NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
185/2000/QĐ-NHNN2
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN GIAO
NHẬN, ĐIỀU CHUYỂN,PHÁT HÀNH, THU HỒI VÀ TIÊU HUỶ TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁN
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số
01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày
1/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy,
tiền kim loại, bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ
thống ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày
31/10/1998 của Chính phủ về phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim
loại;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo
Quyết định này “Chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và
tiêu huỷ tiền, ngân phiếu thanh toán”.
Điều 2.- Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng,
Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Kho tiền
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT/THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Giàu
|
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
GIAO NHẬN, ĐIỀU CHUYỂN, PHÁT HÀNH, THU HỒI VÀTIÊU HỦY TIỀN,
NGÂN PHIẾU THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/2000/QĐ-NHNN2ngày 15/6/2000 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi áp dụng.
Chế độ kế toán giao - nhận, điều
chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền, ngân phiếu thanh toán quy định
trong văn bản này áp dụng cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước đối với các
nghiệp vụ sau đây:
- Kế toán nhập tiền, ngân phiếu thanh
toán mới in, đúc từ nhà máy in đúc tiền về Kho tiền Trung ương;
- Kế toán các nghiệp vụ điều chuyển
tiền, ngân phiếu thanh toán giữa các Kho tiền Trung ương; giữa Kho tiền Trung
ương với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và
giữa các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với
nhau;
- Kế toán phát hành, thu hồi và tiêu
hủy tiền, ngân phiếu thanh toán.
* Riêng kế toán thu đổi tiền không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Chế độ này. Trường hợp phát sinh sẽ có hướng dẫn
cụ thể cho từng lần thu đổi.
Điều 2.- Nguyên
tắc ghi chép kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy
tiền, ngân phiếu thanh toán.
- Việc hạch toán kế toán giao nhận
tiền, ngân phiếu thanh toán mới in, đúc, điều chuyển và tiêu hủy tiền, ngân
phiếu thanh toán tại các Kho tiền Trung ương do Vụ Kế toán - Tài chính Ngân
hàng Nhà nước thực hiện.
- Việc hạch toán kế toán điều chuyển,
phát hành, thu hồi tiền, ngân phiếu thanh toán tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Chi nhánh), Sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở giao dịch) do Phòng kế toán - thanh toán tại
các Chi nhánh, Sở giao dịch thực hiện.
- Tại các Kho tiền Trung ương
còn có bộ phận chuyên trách theo dõi kho do Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ
thực hiện, chủ yếu là mở sổ sách, lập thẻ kho, sổ quỹ theo quy định hiện hành
để ghi chép số liệu và đối chiếu với Vụ Kế toán - Tài chính.
Điều
3.- Chứng từ, sổ sách và tài khoản kế toán sử dụng trong việc xuất, nhập,
điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền, ngân phiếu thanh toán.
1. Chứng từ và các giấy tờ cần thiết
kèm theo khi xuất, nhập tiền, ngân phiếu thanh toán:
- Chứng từ và các giấy tờ cần thiết
kèm theo khi xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành bao gồm: Lệnh điều chuyển tiền của
Ngân hàng Nhà nước Trung ương (gọi tắt là Lệnh điều chuyển) hoặc Lệnh xuất,
nhập tiền giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Giám đốc Chi
nhánh, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ ký (gọi tắt là Lệnh xuất/
nhập tiền); Biên bản giao nhận tiền; và Phiếu xuất, nhập kho.
- Chứng từ và các giấy tờ cần thiết
kèm theo khi xuất, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm: các giấy tờ cần thiết
theo quy định hiện hành và Phiếu chi (thu) tiền, Giấy nộp tiền, Séc, Giấy lĩnh
tiền mặt của khách hàng (hoặc nội bộ ngân hàng) khi có Lệnh xuất, nhập Quỹ dự
trữ phát hành.
- Chứng từ sử dụng khi xuất, nhập, thu
- chi ngân phiếu thanh toán:
Tại các Kho tiền Trung ương: là Lệnh
điều chuyển ngân phiếu thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Phiếu
xuất, nhập kho; và Biên bản giao nhận ngân phiếu thanh toán.
Tại các Chi nhánh, Sở giao dịch: là
Lệnh điều chuyển ngân phiếu thanh toán; Thông báo đưa ngân phiếu thanh toán mới
vào lưu hành; Phiếu chi (thu) ngân phiếu thanh toán; Giấy nộp ngân phiếu thanh
toán; Séc, Giấy lĩnh ngân phiếu thanh toán của khách hàng; và Biên bản giao
nhận ngân phiếu thanh toán.
Việc luân chuyển chứng từ kế toán và
các giấy tờ cần thiết kèm theo khi xuất nhập tiền, ngân phiếu thanh toán giữa
Kho tiền Trung ương và Vụ Kế toán - Tài chính được vận dụng các máy móc và
thiết bị công nghệ thông tin để truyền tải nhưng phải có những quy định chặt
chẽ, đảm bảo tính pháp lý, bí mật, an toàn về số liệu xuất, nhập, điều chuyển
tiền, ngân phiếu thanh toán và đáp ứng được yêu cầu hạch toán kịp thời, chính
xác.
2. Sổ sách để theo dõi và hạch toán:
- Thẻ kho: Thẻ kho phải mở riêng theo
từng loại tiền, ngân phiếu thanh toán của mỗi loại quỹ đang bảo quản tại đơn
vị. Nếu một loại tiền, ngân phiếu thanh toán để ở nhiều giá, tủ, két thì phải
mở thẻ kho riêng cho từng giá, tủ, két. Số liệu trên thẻ kho được ghi theo số
hòm, bao (bó, tờ).
- Sổ kho, sổ quỹ: Thủ kho, thủ quỹ
phải mở sổ kho, sổ quỹ để theo dõi tình hình biến động, xuất, nhập, thu, chi,
tồn kho, tồn quỹ của tiền mặt và ngân phiếu thanh toán đang bảo quản trong kho,
trong quỹ.
- Nhật ký quỹ: Kế toán phải mở Nhật ký
quỹ tiền mặt, ngân phiếu thanh toán để theo dõi tình hình thu - chi và tồn quỹ
tiền mặt, ngân phiếu thanh toán. Nhật ký quỹ phải có đầy đủ các yếu tố như:
ngày phát sinh; số chứng từ thu (chi) tiền và ngân phiếu thanh toán; số tài
khoản đối ứng; số tiền thu - chi; và số tồn quỹ cuối ngày.
Nhật ký quỹ được lập dưới hình thức sổ
tờ rời, mỗi ngày mở riêng cho tiền và ngân phiếu thanh toán thuộc Quỹ nghiệp vụ
phát hành. Khi lập Nhật ký quỹ phải ghi tên loại tiền, ngân phiếu thanh toán và
số hiệu tài khoản tương ứng trên đầu mỗi trang sổ.
- Sổ kế toán chi tiết thuộc các tài
khoản 1011, 1012, 1013, 1019, 1021, 1022, 1023, 1111, 1112, 1119, 401, 402,
9011, 9012, 902, 903, 9081, 9082, 9089, 909, 9111, 9112, 912, 913 và 914, 919.
3. Tài khoản kế toán: Các tài khoản
chủ yếu sử dụng trong hạch toán kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu
hồi và tiêu hủy tiền, ngân phiếu thanh toán bao gồm:
3.1.- Các tài khoản nội bảng:
- Tài khoản 101 "Quỹ dự trữ phát
hành"
+ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
+ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
+ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
+ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
- Tài khoản 102 "Quỹ nghiệp vụ
phát hành"
+ TK 1021: Tiền đang lưu hành
+ TK 1022: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
+ TK 1023: Tiền đình chỉ lưu hành
- Tài khoản 111 "Ngân phiếu thanh
toán"
+ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán đang
có giá trị lưu hành
+ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán hết
giá trị lưu hành
+ TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
- Tài khoản 401 "Tiền để phát
hành"
- Tài khoản 402 "Ngân phiếu thanh
toán để phát hành"
3.2.- Các tài khoản ngoại bảng:
- Tài khoản 901 "Tiền chưa công
bố lưu hành"
+ TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành
để tại Kho tiền Trung ương
+ TK 9012: Tiền chưa công bố lưu hành
để tại Kho tiền Chi nhánh
- Tài khoản 902 "Tiền giao đi
tiêu hủy"
- Tài khoản 903 "Tiền đã tiêu hủy"
- Tài khoản 908 "Tiền không có
giá trị lưu hành"
+ TK 9081: Tiền mẫu
+ TK 9082: Tiền lưu niệm
+ TK 9089: Tiền nghi giả và tiền giả
chờ xử lý
- Tài khoản 909 "Tiền chưa công
bố lưu hành đang vận chuyển"
- Tài khoản 911 "Ngân phiếu thanh
toán chưa phát hành"
+ TK 9111: Ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành để tại Kho tiền TW
+ TK 9112: Ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành để tại Kho tiền Chi nhánh
- Tài khoản 912 "Ngân phiếu thanh
toán giao đi tiêu hủy"
- Tài khoản 913 "Ngân phiếu thanh
toán đã tiêu hủy"
- Tài khoản 914 "Ngân phiếu thanh
toán nghi giả, bị rách, nát, hư hỏng, phá hoại chờ xử lý"
- Tài khoản 918 "Ngân phiếu thanh
toán mẫu"
- Tài khoản 919 "Ngân phiếu thanh
toán chưa phát hành đang vận chuyển"
Nội dung, kết cấu của các tài khoản
nói trên được thực hiện theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán
Ngân hàng Nhà nước.
CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CỤ THỂ
CHƯƠNG I - HẠCH
TOÁN TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁN MỚI IN, ĐÚC
Điều 4.- Chứng
từ sử dụng khi nhập tiền, ngân phiếu thanh toán mới in, đúc.
- Khi nhập tiền, ngân phiếu thanh toán
mới in, đúc từ nhà máy in đúc tiền, Vụ Kế toán - Tài chính tiến hành lập Phiếu nhập
kho (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho Kho tiền Trung ương lập),
nếu nhập tại Kho tiền Trung ương I thì lập 4 liên, nếu nhập tại Kho tiền Trung
ương II thì lập 5 liên. Kho tiền Trung ương kiểm nhận thực tế; đối chiếu với
Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán đã nhận của nhà máy in đúc tiền;
tiến hành lập Biên bản nhập kho tiền, ngân phiếu thanh toán mới in, đúc và nhập
kho theo đúng chế độ hiện hành. Ban quản lý Kho tiền Trung ương có trách nhiệm
giám sát, lập và ký đầy đủ trên các liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán mới in, đúc.
- Bộ chứng từ khi nhập kho tiền, ngân phiếu
thanh toán mới in, đúc gồm có:
+ Phiếu nhập kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh
toán mới in, đúc.
- Sau khi nhập kho, Kho tiền Trung ương
xử lý:
¨ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
để làm chứng từ hạch toán;
¨ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để tổng hợp;
Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
để thủ kho ghi nhập sổ quỹ, thẻ kho theo quy định;
¨ (* Riêng Kho tiền Trung ương II thì lưu
thêm 1 bộ để kế toán kho tiền vào sổ theo dõi).
Đối với các chứng từ dùng để thanh toán
cho nhà máy in, đúc tiền, Kho tiền Trung ương xử lý như sau:
Nếu nhập tại Kho tiền Trung ương I: Kho
tiền Trung ương I phải gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ thêm 2 liên Biên
bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán mới in đúc và 1 liên Phiếu nhập kho
để làm thủ tục thanh toán tiền với nhà máy in, đúc tiền.
Nếu nhập tại Kho tiền Trung ương II: Kho
tiền Trung ương II dùng 2 liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán
mới in đúc và 1 liên Phiếu nhập kho để làm thủ tục thanh toán tiền với nhà máy
in đúc tiền.
Điều 5.- Hạch
toán nhập tiền, ngân phiếu thanh toán mới in, đúc.
Căn cứ
vào bộ chứng từ do Kho tiền Trung ương gửi, Vụ Kế toán - Tài chính xử lý như
sau:
1. Đối với tiền chưa công bố lưu hành:
Nhập TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành
để tại Kho tiền Trung ương
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
2. Đối với tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 401:
Tiền để phát hành
3. Đối
với ngân phiếu thanh toán chưa phát hành:
Nhập TK 9111: Ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành để tại Kho tiền TW (tiểu khoản Kho tiền nhập)
Điều 6.-
Xuất
Quỹ dự trữ phát hành, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành.
1. Tại Chi nhánh:
- Căn cứ vào Lệnh xuất/ nhập tiền, Biên
bản giao nhận tiền, Phiếu xuất kho và Phiếu thu từ kế toán chuyển sang: Thủ kho
Quỹ dự trữ phát hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ và làm thủ
tục xuất tiền giao sang Quỹ nghiệp vụ phát hành theo quy định. Thủ quỹ Quỹ
nghiệp vụ phát hành phải tổ chức kiểm đếm, giao nhận và nhập kho Quỹ nghiệp vụ
phát hành theo đúng quy định hiện hành.
- Thủ kho Quỹ dự trữ phát hành căn cứ Lệnh
xuất/ nhập tiền, Biên bản giao nhận tiền, và Phiếu xuất kho để làm thủ tục xuất
quỹ theo quy định.
Thủ quỹ Quỹ nghiệp vụ phát hành căn cứ
Lệnh xuất/ nhập tiền, Biên bản giao nhận tiền và Phiếu nhập để làm thủ tục nhập
quỹ theo quy định.
- Căn cứ vào Lệnh xuất/ nhập tiền, Biên
bản giao nhận tiền, Phiếu xuất kho, Phiếu thu tiền, kế toán ghi Nhật ký quỹ
tiền mặt và hạch toán:
Nợ TK 1021: Tiền đang lưu hành
Có TK
1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
2. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương:
2.1.- Xử lý của Kho tiền Trung ương I:
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và các giấy tờ
hợp lệ (Giấy ủy quyền, Chứng minh nhân dân của người nhận), Vụ Kế toán - Tài chính
trực tiếp lập Phiếu xuất kho (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho kế toán
Kho tiền Trung ương lập).
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất
kho, Kho tiền Trung ương I lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán
và tiến hành xuất đủ số tiền trên Lệnh điều chuyển giao Sở giao dịch theo đúng
quy định hiện hành.
- Chứng từ kế toán xuất Quỹ dự trữ phát
hành gồm có:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu xuất kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
(kèm theo Giấy ủy quyền) để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
I để thủ kho ghi sổ;
+ Một (01) bộ gửi Sở giao dịch.
2.2.- Xử lý của Vụ Kế toán - Tài chính:
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất kho do Kho
tiền Trung ương I chuyển đến, Vụ Kế toán - Tài chính hạch toán:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền Trung ương I)
hoặc Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang lưu hành
2.3.- Xử lý của Sở giao dịch:
a/ Tại bộ phận quỹ:
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và bộ chứng từ
gửi kèm theo tiền, ngân phiếu thanh toán nhập từ Quỹ dự trữ phát hành, Sở giao
dịch tiến hành kiểm nhận, đối chiếu và lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán, Phiếu thu tiền, ngân phiếu thanh toán, rồi nhập quỹ số tiền, ngân
phiếu thanh toán này theo quy định hiện hành. Sau đó, gửi 1 liên Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán cho Kho tiền Trung ương I làm chứng từ hồi báo.
- Thủ quỹ Quỹ nghiệp vụ phát hành căn cứ
vào Lệnh điều chuyển, Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán để ghi sổ
quỹ và thẻ kho.
b/ Tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Biên bản
giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Phiếu thu tiền, ngân phiếu thanh toán và
Lệnh chuyển Nợ hoặc Giấy báo Nợ liên hàng (gọi tắt là Giấy báo Nợ), kế toán ghi
Nhật ký quỹ và hạch toán:
Nợ TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Điều 7.-
Xuất
Quỹ nghiệp vụ phát hành, nhập Quỹ dự trữ phát hành.
1. Tại Chi nhánh:
- Căn cứ vào Lệnh nhập tiền, Biên bản giao
nhận tiền, Phiếu chi và Phiếu nhập kho từ kế toán chuyển sang: Thủ quỹ Quỹ nghiệp
vụ phát hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, nếu đúng thì tiến
hành xuất đủ số tiền theo Lệnh nhập tiền giao cho Quỹ dự trữ phát hành; Thủ kho
Quỹ dự trữ phát hành phải tổ chức kiểm đếm, giao nhận và nhập kho Quỹ dự trữ
phát hành theo đúng quy định hiện hành.
- Thủ kho Quỹ dự trữ phát hành căn cứ Lệnh
xuất/ nhập tiền, Biên bản giao nhận tiền, và Phiếu nhập kho để làm thủ tục nhập
quỹ theo quy định.
Thủ quỹ Quỹ nghiệp vụ phát hành căn cứ
Lệnh xuất/ nhập tiền, Biên bản giao nhận tiền và Phiếu chi để làm thủ tục xuất quỹ
theo quy định.
- Căn cứ vào Lệnh nhập tiền, Biên bản giao
nhận tiền, Phiếu nhập kho và Phiếu chi tiền, kế toán ghi Nhật ký quỹ tiền mặt
và hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
Có TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
(thuộc Quỹ dự trữ phát hành)
Có TK 1022: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
(thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(thuộc Quỹ dự trữ phát hành)
Có TK 1023: Tiền đình chỉ lưu hành
(thuộc
Quỹ nghiệp vụ phát hành)
2. Tại Ngân hàng Nhà nước trung ương:
2.1.- Xử lý của Sở giao dịch:
a/ Tại bộ phận quỹ:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Phiếu chi tiền, ngân phiếu thanh toán do kế
toán lập và chuyển sang, thủ quỹ phải kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ
của các chứng từ, nếu đúng thì tiến hành xuất đủ số tiền trên Lệnh điều chuyển
giao Kho tiền Trung ương I theo đúng quy định hiện hành.
