Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 369/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/02/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 369/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phhoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tng thời kỳ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.

c) Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nxấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%.

d) Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

đ) Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

3. Định hướng hoạt động

a) Về đối tượng phục vụ

Ngân hàng Phát triển Việt Nam tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

+ Tập trung vn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

+ Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

- Tập trung nguồn vốn ODA vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam; khuyến khích các quỹ tài chính địa phương (như quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng) thực hiện đầu tư ủy thác qua Ngân hàng theo mục tiêu phát triển của địa phương.

- Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời, nâng cao năng lực tài chính để tạo điều kiện mở rộng quy mô bảo lãnh và tăng cường quản trị rủi ro.

- Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bước đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách nhà nước. Việc cho vay thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.

b) Về chỉ tiêu an toàn tài chính

- Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng phù hợp (dự kiến đến năm 2020 đạt 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tương đương mức 20.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 30.000 tỷ đồng vào năm 2020).

- Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong đó nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động theo đó nghiên cứu để ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hướng tăng cường phân cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật (theo Điều lệ tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

- Nghiên cứu đquy định và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo mô hình các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc theo thông lệ quốc tế

c) Về công tác quản trị ngân hàng

- Nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trước mắt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo cả 02 Luật ngân sách nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng:

+ Về Luật ngân sách nhà nước: Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất, tuân thquy định dự toán ngân sách nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.

+ Về Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu với Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...) trong việc quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Giao Bộ quản lý ngành kinh doanh chính đảm nhiệm vai trò đại diện chủ sở hữu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

- Thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước, theo đó: Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các bộ phận trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc quyết định các vấn đề về quản lý vn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng.

- Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong đó bao gồm cả các chức năng về thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng …phù hợp với quy định của pháp luật và tính chất đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành phù hợp với mô hình, hoạt động đặc thù của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đó: Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước về tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý giám sát về tín dụng và thanh toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý giảm sát về đầu tư phát triển; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về tiền lương và lao động; hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thng nhất về tổ chức và hoạt động; phối hợp chặt chẽ giữa Ban kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

d) Tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng

- Giai đoạn 1 (từ năm 2013 đến năm 2015):

+ Rà soát lại danh mục chương trình, dự án, ngành hàng thuộc đối tượng tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, xác định mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở đó cơ cấu lại nguồn vốn vay.

+ Xác định tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tương ứng, đảm bảo đến 2015 đạt 10%; có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu cho Ngân hàng.

+ Đánh giá lại nợ xấu, ban hành quy định phân loại nợ phù hợp với đặc thù của ngân hàng, giải quyết dứt điểm nợ xấu bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển và các tổ chức tiền thân, phấn đấu giảm nợ xấu xuống 7% tổng dư nợ cuối năm 2015.

+ Củng cố lại tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng, xác định đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành.

+ Tổ chức lại bộ máy các chi nhánh và Sở giao dịch cho phù hợp với định hướng về phạm vi, quy mô hoạt động theo hướng hình thành các chi nhánh khu vực, theo đó đến cuối năm 2015 toàn hệ thống còn khoảng 45 chi nhánh.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2016 đến năm 2020):

+ Xác định chương trình, danh mục tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực cho các chương trình, danh mục này.

+ Xác định tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt 10%, vốn chủ sở hữu đạt 30.000 tỷ đồng vào năm 2020, nợ xấu phấn đấu ở mức 4%-5% vào năm 2020.

+ Cải thiện cân đối thu chi, tài chính giảm cấp bù của ngân sách nhà nước, tiến tới đảm bảo tự chủ tài chính trong hoạt động từ năm 2020.

+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo tiêu chí an toàn tài chính như các ngân hàng theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Giai đoạn 3 (sau năm 2020):

+ Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trong nước và từng bước mrộng ra các nước trong khu vực.

+ Áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

4. Các giải pháp thực hiện

a) Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, trong đó có việc sửa đổi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ.

- Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, bộ máy quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trong đó có việc sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Từ nay đến năm 2015 tiến hành đánh giá và cơ cấu lại dư nợ và khách hàng hiện có tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xây dựng và triển khai việc tái cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đặc biệt các khoản nợ tồn đọng qua các giai đoạn Tổng cục Đầu tư Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý nợ bị rủi ro trên cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ khi đến hạn, quá hạn; nghiên cứu, xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm và phương án xử lý đối với từng loại hình rủi ro; xây dựng chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

b) Bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

Việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian tới để tăng cường năng lực hoạt động, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vốn theo quy định của các tổ chức tín dụng. Nguồn bổ sung vốn điều lệ gồm: vn ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, các nguồn tích lũy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.

c) Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch về tài chính, chịu sự, kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng, phúc lợi đối với cán bộ phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của ngân hàng.

