisions

1. Assets in the credit activities:

Group 1:

- Current loans (including the rescheduled period);

- Current commercial paper and other short-term valuable paper which are discounted, rediscounted;

- Current financial leases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 181 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 91 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of less than 31 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of less than 61 days;

- Financial leases the payments of which are overdue for a period of less than 181 days.

Group 3:

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period from 181 days to less than 361 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period from 91 days to less than 181 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period from 31 days to less than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period from 61 days to less than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period from 181 days to less than 361 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 361 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 181 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of more than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period of more than 361 days.

2. Assets in the payment service

Payments made in lieu of customers, other credit institutions (not including payments made in lieu of a guaranteed person as provided for in paragraph 1 this Article) that are due for collection.

...............

...............

...............

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...............

...............

...............

...............

...............

...............

...............

...............

...............

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...............

...............

 

................

.................

.................

.................

.................

.................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

.................

.................

.................

.................

.................

.................

.................

.................

.................

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total:

...............

.................

 

Date.

 

DRAWER
(Name in detail)

CONTROLLE
(Name in detail)

GENERAL DIRECTOR (DIRECTOR) OF CREDIT INSTITUTION
(Name in detail)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Form No. 2A

CREDIT INSTITUTION

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness

REPORT

ON THE USE OF PROVISIONS TO DEAL WITH RISKS IN THE BANKING ACTIVITIES
Quarter .......year....

Unit: million Dong

Item

Total provisions

I. Total provision before dealing with risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Borrowing customers, guarantors of the borrowers, issuers of commercial paper and other short-term valuable paper, guarantors of a commercial paper, financial lessees, the beneficiaries of payment services are bankrupt organizations, dissolved organizations and the payment of their obligation has been completed.

2. Assets that have the following overdue periods (including also the cases where a bankrupt, dissolved organization has not completed the payment with its assets):

- Loans secured by assets the payment of which is overdue for more than 721 days; loans not secured by assets the payment of which is overdue for more than 361 days;

- Discounted, rediscounted commercial paper, short-term valuable paper which are overdue for a period of more than 91 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 361 days;

- Payments of financial leases that are overdue for a period of more than 721 days;

- Payments made in lieu of customers, other credit institutions (excluding payments made in lieu of a guaranteed person) that are overdue for a period of more than 181 days.

3. Debt amounts that the Government permits to be written off, but does not finance the allowance, and have not been dealt with by using the provision in accordance with paragraphs 1 and 2.

III. Remaining provisions after dealing with risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. Total provision that has been used for risk settlement but not yet been recovered by the reporting date (accumulated), not including the debts written off with Government's permission.

---------------------

--------------------

--------------------

--------------------

---------------------

---------------------

---------------------

--------------------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

---------------------

---------------------

---------------------

 

 

Date.

 

DRAWER
(Name in detail)

CONTROLLE
(Name in detail)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Form No. 1B

STATE BANK BRANCH IN PROVINCE, CITY.......

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness

REPORT

ON THE ASSETS CLASSIFICATION, PROVISIONING TO DEAL WITH RISKS IN THE BANKING ACTIVITIES
Quarter .......year....

Unit: million Dong

Item

Credit Institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value of assets

Total provisions

Credit Institution...

Credit Institution...

Value of assets

Total provisions

Value of assets

Total provisions

I. Assets in the credit activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Current loans (including the rescheduled period);

- Current commercial paper and other short-term valuable paper which are discounted, rediscounted;

- Current financial leases.

Group 2:

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 181 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of less than 91 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of less than 31 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of less than 61 days;

- Financial leases the payments of which are overdue for a period of less than 181 days.

Group 3:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period from 31 days to less than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period from 61 days to less than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period from 181 days to less than 361 days.

Group 4:

- Loans secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 361 days; Loans not secured by assets the payments of which are overdue for a period of more than 181 days;

- Commercial paper and other short-term valuable paper that are overdue for a period of more than 61 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 181 days;

- Financial leases the payment of which are overdue for a period of more than 361 days.

2. Assets in the payment service

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

..........

..........

..........

..........

..........

.........

..........

..........

..........

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

..........

..........

..........

..........

..........

..........

 

...........

...........

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...........

...........

...........

...........

...........

...........

...........

...........

...........

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...........

...........

...........

 

...........

...........

..........

...........

...........

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

...........

..........

...........

...........

...........

...........

...........

............

...........

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Total:

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Date.

 

DRAWER
(Name in detail)

CONTROLLE
(Name in detail)

GENERAL DIRECTOR (DIRECTOR) OF CREDIT INSTITUTION
(Name in detail)

 

Form No. 2B

STATE BANK BRANCH IN PROVINCE, CITY.......

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

REPORT

ON THE USE OF PROVISIONS TO DEAL WITH RISKS IN THE BANKING ACTIVITIES
Quarter .......year....

Unit: million Dong

Item

Credit Institutions

In which:

Credit Institution

Credit Institution

I. Total provision before dealing with risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Borrowing customers, guarantors of the borrowers, issuers of commercial paper and other short-term valuable paper, guarantors of a commercial paper, financial lessees, the beneficiaries of payment services are bankrupt organizations, dissolved organizations and the payment of their obligation has been completed.

2. Assets that have the following overdue periods (including also the cases where a bankrupt, dissolved organization has not completed the payment with its assets):

- Loans secured by assets the payment of which is overdue for more than 721 days; loans not secured by assets the payment of which is overdue for more than 361 days;

- Discounted, rediscounted commercial paper, short-term valuable paper which are overdue for a period of more than 91 days;

- Payments made in lieu of a guaranteed person that have not been recovered in a period of more than 361 days;

- Payments of financial leases that are overdue for a period of more than 721 days;

- Payments made in lieu of customers, other credit institutions (excluding payments made in lieu of a guaranteed person) that are overdue for a period of more than 181 days.

3. Debt amounts that the Government permits to be written off, but does not finance the allowance, and have not been dealt with by using the provision in accordance with paragraphs 1 and 2.

III. Remaining provisions after dealing with risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. Total provision that has been used for risk settlement but not yet been recovered by the reporting date (accumulated), not including the debts written of with Government's permission.

 

-------------

-------------

-------------

-------------

-------------

-------------

-------------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

------------

-----------

-----------

------------

-------------

-------------

-------------

-------------

-------------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-------------

-------------

-----------

------------

-----------

-----------

------------

-------------

-------------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-------------

-------------

-------------

-------------

-------------

-----------

------------

-----------

-----------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-------------

 

Date.

 

DRAWER
(Name in detail)

CONTROLLE
(Name in detail)

GENERAL DIRECTOR (DIRECTOR) OF CREDIT INSTITUTION
(Name in detail)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 về phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.898

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.23.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!