Thủ quỹ Quỹ nghiệp vụ phát hành căn cứ
vào Lệnh điều chuyển, Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và Phiếu xuất
kho để làm thủ tục xuất quỹ theo quy định.
b/ Tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Biên bản
giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Phiếu chi tiền, ngân phiếu thanh toán,
kế toán ghi Nhật ký quỹ tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và hạch toán:
Nợ TK 3639: Các khoản khác phải thu
(tiểu khoản tiền, ngân phiếu thanh
toán điều chuyển)
Có TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Có TK 1022: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
hoặc Có TK 1023: Tiền đình chỉ lưu hành
hoặc Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành;
hoặc Có TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành;
Khi nhận được Lệnh chuyển Có hoặc Giấy
báo Có liên hàng (gọi tắt là Giấy báo Có) của Vụ Kế toán - Tài chính về số
tiền, ngân phiếu thanh toán đã giao Kho tiền Trung ương I, kế toán hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 3639: Các khoản khác phải thu
(tiểu khoản tiền, ngân phiếu thanh
toán điều chuyển)
2.2.- Xử lý của Kho tiền Trung ương I:
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và bộ chứng từ
gửi kèm theo tiền, ngân phiếu thanh toán điều chuyển từ Sở giao dịch về, Kho tiền
Trung ương I tiến hành kiểm nhận, đối chiếu, lập Biên bản giao nhận tiền, ngân
phiếu thanh toán và nhập kho số tiền, ngân phiếu thanh toán theo đúng quy định.
Phiếu nhập kho do Vụ Kế toán - Tài chính trực tiếp lập (hoặc Vụ Kế toán - Tài
chính ủy quyền cho Kho tiền Trung ương I lập).
- Bộ chứng từ kế toán nhập Kho tiền Trung
ương I bao gồm:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu nhập kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
(kèm theo Giấy ủy quyền) để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của 3 Kho tiền;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung
ương I;
+ Riêng Sở giao dịch thì chỉ gửi một (01)
liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán để làm chứng từ hồi báo.
2.3.- Xử lý của Vụ Kế toán - Tài
chính:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và Phiếu nhập kho do Kho tiền Trung ương I gửi
đến, Vụ Kế toán - Tài chính lập Giấy báo Có gửi Sở giao dịch, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền I)
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền I)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền I)
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
CHƯƠNG III - HẠCH
TOÁN ĐIỀU CHUYỂN TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁN
MỤC I: ĐIỀU CHUYỂN TIỀN,
NGÂN PHIẾU THANH TOÁN GIỮA CÁC KHO TIỀN TRUNG ƯƠNG
Điều 8.- Tại Kho
tiền Trung ương xuất tiền, ngân phiếu thanh toán điều chuyển.
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và các giấy tờ
hợp lệ (Giấy ủy quyền, Chứng minh nhân dân của người nhận), Vụ Kế toán - Tài chính
trực tiếp lập Phiếu xuất kho (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho kế toán
Kho tiền Trung ương lập). Căn cứ vào Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất kho, Kho
tiền Trung ương xuất lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và tiến
hành xuất đủ số tiền trên Lệnh điều chuyển theo đúng quy định hiện hành.
- Bộ chứng từ khi xuất Kho tiền Trung ương
gồm có:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu xuất kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
(kèm theo Giấy ủy quyền) để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
xuất để thủ kho ghi sổ;
(*Riêng đối với Kho tiền Trung ương II
và III thì gửi thêm 01 bộ để kế toán Kho tiền ghi sổ theo dõi);
+ Một
(01) bộ gửi Kho tiền Trung ương nhập.
Điều 9.- Tại Kho
tiền Trung ương nhận tiền, ngân phiếu thanh toán điều chuyển.
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và bộ chứng từ
gửi kèm theo tiền, ngân phiếu thanh toán điều chuyển, Kho tiền Trung ương nhận
tiến hành kiểm nhận, đối chiếu và nhập kho số tiền, ngân phiếu thanh toán theo
đúng quy định và lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán. Phiếu nhập
kho do Vụ Kế toán - Tài chính trực tiếp lập (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy
quyền cho Kho tiền Trung ương lập).
- Bộ chứng từ kế toán nhập Kho tiền Trung
ương bao gồm:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu nhập kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung
ương nhập;
+
Riêng Kho tiền Trung ương xuất thì chỉ gửi một (01) liên Biên bản giao nhận
tiền, ngân phiếu thanh toán để làm chứng từ hồi báo.
Điều 10.-
Hạch toán điều chuyển tiền, ngân phiếu thanh toán giữa các Kho tiền Trung ương.
1. Hạch toán xuất điều chuyển tiền, ngân
phiếu thanh toán:
Căn cứ Lệnh điều chuyển, Phiếu xuất kho
và Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Vụ Kế toán - Tài chính hạch
toán:
- Đối với tiền chưa công bố lưu hành:
Xuất TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành
tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (tiểu khoản Kho tiền xuất Nhập TK 909: Tiền
chưa công bố lưu hành đang vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với tiền đã công bố lưu hành:
Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
hoặc Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
hoặc Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
- Đối với ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành:
Xuất TK 9111: Ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành để tại Kho tiền TW
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
- Đối với ngân phiếu thanh toán đã
phát hành:
Nợ TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập);
Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán đang
có giá trị lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền xuất);
hoặc Có TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền xuất).
2. Hạch toán nhập tiền, ngân phiếu thanh
toán điều chuyển:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Phiếu nhập
kho và Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Vụ Kế toán - Tài chính
hạch toán:
- Đối với tiền chưa công bố lưu hành:
Xuất TK 909: Tiền chưa công bố lưu hành
đang vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Nhập TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành
để tại Kho tiền Trung ương
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với tiền đã công bố lưu hành:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành:
Nhập TK 9111: Ngân phiếu thanh toán chưa
phát hành để tại Kho tiền TW
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với ngân phiếu thanh toán đang có
giá trị lưu hành:
Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán đang
có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
MỤC II: ĐIỀU CHUYỂN
TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁNGIỮA KHO TIỀN TRUNG ƯƠNG VỚI CÁC CHI NHÁNH, SỞ GIAO DỊCH
Điều 11.-
Điều
chuyển tiền đã công bố lưu hành, ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành
từ Kho tiền Trung ương về Chi nhánh.
1. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung
ương:
1.1.- Về thủ tục chứng từ xuất kho:
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và các giấy tờ
hợp lệ (Giấy ủy quyền, Chứng minh nhân dân của người nhận), Vụ Kế toán - Tài chính
trực tiếp lập Phiếu xuất kho (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho kế toán
Kho tiền Trung ương lập). Căn cứ vào Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất kho, Kho
tiền Trung ương xuất lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và tiến
hành xuất đủ số tiền trên Lệnh điều chuyển theo đúng quy định hiện hành.
- Bộ chứng từ khi xuất Kho tiền Trung ương
gồm có:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu xuất kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
(kèm theo Giấy ủy quyền);
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
xuất để thủ kho ghi sổ;
(*Riêng đối với Kho tiền Trung ương II
và III thì gửi thêm 01 bộ để kế toán Kho tiền ghi sổ theo dõi);
+ Một (01) bộ gửi Chi nhánh nhận điều chuyển
tiền, ngân phiếu thanh toán.
1.2.- Về hạch toán kế toán: Vụ Kế toán
- Tài chính thực hiện như sau:
a/ Trường hợp Chi nhánh ủy nhiệm cán bộ
đến nhận tiền, ngân phiếu thanh toán tại Kho tiền Trung ương:
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
hoặc Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
b/ Trường hợp Kho tiền Trung ương ủy nhiệm
cán bộ giao tiền, ngân phiếu thanh toán tại Chi nhánh:
- Đối với tiền mặt:
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền Trung ương xuất điều
chuyển)
Khi nhận được Giấy báo Có của Chi nhánh,
sau khi kiểm tra, nếu đúng thì hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
- Đối với ngân phiếu thanh toán:
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán đang
có giá trị lưu hành
Khi nhận được Giấy báo Có của Chi nhánh,
sau khi kiểm tra, nếu đúng thì hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
2. Tại Chi nhánh:
2.1.- Về thủ tục chứng từ nhập kho:
- Căn cứ bộ chứng từ gửi kèm theo tiền,
ngân phiếu thanh toán điều chuyển, Chi nhánh tiến hành kiểm nhận, đối chiếu và
nhập kho số tiền, ngân phiếu thanh toán theo đúng quy định và lập Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, Phiếu nhập kho (đối với tiền mặt) hoặc Phiếu
thu ngân phiếu thanh toán.
