NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số
: 17/2007/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG,CHỐNG
THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng và tội phạm của
ngành Ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của ngành Ngân hàng.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước số 669/2002/QĐ-NHNN ngày 27/6/2002 về việc ban hành Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng và phòng, chống tội phạm của ngành Ngân
hàng và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ, Chánh Thanh tra Ngân hàng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp
thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; Giám đốc các
doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Học viện Ngân hàng; Hiệu
trưởng Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng
Chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của
ngành Ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
-Như Điều 3;
-BCĐ TW về PCTN;
-BCĐ 138 CP;
-Văn phòng Chính phủ;
-Bộ Tư pháp;
-Bộ Nội vụ;
-Thanh tra Chính phủ;
-Ban Lãnh đạo NHNN;
-Lưu (Vụ TCCB, VP,
T.Tra, PC).
|
THỐNG
ĐỐC
Lê Đức Thuý
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM
CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN ngày 20
tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của
ngành Ngân hàng được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên
tắc tập trung dân chủ; giúp việc cho Ban Chỉ đạo có bộ phận thường trực đặt tại
Phòng Thanh tra xét khiếu tố, Thanh tra Ngân hàng .
Điều 2.
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều
3 Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thống đốc) có trách nhiệm thành lập, kiện
toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại cơ quan, tổ chức, đơn
vị mình; chỉ đạo việc thành lập Tiểu Ban Chỉ đạo tại các đơn vị trực thuộc.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BAN CHỈ ĐẠO
MỤC 1:
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM CỦA NGÀNH
NGÂN HÀNG
Điều 3.
Ban Chỉ đạo có các thành viên sau:
-Phó Thống đốc Thường trực Ngân
hàng Nhà nước làm Trưởng Ban;
-Chánh Thanh tra Ngân hàng, Phó
trưởng Ban thường trực;
-Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát
Ngân hàng Nhà nước, Phó Trưởng Ban;
-Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Ngân hàng Nhà nước, Uỷ viên;
-Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài
chính Ngân hàng Nhà nước, Uỷ viên;
-Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng
Nhà nước, Uỷ viên;
-Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ
Ngân hàng Trung ương, Uỷ viên;
-Phó Chủ tịch thường trực Công
đoàn Ngân hàng Việt Nam, Uỷ viên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, Uỷ viên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Uỷ viên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Uỷ viên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Uỷ viên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Uỷ viên;
Điều 4. Ban
Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch,
biện pháp tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản của Đảng,
Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân hàng;
2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong ngành Ngân hàng triển khai thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1
Điều này;
3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra về
công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong ngành Ngân hàng; định kỳ báo cáo Thống đốc để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ và Thanh tra
Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân
hàng;
4. Tiếp nhận thông tin và tổng hợp
tình hình vụ việc tiêu cực, tham nhũng; vụ việc nổi cộm, vi phạm pháp luật tại
các đơn vị trong ngành Ngân hàng được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm
toán Nhà nước, đơn khiếu nại, tố cáo; cơ quan báo chí và phương tiện thông tin
đại chúng; do cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển đến; đặc biệt là tình hình tội phạm
kinh tế, rủi ro kinh doanh; nghiên cứu và đề xuất Thống đốc các giải pháp xử
lý; tham mưu giúp Thống đốc xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thuộc thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và các vụ việc do cấp có thẩm quyền giao.
5. Đề xuất, báo cáo Thống đốc để
Thống đốc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm có liên quan đến hoạt động ngân
hàng.
Điều 5.
Ban Chỉ đạo làm đầu mối trong việc phối hợp hành động, tư
vấn về việc hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm
có liên quan đến hoạt động ngân hàng; chỉ đạo việc tiếp nhận và giới thiệu các
dự án với các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong và
ngoài nước theo các văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và
tội phạm có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Điều 6. Nhiệm
vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo:
Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ
và quyền hạn:
1.1. Trưởng Ban Chỉ đạo là người
được Thống đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Thống đốc chỉ đạo, tổ chức
triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng,
thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và tội phạm
trong ngành Ngân hàng; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành Ngân
hàng thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm
trước Thống đốc về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Thực hiện nhiệm vụ khác quy định
tại Điều 4 của Quy chế này.
