Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 37/2006/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 01/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 37/2006/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng”.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

QUY CHẾ

KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định việc thực hiện kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng (bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Kiểm toán nội bộ” là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, thông qua đó đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

2. “Bộ phận kiểm toán nội bộ” là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.

3. “Tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ” là những tổ chức tín dụng có tổng số cán bộ dưới 30 người.

4. “Người điều hành” là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), trưởng, phó các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng.

Điều 3. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ bao gồm:

1. Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng.

2. Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiểm kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan được quy định tại Quy chế này.

Điều 4. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

1. Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng.

2. Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.

3. Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng.

Điều 5. Các yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan

1. Kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột lợi ích. Mỗi kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình trước và trong khi thực hiện công việc kiểm toán nội bộ được giao cho Trưởng Kiểm toán nội bộ.

2. Trưởng Kiểm toán nội bộ phải nắm vững, theo dõi và đảm bảo tính độc lập và khách quan của các kiểm toán viên nội bộ. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, Trưởng Kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Ban Kiểm soát.

3. Trong công tác kiểm toán nội bộ, tổ chức tín dụng phải quán triệt thực hiện theo các nguyên tắc, quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và các xung đột lợi ích:

a) Hạn chế tối đa việc kiểm toán viên nội bộ tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà kiểm toán viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong vòng 03 (ba) trước đây.

b) Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với một quy trình mà kiểm toán viên này là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy trình đó.

c) Đảm bảo kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; kiểm toán viên nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người thân của kiểm toán viên nội bộ. Người thân của kiểm toán viên nội bộ trong trường hợp này được hiểu là bố (mẹ) đẻ, bố (mẹ) vợ (chồng), bố (mẹ) nuôi, vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của kiểm toán viên đó và vợ chồng của những người này.

d) Thực hiện luân chuyển kiểm toán viên nội bộ, không để một kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán một đơn vị, bộ phận cụ thể trong nhiều năm liên tục.

đ) Cần có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán.

e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan.

f) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng Kiểm toán nội bộ phải được Ban Kiểm soát thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá.

Điều 6. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

1. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

2. Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.

3. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việc với Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.

4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nậht, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1:TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 7. Bộ máy của kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.

2. Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị  quyết định tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lượng, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ.

3. Tổ chức tín dụng được thuê các chuyên gia, tổ chức bên ngoài có đủ khả năng, năng lực, trình độ để thực hiện một phần công việc kiểm toán nội bộ đối với những hoạt động mà bộ phận kiểm toán nội bộ chưa đủ khả năng thực hiện kiểm toán với điều kiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này.

4. Kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ có thể do bộ phận kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài), hoặc do các tổ chức bên ngoài, các tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện với điều kiện phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này.

Điều 8. Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan;

b) Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng;

c) Có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ;

d) Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;

đ) Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ;

e) Các tiêu chuẩn khác do tổ chức tín dụng quy định.

2. Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn nói trên, Trưởng Kiểm toán nội bộ và Phó trưởng Kiểm toán nội bộ tối thiểu phải có bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành ngân hàng, kinh tế, tài chính và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 03 (ba) năm.

Điều 9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của kiểm toán nội bộ

1. Người đứng đầu bộ máy kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (gọi tắt là Trưởng Kiểm toán nội bộ) do Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát; hoặc do người có thẩm quyền của ngân hàng mẹ bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Phó trưởng Kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Kiểm toán nội bộ; hoặc do Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Kiểm toán nội bộ.

Điều 10. Phạm vi kiểm toán nội bộ

1. Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:

a) Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng.

b) Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.

2. Kiểm toán nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, khách quan khi kiểm toán các hoạt động, các quy trình, bộ phận mà trước đây kiểm toán nội bộ đã có tư vấn. Trong trường hợp này, trách nhiệm đối với các hoạt động, các quy trình, bộ phận đã được kiểm toán nội bộ tư vấn trước đây vẫn hoàn toàn thuộc về lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán nội bộ tư vấn trước đây vẫn hoàn toàn thuộc về lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán. Kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ phân tích và đánh giá đầy đủ về các thủ tục, quy trình, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được lãnh đạo của đơn vị, bộ phận được kiểm toán thiết lập, cho dù kiểm toán nội bộ trước đây đã có tư vấn cho lãnh đạo của đơn vị, bộ phận này.

Điều 11. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ

Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng tổ chức tín dụng, kiểm toán nội bộ có thể rà soát, đánh giá những nội dung sau:

1. Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

2. Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn.

3. Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử.

4. Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính.

5. Cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

6. Cơ chế, quy định, quy trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng.

7. Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.

8. Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt động, tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra.

9. Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, theo yêu cầu của Ban Kiểm toán, của Hội đồng quản trị.

MỤC 2:NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 12. Nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

2. Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của tổ chức tín dụng (cơ chế, chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Đối với tất cả những vấn đề có thể có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.

3. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

4. Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏa đáng.

5. Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả kiểm toán nội bộ cho các bên hữu quan trong và ngoài tổ chức tín dụng theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của tổ chức tín dụng và theo pháp luật.

6. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

7. Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.

8. Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.

9. Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

10. Tư vấn cho Người điều hành, Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.

Điều 13. Quyền hạn của Bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Được trang bị đầy đủ các nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) cần thiết.

2. Được chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.

3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công tác kiểm toán nội bộ.

4. Được tiến cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, các tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.

5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả các cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.