- Thủ kho (thủ quỹ) căn cứ Phiếu nhập kho,
Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán để ghi sổ quỹ, thẻ kho và gửi 1
liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán cho Kho tiền Trung ương
xuất điều chuyển làm chứng từ hồi báo.
2.2.- Về hạch toán kế toán:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Phiếu nhập
kho hoặc Phiếu thu ngân phiếu thanh toán, Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán do Chi nhánh lập, kế toán hạch toán như sau:
a/ Trường hợp Kho tiền Trung ương cử cán
bộ đến giao tiền, ngân phiếu thanh toán tại Chi nhánh, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
b/ Trường hợp Chi nhánh cử cán bộ đến nhận
tiền, ngân phiếu thanh toán tại Kho tiền Trung ương:
- Trường hợp tiền, ngân phiếu thanh toán
điều chuyển và Giấy báo Nợ của Vụ Kế toán - Tài chính đến cùng một ngày: căn cứ
vào Giấy báo Nợ, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
- Trường hợp tiền, ngân phiếu thanh toán
điều chuyển đã nhập kho tại Chi nhánh mà chưa nhận được Giấy báo Nợ của Vụ Kế
toán - Tài chính, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
hoặc Nợ TK 1111 : Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
Có TK 4639: Các khoản khác phải trả
(tiểu khoản tiền, ngân phiếu thanh toán
đang điều chuyển)
Khi nhận được Giấy báo Nợ của Vụ Kế toán
- Tài chính thì hạch toán:
Nợ TK 4639: Các khoản khác phải trả (tiểu
khoản tiền, ngân phiếu thanh toán đang điều chuyển - tên Kho xuất)
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
- Trường hợp đã nhận được Giấy báo Nợ của
Vụ Kế toán - Tài chính nhưng tiền, ngân phiếu thanh toán đang trên đường: Căn
cứ vào Giấy báo Nợ, hạch toán:
Nợ TK 3639: Các khoản khác phải thu (tiểu
khoản tiền, ngân phiếu thanh toán đang điều chuyển - tên Kho xuất)
Có TK 5112: Tiền chuyển đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Khi tiền, ngân phiếu thanh toán điều chuyển
về đến Chi nhánh và nhập kho xong thì hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu
hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
Có TK 3639: Các khoản khác phải thu (tiểu
khoản tiền, ngân phiếu thanh toán đang điều chuyển - tên Kho xuất)
Điều 12. Điều chuyển tiền mặt, ngân phiếu thanh toán
từ Chi nhánh về Kho tiền Trung ương.
1. Tại Chi nhánh:
1.1.- Về thủ tục chứng từ xuất kho:
- Căn cứ Lệnh điều chuyển và các giấy tờ
hợp lệ (Giấy ủy quyền, Chứng minh nhân dân của người nhận), Chi nhánh lập Biên
bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, và Phiếu xuất kho (đối với tiền)
hoặc Phiếu chi ngân phiếu thanh toán. Căn cứ vào Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất
kho (đối với tiền) hoặc Phiếu chi ngân phiếu thanh toán, Chi nhánh tiến hành
xuất đủ số tiền trên Lệnh điều chuyển theo đúng quy định hiện hành.
- Bộ chứng từ xuất gồm có:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu xuất kho (hoặc Phiếu chi ngân phiếu
thanh toán);
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán;
và được lưu 1 bộ tại Phòng kế toán và thanh
toán của Chi nhánh để hạch toán. Ngoài ra còn phải gửi Phiếu xuất kho (hoặc
Phiếu chi ngân phiếu thanh toán) và Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh
toán cho Kho tiền Trung ương nhận kèm theo tiền, ngân phiếu thanh toán điều
chuyển.
- Thủ kho (thủ quỹ) căn cứ Bộ chứng từ
xuất kho để ghi sổ quỹ, thẻ kho.
1.2.- Về hạch toán kế toán:
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất, hạch toán:
a/ Trường hợp Chi nhánh ủy nhiệm cán bộ
đi giao tiền điều chuyển đến Kho tiền Trung ương:
- Đối với tiền mặt:
Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
hoặc Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
hoặc Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
- Đối với ngân phiếu thanh toán:
Nợ TK 1119: Ngân phiếu thanh toán đang
vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán đang
có giá trị lưu hành
hoặc Có TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
- Khi nhận được Giấy báo Có của Vụ Kế toán
- Tài chính, hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận
chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Có TK 1119: Ngân phiếu thanh toán
đang vận chuyển
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
b/ Trường hợp Kho tiền Trung ương ủy nhiệm
cán bộ đến nhận tiền, ngân phiếu thanh toán tại Chi nhánh:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
hoặc Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
hoặc Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
hoặc Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Có
TK 1112: Ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành
2. Tại Kho tiền Trung ương:
- Căn cứ bộ chứng từ gửi kèm theo tiền,
ngân phiếu thanh toán điều chuyển, Kho tiền Trung ương nhận tiến hành kiểm
nhận, đối chiếu, lập Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và nhập kho
số tiền, ngân phiếu thanh toán theo đúng quy định hiện hành. Phiếu nhập kho do
Vụ Kế toán - Tài chính trực tiếp lập (hoặc Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho
Kho tiền Trung ương lập).
- Bộ chứng từ khi nhập Kho tiền Trung ương
gồm có:
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu nhập kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của 3 Kho tiền;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
nhập;
+ Riêng Chi nhánh điều chuyển tiền, ngân
phiếu thanh toán thì chỉ gửi một (01) liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán để làm chứng từ hồi báo.
3. Tại Vụ Kế toán - Tài chính:
3.1.- Trường hợp Chi nhánh ủy nhiệm cán
bộ đi giao tiền điều chuyển đến Kho tiền Trung ương:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, và Phiếu nhập kho, Vụ Kế toán - Tài chính lập
Giấy báo Có gửi Chi nhánh và hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
3.2.- Trường hợp Kho tiền Trung ương ủy
nhiệm cán bộ đến nhận tiền, ngân phiếu thanh toán tại Chi nhánh:
a/ Trường hợp tiền, ngân phiếu thanh toán
điều chuyển nhập kho cùng ngày Vụ Kế toán - Tài chính nhận được Giấy báo Nợ của
Chi nhánh:
Căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Phiếu nhập
kho, Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và Giấy báo Nợ, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
b/ Trường hợp Vụ Kế toán - Tài chính
đã nhận được Giấy báo Nợ của Chi nhánh nhưng tiền, ngân phiếu thanh toán vẫn
còn đang trên đường:
Căn cứ vào Giấy báo Nợ, hạch toán:
Nợ TK 3639: Các khoản khác phải thu
(tiểu khoản tiền, ngân phiếu thanh toán đang điều chuyển - tên đơn vị xuất)
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Khi nhập xong tiền, ngân phiếu thanh
toán điều chuyển, căn cứ vào Lệnh điều chuyển, Phiếu nhập kho và Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK 3639: Các khoản khác phải thu
(tiểu khoản tiền, ngân phiếu thanh toán đang điều chuyển - tên đơn vị xuất
tương ứng)
MỤC III: HẠCH TOÁN
ĐIỀU CHUYỂN TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁNGIỮA CÁC CHI NHÁNH
Điều 13.- Điều
chuyển tiền đã công bố lưu hành, ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành
giữa các Chi nhánh.
Các Chi nhánh thực hiện các thủ tục
xuất, nhập kho tiền, ngân phiếu thanh toán và hạch toán điều chuyển tương tự
như quy định đối với điều chuyển tiền, ngân phiếu thanh toán giữa Kho tiền
Trung ương và Chi nhánh tại điều 11 và điều 12 của Chế độ này.
MỤC IV: XỬ LÝ THỪA,
THIẾU KHI KIỂM ĐẾM TIỀN, NGÂN PHIẾU THANH TOÁN ĐIỀU CHUYỂN
Điều
14.-
Xử lý các trường hợp thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán qua kiểm đếm lại tiền, ngân
phiếu thanh toán khi điều chuyển.
1. Tại đơn vị nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán:
- Hội đồng kiểm đếm được tạm ứng một số
tiền, ngân phiếu thanh toán từ Quỹ nghiệp vụ phát hành hoặc Ngân phiếu thanh toán
tại đơn vị (hạch toán vào tài khoản 3639 "Các khoản khác phải thu") để
bù số tiền, ngân phiếu thanh toán bị thiếu. Sau khi kiểm đếm xong, Hội đồng kiểm
đếm phải làm thủ tục hoàn trả số tiền, ngân phiếu thanh toán đã tạm ứng không
sử dụng hết.
