Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 112/2006/QĐ-TTg Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2010-2020

Số hiệu: 112/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 24/05/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

********

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số : 112/2006/QĐ-TTg

 

Hà Nội,  ngày 24 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ thông báo số 191-TB/TW ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tờ trình số 49/TTr-NHNN-m ngày 09 tháng  02 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức tín dụng tổ chức triển khai thực hiện các dự án, đề án để thực hiện các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam kèm theo Quyết định này; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện theo định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện vào năm 2007 và tổng kết vào năm 2010.

Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai nghiên cứu xây dựng các dự án, đề án quan trọng sau:

1. Dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (mới) thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 2003), (trình Quốc hội trong năm 2008).

2. Dự án Luật các Tổ chức tín dụng (mới) thay thế Luật các tổ chức tín dụng (năm 1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (năm 2004), (trình Quốc hội trong năm 2008).

3. Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, (trình Quốc hội sau năm 2007).

4. Dự án Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, (trình Quốc hội sau năm 2007).

5. Đề án tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn tự có, xử lý các tồn đọng tài chính, chủ yếu là nợ xấu) của các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kế toán, phân loại nợ và lộ trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, (trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2006 để phê duyệt).

6. Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, (trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

7. Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, (trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

8. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, (trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

9. Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới tài trợ, (hoàn thành triển khai trước ngày 31 tháng 12 năm 2007).

10. Dự án hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ, (trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 6 năm 2007 để phê duyệt).

11. Đề án lộ trình nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục từng bước hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế, (trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

12. Xây dựng Đề án tuyên truyền và phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, nâng cao vai trò của hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, (trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

13. Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, (trình Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

Giao Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng quy định về hình thức, cơ chế công bố thông tin về lạm phát (hoàn thành trong năm 2006). 

Trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động xây dựng và triển khai các đề án, dự án để thực hiện các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam nêu tại Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 kèm theo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24  tháng 5  năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG

1. Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (viết tắt là NHNN) đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020

Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ (viết tắt là CSTT) theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung ương (viết tắt là NHTW) trong khu vực châu ¸.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ CSTT gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. CSTT tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khoá để định hướng và khuyến khích công chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

2. Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và màng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM). Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Phương châm hành động của các TCTD là "An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế".

 

Một số chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010

1. Lạm phát (%/năm)

Thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

2. Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán (M2) (%/năm)

18 - 20

3. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010 (%)

100 - 115

4. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2 đến năm 2010 (%)

Không quá 18

5. Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm)

18 - 20

6. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%)

Không dưới 8

7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%)

Dưới 5

8. Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010

Chuẩn mực quốc tế (Basel I)

9. Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010

12 tuần nhập khẩu

Ghi chú: Nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế

Một số NHTM đạt mức vốn tự có tương đương 800 - 1.000 triệu USD đến năm 2010, có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.

II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỤ THỂ

1. Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010

a) Nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN hoạt động thực sự với tư cách và mang đầy đủ tính chất là NHTW trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. NHNN độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, xây dựng và điều hành CSTT trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Quan hệ giữa NHNN với các Bộ, ngành và các TCTD cần được phân định rõ; đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính trong xây dựng và điều hành CSTT. NHNN có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống tài chính. NHNN không trực tiếp chỉ đạo tác nghiệp và can thiệp vào quyết định kinh doanh của các TCTD thuộc mọi thành phần kinh tế. NHNN có đủ nguồn lực và độc lập tương đối về nghiệp vụ, tổ chức và tài chính, hoạt động với cơ chế khác với các cơ quan hành chính - sự nghiệp, nhưng dưới sự quản lý, giám sát của Chính phủ và Quốc hội.

b) Định hướng cơ cấu lại tổ chức bộ máy của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng  tinh gọn và hiện đại. Tổ chức lại NHNN, sắp xếp lại các Vụ, Cục theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo và tính chuyên môn hoá của các đơn vị; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị. Cơ cấu lại các chi nhánh NHNN theo hướng tập trung và không áp dụng một cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ đồng nhất đối với tất cả các chi nhánh NHNN; đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình thành các chi nhánh NHNN khu vực, không nhất thiết bố trí chi nhánh NHNN theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc NHNN theo hướng chỉ giữ lại Nhà máy In tiền quốc gia, các doanh nghiệp còn lại sẽ được chuyển đổi sở hữu thông qua cổ phần hóa và sáp nhập. NHNN không đảm nhiệm chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp trực thuộc NHNN có vốn của Nhà nước.

c) Định hướng đổi mới điều hành chính sách tiền tệ

Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường. Nâng cao năng lực của NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. NHNN cần kiểm soát về cơ bản toàn bộ khối lượng tiền và các luồng tiền trong nền kinh tế.

Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau          năm 2010 NHNN chuyển sang điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu.

d) Định hướng đổi mới chính sách quản lý ngoại hối

Tăng cường khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nước và quốc tế, đồng thời có biện pháp hữu hiệu hạn chế, kiểm soát hiện tượng đào thoát vốn đầu tư ra nước ngoài. Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam và tạo nền tảng cho đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi sau năm 2010 theo hướng trước mắt bảo đảm đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi trên các giao dịch vãng lai và từng bước được chuyển đổi trên các giao dịch vốn. Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của các NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ đi đôi với việc nới lỏng hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối.

Tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện các biện pháp quản lý tập trung, thống nhất dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN. Tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường và theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối. Phát triển mạnh thị trường ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trường và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trường tiền tệ. Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ của NHNN thông qua các nghiệp vụ thị trường. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển, các TCTD mở rộng hoạt động ngoại hối và các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn ngoại hối. Thu hẹp đáng kể hoạt động ngoại hối không chính thức.

đ) Định hướng phát triển hệ thống giám sát ngân hàng

Trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là một đơn vị (Cục) thuộc NHNN trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay. Từng bước tạo tiền đề để đến sau năm 2010 xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng.

Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát có hiệu quả:

Ưu tiên đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Trước mắt, cần đưa các nội dung giám sát ngân hàng và định hướng đổi mới hệ thống giám sát ngân hàng, đặc biệt là đối với thanh tra, giám sát chuyên ngành ngân hàng vào các Luật NHNN và Luật TCTD mới. Xây dựng Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng (khi cần thiết). Bảo đảm để Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định pháp luật trong hoạt động của các TCTD.

Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục cấp phép. Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD thành lập và phát triển, đặc biệt là đối với các TCTD phi ngân hàng theo hướng bình đẳng trong tiếp cận thị trường và kinh doanh dịch vụ tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở nâng cao kỷ luật thị trường, các yêu cầu về tiêu chuẩn thành lập các TCTD, quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng để bảo đảm những TCTD thành lập mới phải có năng lực cạnh tranh, quy mô hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượng và mức độ an toàn cao.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước vốn Basel năm 1988 - Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010.

e) Định hướng đổi mới quản lý và phát triển nhân lực

Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển NHNN trở thành NHTW hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý tại NHNN, triển khai việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức NHNN theo hướng nâng cao chất lượng và trình độ cán bộ, công chức; sắp xếp và hợp lý hoá lực lượng lao động ở cả NHNN Trung ương và chi nhánh NHNN cho phù hợp với mô hình tổ chức mới, cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phát triển của NHNN. Hoàn thiện hệ thống quy trình, chính sách quản lý lao động đi đôi với xây dựng môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh và cơ chế khuyến khích bằng vật chất và cơ hội nghề nghiệp nhằm bảo đảm thu hút lực lượng cán bộ giỏi theo hướng thu nhập bình quân của cán bộ NHNN không thấp hơn thu nhập bình quân của cán bộ trong các NHTMNN.

Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc chuyên môn được giao. Thực hiện cơ chế đãi ngộ cán bộ theo năng lực thực tế, vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Cơ chế đãi ngộ, khen thưởng cùng với các biện pháp khuyến khích phi vật chất khác phải được đổi mới căn bản để thực sự trở thành động lực thúc đẩy các đơn vị và cá nhân nâng cao trình độ, phát huy lòng nhiệt tình, hăng hái thi đua, cống hiến năng lực và trí tuệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và gắn bó lâu dài với NHNN. Từng bước thực hiện cơ chế thi tuyển chức danh đối với một số vị trí quản lý, lãnh đạo; bố trí lao động phù hợp với năng lực cán bộ, yêu cầu và tính chất công việc. Tăng cường sử dụng phương thức hợp đồng thuê, khoán lao động và dịch vụ của các tổ chức cung ứng chuyên nghiệp đối với một số công việc hậu cần, phục vụ và công việc có tính thời vụ, không có liên quan đến sự an toàn, bí mật hoạt động của NHNN.

2. Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010

a) Định hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước (viết tắt là NHTMNN) và ngân hàng thương mại cổ phần (viết tắt là NHTMCP)

Các NHTMNN và các NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Các NHTMNN cùng với NHTMCP trong nước đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các TCTD nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng khác góp phần bảo đảm sự phát triển hoàn chỉnh, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh.