6. Được tham dự và được nhận các biên bản họp của ban lãnh đạo có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.

7. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định của Quy chế này, của Điều lệ và của Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.

2. Chịu trách nhiệm trước Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị về kết quả công việc kiểm toán nội bộ; về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.

3. Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các đơn vị, bộ phận thuộc tổ chức tín dụng.

MỤC 3:CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 15. Chính sách và quy trình kiểm toán nội bộ

1. Chính sách kiểm toán nội bộ là căn cứ, cơ sở và hướng dẫn chính thức cho công tác kiểm toán nội bộ và cho từng kiểm toán viên nội bộ. Chính sách kiểm toán nội bộ bao gồm Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy trình nội bộ về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ và các quy định có liên quan.

2. Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cần khái quát được tôn chỉ, mục đích, phạm vi hoạt động, vị trí, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng và mối quan hệ với các đơn vị, bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn và việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ. Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Quy trình kiểm toán nội bộ có thể được quy định tại Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ.

4. Trên cơ sở các quy định tại Quy chế này, các tổ chức tín dụng phải xây dựng chính sách và quy trình kiểm toán nội bộ cụ thể phù hợp với đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Quy chế này.

Điều 16. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

1. Tổ chức tín dụng phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy văn hóa đạo đức nghề nghiệp trong toàn bộ tổ chức tín dụng nói chung, và trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nói riêng. Mọi kiểm toán viên nội bộ đều phải đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán nội bộ và tư vấn.

2. Các kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện và duy trì các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu sau đây:

a) Trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp; không chủ tâm liên can đến bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào, hoặc tham gia những hoạt động gây mất uy tín đối với nghề nghiệp kiểm toán nội bộ hoặc đối với tổ chức tín dụng; luôn tôn trọng và phấn đấu đóng góp có hiệu quả cho những mục tiêu chính đáng và hợp pháp của tổ chức tín dụng.

b) Khách quan: kiểm toán viên nội bộ phải thể hiện tính khách quan nghề nghiệp ở mức độ cao nhất trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra đánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình.

c) Bảo mật: kiểm toán viên nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin mà không có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

d) Trách nhiệm: kiểm toán viên nội bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm cao, phấn đấu học hỏi, áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được để thực hiện công việc kiểm toán nội bộ một cách hiệu quả.

3. Trưởng Kiểm toán nội bộ phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo các kiểm toán viên nội bộ tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Điều 17. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

1. Căn cứ quy mô, sự tăng trưởng, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực (nhân lực, tài chính,…) hiện có, Trưởng Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm.

2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của tổ chức tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nhiệm vụ và các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;

b) Đảm bảo tính toàn diện: tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng đều được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro thấp nhất nhìn chung cũng phải được kiểm toán năm (05) năm một lần.

c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Ban Kiểm soát, hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.

d) Có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.

3. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tới phải được gửi cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; Trước ngày 31 tháng 12, Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng phải gửi kế hoạch kiểm toán này cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các ngân hàng).

Điều 18. Phê duyệt chính sách, quy trình, và kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

1. Chính sách kiểm toán nội bộ trong đó có Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ được Hội đồng quản trị thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban Kiểm soát và do Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng phê duyệt và ký ban hành.

2. Chính sách kiểm toán nội bộ sau khi phê duyệt phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng) để biết và theo dõi. Ngân hàng Nhà nước có quyền có ý kiến góp ý hoặc yêu cầu sửa đổi nội dung chính sách này nếu chưa đáp ứng các quy định tại Quy chế này.

3. Quy trình kiểm toán nội bộ (trong trường hợp được ban hành riêng, không nằm trong Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ), kế hoạch kiểm toán nội bộ được Ban Kiểm soát thảo luận với Tổng giám đốc (Giám đốc) và do Trưởng Ban Kiểm soát phê duyệt sau khi báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Điều 19. Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

Trưởng Kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất đặc biệt theo yêu cầu của Ban Kiểm soát. Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng của các nội dung được kiểm toán.

MỤC 4:CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU GIỮ HỒ SƠ,  TÀI LIỆU KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 20. Báo cáo kiểm toán

1. Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và đơn vị, bộ phận được kiểm toán trong thời hạn tối đa không quá 1 tháng, kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.

2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng (nếu có).

3. Báo cáo kiểm toán cần có ý kiến của ban lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của đơn vị và lý do.

Điều 21. Báo cáo đột xuất

Trưởng Kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất theo quy định sau:

1. Báo cáo ngay cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có những nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Thông báo kịp thời cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian thích hợp.

3. Sau khi đã thông báo cho Người điều hành đơn vị có hoạt động được kiểm toán theo Khoản 2 Điều này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

Điều 22. Báo cáo kiểm toán thường niên

1. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Trưởng Kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc). Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; các tồn tại, các sai phạm lớn đã được phát hiện; các biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị sửa chữa và khắc phục các tồn tại, sai phạm; đánh giá về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

2. Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước với những nội dung như quy định tại Khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các ngân hàng).

Điều 23. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ

1. Các báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu giữ tại bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu giữ theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động ngân hàng) có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.

MỤC 5:ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 24. Quy trình đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ

Tổ chức tín dụng phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ. Quy trình này bao gồm việc đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập. cụ thể quy trình này bao gồm:

1. Đánh giá nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán, và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ. Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho Ban Kiểm soát và được ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.