- Trường hợp phát hiện thiếu tờ, lẫn loại
dẫn đến thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán trong bó nguyên niêm phong; hoặc thiếu
tờ, thiếu thếp, thiếu bó, lẫn loại dẫn đến thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán
trong bao nguyên niêm phong, Hội đồng kiểm đếm phải lập ba (03) liên Biên bản
thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán ghi rõ tình trạng bao, bó tiền, ngân phiếu
thanh toán thiếu theo chế độ hiện hành và bù đủ số tiền, ngân phiếu thanh toán
thiếu để đảm bảo nguyên tắc đủ số và loại tiền, ngân phiếu thanh toán theo Lệnh
điều chuyển.
¨ Biên bản thiếu tiền, ngân phiếu thanh
toán xử lý như sau:
¨ Một (01) liên gửi thủ kho tiền đơn vị
nhận;
¨ Một (01) liên gửi kế toán làm chứng từ
hạch toán báo Nợ;
Một (01) liên Biên bản và niêm phong của
bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thiếu gửi đơn vị giao.
- Trường hợp phát hiện tiền, ngân phiếu
thanh toán giả, tiền, ngân phiếu thanh toán bị phá hoại và tiền, ngân phiếu
thanh toán mẫu qua kiểm đếm, Hội đồng kiểm đếm phải lập biên bản, thu hồi và
niêm phong lại số tiền, ngân phiếu thanh toán đó, rồi hạch toán vào các tài khoản
thích hợp (TK 9089 "Tiền nghi giả và tiền giả chờ xử lý" hoặc TK 914
"Ngân phiếu thanh toán nghi giả, bị rách, nát, hư hỏng, phá hoại chờ xử lý",
v.v... ), đồng thời báo Nợ cho đơn vị điều chuyển đến và báo cáo Ngân hàng Nhà
nước Trung ương biết để cùng phối hợp xử lý theo đúng quy định hiện hành.
- Khi kết thúc đợt kiểm đếm tiền, ngân
phiếu thanh toán điều chuyển, căn cứ vào số tiền, ngân phiếu thanh toán thực tế
thiếu đã hạch toán trên tài khoản "Các khoản khác phải thu", Biên bản
thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán (hoặc Biên bản phát hiện tiền, ngân phiếu thanh
toán giả, bị phá hoại, mẫu) và niêm phong của bao, bó tiền, ngân phiếu thanh
toán thiếu, bộ phận kế toán nơi kiểm đếm hạch toán như sau:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 3639: Các khoản khác phải thu
(tiểu khoản tạm ứng cho Hội đồng
kiểm đếm)
2. Tại đơn vị giao tiền, ngân phiếu
thanh toán:
- Khi nhận được Giấy báo Nợ của đơn vị
nhận truy thu về số tiền, ngân phiếu thanh toán thiếu, đơn vị giao căn cứ vào
Biên bản thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán; hoặc Biên bản phát hiện tiền, ngân
phiếu thanh toán giả, bị phá hoại, mẫu lẫn loại trong đó, và niêm phong của
bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thiếu để hạch toán:
Nợ TK 3635: Tham ô, thiếu mất tiền, tài
sản chờ xử lý
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
đồng thời tiến hành truy thu theo đúng
chế độ hiện hành về xử lý thiếu tiền, tài sản trong quỹ.
-
Trường hợp các Tổ chức tín dụng nộp thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán; hoặc nộp
tiền, ngân phiếu thanh toán giả, bị phá hoại, mẫu vào Chi nhánh (hoặc Sở giao
dịch): Căn cứ vào Biên bản và niêm phong của bao, bó tiền, ngân phiếu thanh
toán do đơn vị nhận điều chuyển gửi đến, nếu xảy ra ở Tổ chức tín dụng nào thì
Chi nhánh (hoặc Sở giao dịch) phải tiến hành truy thu Tổ chức tín dụng đó.
Điều 15.- Xử
lý các trường hợp thừa tiền, ngân phiếu thanh toán qua kiểm đếm lại tiền, ngân
phiếu thanh toán điều chuyển.
1. Tại đơn vị nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán:
- Trường hợp thừa tiền, ngân phiếu thanh
toán trong bó nguyên niêm phong hoặc thừa tờ, thừa thếp, thừa bó, lẫn loại dẫn đến
thừa tiền, ngân phiếu thanh toán trong bao nguyên niêm phong thì Hội đồng kiểm
đếm phải lập ba (03) liên Biên bản thừa tiền, ngân phiếu thanh toán ghi rõ tình
trạng bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thừa theo chế độ hiện hành.
¨ Biên bản thừa tiền, ngân phiếu thanh
toán xử lý như sau:
¨ Một (01) liên gửi thủ kho tiền đơn
vị nhận;
¨ Một (01) liên gửi kế toán làm chứng
từ hạch toán báo Có;
Một (01) liên biên bản và niêm phong
của bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thừa gửi đơn vị giao.
Sau khi kiểm đếm lại xong, Hội đồng
kiểm đếm nộp lại số tiền, ngân phiếu thanh toán thừa vào Quỹ nghiệp vụ phát
hành hoặc Ngân phiếu thanh toán.
- Căn cứ vào Biên bản thừa tiền, ngân
phiếu thanh toán và niêm phong của bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thừa, kế
toán đơn vị kiểm đếm lập Giấy báo Có và hạch toán như sau:
Nợ TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
(hoặc tài khoản thích hợp khác)
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc
Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
2. Tại đơn vị giao tiền, ngân phiếu
thanh toán:
Căn cứ vào Giấy báo Có và niêm phong
bao, bó tiền, ngân phiếu thanh toán thừa, hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 4635: Thừa quỹ, tài sản thừa chờ
xử lý
* Trường hợp Tổ chức tín dụng, Kho bạc
nhà nước nộp tiền thừa: đơn vị sẽ ghi Có vào tài khoản tiền gửi của các Tổ chức
tín dụng, Kho bạc Nhà nước đã nộp tiền thừa vào đơn vị, trên cơ sở Biên bản
thừa tiền, ngân phiếu thanh toán và niêm phong các bao, bó tiền thừa do đơn vị
nhận tiền kiểm đếm gửi tới.
*
Trường hợp số tiền, ngân phiếu thanh toán thừa phát sinh tại Ngân hàng Nhà nước
thì được hạch toán vào thu nhập.
Việc
phát hành tiền, ngân phiếu thanh toán vào lưu thông chỉ tiến hành tại các Chi
nhánh, Sở giao dịch thông qua các hoạt động về dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và
các hoạt động nghiệp vụ khác với khách hàng.
Điều 16.- Phát
hành tiền, ngân phiếu thanh toán được phép lưu hành vào lưu thông.
1- Tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào chứng từ lĩnh tiền mặt (Séc,
Giấy lĩnh tiền mặt, ngân phiếu thanh toán...) của khách hàng, kế toán tiến hành
kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi hoặc khế ước cho vay:
Nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng
còn số dư hoặc khế ước cho vay đã được duyệt thì ký tên, đóng dấu trên chứng
từ, vào Nhật ký quỹ và chuyển chứng từ cho thủ quỹ làm thủ tục chi tiền, ngân
phiếu thanh toán;
Nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng
không đủ số dư hoặc khế ước cho vay chưa được duyệt thì trả lại chứng từ cho
khách hàng.
Căn cứ vào các chứng từ lĩnh tiền mặt
của khách hàng, kế toán chuyển cho thủ quỹ để chi tiền, ngân phiếu thanh toán
cho khách hàng và hạch toán:
Nợ TK Thích hợp
Có TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Có TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
2. Tại bộ phận Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Căn cứ vào chứng từ do kế toán chuyển
tới, thủ quỹ làm thủ tục chi tiền, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng theo
đúng quy định hiện hành, sau đó chuyển trả chứng từ cho kế toán để hạch toán và
lưu trữ.
Điều 17.- Thu
hồi tiền, ngân phiếu thanh toán từ lưu thông về.
1. Tại bộ phận Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Căn cứ Giấy nộp tiền mặt, ngân phiếu thanh
toán của khách hàng là các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước hoặc cá nhân đổi
tiền, ngân phiếu thanh toán... , thủ quỹ kiểm soát tính chất hợp lệ, hợp pháp
của chứng từ và kiểm đếm, đối chiếu giữa số tiền, ngân phiếu thanh toán thực tế
khách hàng nộp với số tiền, ngân phiếu thanh toán ghi trên chứng từ:
Nếu có sai sót thì phải báo lại và chuyển
trả cho khách hàng.
Nếu đúng, thủ quỹ làm thủ tục thu tiền,
ngân phiếu thanh toán của khách hàng theo đúng quy định hiện hành, sau đó chuyển
chứng từ này cho kế toán để hạch toán và lưu.
(Trường hợp có thu phí thì số phí thu được
sẽ ghi vào thu nhập).