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các NHTMNN và Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP, cụ thể:

 Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động):

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ương đến chi nhánh. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban Kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro.

Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm để cơ quan kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.

Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính):

Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMNN.

Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTMNN được cổ phần hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng. Quan hệ giữa NHNN với các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước mà còn là quan hệ kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường, minh bạch, xoá bỏ bao cấp, đặc quyền, thiên vị và độc quyền kinh doanh. Xoá bỏ cơ chế đại diện chủ sở hữu của NHNN đối với các NHTMNN. NHNN đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Phấn đấu hoàn thành về cơ bản chương trình tái cơ cấu NHTM trước             năm 2009.

b) Định hướng chiến lược phát triển các quỹ tín dụng nhân dân (viết tắt là QTDND)

Phát triển QTDND thực sự trở thành TCTD hợp tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động và nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. QTDND hoạt động theo Luật Các TCTD và Luật Hợp tác xã. Phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.

c) Định hướng chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Tuân thủ các quy định của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các thỏa thuận song phương khác với Nhật Bản, EU, các quy định của WTO (khi Việt Nam gia nhập) và cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình đã cam kết. Vừa tạo cơ hội cho các TCTD nước ngoài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thôn tính bất lợi của các TCTD nước ngoài đối với các TCTD Việt Nam.

d) Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hoá gia nhập thị trường và khuyến khích các TCTD cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng màng lưới. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.

3. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các TCTD, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Ban hành Luật NHNN mới thay thế Luật NHNN (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (năm 2003); Luật các TCTD mới thay thế Luật các TCTD (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004) để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Luật NHNN và Luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các TCTD. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

4. Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng đến năm 2010

Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của NHNN và các TCTD trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến.

Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán). Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc; hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hướng tự động hoá với cấu trúc mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với các ứng dụng. Kết nối hệ thống thanh toán của các NHTM với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và làm dịch vụ thanh toán bù trừ, liên ngân hàng của NHNN. Phát triển công nghệ, phương tiện thanh toán, các hình thức và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến, an toàn, hiệu quả.

5. Định hướng phát triển thị trường tiền tệ đến năm 2010

Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành CSTT, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong giám sát, điều hành hoạt động thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc và thị trường mở. Đẩy mạnh hoạt động đại lý phát hành chứng khoán của Chính phủ. Tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch trên thị trường mở; đồng thời nới lỏng các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các TCTD. Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP LỚN

Mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 được triển khai thực hiện theo các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

- Tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Xây dựng các luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó ưu tiên xây dựng Luật NHNN, Luật các TCTD (mới) và hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai hai luật này.

Giai đoạn sau năm 2007:

+ Trình Quốc hội Luật NHNN mới thay thế Luật NHNN (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (năm 2003);

+ Trình Quốc hội Luật các TCTD (mới) thay thế Luật các TCTD (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004);

+ Trình Quốc hội Luật Bảo hiểm tiền gửi;

+ Trình Quốc hội Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác; các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình TCTD; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các TCTD. 

2. Tăng cường năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các công cụ CSTT, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở;

- Gắn kết chặt chẽ điều hành tỷ giá hối đoái với điều hành lãi suất; điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ. Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá hối đoái theo nguyên tắc thị trường;

- Xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc điều hành CSTT lấy kiểm soát lạm phát làm chức năng chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong điều hành CSTT.

3. Tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tập trung cải cách và phát triển hệ thống giám sát ngân hàng theo các nội dung chủ yếu sau:

- Đổi mới mô hình tổ chức của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng tập trung, thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng (Basel); thành lập Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN. Tập trung nâng cao năng lực và đổi mới triệt để phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa;

- Mở rộng danh mục các đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát của NHNN;

- Hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các TCTD cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các TCTD;

- Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMEL(S);

- Chỉnh sửa phù hợp các quy định, chính sách về bảo hiểm tiền gửi để buộc các tổ chức tài chính - tín dụng có huy động tiền gửi theo quy định của Luật các TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nâng cao vai trò, năng lực tài chính và hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn và góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Tăng cường sự phối hợp giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trong quá trình giám sát các TCTD và xử lý các vấn đề khó khăn của các TCTD. Từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát của NHNN đối với các TCTD;

- Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD. Minh bạch hoá hoạt động ngân hàng. Tạo điều kiện cho các TCTD cổ phần niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm (Sở) Giao dịch Chứng khoán;

- Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ  nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

 

4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán

- Hiện đại hoá hệ thống giao dịch ngân hàng. Tích cực xúc tiến thương mại điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động;

- Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Hoàn thiện và phát triển các mô thức quản lý nghiệp vụ ngân hàng cơ bản; các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hoá và được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung;

- Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản và hoạt động của NHNN và các TCTD. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng, trong đó khẩn trương hoàn thành và đưa vào sử dụng các Trung tâm Dữ liệu dự phòng hay Trung tâm Phục hồi thảm hoạ của NHNN và các TCTD. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược về đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngành ngân hàng;

- Cải tạo và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin của NHNN và các TCTD. Xây dựng và triển khai các đề án, dự án liên kết, phát triển hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Phát triển các công ty dịch vụ thẻ ngân hàng và các mô hình tổ chức thanh toán thích hợp;

- Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng/mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập/chi phí;

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ ngành ngân hàng để xây dựng được hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung và thống nhất. Triển khai mạng thông tin nội bộ rộng khắp toàn hệ thống trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mạng.

5. Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực

- Cơ cấu lại mô hình tổ chức:

+ Hệ thống NHNN: đến năm 2010, mô hình tổ chức bộ máy của NHNN về cơ bản không có thay đổi lớn so với hiện nay. Tuy nhiên, sẽ sắp xếp lại, hình thành mới những vụ, cục cần thiết tại NHNN Trung ương để thực hiện có hiệu lực và hiệu quả hơn vai trò của NHTW hiện đại; quy mô và phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức của các chi nhánh NHNN sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên từng địa bàn cũng như những thay đổi trong sắp xếp, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của từng chi nhánh NHNN thuộc các lĩnh vực chủ yếu như thanh tra, giám sát, cung ứng tiền mặt và thanh toán. Một số chi nhánh NHNN ở các địa bàn quan trọng sẽ được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ trên ở phạm vi địa lý rộng hơn (không giới hạn bởi địa giới hành chính) nhằm tạo tiền đề để phát triển thành chi nhánh NHNN khu vực ở giai đoạn sau. Các chi nhánh NHNN còn lại sẽ giảm bớt chức năng, nhiệm vụ và quy mô bộ máy, lao động một cách phù hợp; 

+ Các TCTD: cơ cấu lại tổ chức bộ máy của TCTD, bao gồm sắp xếp, củng cố bộ máy quản trị, điều hành, các phòng, ban tại trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch và các doanh nghiệp trực thuộc TCTD.

- Xây dựng và từng bước áp dụng cơ chế quản lý mới tại NHNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với xu thế quản lý được áp dụng tại NHTW nhiều nước. Trong khuôn khổ đó, xây dựng hệ thống khuyến khích lao động có hiệu quả và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực. Tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đề bạt và đãi ngộ cán bộ dựa trên cơ sở năng lực, trình độ thực tế của cán bộ và tính chất, yêu cầu của công việc. Thể chế hóa rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cán bộ. Thực hiện nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong công tác cán bộ. Hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan chức năng đối với công tác cán bộ của các TCTD;  

- Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ các cấp, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo trong ngành Ngân hàng. Thành lập Trung tâm Đào tạo thuộc NHNN.

6. Phát triển thị trường tiền tệ

- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý, điều hành thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng quyền tiếp cận thị trường và khả năng phát hành các công cụ tài chính có mức độ rủi ro thấp, trong đó khuyến khích một số NHTM lớn có đủ điều kiện và năng lực trở thành thành viên chủ đạo, có vai trò kiến tạo trên các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường tiền tệ phái sinh;

- Đa dạng hóa đối tượng tham gia, các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro. Tạo điều kiện cho các TCTD phát hành các giấy tờ có giá có độ an toàn cao, bao gồm cả các loại trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.

7. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại theo các đề án được duyệt

- Hoàn thiện mô hình tổ chức từ Hội sở chính đến các chi nhánh NHTM theo những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt: cơ cấu lại tổ chức của bộ máy quản trị (Hội đồng quản trị), bộ máy điều hành (Ban điều hành) và các phòng, ban tại Hội sở chính để nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, điều hành; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, các cấp. Khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại (bao gồm số lượng, địa bàn, tổ chức bộ máy, thẩm quyền, phạm vi hoạt động,…) đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý màng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm và các kênh phân phối khác của các NHTM;

- Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM:

+ Xây dựng cơ chế kiểm soát tín dụng hữu hiệu, đặc biệt là ngăn chặn nợ xấu gia tăng và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);

+ Trước năm 2008, hoàn thành cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010, cổ phần hóa phần lớn các NHTMNN. Tạo điều kiện cho các NHTMNN phát hành trái phiếu dài hạn. Phấn đấu đạt mức vốn tự có của các NHTMNN tương đương hệ số an toàn vốn trên 6% (đến cuối năm 2006) và trên 8% (trước năm 2010). Một số NHTMNN có mục tiêu hoạt động giống nhau và màng lưới chi nhánh trùng lắp có thể áp dụng giải pháp sáp nhập, hợp nhất và các giải pháp thích hợp khác.

- Nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cường năng lực quản trị rủi ro: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các cấu phần quản trị rủi ro. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường, lãi suất, tỷ giá hối đoái; rủi ro tín dụng;

- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo Đề án cơ cấu lại NHTMNN, Đề án củng cố, chấn chỉnh NHTMCP và các nội dung liên quan tại Quyết định này;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2007, tổ chức đánh giá chương trình cơ cấu lại NHTMNN, đặc biệt là chương trình phát triển thể chế quản trị mới để rút kinh nghiệm, đẩy mạnh và nhân rộng chương trình này ra cho các NHTMCP.

8. Tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; phát triển vững chắc, an toàn các quỹ tín dụng nhân dân được thành lập mới

- Nâng cao hiệu quả, năng lực tài chính, hoạt động và trình độ quản lý của các QTDND nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của QTDND. Tiếp tục triển khai và hoàn thành công tác củng cố, chất chỉnh hoạt động của các QTDND. Xử lý dứt điểm việc thanh lý các QTDND đã bị thu hồi giấy phép hoạt động để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND trong những năm tiếp theo. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ QTDND cơ sở. Tăng vốn tự có, hiện đại hoá công nghệ quản lý và hoạt động nghiệp vụ của các QTDND. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các QTDND. Tiếp tục xây dựng và phát triển các quỹ tín dụng nhân dân mới ở nơi có nhu cầu và đủ điều kiện phát triển lành mạnh, an toàn.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống QTDND bao gồm QTDND Trung ương và các QTDND cơ sở. Phát triển QTDND Trung ương thành ngân hàng hợp tác có đủ năng lực tài chính, khả năng chăm sóc và là đầu mối hỗ trợ cho các QTDND cơ sở về tài chính, quản lý và công nghệ nhằm đưa hoạt động của QTDND đi đúng hướng và bảo đảm an toàn. Thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND, trong đó tổ chức đầu mối là Hiệp hội QTDND. Thành lập nguồn dự phòng chi trả và Quỹ An toàn hệ thống QTDND. Thành lập tổ chức kiểm toán QTDND có đầy đủ các nguồn lực về tài chính, nhân sự, chuyên môn và tổ chức bộ máy để thực thi nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị, điều hành và bộ máy kiểm soát của các QTDND cơ sở. 

9. Củng cố, phát triển và tăng cường quản lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, kể cả các tổ chức tài chính quy mô nhỏ

Tạo điều kiện việc thành lập và phát triển các TCTD phi ngân hàng, kể cả các tổ chức trung gian có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng. Nâng cao vai trò quản lý, giám sát của NHNN đối với các TCTD phi ngân hàng và các tổ chức không phải là TCTD có hoạt động ngân hàng, bao gồm cả các tổ chức tài chính quy mô nhỏ  và những tổ chức khác có hoạt động liên quan chặt chẽ với hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động lành mạnh của các tổ chức này.

10. Hoàn thiện và tăng cường quản lý các ngân hàng chính sách, định chế tài chính phát triển của Nhà nước

Xác định rõ phạm vi và nội dung hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, đi đôi với tách bạch giữa tín dụng chính sách, tín dụng hỗ trợ của Nhà nước với tín dụng thương mại của các TCTD. Tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động của  Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, kể cả tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời trong tương lai tiến tới thành lập Ngân hàng Xuất Nhập khẩu khi xét thấy có đủ điều kiện. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng của các ngân hàng chính sách và các định chế tài chính của Nhà nước.

11. Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trước hết là năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng quản lý, kiểm soát hệ thống của NHNN;

- Thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình cam kết của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN (AFAS); đồng thời thực hiện các cam kết gia nhập WTO theo yêu cầu của Hiệp định WTO/GATS;

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo các cam kết mở cửa thị trường. Từng bước nới lỏng quyền tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng (trong nước và nước ngoài) đối với cả bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ ngân hàng (trong nước và nước ngoài). Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới;

- Tham gia các điều ước quốc tế, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, ngân hàng. Phát triển quan hệ hợp tác đa phương và song phương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nhằm tận dụng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài; phối hợp với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

IV. MỘT SỐ DỰ ÁN, ĐỀ ÁN CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 

Nhóm các dự án xây dựng Luật

1. Dự án Luật NHNN thay thế Luật NHNN (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN (năm 2003); (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Quốc hội trong năm 2008).