2. Đánh giá độc lập là việc đánh giá hàng năm về chất lượng hoạt động của kiểm toán nội bộ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Kết quả đánh giá độc lập về chất lượng kiểm toán nội bộ phải được tổ chức kiểm toán độc lập ghi nhận trong Báo cáo thường niên của tổ chức tín dụng.

MỤC 6:RÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 25. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

1. Rà soát, phê duyệt chính sách, phương pháp kiểm toán nội bộ; thông qua quy trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ. Căn cứ các quy định của pháp luật và Quy chế này, ban hành Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ của đơn vị mình, trong đó phải có quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, vị thế, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ báo cáo, mối quan hệ với các bộ phận khác của tổ chức tín dụng, trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng Kiểm toán nội bộ; các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của kiểm toán nội bộ và của báo cáo kiểm toán nội bộ.

2. Quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Kiểm toán nội bộ trên cơ sở đề nghị của Ban Kiểm soát.

3. Trang bị đủ các nguồn lực (nhân lực, tài chính và các phương tiện khác) và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho Bộ phận kiểm toán nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ quy định tại Quy chế này.

4. Quyết định việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ; Đôn đốc, theo dõi các đơn vị nghiệp vụ thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ, có biện pháp xử lý kịp thời khi có các báo cáo nêu tại Điều 20, Điều 22 Quy chế này hoặc khi có các kiến nghị, đề xuất của Trưởng Ban kiểm soát, Trưởng Kiểm toán nội bộ.

5. Quyết định chế độ tài chính, cơ chế tiền lương, thưởng, phụ cấp cho Bộ phận kiểm toán nội bộ và cán bộ của Bộ phận này theo thẩm quyền.

Điều 26. Trách nhiệm của Ban Kiểm soát 

1. Ban Kiểm soát tổ chức tín dụng có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của Bộ phận kiểm toán nội bộ.

2. Rà soát, kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

3. Đảm bảo công tác kiểm toán nội bộ có vị trí thích hợp tổ chức tín dụng và không có các trở ngại bất hợp lý đối với hoạt động kiểm toán nội bộ.

4. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện phương pháp, chính sách kiểm toán nội bộ trình Hội đồng quản trị quyết định.

5. Phê duyệt quy trình kiểm toán nội bộ; phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm theo đề nghị của Trưởng Kiểm toán nội bộ, đảm bảo kế hoạch kiểm toán nội bộ được định hướng theo rủi ro.

6. Đảm bảo phối hợp có hiệu quả với kiểm toán độc lập và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

7. Xem xét, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Kiểm toán nội bộ.

8. Thực hiện báo cáo trực tiếp lên mọi cơ quan, mọi cấp trong tổ chức tín dụng và ngoài tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và quy định của tổ chức tín dụng; Thực hiện gửi các báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Quy chế này.

Điều 27. Trách nhiệm của Trưởng Kiểm toán nội bộ

1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình Ban Kiểm soát phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Ban Kiểm soát phê duyệt và những cuộc kiểm toán đột xuất do Ban Kiểm soát giao.

3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện phương pháp, chính sách, quy trình kiểm toán nội bộ trình Ban Kiểm soát.

4. Đảm bảo nhân viên kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.

5. Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ, trình Ban Kiểm soát phê duyệt.

6. Đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của tổ chức tín dụng tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ.

7. Dự các cuộc họp của Ban lãnh đạo theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng và quy định của Quy chế này.

8. Báo cáo Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại, các sai phạm của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và của Người điều hành.

9. Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán; Lập và gửi các báo cáo theo quy định tại Quy chế này.

Điều 28. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)

1. Tạo điều kiện thuận lợi để Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện phối hợp công tác với Bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị.

2. Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với Bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị.

3. Thông báo kịp thời cho Bộ phận kiểm toán nội bộ về mọi trường hợp bị thua lỗ, thất thoát hay gian lận đáng kể, các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro, thua lỗ, thất thoát, gian lận.

4. Đảm bảo Bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các sáng kiến, sản phẩm mới nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan.

Điều 29. Trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp

1. Cung cấp tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công việc của kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của Bộ phận kiểm toán nội bộ;

2. Thông báo ngay cho Bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro, thất thoát lớn về tài sản (hoặc nguy cơ thất thoát tài sản), hoặc khi có những thay đổi trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình;

3. Thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với Bộ phận kiểm toán nội bộ và/ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị.

MỤC 7:TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 30. Trách nhiệm của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước

1. Thực hiện thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng theo các quy định tại Quy chế này.

2. Định kỳ hàng năm đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng, tăng cường tham vấn, phối hợp với Bộ phận kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ và công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng.

3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 31. Trách nhiệm của Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng

1. Nghiên cứu, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, sửa đổi bổ sung những quy định về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng tại Quy chế này.

2. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Quy chế này.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành và gửi Quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính (riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố) để đăng ký và phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Điều 33. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.

 

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 37/2006/QD-NHNN

Hanoi, August 01, 2006

 

DECISION

ON THE ISSUANCE OF THE REGULATION ON INTERNAL AUDIT OF CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

- Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam issued in 1997; the Law on the amendment, supplement of several articles of the Law on the State Bank issued in 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions issued in 1997; the Law on the amendment, supplement of several articles of the Law on Credit Institutions issued in 2004;
- Pursuant to the Decree No.52/2003/ND-CP dated 19/5/2003 of the Government providing for the function, assignment, authority and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Upon the proposal of the Director of Banks and Non-bank Credit Institution Department,

DECIDES:

Article 1. To issue in conjunction with this Decision the “Regulation on internal audit of credit institutions”.