d) Tiếp tục phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực: Tranh thủ nguồn lực từ Trung ương và địa phương để đầu tư, nâng cấp, ổn định trụ sở ngân hàng các cấp, kho tàng, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc, tập trung nguồn lực tài chính, nhân sự để xây dựng và triển khai hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ hoạt động và quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực về quản lý tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và mô hình ngân hàng phát triển. Tranh thủ khai thác các nguồn vốn, nguồn tài trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực, đặc biệt năng lực quản lý và quản trị rủi ro, bổ sung nguồn vốn cho vay cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

đ) Nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và kiểm soát nội bộ: Tăng cường sự kiểm tra giám sát của các Bộ, cơ quan liên quan bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

a) Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong từng thời kỳ.

b) Trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; sửa đổi cơ chế tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam; ban hành Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu; Đán tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

a) Cân đối kế hoạch trung và dài hạn về vốn đầu tư, và tín dụng đầu tư của Nhà nước để Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn lực và thực hiện Đán chiến lược của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn việc phân loại nợ đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với tính chất và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

b) Xem xét quyết định cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

c) Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển Việt Nam tham gia hoạt động thị trường liên ngân hàng, vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.

d) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan đến tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cơ chế quản lý lao động, cơ chế tiền lương phù hp, ổn định nhằm động viên cán bộ, viên chức và người lao động yên tâm công tác, gắn bó với ngành.

5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

a) Xây dựng và báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ:

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Đề án tăng vốn điều lệ.

- Đề án xử lý nợ xấu.

b) Tổ chức, thực hiện các nội dung tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thực hiện các đề án về kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị nội bộ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; rà soát việc thẩm định, tăng cường giám sát tín dụng.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
-
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng
Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kim toán Nhà nước;
- Ủ
y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn
Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 369/QD-TTg

Ha Noi, February 28, 2013

 

DECISION

APPROVING THE DEVELOPMENT STRATEGY OF VIETNAM DEVELOPMENT BANK TO 2020 AND VISION TO 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on state budget dated December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to Decree No. 75/2011/ND-CP dated August 30, 2011 of the Government on investment credit and export credit of the State;

Based on the strategy of socio-economic development from 2011 to 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. Approving the development strategy of Vietnam Development Bank to 2020 and vision to 2030

1. General objective

Continuing to strengthen and develop the Vietnam Development Bank which is a Government's policy bank operating not for profit objective in a sustainable, efficient direction ensuring adequate capacity to carry out the investment credit policy, export credit of the State and other tasks assigned by the Government and the Prime Minister, thus contributing to the strategy and the socio-economic development plan of the country in each period.

2. Specific target

a) Credit growth rate in the period 2013 - 2020 shall be about 10% / year on average, the asset size of the Vietnam Development Bank in 2020 shall reach approximately 500,000 billion dong. The period after 2020, the credit growth is determined in accordance with the requirements of socio-economic development.

b) Determination of structure between equity and mobilized capital of the bank, with the roadmap to increase equity in order to achieve equity ratio compared with the total outstanding loan of investment credit and export credit of Vietnam Development Bank in accordance with each stage.

c) Improvement of credit quality especially the appraisal, disbursement, management of debt recovery; building of mechanism of bad debt classification consistent with the nature and operation of the Vietnam Development Bank; building mechanism for risk provision and the measures for treatment of bad debt of program loan; positively recovery of debt and risk treatment aiming to reduce the overall bad debt ratio below 7% by 2015, from 4%- 5% by 2020; bad debt ratio for the period 2020 to 2030 less than 3%.

d) Standardization of operation process to meet the requirements of implementation of development support policy according to the guidelines of the Party and the State, the target program decided by the Government and the Prime Minister; diversification of banking services in better service of investment credit policy and export credit of the State including loan under agreement for these subjects in certain conditions in order to improve the quality of operation and gradually reduce of state budget subsidies towards financial autonomy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Operational direction

a) Objects of service

Vietnam Development Bank focuses on the development investment credit and export credit operations of the State decided by the Government and the Prime Minister in each period.

+ Focusing investment credit capital on the areas of social and economic infrastructure; auxiliary industries; rural agriculture; socialization in the area of education, health, environmental protection and green technology; clean energy and renewable energy.

+ Export credit activities are focused on the important industries to bring high exporting value and need the support of the State and ensure the implementation of international commitments.

- Focusing ODA on-lending loans of the Government made ​​through the Vietnam Development Bank; encouraging local financial funds (such as local development investment funds, credit guarantee funds) to perform trust investment through the Bank ​​ in accordance with the local development objectives.