2. Tại bộ phận kế toán:
Căn cứ vào chứng từ do bộ phận quỹ chuyển
tới, kế toán ghi Nhật ký quỹ tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và hạch toán:
Nợ TK 1021: Tiền đang lưu hành
hoặc Nợ TK 1022: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
hoặc Nợ TK 1023: Tiền đình chỉ lưu hành
hoặc Nợ TK 1111: Ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành
hoặc Nợ TK 1112: Ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành
Có TK Thích hợp
Có TK Thu nhập thích hợp (trường hợp
có thu phí)
Điều
18.- Hạch toán các loại tiền, ngân phiếu thanh toán mới công bố đưa vào lưu
hành và thu hồi các loại tiền, ngân phiếu thanh toán đình chỉ lưu hành.
1. Hạch toán các loại tiền, ngân phiếu
thanh toán mới công bố lưu hành:
1.1.- Thủ tục chứng từ:
- Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ công bố lưu hành tiền mới và Lệnh điều chuyển; hoặc căn cứ vào Thông báo
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố lưu hành ngân phiếu thanh toán mới và
Lệnh điều chuyển Ngân phiếu thanh toán, Vụ Kế toán - Tài chính trực tiếp lập (hoặc
Vụ Kế toán - Tài chính uỷ quyền cho Kho tiền Trung ương lập) Phiếu xuất kho
tiền chưa công bố lưu hành, ngân phiếu thanh toán chưa phát hành, Phiếu nhập
kho nhập Quỹ dự trữ phát hành (tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành), ngân phiếu thanh toán
đang có giá trị lưu hành.
- Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ công bố lưu hành tiền mới và Lệnh điều chuyển; hoặc căn cứ vào Thông báo
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố lưu hành ngân phiếu thanh toán mới và
Lệnh điều chuyển Ngân phiếu thanh toán, Kho tiền Trung ương lập Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và tiến hành xuất kho tiền chưa công bố lưu
hành, ngân phiếu thanh toán chưa phát hành để nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu
hành, ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành theo đúng quy định.
- Bộ chứng từ xuất, nhập kho gồm có:
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công
bố lưu hành tiền mới (hoặc Thông báo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố
lưu hành Ngân phiếu thanh toán mới);
+ Lệnh điều chuyển;
+ Phiếu xuất kho;
+ Phiếu nhập kho;
+ Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn vị
sau đây:
+ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
để hạch toán;
+ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
+ Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung ương
xuất để thủ kho ghi sổ;
(*Riêng đối với Kho tiền Trung ương II
và III thì gửi thêm một (01) bộ để kế toán Kho tiền ghi sổ theo dõi);
+ Một (01) bộ gửi Kho tiền Trung ương nhập
(hoặc Chi nhánh nhận điều chuyển tiền, ngân phiếu thanh toán).
1.2.- Thủ tục hạch toán:
a/ Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương
(Vụ Kế toán - Tài chính):
Căn cứ vào bộ chứng từ xuất, nhập kho,
hạch toán:
- Đối với tiền mới in đúc đưa vào lưu
hành:
+ Nếu đưa tiền vào lưu hành từ các Kho
tiền Trung ương:
Xuất TK 9011: Tiền chưa công bố lưu
hành để tại Kho tiền Trung ương
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
đồng thời hạch toán nội bảng:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
(tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 401: Tiền để phát hành
+ Nếu đưa tiền vào lưu hành từ các Kho
tiền của Chi nhánh:
* Trong trường hợp tiền chưa được công
bố lưu hành, phải xuất Kho tiền Trung ương đưa đi các Chi nhánh để đợi đến thời
điểm được phép đưa vào lưu hành, căn cứ vào Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất kho,
Vụ Kế toán - Tài chính ghi:
Xuất TK 9011: Tiền chưa công bố lưu
hành để tại Kho tiền Trung ương
(tiểu khoản Kho tiền xuất)
Nhập TK 909: Tiền chưa công bố lưu
hành đang vận chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
* Khi nhận được Biên bản giao nhận và Phiếu
nhập kho tiền chưa được phép công bố lưu hành từ các đơn vị tiếp nhận gửi đến
thì hạch toán:
Xuất TK 909: Tiền chưa công bố lưu
hành đang vận chuyển
(tiểu khoản Chi nhánh nhận)
* Khi nhận được Giấy báo Có của Chi
nhánh về số tiền đến thời điểm được phép đưa vào lưu hành, sau khi đối chiếu và
kiểm tra lại, hạch toán:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành
Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông
Điều 23.- Hạch
toán tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh
toán hết giá trị lưu hành và ngân phiếu thanh toán mẫu giao Hội đồng tiêu hủy.
1. Thủ tục chứng từ xuất, nhập kho:
1.1.- Tại Kho tiền Trung ương:
- Căn cứ Quyết định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Lệnh điều chuyển tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ
lưu hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành, ngân phiếu thanh toán mẫu
giao Hội đồng tiêu hủy, và các giấy tờ hợp lệ (Giấy ủy quyền, Chứng minh nhân
dân của người nhận), Vụ Kế toán - Tài chính trực tiếp lập Phiếu xuất kho (hoặc
Vụ Kế toán - Tài chính ủy quyền cho kế toán Kho tiền Trung ương lập).
Căn cứ vào Quyết định của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước, Lệnh điều chuyển và Phiếu xuất kho, Kho tiền Trung ương lập
Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh toán và tiến hành xuất đủ số tiền,
ngân phiếu thanh toán trên Lệnh điều chuyển giao cho Hội đồng tiêu hủy theo
đúng quy định hiện hành.
- Bộ chứng từ xuất kho gồm:
¨ Quyết định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước, Lệnh điều chuyển tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ
lưu hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành, ngân phiếu thanh toán mẫu
để tiêu hủy;
¨ Một (01) liên Phiếu xuất kho;
Một (01) liên Biên bản giao nhận tiền,
ngân phiếu thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn
vị sau:
Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài chính
(kèm theo Giấy ủy quyền) để hạch toán;
Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát hành
và Kho quỹ để theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các Kho tiền Trung
ương;
Một (01) bộ lưu tại Kho tiền Trung
ương để thủ kho ghi sổ;
(* Riêng đối với Kho tiền Trung ương
II thì gửi thêm một (01) bộ để kế toán Kho tiền ghi sổ theo dõi).
Ngoài
ra, Kho tiền Trung ương gửi Hội đồng tiêu hủy một (01) liên Biên bản giao nhận
tiền, ngân phiếu thanh toán.
1.2.- Tại Hội đồng tiêu hủy:
- Căn cứ Quyết định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Lệnh điều chuyển, Phiếu xuất kho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu
thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành, ngân
phiếu thanh toán mẫu giao Hội đồng tiêu hủy và Biên bản giao nhận tiền, ngân
phiếu thanh toán của Kho tiền Trung ương, Hội đồng tiêu hủy tiến hành giao
nhận, kiểm đếm, lập Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh
toán và nhập Kho tiền tiêu hủy (do Hội đồng tiêu hủy quản lý) theo đúng quy
định hiện hành.
- Bộ chứng từ nhập kho gồm:
¨ Quyết định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước;
¨ Lệnh điều chuyển;
¨ Phiếu nhập kho;
Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu
thanh toán.
Bộ chứng từ này được gửi cho các đơn
vị sau:
¨ Một (01) bộ lưu tại Hội đồng tiêu
hủy để tổng hợp và theo dõi;
¨ Một (01) bộ gửi Vụ Kế toán - Tài
chính (kèm theo Giấy ủy quyền) để hạch toán;
¨ Một (01) bộ gửi Vụ Nghiệp vụ phát
hành và Kho quỹ để tổng hợp và theo dõi;
¨ Một (01) bộ gửi thủ kho Kho tiền
tiêu hủy để ghi sổ quỹ, thẻ kho;
Một (01) Biên bản giao nhận tiền, ngân
phiếu thanh toán gửi Hội đồng giám sát tiêu hủy để theo dõi.
2. Về
hạch toán kế toán:
Căn cứ bộ chứng từ xuất kho tiền để
tiêu hủy, Vụ Kế toán - Tài chính hạch toán nội bảng như sau:
- Đối với tiền mặt:
Nợ TK 401
Có TK 1012
hoặc/ và Có TK 1013
|
: Tiền để phát hành
: Tiền không đủ
tiêu chuẩn lưu thông
: Tiền đình chỉ
lưu hành
|
- Đối với ngân phiếu thanh toán:
Nợ TK 402
Có TK 1112
|
: Ngân phiếu
thanh toán để phát hành
: Ngân phiếu
thanh toán hết giá trị lưu hành
|
đồng thời căn cứ vào bộ chứng từ do Hội
đồng tiêu hủy lập và gửi đến, hạch toán:
Nhập TK 902: Tiền giao đi tiêu hủy
hoặc Nhập TK 912: Ngân phiếu thanh
toán giao đi tiêu hủy
Điều
24.- Quy định về công việc và mở sổ sách ghi chép theo dõi tại Hội đồng tiêu
hủy tiền.