Article 2. This Decision shall be effective after 15 days since its publication on the Official Gazette and replace the Decision No.03/1998/QD-NHNN3 dated 03/01/1998 of the Governor of the State Bank on the issuance of the “Regulation on internal inspection, audit of credit institutions”.

Article 3. The Director of Administrative Department, Director of Banks and Non-bank Credit Institution Department, Heads of related units of the State Bank of Vietnam, General Manager of the State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management and the Chairperson of the Board of Directors, General Director (Director) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Dang Thanh Binh

 

REGULATION

ON THE INTERNAL AUDIT OF CREDIT INSTITUTIONS
(Issued in conjunction with the Decision No. 37/2006/QD-NHNN dated 01 August 2006 of the Governor of the State Bank)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and subjects of application

This Regulation stipulates the performance of internal audit at credit institutions which are established and operate in accordance with the Law on Credit Institutions (including branches of foreign banks operating in Vietnam).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Regulation, following terms shall be construed as follows:

1. “Internal audit” is an act of independent, objective inspection, verification, assessment for the internal inspection, control system; independent assessment of the appropriateness and compliance with policies, procedures and process which are set up in the credit institutions, whereby the unit performing internal audit shall provides proposals, advices for the purpose of enhancing the operation effectiveness, efficiency of systems, processes, provisions, making contribution to the assurance of the prudential, efficient and lawful operation of credit institutions.

2. “Internal audit department” is a specialized and responsible unit which performs the internal audit of a credit institution;

3. “Small-scaled credit institutions” are credit institutions which have the total officers of less than 30 people.

4. “Manager” shall be the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director), Head, Deputy Head of units, managing, professional operation departments of credit institutions.

Article 3. Objectives of internal audit

Major objectives and functions of internal audit include:

1. To independently valuate the appropriateness and compliance with policies, procedures, processes which are drawn up in the credit institution.

2. To inspect, verify, valuate the sufficiency, effectiveness and efficiency of the internal inspection, control system for the purpose of improving and completing the internal inspection, control system. With a view to performing this objective, units performing the internal audit are encouraged to perform consultant activity, participate in the process of building, improving and completing the internal inspection, control system, providing that principle of independence, objectiveness as stipulated in this Regulation is not violated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Independence: the internal audit department shall operate independently compared with units, managing, professional operation departments of the credit institution; the internal audit activity shall be independent of activities of management, professional operation of the credit institution;

2. Objectiveness: the internal audit department, internal auditors must assure the objectiveness, truthfulness, fairness, non-prejudice when they perform the task of internal audit.

3. Speciality: internal auditors shall be those who have necessary knowledge, standard and skills of internal audit and do not concurrently undertake other posts and specialized works of the credit institution.

Article 5. Requirements for assuring the independence and objectiveness

1. Internal auditors must have fair, unprejudiced attitude and avoid any interest conflict. Each internal auditor shall have the right and obligation to make report to the Chief of internal auditor on all issues that may affect his independence and objectiveness prior to and during the performance of assigned internal audit work.

2. The Chief of internal auditor must thoroughly understand, follow up and ensure the independence and objectiveness of the internal auditors. In case where the independence or objectiveness is affected or likely to be affected, the Chief of internal auditor shall report to the Controllers Committee.

3. The credit institution must thoroughly grasp the implementation of the internal audit activity under the following principles, provisions in order to ensure the independence and objectiveness, prevent the lack of fairness, prejudice and interest conflicts:

a. To restrain maximally the participation by internal auditors in the audit of activities, departments that those very auditors were responsible for performing activities or managing those departments within 03 (three) years previously.

b. Internal auditor shall not be entitled to perform the audit for a process that he takes the major responsibility for the building up of the process thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. To rotate internal auditors, one internal auditor shall not be permitted to perform the audit for a specific unit, department within many consecutive years.

dd. It is required to take measures of inspection in order to ensure the independence and objectiveness of the internal audit work right during the implementation of the internal audit work at the units, departments to be audited and during the period of preparation and submission of auditing report;

e. Auditing comments in the report on internal audit shall be carefully analyzed basing on collected data, information for ensuring the objectiveness;

f. Results of the duty performance of the Chief of Internal Auditor must be regularly inspected, verified and valuated by the Controllers Committee.

Article 6. Performance method of the internal audit activity

1. Performance method of the internal audit is “risk-oriented” auditing method, priority shall be given to resources concentration for auditing units, departments, processes which are considered as highly risky.

2. Internal auditor must define, analyse, valuate risks and draw up a risk file for each activity of the credit institution. The risk file includes the entire of the potential risks, possible effects of those risks on the operation of the credit institution and possibility of the occurrence of those risks. Basing on the valuation of the effect, possibility of the risk occurrence; each risk shall be classified into high, or medium or low risks. The valuation, classification of risks must be performed at least once a year.