- Completing credit guarantee operation for small and medium enterprises to take out loan from credit institutions to facilitate enterprises to have access to capital investment loans for production and business development effectively while enhancing financial capacity to facilitate the expansion of guarantee scale and enhancing risk management.

- Studying and permitting the implementation of the lending operation under agreement with expense coverage for the objects having loan relation at the Vietnam Development Bank to improve capital use efficiency and facilitate Vietnam Development Bank to gradually ensure the balanced financial autonomy and limited subsidies for the state budget. The loan under agreement must ensure the principle of balance of mobilized funds for lending without affecting the performance of tasks of investment credit and export credit of the State annually assigned and ensure effectiveness and capital recovery.

b) Financial safety norms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implementing of the mechanism of interest rates for investment credit and export credit on the non-profit principle, but must make up for the cost of capital, operating costs and increasing risk provisions in credit activities of the Vietnam Development Bank.

- Applying the mechanism of loan classification in line with specific activities of Vietnam Development Bank, in which studying to exclude the Governmental debts or governmental-guaranteed debts; increasing risk provision and applying mechanism of risk treatment in accordance with specific research activities to issue regulation on risk treatment by way of increasing decentralization for Vietnam Development Bank to treat risks as prescribed by law (under the Charter of organization and operation and the financial mechanism for the Vietnam Development Bank decided by the Prime Minister).

- Studying in order to stipulate and apply financial safety norms in the form of credit institutions to ensure the principle according to international rules

c) Banking management

- Studying to build law specifically applicable to policy banks including Vietnam Development Bank; presently, Vietnam Development Bank shall comply with the 02 laws which are State Budget Law and the Law on Credit Institutions:

+ On the State Budget Law: Vietnam Development Bank shall be allocated charter capital  by the state budget, subsidized by interest rate difference and comply with regulation on estimate of state budget and accept the State financial management of the Ministry of Finance.

+ On the Law of Credit Institutions: Vietnam Development Bank shall perform internal control, internal audit; preparation and issuance of internal process on professional activities; perform statistical reports and activity reports and payment activities in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.

- Clearly defining the rights and obligations of the owners with the State at Vietnam Development Bank in order to clearly define the roles and responsibilities of the Government, the Prime Minister and the ministries and sectors (Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam, etc.) in the state management under sectors and areas. Assigning the Ministry to manage the major industry to take the role of owner’s representative for Vietnam Development Bank (under the Charter of organization and operation of Vietnam Development Bank decided by the Prime Minister).

- Implementing model of member Council to administer the activities of Vietnam Development Bank as a credit institution with 100% State equity in which: Identifying the power and responsibilities of the member Council, Supervisory Board, executive Board and departments in the system of Vietnam Development Bank; increasing decentralization for member Council of Vietnam Development Bank to decide on issues concerning management of capital, assets, mobilization interest rates, interest rates for investment credit and export credit of the State; treating credit risks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing the inspection and supervision system of the ministries and sectors in accordance with the model and specific activities of Vietnam Development Bank in which: the Ministry of Finance performs state inspection, supervision and management on finance; the Vietnam State Bank performs the management and supervision on credit and payment; the Ministry of Planning and Investment performs management and supervision on investment and development; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs performs the state management on wages and labor; completing the system of internal control and inspection, making agreement on organization and operation; closely coordinating between the Supervisory Board with the system of internal control and inspection.

d) Restructuring of banking activities

- Stage 1 (from 2013 to 2015):

+ Reviewing the list of programs, projects, industries subject to investment credit and export credit of the State, determining the reasonable credit growth to restructure loan capital on that basis.

+ Determining the ratio of equity compared with the total outstanding loan of investment credit and export credit of the State respectively ensuring to reach 10% by 2015; having roadmap to increase equity for the Bank.

+ Re-evaluating bad debt, and issuing regulation on debt classification in accordance with the characteristics of the bank, definitely settling bad debts transferred from the Development Assistance Fund and the preceding organizations, striving to reduce bad debt to 7% of total outstanding loan by the end of 2015.

+ Strengthening the organization and operation of the Vietnam Development Bank, issuing the Regulation on organization and operation of the bank, identifying owner’s representative and clearly defining powers and responsibilities of member Council, Supervisory Board and executive Board.

+ Reorganizing mechanism of branches and Exchanges to match the orientation of the scope and scale of activities by forming regional branches, thus by the end of 2015, the entire system shall remain about 45 branches.

- Stage 2 (from 2016 to 2020):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Determining the capital adequacy ratio to 10% by 2020, the equity shall reach 30,000 billion dong by 2020 and bad debt to be strived at 4% -5% by 2020.

+ Improving the balance of payment, financial reduction of state budget subsidies to ensure financial autonomy in operation since 2020.

+ Modernizing banking technology under the financial safety criteria as banks by the system restructuring roadmap of Vietnam Development Bank.