1. Xuất tiền không đủ tiêu chuẩn lưu
thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành giao
cho Tổ kiểm đếm hoặc Tổ cắt hủy:
Căn cứ Phiếu xuất kho và Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán của Hội đồng tiêu hủy, Kho tiền tiêu hủy xuất
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh
toán hết giá trị lưu hành giao cho Tổ kiểm đếm hoặc Tổ cắt hủy theo đúng Quy
chế tiêu hủy tiền.
Chứng từ xuất kho được xử lý như sau:
¨ Thủ kho lưu một (01) liên Biên bản
giao nhận giữa các tổ và một (01) liên Phiếu xuất kho để vào sổ quỹ và thẻ kho;
¨ Tổ kiểm đếm lưu một (01) liên Biên
bản giao nhận giữa các tổ và 01 liên Phiếu xuất kho để theo dõi (nếu giao cho
Tổ kiểm đếm);
¨ Tổ cắt hủy lưu một (01) liên Biên
bản giao nhận giữa các tổ và một (01) liên Phiếu xuất kho để theo dõi (nếu giao
cho Tổ cắt hủy);
¨ Hội đồng tiêu hủy lưu một (01) liên
Biên bản giao nhận và một (01) liên Phiếu xuất kho để theo dõi;
Hội đồng
giám sát tiêu hủy lưu một (01) liên Biên bản giao nhận tiền, ngân phiếu thanh
toán gửi để theo dõi.
2. Kiểm đếm và giao Tổ cắt hủy tiền
không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh toán
hết giá trị lưu hành từ Kho tiêu huỷ .
- Tổ kiểm đếm tiến hành mở Sổ tổng hợp
và Sổ chi tiết để theo dõi số tiền, ngân phiếu thanh toán nhận từ Kho tiền tiêu
hủy; số tiền, ngân phiếu thanh toán đã kiểm đếm xong giao cho tổ cắt hủy và số
tiền, ngân phiếu thanh toán đang kiểm đếm.
- Căn cứ Phiếu xuất kho và Biên bản giao
nhận tiền, ngân phiếu thanh toán của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm ghi nhập
vào Sổ tổng hợp (mở riêng 1 sổ về tiền, 1 sổ về ngân phiếu thanh toán) và Sổ
chi tiết (theo từng loại tiền hoặc theo mệnh giá và thời hạn đối với ngân phiếu
thanh toán).
- Căn cứ Biên bản giao nhận giữa Tổ kiểm
đếm và Tổ cắt hủy về số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu
hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành, Tổ kiểm đếm tiến hành ghi xuất
sổ tổng hợp và sổ chi tiết của từng loại tiền, ngân phiếu thanh toán. Mỗi tổ giữ
1 liên Biên bản giao nhận, gửi 1 liên Biên bản giao nhận cho Hội đồng tiêu hủy
và Hội đồng giám sát tiêu hủy để theo dõi và tổng hợp.
- Trong quá trình kiểm đếm, Tổ kiểm đếm
được sử dụng số tiền cùng mệnh giá với số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trong
tổng số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông giao đi tiêu hủy do Hội đồng tiêu
hủy trích để dùng làm nguồn bù tiền thiếu (nếu bó tiền bị thiếu) hoặc đổi tiền
không đủ tiêu chuẩn lưu thông bị lẫn loại, lẫn tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành, lẫn
tiền giả, đồng thời phải theo dõi số tiền thừa (nếu bó tiền bị thừa) trong bó
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo đúng quy định hiện hành. Số tiền trích
để làm nguồn bù nói trên do một cán bộ trong Tổ kiểm đếm chịu trách nhiệm theo
dõi và sẽ được quyết toán cùng với kết quả thừa, thiếu tiền và được tiêu hủy
vào thời điểm cuối cùng đối với loại tiền có cùng mệnh giá được phép tiêu hủy.
- Cuối mỗi ngày, Tổ kiểm đếm tổng hợp,
lập Biên bản các trường hợp thừa, thiếu tiền, ngân phiếu thanh toán của từng đơn
vị kèm theo niêm phong số tiền thừa thiếu, đồng thời vào sổ theo dõi các trường
hợp này. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung, có đầy đủ chữ ký theo đúng quy định
hiện hành và phải mở sổ theo dõi để xác định tại thời điểm đó:
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán đã
nhận của Hội đồng tiêu hủy để kiểm đếm;
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán giao
cho Tổ cắt hủy;
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán thừa,
thiếu qua kiểm đếm;
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán đang
quản lý tại Tổ.
- Cuối mỗi đợt tiêu hủy hoặc định kỳ,
Tổ kiểm đếm tổng hợp số tiền, ngân phiếu thanh toán thừa, thiếu theo niêm phong
của từng đơn vị để gửi cho Vụ Kế toán - Tài chính.
3. Tổ cắt hủy nhận tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu thanh toán hết giá trị lưu
hành đưa vào cắt hủy.
- Căn cứ vào Biên bản giao nhận tiền,
ngân phiếu thanh toán với Tổ kiểm đếm, Tổ cắt hủy nhận tiền, ngân phiếu thanh
toán đã kiểm đếm xong và ghi nhập Sổ tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết từng loại
tiền, ngân phiếu thanh toán.
- Cuối ngày căn cứ vào Biên bản tiêu
hủy hoàn toàn, Tổ cắt hủy tiền, ngân phiếu thanh toán tiến hành ghi xuất Sổ
tổng hợp và Sổ chi tiết từng loại tiền, ngân phiếu thanh toán và phải mở sổ
theo dõi để xác định tại thời điểm đó:
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán đã
nhận về Tổ;
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán đã
cắt hủy;
+ Số tiền, ngân phiếu thanh toán đang
bảo quản tại Tổ.
Điều 25.-
Kết thúc đợt tiêu hủy.
Chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc tiêu
hủy theo định kỳ hoặc cuối mỗi đợt tiêu hủy, Hội đồng tiêu hủy phải gửi Biên
bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn về Vụ Kế toán - Tài chính. Căn cứ vào
Biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn hợp lệ của Hội đồng tiêu hủy, Vụ
Kế toán - Tài chính lập Phiếu xuất ngoại bảng tài khoản 902 hoặc tài khoản 912
và lập Phiếu nhập ngoại bảng tài khoản 903 hoặc tài khoản 913, hạch toán:
- Đối với tiền:
Xuất TK 902 : Tiền giao đi tiêu hủy
Nhập TK 903: Tiền đã tiêu hủy
|
theo đúng
số tiền đã tiêu hủy trên biên bản
|
- Đối với ngân
phiếu thanh toán:
Xuất TK 912 : Ngân phiếu thanh toán giao đi tiêu hủy
Nhập TK 913: Ngân phiếu thanh toán đã tiêu hủy
|
theo đúng số NPTT đã tiêu
hủy trên biên bản
|
Hết
đợt tiêu hủy các tài khoản 902 và tài khoản 912 phải hết số dư.
Điều 26.- Hạch toán kế toán tiền, ngân phiếu
thanh toán thừa, thiếu trong quá trình tiêu hủy.