3. The result of risk valuation shall be the basis so as the Chief of internal auditor can work with the Controllers Committee, the General Director and the Board of Directors during the process of preparing the annual internal audit plan. All the risks shall be graded under descending order, activities which are considered as highly risky shall be given the priority to concentrate more resources, more time on the auditing, priority to perform the auditing first and more regular than those with low risk exposures.

4. The internal audit plan must be drawn up basing on the risk valuation results and must be updated, changed, adjusted in line with the development, changes in the operation of the credit institution and changes of accompanied risks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. ORGANIZATION, OPERATION OF INTERNAL AUDIT DEPARTMENT

Article 7. Internal audit apparatus

1. The internal audit department of the credit institution is organized in a uniform system under the vertical industry, shall directly belong to and be subject to the direct instruction of the Controllers Committee.

2. Basing on the scale, set level and characteristics of the credit institution’s operation and upon the proposal of the Controllers Committee, the Board of Directors shall make decision on the organization of the internal audit apparatus, the regime on salary, bonus, responsibility allowances applicable to persons engaging in the internal audit work.

3. The credit institution shall be entitled to outsource specialists, organizations which have full capability, professional level to perform a part of the internal audit work for the activities the internal audit department is not yet qualified for performing the audit providing that the compliance with the principles, provisions in this Regulation shall be ensured.

4. The internal audit activity of local People’s Credit Funds, branches of foreign banks, small scaled credit institutions may be undertaken by the internal audit department of the head office or local office (in respect of foreign bank branches), or by external organizations, independent auditing organizations providing that the compliance with the principles, provisions in this Regulation must be ensured.

Article 8. Standards for persons engaging in the internal audit work

1. Internal auditors must fully satisfy the following standards:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Having general knowledge, understanding about the laws, business administration and banking operations;

c. Having bachelor degree in appropriate speciality, having adequate knowledge and regularly being updated with areas they are assigned to perform internal audit;

d. Being capable of collecting, analyzing, assessing and synthesizing information;

dd. Having the knowledge, skills of the internal audit

e. Other standards provided for by the credit institution

2. Besides above mentioned conditions and standards, the Chief of Internal auditor and the Deputy Chief of Internal auditor must, at least, have bachelor degree in banking or economic or financial major and have worked in banking area for at least 3 years.

Article 9. Appointment, dismissal of titles of internal auditor

1. The head of the internal audit apparatus of a credit institution (hereinafter referred to as the Chief of Internal Auditor) shall be appointed, dismissed by the Board of Directors of the credit institution upon the request of the Head of the Controllers Committee; or by a competent person of the parent bank for foreign bank branches.

2. The Deputy Chief of Internal Auditor and other titles of the internal audit shall be appointed, dismissed, upon the request of the Chief of Internal Auditor, by the Board of Directors; or by the General Manager (Manager) of foreign bank branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Scope of internal audit activity includes:

a. Auditing all activities, professional processes and units, departments of the credit institution;

b. Performing special audit and providing advices upon the request of the Board of Directors, Controllers Committee;

2. The internal auditors should ensure the independence, objectiveness when performing the audit for activities, processes, departments they provided advices before. In this case, the leaders of the units, departments to be audited shall take full responsibility for the activities, processes and departments the internal auditors provided advices before. The internal auditors shall have the right and obligation to analyze and assess fully the procedures, processes, system of internal inspection, control which were set up by the leaders of audited units, departments regardless of the fact that the internal auditors provided the leaders of these units, departments with advices.

Article 11. Operation contents of the internal audit activity

Main contents of the internal audit activity shall be to inspect, assess the adequacy, effectiveness and efficiency of the internal inspection, control system. Depending on the scale, level of risks as well as specific requirements of each credit institution, the internal auditors may check, assess the following contents:

1. The level of adequacy, the effectiveness and efficiency of the internal inspection, control system

2. The application, the effectiveness and efficiency of identification processes, measuring method and method of risk management, capital valuation

3. Management information system and financial information system including electronic information system and electronic banking service

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The regime on the assurance of the compliance with provisions of applicable laws, provisions on prudential ratios in the credit institution’s activities, internal provisions, professional operation processes, rules, professional virtue rules

6. Regime, provisions, processes on management, administration, professional operation of the credit institution

7. Measures for ensuring the assets’ security

8. Assessing the economicalness and efficiency of the activities, the economicalness of the use of resources, by which the appropriateness level between achieved operation results and proposed operation objectives shall be determined.

9. Performing other contents relating to the function, assignment of the internal auditors upon request of the Controllers Committee, the Board of Directors.

Section 2. ASSIGNMENT, AUTHORITY AND RESPONSIBILITY OF THE INTERNAL AUDIT DEPARTMENT

Article 12. Assignments of the Internal Audit Department

1. To draw up the annual internal audit plan and perform internal audit activities in accordance with the plan, approved policies, process and procedures on internal audit, assuring the quality and efficiency.

2. To perform independent, objective inspection, verification, valuation for all units, departments, activities of the credit institution (regime, policy, procedure, process or matters in the operation) basing on the risk level (high, low or medium) and the effect levels on the credit institution’s operation. In respect of any matter that may cause bad effect to the credit institution’s operation, the internal auditor should make timely report on the nature and its effect to the credit institution’s operation and suggest practical recommendations to prevent and overcome these matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To valuate the correspondence of activities in order to prevent, overcome already reported weak points; activities for the purpose of completing the internal inspection, control system and follow up them till these issues are satisfactorily settled

5. To draw auditing report; inform and submit timely results of internal audit to concerned parties inside and outside the credit institution in accordance with policies, processes, provisions of the credit institution and applicable laws.