1.2. Trưởng Ban Chỉ đạo có quyền
hạn:
a. Kiến nghị Thống đốc ra quyết
định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng Ngân hàng
Nhà nước và Thống đốc quản lý; yêu cầu cấp có thẩm quyền của các đơn vị
trong ngành Ngân hàng tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nếu có căn cứ cho rằng người
đó có thể tiếp tục có hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc gây cản trở cho công
tác thanh tra, kiểm tra, xác minh.
b. Tham mưu giúp Thống đốc trong
việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm
quyền của Thống đốc; đề xuất Thống đốc quyết định hoặc đề xuất Thống đốc
đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi,
tịch thu tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.
c. Khi phát hiện có hành vi tham
nhũng phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Thống đốc xử lý hoặc thông
báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
d. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị
ngân hàng tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý các hành vi
tiêu cực, tham nhũng hoặc vi phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
đ. Thực hiện các quyền hạn khác
quy định tại Điều 4 Quy chế này.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm
vụ, quyền hạn:
2.1. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường
trực là Chánh Thanh tra Ngân hàng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo triển
khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo để thực hiện
Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác
phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân hàng;
b. Có trách nhiệm chỉ đạo, điều
hành Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo; Cơ quan Thanh tra Ngân hàng thực hiện chức
năng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
c. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban Chỉ đạo theo uỷ quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo;
d. Khi Trưởng Ban Chỉ đạo đi vắng,
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực được quyền tổ chức họp Ban Chỉ đạo theo định
kỳ hoặc đột xuất để xử lý công việc của Ban Chỉ đạo. Những việc không được Trưởng
Ban Chỉ đạo uỷ quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của
Thống đốc;
2.2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Vụ
Trưởng Vụ Tổng Kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại tiết a, tiết c, điểm 2.1, Khoản 2, Điều này; thực hiện nhiệm vụ
quy định tại tiết d, điểm 2.1, Khoản 2, Điều này trong trường hợp Trưởng Ban Chỉ
đạo và Phó Trưởng Ban thường trực đi vắng;
b. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm
tại các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
3. Các Uỷ viên Ban Chỉ đạo có
nhiệm vụ, quyền hạn:
3.1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác phòng, chống tham nhũng và tội
phạm theo chức năng của đơn vị, hệ thống ngân hàng mình; xây dựng các đề án và
làm các công tác khác được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công theo dõi, phụ trách;
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của các Uỷ viên Ban Chỉ đạo:
a. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ:
-Tham mưu giúp Thống đốc ban
hành và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Quy tắc ứng xử; Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
và Quy định việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;
hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị ngân hàng thực hiện có hiệu quả quy định của Thống
đốc về những tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức
ngành Ngân hàng;
-Tham mưu giúp Thống đốc chỉ đạo
các đơn vị trong ngành Ngân hàng thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham
nhũng về minh bạch tài sản, thu nhập; về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn;
-Đề xuất xử lý cán bộ có liên
quan đến các vụ việc quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quy chế này; tổng hợp tình
hình xử lý cán bộ trong toàn ngành Ngân hàng để Thống đốc báo cáo theo yêu cầu
của Chính phủ, Quốc hội.
b. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Vụ trưởng
Vụ Kế toán - Tài chính:
-Tham mưu giúp Thống đốc trong
việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn để tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
-Phối hợp với các đơn vị chức
năng thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung những chế độ,
chuẩn mực kế toán, kiểm toán đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với thông
lệ kế toán quốc tế;
-Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị
ngân hàng thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của ngành Ngân hàng về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Vụ trưởng
Vụ Pháp chế chỉ đạo việc rà soát văn bản, kiến nghị Thống đốc trong việc sửa đổi,
bổ sung, hoặc ban hành mới các văn bản quy định liên quan đến các lĩnh vực kinh
doanh, nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; các văn bản quy định việc công khai,
minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tuyên truyền phổ biến
văn bản pháp luật; trả lời các cơ quan bảo vệ pháp luật và các Ban, Ngành đối với
những vụ việc quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quy chế này phải xử lý hình sự.
d. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Phó Bí
thư thường trực Đảng uỷ Cơ quan Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm làm đầu mối
phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với Đảng uỷ Cơ quan Ngân hàng Trung ương trong công
tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; phối hợp với các Vụ, Cục chức năng của
Ngân hàng Nhà nước trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận cán bộ, đảng viên có
đơn thư tố cáo hoặc có liên quan đến vụ án;
đ. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Phó Chủ
tịch thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo các cấp
Công đoàn trong ngành Ngân hàng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, động
viên đoàn viên, người lao động thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng và tội phạm; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng
ngừa tham nhũng.
e. Uỷ viên Ban Chỉ đạo là Chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm
trong hệ thống đơn vị mình.