2. Dự án Luật các TCTD thay thế Luật các TCTD (năm 1997), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004); (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Quốc hội trong năm 2008).

3. Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi; (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Quốc hội sau năm 2007).

4. Dự án Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Quốc hội  sau năm 2007).

Nhóm các dự án, đề án khác

1. Đề án tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn tự có, xử lý các tồn đọng tài chính, chủ yếu là nợ xấu) của các NHTM theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kế toán, phân loại nợ và lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2006 để phê duyệt).

2. Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các TCTD phi ngân hàng (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

3. Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

4. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

5. Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới tài trợ (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007).

6. Dự án hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2007 để phê duyệt).

7. Đề án lộ trình nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục từng bước hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

8. Xây dựng Đề án tuyên truyền và phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, nâng cao vai trò của hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007 để phê duyệt).

9. Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ trong năm 2006 để phê duyệt).

10. Nghiên cứu, xây dựng quy định về hình thức, cơ chế công bố thông tin về lạm phát để tăng cường sự hiểu biết của công chúng về lạm phát (Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và tổ chức thực hiện trong năm 2006)./.

 

 

 

 

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 112/2006/QD-TTg

Hanoi, May 24, 2006

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF VIETNAM'S BANKING SECTOR UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
On the basis of the Communist Party of Vietnam Central Committee's notice No. 191-TB/TW of September 1, 2005, on the objectives of and solutions to development of Vietnam's banking sector up to 2010, and orientations toward 2020;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam in Report No. 49/TTr-NHNN of February 9, 2006,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Scheme on development of Vietnam's banking sector up to 2010 and orientations toward 2020, enclosed with this Decision.

Article 2.- The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, concerned ministries and branches, provincial/municipal People's Committees and credit institutions in, organizing the implementation of projects and schemes for achieving the objectives, orientations and solutions for development of Vietnam's banking sector enclosed with this Decision; guiding, inspecting, supervising and summing up the implementation every year for reporting to the Prime Minister; and organizing a preliminary review of the implementation by 2007 and a final review by 2010.

To assign the State Bank of Vietnam to assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, organizing the study and elaboration of the following important projects and schemes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Bill on Credit Institutions (new) to replace the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions (to be submitted to the National Assembly in 2008).

3. The Deposit Insurance Bill (to be submitted to the National Assembly after 2007).

4. The Law on Supervision of the Safety of Banking Activities (to be submitted to the National Assembly after 2007).

5. The Scheme on enhancement of the financial capacity (increasing equity capital, handling financial problems, mostly non-performing loans) of commercial banks according to international accounting standards and practices and the roadmap for equitization of state-owned commercial banks (to be submitted to the Prime Minister before June 30, 2006, for approval).

6. The Scheme on development of non-bank credit institutions and improvement of the effectiveness of their operation management (to be submitted to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).

7. The Scheme on development of other institutions engaged in banking activities and improvement of the effectiveness of their operation management (to be submitted to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).

8. The Scheme on development of non-cash payment in the 2006-2010 period, with a vision toward 2020 (to be submitted to the Prime Minister in 2006 for approval).

9. The Scheme on modernization of banks and payment systems, phase II, financed by the World Bank (to be implemented before December 31, 2007).

10. The Project on the system of information on management and modernization of banks, financed by the World Bank (to be submitted to the Prime Minister before June 30, 2007, for approval).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. Formulation of the Scheme on propaganda for and development of small-scale financial activities and promotion of the role of small-scale financial activities in the cause of hunger eradication and poverty alleviation (to be submitted to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).

13. Formulation of a government decree providing for the supply of information in service of formulation and conduct of the national monetary policy (to be submitted to the Government in 2006 for approval).

To assign the General Department of Statistics to assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam and concerned ministries and branches in, studying and formulating regulations on forms and mechanisms of disclosure of information on inflation (to be completed in 2006).

The State Bank of Vietnam shall, within the scope of their tasks and competence, proactively formulate and implement the said schemes and projects to realize the objectives, orientations and solutions laid down in the Scheme on development of Vietnam's banking sector up to 2010 and orientations toward 2020, enclosed herewith.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- The Governor of the State Bank of Vietnam, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SCHEME

ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S BANKING SECTOR UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARD 2020
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 112/2006/QD-TTg of May 24, 2006)

I. OBJECTIVES OF DEVELOPMENT OF THE BANKING SECTOR

1. Objectives of development of the State Bank of Vietnam up to 2010 and strategic orientations toward 2020

To renew the organization and activities of the State Bank with a view to forming a streamlined and professional organizational apparatus with adequate resources and capabilities to develop and conduct monetary policy according to market principles on the basis of advanced technologies, compliance with international practice and standards on activities of a central bank, integration into the international financial community and effective performance of state management functions in the monetary and banking domains, and concurrently creating foundations for the State Bank to develop after 2010 into a modern central bank reaching the advanced level of central banks in Asia.