6. To continuously develop, correct, supplement, complete the method of internal audit and operation scope of the internal audit activity in order to be able to update, catch up with the development of banking activity

7. To comply with the process of ensuring quality of the internal audit work

8. To set up a file of ability level and requirements necessary for the internal auditor to make basis for recruitment, promotion, transfer of officers and fostering professional knowledge; To work out a plan and organize the training continuously in order to improve and ensure the professional ability of the internal auditors.

9. To maintain the regular consultancy, discussion with the independent auditing organization, the State Bank Inspectorate in order to ensure the efficient cooperation; to be a unit that regulates, coordinates with external agencies for works relating to the function, assignment of the internal auditors.

10. To provide advice to the Managers, the Board of Directors of the credit institution and operational departments to carry out projects on setting up, new application or amendment of important operational processes; managing, administration regime; process of risk identification, measuring and assessment, risk management, method of capital valuation; the accounting, information system; to perform new operations, products providing that the independence of the internal audit activity is not affected.

Article 13. Authorities of the Internal Audit Department

1. To be fully equipped with necessary resources (human resource, financial resource and other equipment)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To be fully, timely supplied with all information, documents, files which are necessary for the internal audit activity.

4. To be entitled to approach, study all operational processes, assets in the performance of audit activity.

5. To be entitled to approach, interview all officers, staff of the credit institution for issues relating to the audited contents.

6. To be entitled to attend and receive all meeting minutes of the Management Board relating to the internal audit activity.

7. To be entitled to supervise, evaluate and follow up the correction, overcoming, completion by the leaders of units, departments in respect of issues which are acknowledged and recommended by the internal auditors

Article 14. Responsibilities of the internal audit department

1. To keep secret of the information, documents in accordance with provisions of current laws, provisions of this Regulation, of the Charter and of the Internal Regulation on internal audit of the credit institution.

2. To take responsibility to the Controllers Committee, the Board of Directors for the result of the internal audit activity; for the assessments, conclusions, petitions, proposals in the internal auditing report.

3. To follow up the performance results of petitions after the internal audit of units, departments of the credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15. Policy and process on the internal audit

1. Internal audit policy shall be an official basis, foundation and guidance for the internal audit activity and for each internal auditor. The internal audit policy shall include an Internal Regulation on internal audit, a collection of professional virtue rules, internal provisions on the organization and operation of internal audit, internal audit process and related provisions.

2. The internal regulation on internal audit should generalize the guideline, purpose, scope of operation, position, authority, function, assignment of the internal auditors in a credit institution and relationship with other units, departments; of which there are requirements of the independence, objectiveness, fundamental principles, requirements of the professional level and quality assurance of the internal audit activity. The internal regulation on internal audit of the credit institution shall be established on the basis of the conformity with provisions of this Regulation and related provisions of current laws.

3. The process on internal audit shall stipulate processes and provide detailed guidance on the method of risk evaluation, preparation of an annual internal audit plan, plan for each audit session, mode of the audit performance, preparation and submission of an auditing report, archive of internal audit files, materials. The Regulation on internal audit may be provided for in the Internal Regulation on internal audit.

4. Basing on the provisions in this Regulation, credit institutions shall draw up a specific policy and process on internal audit in line with specific operation characteristics of each credit institution. Credit institutions shall be encouraged to apply international rules on internal audit providing that they are not in contrary to provisions of this Regulation.

Article 16. Rules on professional virtue

1. The credit institution must prepare a set of rules on professional virtue and ensure the maintenance of those rules in order to develop culture of professional virtue within the entire credit institution in general, and in the implementation of the internal audit work in particular. All internal auditors shall ensure the right compliance with the rules on professional virtue during the implementation of the internal audit and consultancy work.

2. The internal auditors must implement and maintain at least the following rules on professional virtue:

a. Truthful: The internal auditors shall carry out their work truthfully, carefully and responsibly; comply with the laws and perform all work contents publicly in accordance with provisions of applicable laws and of profession; shall not deliberately involve in any illegal activity, or take part in activities that may result in the loss of prestige for the internal audit profession or for the credit institution; shall always respect and strive to make efficient contribution to proper and lawful objectives of the credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Confidential: The internal auditors should respect the value and the ownership of received information, shall not be permitted to disclose the information without the valid authorization unless they are obliged to disclose the information in accordance with provisions of applicable laws and internal provisions of the credit institution.

d. Responsible: The internal auditors must always take full responsibility, strive to learn, apply gained knowledge, skills and experiences for performing the internal audit in the most efficient manner.

3. The Chief of the Internal Auditor shall take measures for following up, assessment, management in order to ensure the compliance with the rules on professional virtue by internal auditors.

Article 17. Annual internal audit plan

1. Basing on the scale, the growth rate, risk level of activities and current resources (human, financial resource, ect), the Chief of Internal Auditor shall draw up an annual internal audit plan.