Tuỳ theo tình hình cụ thể của
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và tội phạm từng thời kỳ, các Uỷ viên Ban Chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Điều 7.
Thanh tra Ngân hàng thực hiện chức năng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm
vụ, quyền hạn:
1. Chỉ đạo Bộ phận giúp việc Ban
Chỉ đạo trong việc nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quý,
năm của Ban Chỉ đạo; giúp Ban Chỉ đạo triển khai làm điểm ở một số đơn vị, địa
bàn trọng điểm;
2. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị
Ngân hàng thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực
hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
3. Yêu cầu các đơn vị ngân hàng
cung cấp thông tin, gửi báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất; báo cáo tình
hình vụ việc quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quy chế này để Cơ quan thường trực tổng
hợp, báo cáo Lãnh đạo;
4. Tiếp nhận thông tin, báo cáo
của các đơn vị về kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội
phạm; tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo;
5. Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ
đạo và Thống đốc về công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền,
lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động ngân
hàng và trong hoạt động phòng, chống tham nhũng; trong việc giải quyết tố cáo về
tiêu cực, tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Ngân
hàng;
6. Có trách nhiệm phối hợp công
tác giữa Cơ quan Thanh tra Ngân hàng với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan bảo
vệ pháp luật trong việc phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng hoặc trong
trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý;
7. Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị
nội dung, tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban
Chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và cá nhân; thông báo ý kiến
chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống
tham nhũng và tội phạm đến các đơn vị ngân hàng; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
việc thực hiện ý kiến chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo
mà cơ quan Thường trực đã ra thông báo; tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về
công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân hàng.
8. Tham mưu giúp Thống đốc trong
việc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về
nghiên cứu, đào tạo, xây dựng văn bản, trao đổi thông tin, trợ giúp kỹ thuật,
trao đổi kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng và tội phạm.
MỤC 2:
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM TẠI CÁC
ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
Điều 8. Ban
Chỉ đạo tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Thành phần Ban Chỉ đạo:
a. Ban Chỉ đạo do Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo;
b. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố làm Phó Trưởng ban thường trực;
c. Tuỳ tình hình cụ thể tại địa
phương, đơn vị có thể bố trí một số Phó Trưởng ban khác là Giám đốc chi nhánh của
Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố;
d. Thành viên Ban Chỉ đạo khác
là đại diện cấp uỷ Đảng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Giám đốc
chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước tỉnh, thành phố;
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Chỉ đạo:
a. Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách
nhiệm trước Thống đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai chương trình, kế
hoạch thực hiện văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng về thực hiện
pháp luật phòng, chống tham nhũng và tội phạm đến các đơn vị ngân hàng trên địa
bàn;
b. Xây dựng chương trình, kế hoạch
của Ban Chỉ đạo về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng;
c. Phối hợp với Ban Chỉ đạo của các
Ngân hàng thương mại trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch,
văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền địa phương và của ngành
Ngân hàng về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
d. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi từng lĩnh vực, địa bàn
hoạt động;
đ. Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức
tín dụng, chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện
chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng và tội phạm; tổng hợp tình hình,
kết quả triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của các đơn vị ngân hàng
trên địa bàn, báo cáo về Ban Chỉ đạo của ngành Ngân hàng theo quy định; đặc biệt
là những vụ việc nổi cộm, tiêu cực tham nhũng nghiêm trọng làm thất thoát số tiền
lớn cần phải báo cáo đầy đủ, chi tiết;
e. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ
đạo của ngành Ngân hàng xử lý các vấn đề về công tác phòng, chống tham nhũng và
tội phạm.
Điều 9.