- Stage 3 (after 2020):

+ Modernizing banking activities and implementing preferential credit policies in the country and gradually expanding to other countries in the region.

+ Applying the criteria of financial security, risk management according to international standards, ensuring bad debt ratio of less than 3%.

4. Implementation solutions

a) Improving the legal framework for the operation of Vietnam Development Bank:

- Amending and supplementing a number of the provisions of the law on investment credit and export credit of the State, including the amendment of Decree No. 75/2011/ND-CP of August 30, 2011of the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Completing financial management mechanism for Vietnam Development Bank: from now to 2015 evaluating and restructuring outstanding loans and existing customers at Vietnam Development Bank; preparing and deploying the restructuring of bad debt at Vietnam Development Bank, especially the outstanding debt over the period of the General Department of Development Investment and Development Assistance Fund.

- Improving the mechanism of management and handling of risky debt on the basis of building of target system to evaluate the possibility to recover debts when due or overdue; studying and developing mechanisms to identify and early warning and handling plan for each type of risk; building policy of loan classification, provision for credit risk in accordance with specific activities of the Vietnam Development Bank.

b) Supplementing charter capital for the Vietnam Development Bank

The supplementation of capital for Vietnam Development Bank in the future to strengthen the operational capacity and ensure capital adequacy standards prescribed by the credit institutions. The supplementing sources of capital include: state budget, fund for arrangement support and business development, the accumulation resources of Vietnam Development Bank as prescribed.

c) Strengthening and improving the quality and performance of the organization and staff of Vietnam Development Bank. Operating according to the principle of openness and financial transparency and subject to audit by the State Auditor. Developing mechanism of salaries, bonuses and benefits for staff in accordance with the financial condition and operations of the bank.

d) Continuing the development of infrastructure, engineering, human resources: Enlisting resources from the central and local levels to invest, upgrade and stabilize bank head offices at all level, warehouses, vehicles, working equipment. Concentrating financial resources and personnel to build and deploy modernization of information technology in service of operation and management of Vietnam Development Bank.

Developing human resource: Focusing on training and retraining to improve the quality of the staff of Vietnam Development Bank, raising professional capacity professional service, professional ethics; ensuring sufficient qualified human resources to perform the tasks assigned to them.

Enhancing the propagation and expansion of international cooperation in order to learn and share experiences with other countries in the world, especially the countries in the region on the management of investment credit and export credit and development banking model. Enlisting the use of capital and technical assistance resources of international organizations to strengthen the capacity, especially the management capacity and risk management, supplementing lending funds to Vietnam Development Bank .

e) Raising the effectiveness of inspection and supervision of the state authorities and internal control: Enhancing the inspection and supervision of the ministries and agencies concerned including: the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, State Bank of Vietnam; improving organizational model, raising capacity and performance of the inspection and internal control system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and agencies:

a) Submitting the Government to amend and supplement policies on investment credit and export credit of the State in each period.

b) Submitting the Prime Minister to amend the Charter of organization and operation of Vietnam Development Bank; amending financial mechanism for Vietnam Development Bank; issuing the Regulation on risk treatment of investment credit capital and export credit of the State.

c) Submitting the Prime Minister for the approval of the Plan on treatment of bad debt; Plan to raise charter capital of Vietnam Development Bank.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and agencies:

a) Balancing medium and long-term plans for investment capital, and the State's investment credit for the implementation of Vietnam Development Bank.

b) Coordinating with the Ministry of Finance to allocate resources and implement strategic Plan of Vietnam Development Bank.

c) Performing the function of State management on development plan and investment for the operation of Vietnam Development Bank under the Investment Law and other provisions of the relevant laws.

3. The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and other relevant ministries and agencies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reviewing the decision on granting License of foreign exchange management operation in accordance with the mission of Vietnam Development Bank.

c) Guiding Vietnam Development Bank to participate in the inter-bank market and refinancing loan from the State Bank of Vietnam as prescribed.

d) Performing the function of State management on monetary, banking activities related to investment credit and export credit of the State under the State Banking Law, the Law on Credit Institutions and other regulations of relevant laws.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in ensuring Vietnam Development Bank has appropriate and stable labor management and wage mechanism in order to encourage cadres, officials and employees to feel assured to work and dedicate to industries.

5. Vietnam Development Bank:

a) Preparing and making report to the Ministry of Finance for appraisal and submitting the Prime Minister:

- Charter of organization and operation of Vietnam Development Bank.

- Plan for Charter capital increase plan

- Plan for treatment of bad debt

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, Chairman of People's Committees of central-affiliated provinces and cities, Chairman of the Management Board and General Director of Vietnam Development Bank are liable to execute this Decision. /.

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.412

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.228.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!