2. The annual internal audit plan of a credit institution must satisfy following requirements:

a- Risk based orientation: operations and units, managing and professional operation departments with high risk level must be audited at least once a year;

b- Ensuring the all-sided nature: all operational processes, units, managing, professional operation departments of the credit institution shall be audited; processes, units, departments that have been evaluated as having the lowest risk exposure shall be audited on the basis of every five (05) years at the minimum.

c- Credit institution must set up a provisional time fund which is enough for the performance of unexpected audit sessions upon request of the Controllers Committee, or upon availability of information about the signal of violation, signal of high risk of audited subjects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The internal audit plan for the following year must be submitted to the Board of Directors, Controllers Committee, General Director (Director) of the credit institution before 31 December annually; Before 31 December, Controllers Committee of the credit institution must send this audit plan to the State Bank (the State Bank Inspectorate, Banks Departments).

Article 18. Approving policy, process and annual plan on internal audit

1. Internal audit policy, including the Internal Regulation on internal audit shall be discussed with the General Director (Director), Controllers Committee, then shall be approved and signed for issuance by the Chairperson of the Board of Directors of the credit institution.

2. After being approved, the internal audit policy shall be sent to the State Bank (Banks Department) for its knowledge and following up. The State Bank shall have the right to make suggestions or require the amendment of the contents of this policy if it has not satisfied yet the provisions of this Regulation.

3. Process on internal audit (in the event where it is issued separately, is not included in the Internal Regulation on internal audit), the internal audit plan shall be discussed by and between the Controllers Committee and the General Director (Director) and approved by the Chief of Internal Auditors after reporting to the Chairperson of the Board of Directors.

Article 19. Implementing the annual internal audit plan

The Chief of Internal Auditor shall organize the implementation of the annual internal audit plan and special unexpected audit sessions upon the request of the Controllers Committee. Scope, cycle and method of auditing, auditing process must assure that the auditing result truly reflects the actual situation of the audited contents.

Section 4. REGIME ON THE REPORTING AND ARCHIVE OF INTERNAL AUDIT FILES, DOCUMENTS

Article 20. Auditing report

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The auditing report must clearly state auditing contents, scope of auditing; assessments, conclusions of the audited contents and foundation of the opinions thereof; shortcomings, remains, error, violation, explanations of the subjects of auditing; proposing methods of error correction, overcoming and violation settlement; proposing methods of rationalizing, improving the operational process; completing the risk management mechanism, organizational structure of the credit institution (if any).

3. Auditing report should have the opinion of the leadership of the audited unit, department. In the event where the audited unit does not agree with the auditing result, the internal auditing report, the unit should state clearly its disagreement and the reason thereof.

Article 21. Unexpected report

The Chief of Internal Auditor shall make unexpected report in accordance with following provisions:

1. Making immediate report to the Controllers Committee, Board of Directors, General Director (Director) if any serious violation is detected or where any high risk exposure that may cause bad effect to the operation of the credit institution is realized.

2. Timely informing the Manager of the unit of which the activity is audited if the remains stated in the auditing report are not timely corrected and overcome after an appropriate period of time.

3. After having informed the Manager of the unit of which the activity is audited in accordance with Paragraph 2 in this Article, if the remains thereof have not been corrected and overcome, they must be timely reported in writing to the Controllers Committee, the Board of Directors and General Director (Director) of the credit institution.

Article 22. Annual auditing report

1. After 30 days at the latest since the ending of the fiscal year, the Chief of the internal auditor shall send a general report on the performance result of the internal audit plan in the previous year to the Controllers Committee, the Board of Directors, the General Director (Director). The general report on the performance result of the internal audit plan of the previous year must state clearly: the proposed audit plan; the already performed audit activities; serious shortcomings, violations that have been detected; methods proposed by the internal auditors for the correction and overcoming of the shortcomings, violations; assessment of the internal inspection, control system relating to audited activities and proposals for the perfection of the internal inspection, control system; the performance of methods, petition, proposals of the internal auditors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23. Archiving internal audit files, documents

1. Auditing reports and auditing files, documents must be archived at the internal audit department in accordance with provisions of applicable laws.

2. Files, documents in each auditing session must be recorded as written documents, archived by order so that individuals, organizations that are competent to exploit (who have professional standard and knowledge of banking activity) can understand the auditing work, the performance result of the auditing session

Section 5. ASSURING THE QUALITY OF THE INTERNAL AUDIT ACTIVITY

Article 24. Process on assuring the quality of the internal audit activity

A credit institution must have a process on following up and evaluating the quality of the internal audit activity. This process shall include the internal assessment and independent assessment, specifically as follows:

1. Internal assessment means the self-reassessment of the internal audit activities at the end of an audit event, and the self-reassessment on annual basis of the entire internal audit activity performed by the internal audit department for the purpose of assuring the quality of the internal auditing activity. Result of the annual internal assessment must be reported to the Controllers Committee and acknowledged in the Annual Internal Auditing Report.

2. Independent assessment means the annual assessment of the quality of the internal audit activity performed by an independent auditing organization. Result of the independent assessment of the internal auditing quality shall be acknowledged by the independent auditing organization in the Annual report of the credit institution.

Section 6. RESPONSIBILITY OF THE CREDIT INSTITUTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To check, approve the policy, method of internal audit; to ratify process, plan on internal audit. Pursuant to provisions of applicable laws and this Regulation to issue an internal Regulation on internal audit of their unit, which must provide for target, duty, position, authority, responsibility, reporting regime, relationship with other departments of the credit institution, responsibility and authority of the Chief of Internal auditor; basic principles, requirements of internal audit activity and of the report on internal audit.