Ban Chỉ đạo tại doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước,
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương:
1. Thành phần Ban Chỉ đạo:
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị là
Trưởng Ban Chỉ đạo;
b. Trưởng Ban kiểm tra, kiểm
soát nội bộ là Phó Trưởng Ban thường trực. Tuỳ tình hình cụ thể tại các đơn vị,
có thể bố trí một số Phó Trưởng Ban khác;
c. Thành viên Ban Chỉ đạo khác
là đại diện cấp uỷ Đảng, Công đoàn, Tổ chức cán bộ, Kế toán-Tài chính, Pháp chế
.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban Chỉ đạo:
a. Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách
nhiệm trước Thống đốc trong việc xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo,
xây dựng chương trình, kế hoạch; chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương trình,
kế hoạch thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng về thực
hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong hệ thống đơn vị
mình;
b. Phối hợp với Ban Chỉ đạo của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện chương trình, kế hoạch, văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền
địa phương và của ngành Ngân hàng về thực hiện pháp luật phòng, chống tham
nhũng và tội phạm trong hệ thống ngân hàng mình;
c. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi từng lĩnh vực, địa bàn
hoạt động;
d. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
thành viên trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng
và tội phạm; tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện chương trình, kế
hoạch của hệ thống báo cáo về Ban Chỉ đạo của ngành Ngân hàng theo quy định;
đ. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ
đạo của ngành Ngân hàng xử lý những vấn đề về công tác phòng, chống tham nhũng
và tội phạm.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Căn cứ Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng và tội phạm của ngành Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành
Ngân hàng quy định tại Điều 3 Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2007 có trách nhiệm kiện
toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của đơn vị mình; xây dựng
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tại đơn vị. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước,
Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương chỉ đạo việc kiện toàn các Tiểu Ban Chỉ đạo tại các đơn vị thành
viên (thành phần Tiểu Ban Chỉ đạo áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 9).
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai pháp luật phòng, chống
tham nhũng và tội phạm đến các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn; đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại các tổ
chức tín dụng trên địa bàn.
Điều 11.
Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập
dài hạn (3 tháng trở lên) hoặc có những thay đổi về nhân sự, thành viên đó phải
thông báo cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo biết, để Cơ quan thường trực tham
mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối hoạt động theo chương trình, kế hoạch của
Ban Chỉ đạo.
Điều 12.
Ban Chỉ đạo định kỳ 3 tháng họp một lần để kiểm điểm việc
thực hiện chương trình, kế hoạch và có các cuộc họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ
đạo yêu cầu.
Điều 13.
Chế độ báo cáo:
1. Ban Chỉ đạo tại Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổng hợp tình hình, kết quả thực
hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố và các đơn vị ngân hàng tại địa phương để báo cáo về Ban
Chỉ đạo của ngành Ngân hàng;
2. Ban Chỉ đạo của các đơn vị trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện
công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại đơn vị mình để báo cáo về Ban
Chỉ đạo của ngành Ngân hàng;
3. Ban Chỉ đạo của các Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương có trách nhiệm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công
tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại đơn vị mình báo cáo về Ban Chỉ đạo
của ngành Ngân hàng. Các chi nhánh của Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính
sách xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân Trung
ương có trách nhiệm báo cáo theo hệ thống; đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để báo cáo về Ban Chỉ đạo của
ngành Ngân hàng;
4. Các Ban Chỉ đạo báo cáo kết
quả thực hiện về Ban Chỉ đạo của ngành Ngân hàng (qua Thanh tra Ngân hàng) như
sau:
-Báo cáo công tác phòng, chống
tham nhũng và tội phạm hàng năm tính từ ngày 15 tháng 9 năm trước đến ngày 15
tháng 9 năm báo cáo; gửi về Ban Chỉ đạo của ngành Ngân hàng (qua Thanh tra Ngân
hàng) trước ngày 30 tháng 9 hàng năm;
-Báo cáo công tác phòng, chống
tham nhũng và tội phạm hàng Quý, tính từ ngày 15 tháng thứ 3 của Quý trước đến
ngày 15 tháng thứ 3 của Quý sau; gửi về Ban Chỉ đạo ngành Ngân hàng (qua Thanh
tra Ngân hàng) trước ngày 30 của tháng cuối Quý;
-Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
(Thanh tra Ngân hàng) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, dự thảo báo cáo tổng hợp
kết quả triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm
trong ngành Ngân hàng để trình Trưởng Ban Chỉ đạo giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước thực hiện chế độ báo cáo theo quy định lên Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng; Ban chỉ đạo 138 Chính phủ và Thanh tra Chính phủ .
Điều 14.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
các đơn vị và người có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ sự
chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, đồng thời được quyền bảo lưu ý kiến để đề nghị Ban cán
sự Đảng Ngân hàng Nhà nước và Thống đốc xem xét giải quyết.