1. Tại Vụ Kế toán - Tài chính:
Theo định kỳ hoặc cuối mỗi đợt tiêu
hủy, căn cứ Báo cáo tình hình thừa, thiếu tiền (ngân phiếu thanh toán) trong
kiểm đếm tiền tiêu hủy do Hội đồng tiêu hủy lập, Vụ Kế toán - Tài chính xử lý
như sau:
1.1.- Đối với trường hợp thiếu tiền, ngân
phiếu thanh toán:
Căn cứ vào Báo cáo tình hình thừa, thiếu
tiền (ngân phiếu thanh toán) trong kiểm đếm tiền (ngân phiếu thanh toán) tiêu
hủy để lập phiếu chuyển khoản và làm thủ tục hạch toán báo Nợ cho từng Chi nhánh,
Sở giao dịch theo đúng quy định tại Quy chế tiêu hủy tiền, hạch toán:
- Trường hợp thiếu tiền:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm
nay
Có TK 401: Tiền để phát hành
|
số tiền
thiếu theo Biên bản tiêu hủy
|
đồng thời căn cứ vào Biên bản chênh lệch
thiếu so với số tiền xuất ra ban đầu để lập phiếu xuất ngoại bảng, ghi:
Xuất TK 902: Tiền giao đi tiêu hủy (số
tiền thiếu theo biên bản)
- Trường hợp thiếu ngân phiếu thanh
toán:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 402: Ngân phiếu thanh toán để
phát hành
|
số ngân
phiếu thanh toán thiếu theo Biên bản tiêu hủy
|
đồng thời căn cứ vào Biên bản chênh lệch
thiếu so với số ngân phiếu thanh toán xuất ra ban đầu để lập phiếu xuất ngoại
bảng, ghi:
Xuất TK 912: Ngân phiếu thanh toán giao
đi tiêu hủy
(số ngân phiếu thanh toán thiếu theo biên
bản)
1.2.- Đối với trường hợp thừa tiền, ngân
phiếu thanh toán:
Căn cứ vào Báo cáo tình hình thừa, thiếu
tiền (ngân phiếu thanh toán) trong kiểm đếm tiền, ngân phiếu thanh toán tiêu
hủy để lập phiếu chuyển khoản và làm thủ tục hạch toán báo Có cho từng Chi nhánh,
Sở giao dịch theo đúng quy định tại Quy chế tiêu hủy tiền, hạch toán:
- Trường hợp thừa tiền:
Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Có TK 5211: Liên hàng đi năm
nay
|
số
tiền thừa theo Biên bản tiêu hủy
|
đồng thời hạch toán:
Nợ TK 401: Tiền để
phát hành
Có TK 1012: Tiền không
đủ tiêu chuẩn lưu thông
|
số
tiền thừa theo Biên bản tiêu hủy
|
và căn cứ vào Biên bản chênh lệch thừa
so với số tiền xuất ra ban đầu để lập phiếu nhập ngoại bảng, ghi:
Nhập TK 902: Tiền giao đi tiêu
hủy (số tiền thừa theo biên bản)
- Trường hợp thừa ngân phiếu
thanh toán:
Nợ TK 1112: Ngân
phiếu thanh toán hết giá trị lưu hành
Có TK 5111: Chuyển
tiền đi năm nay
hoặc Có TK 5211:
Liên hàng đi năm nay
|
số
NPTT thừa theo Biên bản tiêu hủy
|
đồng thời hạch toán:
Nợ TK 402: Ngân
phiếu thanh toán để phát hành
Có TK 1112: Ngân phiếu
thanh toán hết giá trị lưu hành
|
số
NPTT thừa theo Biên bản tiêu hủy
|
và căn cứ vào Biên bản chênh lệch thừa
so với số ngân phiếu thanh toán xuất ra ban đầu để lập phiếu nhập ngoại bảng,
ghi:
Nhập TK 912: Ngân phiếu thanh toán giao
đi tiêu hủy (số ngân phiếu thanh toán thừa theo biên bản)
1.3.- Đối với trường hợp phát hiện
qua kiểm đếm tiền để tiêu hủy, tuyển chọn được tiền còn đủ tiêu chuẩn lưu thông,
Hội đồng tiêu hủy phải làm thủ tục nhập lại Quỹ dự trữ phát hành số tiền đã
tuyển chọn được.
Căn cứ vào Báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm đếm thừa, thiếu tiền trong tiêu hủy tiền của Hội đồng tiêu hủy và số tiền
còn đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm và tuyển chọn được để tiếp
tục đưa vào lưu thông, Vụ Kế toán - Tài chính hạch toán như sau:
Nợ TK 1011: Tiền
đủ tiêu chuẩn lưu hành
Có TK 401: Tiền để
phát hành
|
số
tiền còn đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện khi kiểm đếm
|
2. Tại Chi nhánh, Sở Giao dịch:
Khi nhận được giấy báo Có về số
chênh lệch thừa hoặc giấy báo Nợ về số chênh lệch thiếu của Vụ Kế toán - Tài chính,
Công văn của Hội đồng tiêu hủy về việc thanh toán tiền thừa (hoặc thiếu) trong
kiểm đếm tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, ngân phiếu
thanh toán hết giá trị lưu hành để tiêu hủy kèm theo Biên bản, Bảng kê và niêm
phong chuyển đến, Chi nhánh, Sở Giao dịch xử lý như sau:
2.1.- Căn cứ vào giấy báo Có và
Giấy báo Nợ về số tiền (ngân phiếu thanh toán) thừa, thiếu trong tiêu hủy, xử
lý:
- Đối với các Giấy báo Có thì
hạch toán:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm
nay
Có TK 4619: Các khoản khác phải trả
|
số
chênh lệch thừa
|
- Đối với các Giấy báo Nợ thì
hạch toán:
Nợ TK 4619: Các khoản khác phải trả
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc Có TK 5212: Liên hàng đến năm
nay
|
số
chênh lệch thiếu
|
2.2.- Căn cứ vào Biên bản, Bảng
kê chi tiết thừa, thiếu tiền (ngân phiếu thanh toán) trong tiêu hủy và niêm
phong, xử lý:
- Đối với trường hợp thiếu tiền (ngân
phiếu thanh toán) thì hạch toán:
Nợ TK 3635: Tham ô, thiếu mất
tiền, tài sản chờ xử lý (tiểu khoản cá nhân gây sai sót -nếu phát sinh thiếu
của Chi nhánh)
hoặc Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền
gửi của các Tổ chức tín dụng - nếu phát sinh thiếu là của các TCTD)
Có TK 4619: Các khoản khác phải
trả
- Đối với trường hợp thừa tiền
(ngân phiếu thanh toán):
+ Nếu phát sinh tại Chi nhánh
thì hạch toán:
Nợ TK 4619: Các khoản khác phải trả
Có TK 799: Các khoản thu khác
+ Nếu phát sinh tại các Tổ chức
tín dụng thì hạch toán:
Nợ TK 4619: Các khoản khác phải trả
Có TK Thích hợp
CHƯƠNG VII
- KIỂM KÊ, BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Điều
27.- Kiểm tra, đối chiếu số liệu tồn kho, xuất, nhập các Quỹ.
1. Đối chiếu số liệu hàng ngày:
Cuối giờ
làm việc hàng ngày, Giám đốc Chi nhánh (hoặc Sở giao dịch) phải tổ chức kiểm kê
tồn Quỹ Nghiệp vụ phát hành, Ngân phiếu thanh toán để đảm bảo tiền mặt, ngân
phiếu thanh toán tồn quỹ thực tế khớp đúng với số dư trên Nhật ký quỹ, sổ sách
kế toán theo đúng chế độ quản lý kho, quỹ hiện hành. Trường hợp kết quả kiểm kê
thực tế chênh lệch với sổ sách kế toán phải tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.
2. Kiểm kê, kiểm tra, đối chiếu số liệu
hàng tháng:
Hàng
tháng, Hội đồng kiểm kê của Chi nhánh (Sở giao dịch, Vụ Nghiệp vụ phát hành và
Kho quỹ) thực hiện kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành và đối chiếu với sổ sách kế
toán, lập báo cáo kế toán gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương theo đúng chế độ
hiện hành vào cuối ngày làm việc cuối tháng. Trường hợp có chênh lệch phải tìm
ra nguyên nhân. Nếu do sai số học hoặc ghi sổ sai thì điều chỉnh lại theo đúng
quy định hiện hành, nếu do tham ô thì phải lập biên bản và có biện pháp xử lý
kịp thời.
3. Kiểm kê 6 tháng, cuối năm:
Định kỳ 6 tháng một lần, vào ngày 01/01
và ngày 01/7 hàng năm hoặc đột xuất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định
kiểm kê và kiểm tra Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương, đối chiếu
số sách kế toán với hiện vật theo đúng chế độ kho quỹ hiện hành.
Điều
28.- Báo cáo.
1. Các Chi nhánh, Sở giao dịch, Kho tiền
Trung ương, Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ phải tiến hành báo cáo theo đúng Chế
độ báo cáo kế toán hiện hành. Báo cáo phản ánh đúng về tình hình tiền, ngân
phiếu thanh toán, khớp đúng với số dư trên các tài khoản nội bảng và ngoại bảng.
Các báo cáo kiểm kê các lại tiền, ngân phiếu thanh toán thuộc quỹ dự trữ phát
hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành cũng như các loại tiền, ngân phiếu thanh toán
đang hạch toán ngoại bảng tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải lập đúng
mẫu quy định trong các phụ lục từ số 01 đến số 05 ban hành kèm theo Chế độ này.
2. Hàng tháng, Hội đồng tiêu hủy phải lập
báo cáo tình hình tiêu hủy, gồm các chỉ tiêu: số tiền (ngân phiếu thanh toán)
Hội đồng tiêu hủy nhận của các Kho tiền Trung ương, số đã tiêu hủy, số còn lại
chưa tiêu hủy tại Kho tiêu hủy; số thừa, thiếu phát hiện qua kiểm đếm của Hội
đồng tiêu hủy để gửi Vụ Kế toán - Tài chính và Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho
quỹ để theo dõi, báo cáo gửi chậm nhất vào ngày mùng 10 của tháng kế tiếp.
Sau 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt tiêu
hủy, Hội đồng tiêu hủy phải gửi Biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn hợp
lệ cho Vụ Kế toán - Tài chính và Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ.
Phần 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29.-
Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ chịu
trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, theo dõi các Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
Hội đồng tiêu hủy tiền, ngân phiếu thanh toán thực hiện Chế độ này.
Điều 30.-
Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng tiêu hủy tiền, ngân phiếu thanh
toán có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Chế độ này
tại đơn vị mình.
Điều 31.-
Việc sửa đổi, bổ sung Chế độ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.