To effectively formulate and conduct monetary policy in order to stabilize the value of the Vietnamese currency and control inflation, contributing to stabilizing macro-economy, boosting economic growth and successfully carrying out the cause of national industrialization and modernization. To regulate money, interest rates and exchange rates under the market mechanism through flexibly and effectively employing indirect instruments of monetary policy. To apply information technology, quickly diversify forms of non-cash and via-bank payment. To gradually make the Vietnamese currency more convertible and proceed to make it fully convertible. Monetary policy shall facilitate the effective mobilization and allocation of financial resources. To closely combine monetary policy with fiscal policy for orienting and encouraging the people to save, invest in and develop production and business.

2. Objectives of development of credit institutions up to 2010 and strategic orientations toward 2020

To fundamentally and thoroughly reform and comprehensively develop the system of credit institutions toward modernity and multi-purpose operation reaching the average advanced development level in ASEAN, which shall be diversified in ownership forms and types of credit institutions, have a broader scope of operation, a sound financial status, and, at the same time, create foundations for building after 2010 a system of modern credit institutions, reaching the advanced level in Asia, fully meeting international standards on banking activities, and being able to compete with other banks in the region and the world. To ensure that credit institutions, including state-owned ones, shall carry out business activities on market principles and chiefly for profits. To develop a system of credit institutions operating safely, efficiently and firmly on the basis of advanced technologies and management skills, and application of international practice and standards on commercial bank operations. To develop non-bank credit institutions with a view to developing a more diversified and balanced financial system. To develop and diversify banking products and services, especially capital mobilization, credit allocation and payment, with high quality and a rationally developed network of provision in order to provide adequate, timely and convenient banking services and utilities for the economy in the period of accelerated modernization and industrialization. To form a banking service market, especially a credit market for sound and fair competition among credit institutions of all types, providing opportunities for all organizations and individuals that have lawful demands, adequate capabilities and conditions to have easy access to banking services. To prevent and limit all negative acts in credit operations.

To further restructure the banking system. To separate policy credit from commercial credit on the basis of distinguishing the lending function of policy banks from the monetary business function of commercial banks. To ensure the business autonomy and accountability of credit institutions. To create conditions for domestic credit institutions to improve their management capability, professional level and competitiveness. To ensure the business right of foreign banks and financial institutions according to Vietnam’s international commitments. To closely associate banking reform with enterprise reform, especially state enterprise reform. To continue strengthening, making more healthy and developing joint-stock companies; to promptly handle poorly performing credit institutions so as to prevent the collapse of banks beyond the control of the State Bank. To properly orient the operation of people’s credit funds for firm, safe and efficient development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A number of monetary and banking indicators for the 2006-2010 period:

1. Inflation (%/year)

Lower than the economic growth rate

2. Average growth of aggregate payment tools (M2)(%/year)

18 -20

3. M2/GDP ratio by the end of 2010 (%)

100-115

4. Cash in circulation outside bank/M2 up to 2010 (%)

Not exceeding 18

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18-20

6. Capital adequacy by 2010 (%)

Not lower than 8

7. Non-performing loans/total debt balance by 2010 (%)

Under 5

8. The banking supervision International standard by 2010

standard (Basel I)

9. Minimum international reserve by 2010

12 import weeks

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Some commercial banks shall have an equity capital equivalent to USD 800 - 1,000 million by 2010, strong brand names and international competitiveness. To strive to form at least one financial group operating for multiple purposes in domestic and foreign financial markets.

II. SPECIFIC DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Orientations for developing the State Bank of Vietnam up to 2010