2. To make decision on the apparatus organization of the internal audit department; to appoint, dismiss the Chief of Internal Auditors upon the proposal of the Controllers Committee.

3. To equip sufficient resources (human resource, financial resource and other facilities) and facilitate the Internal audit department to complete assignments as provided for in this Regulation.

3. To make decision on the implementation of the petitions of internal auditors. To speed up, follow up professional units in the implementation of petitions of internal auditors, to timely take treatment measures upon the receipt of reports provided for in Article 20, Article 22 of this Regulation or upon proposal, suggestion of the Chief of Controllers Committee, Chief of internal auditor.

4. To make decision on financial regime, mechanism on salary, bonus, allowances for the internal audit department and officers of this department in accordance with the competence.

Article 26. Responsibility of the Controllers Committee

1. Controllers Committee of the credit institution shall be responsible for the direct guidance, management, supervision over activities of the Internal audit department;

2. To check, inspect, evaluate to ensure the efficiency of the internal audit activity; take major responsibility for ensuring the quality of the internal audit activity;

3. To ensure that the internal audit activity has an appropriate position in the credit institution and there are not any unreasonable obstacles for the internal audit activity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To approve the internal audit process; to approve, adjust the annual internal audit plan upon the proposal of the Chief of Internal auditor, ensure that the internal audit plan is oriented according to the risk.

6. To ensure an efficient coordination with independent auditors and the State Bank Inspectorate

7. To consider, propose the Board of Directors on the appointment, dismissal of the Chief of internal auditor.

8. To carry out the direct reporting to all agencies, all levels inside and outside the credit institution in accordance with provisions of applicable laws and provisions of the credit institution; To send reports to the State Bank in accordance with provisions of this Regulation.

Article 27. Responsibility of the Chief of Internal Auditor

1. To draw up the annual internal audit plan to submit to the Controllers Committee for approval.

2. To organize the implementation of the internal audit plan approved by the Controllers Committee and unexpected audit events assigned by the Controllers Committee.

3. To draw up, amend, supplement and perfect on a regular basis the method, policy, process on internal audit for the submission to the Controllers Committee.

4. To ensure that officers of the Internal audit Department are trained regularly, have sufficient standard, professional capacity to perform the duty of internal audit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To request to gather personnel from other departments of the credit institution to participate in internal audit event when necessary, providing that the independence of the internal audit activity is ensured.

7. To attend meetings of the Management Board in accordance with internal provisions of the credit institution and provisions of this Regulation.

8. To report the Controllers Committee, the Board of Directors, the General Director (Director) when weakness, shortcomings, violations of the inspection, control system and of the Manager are detected.

9. To follow up the implementation of petitions after auditing; to draw up and send reports n accordance with provisions in this Regulation;

Article 28. Responsibility of the General Director (Director)

1. To facilitate the Internal Audit Department to perform the assigned duty and conduct units, managing, professional operating departments to coordinate with the Internal audit Department in accordance with provisions of the Internal Regulation on internal audit or upon the direction of the Board of Directors.

2. To speed up units, managing, professional operating departments to perform the proposals agreed with the Internal audit Department or upon the direction of the Board of Directors.

3. To timely give a notice to the Internal audit Department of any case of considerable losses or fraud, or cases which are likely to occur risk, losses, fraud.

4. To ensure that the Internal audit Department is fully informed of changes, newly arisen issues in the activity of the credit institution, new initiative, products for early definition of all related risks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To supply any necessary information, documents, files for the work of internal auditors upon request of the Internal audit Division;

2. To report immediately the Internal audit Department when detecting weakness, shortcomings, violations, risks or major losses of assets (or risk of asset losses), or where there is any change in the internal inspection, control system at their units;

3. To implement proposals already agreed with the Internal audit Department and/or in accordance with the direction of the Board of Directors.

Section 7. RESPONSIBILITIES OF UNITS OF THE STATE BANK

Article 30. Responsibility of the State Bank Inspectorate

1. To perform the inspection, supervision over the compliance with provisions on internal audit by credit institutions in accordance with provisions of this Regulation.

2. Annually, to evaluate the efficiency of the internal audit activity of credit institutions, to intensify the advice, coordination with the Internal audit Department of credit institutions for the purpose of improving the efficiency of the internal audit activity, and inspection, supervision activity of credit institutions.

3. To deal with within the competence or propose to the Governor of the State Bank to deal with cases violating the provisions of this Regulation and related provisions of current laws.

Article 31. Responsibility of the Banks and Non-bank Credit Institutions Department

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To provide guidance to credit institutions, branches of the State Bank in provinces, cities under the central Government’s management in the implementation of this Regulation.

Chapter III

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 32. Within the period of six (06) days since the effectiveness of this Regulation, credit institutions must establish an Internal audit Department; draw up, issue and send the Internal Regulation on internal audit to the State Bank of Vietnam (the State Bank’s Inspectorate, Banks Department, State Bank branches where joint stock credit institutions locate their head offices (except for local People’s credit funds, they shall only send to the State Bank branches in province, cities) for registration and serving the inspection, supervision activity.

Article 33. Any organization, which, individual, who violates provisions in this Regulation, depending on the nature and seriousness of the violation, shall be subject to administrative punishment in monetary area and banking activity or prosecuted for criminal liability, and subject to the compensation for any damage caused by them in accordance with provisions of applicable laws.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.158

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.51.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!