a/ To enhance the status of the State Bank of Vietnam

The State Bank shall truly operate in the capacity as a central bank with all of its characteristics in the socialist-oriented market economy, mainly performing the function of a central bank (a bank that issues money, a bank of banks, the last lender, the money market regulator and the payment center) and the function of state management of monetary and banking activities, ensuring the safety of the banking system. The major tasks of the State Bank are to stabilize the value of the currency, control inflation, ensure the safety of the monetary and banking system, contributing to creating a macro-environment conducive to sustainable socio-economic growth and development. The State Bank shall act independently and autonomously in formulating and conducting monetary policy, interest rate and exchange rate. To raise the role, responsibilities and powers of the State Bank in organizing strategy implementation, monetary policy formulation and conduct by clearly defining its powers and tasks and restricting interference by concerned agencies in the process of formulating and conducting monetary policy and laws on money and banking activities. The relations between the State Bank and ministries and branches as well as credit institutions should be clearly defined; at the same time, there should be a close coordination between the State Bank and functional agencies, especially the Ministry of Finance, in formulating and conducting monetary policy. The State Bank shall have the key responsibilities and powers in managing and supervising activities of credit institutions and other institutions engaged in banking activities, and shall closely coordinate with the Ministry of Finance in managing and supervising the entire financial system. The State Bank shall neither directly provide professional instructions nor interfere in business decisions of credit institutions of all economic sectors. The State Bank shall have sufficient resources, enjoy relative professional, organizational and financial independence, and operate under a mechanism different from those applicable to administrative and non-business agencies but shall be subject to the management and supervision by the Government and the National Assembly.

b/ Orientations for restructuring the organizational apparatus of the State Bank of Vietnam system

To renew the organizational structure of the State Bank from the central State Bank to its branches along the line of streamlining and modernization. To reorganize the State Bank and rearrange its departments toward centralized management and direction; to improve research, analysis and forecast capabilities and raise specialization levels of all units; to clearly define the functions and tasks of units and their collaborative relations. To restructure State Bank branches toward centralization and not to introduce an identical organizational structure and same functions and powers to all State Bank branches; at the same time to prepare necessary conditions for the establishment of regional State Bank branches as it is unnecessary to have State Bank branches  in all provinces and centrally run cities. To rearrange state enterprises attached to the State Bank along the line that only the national money printing plant shall remain attached to the State Bank while other enterprises shall be equitized or merged. The State Bank shall no longer act as the state owner’s representative in credit institutions and its attached enterprises having state capital.

c/ Orientations for renewing the conduct of monetary policy

To conduct monetary policy on the principles of prudence, flexibility and effectiveness on the foundation of modern instruments of monetary policy and advanced technologies. The overarching objective of monetary policy in this period is to stabilize the value of the currency, control inflation, ensure the safety of the banking system and contribute to creating an environment conducive to economic growth.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To conduct monetary policy on the basis of regulating the volume of money; at the same time to prepare necessary conditions for gradually switching to the conduct of monetary policy on the basis of regulating interest rate. To create necessary conditions for the State Bank to switch after 2010 to conduct monetary policy under the inflation targeting mechanism.

d/ Orientations for renewing foreign exchange management policy

To improve the State Bank’s overall capacity and scope in managing and supervising domestic and international foreign exchange transactions and concurrently in developing effective measures to restrict and control the outflow of investment capital to abroad. To liberalize current transactions and step by step loosen the control of capital transactions in a prudent manner in accordance with the roadmap for opening the financial market. To step by step increase the convertibility of the Vietnamese currency and creating foundations for the Vietnamese currency to be a freely convertible currency after 2010 in the direction that for the immediate future the Vietnamese currency shall be ensured to be freely convertible in current transactions and to be incrementally convertible in capital transactions. To narrow the scope of use of foreign currencies within the Vietnamese territory and gradually reduce the phenomena of dollarization. To enhance the responsibility and capability of commercial banks in meeting demands for foreign currencies while lifting restrictions on and creating favorable conditions for organizations and individuals to have access to the foreign exchange market.                

To quickly increase state foreign exchange reserves. To apply measures to effect the centralized and unified management of state foreign exchange reserves at the State Bank. To channel foreign currency flows into the banking system. To implement an open foreign exchange policy to promote export and attract flows of foreign currencies into the economy through the banking system.

To continue implementing effectively the flexible exchange rate mechanism under the market mechanism and along the line of associating with the basket of currencies of Vietnam’s important trading and investment partners. To gradually loosen the transaction range of the official exchange rate, proceeding to apply indirect instruments to regulate the exchange rate. To vigorously reduce before abolishing administrative interference in the foreign exchange market. To strongly develop the foreign exchange market and derivative money markets in accordance with international practice. The State Bank shall only interfere in the market and meet the country’s essential foreign currency demands mainly for achieving the objectives of monetary policy and stabilizing the money market. To improve the State Bank’s capability to manage and interfere in the foreign exchange market through market operations. To further improve the legal framework on foreign exchange so as to create conditions for the foreign exchange market to develop, for credit institutions to expand their foreign exchange operations and for organizations and individuals to have easy access to foreign exchange sources. To considerably reduce informal foreign exchange activities.

e/ Orientations for developing the banking supervision system

On the basis of the existing apparatus of the State Bank inspectorate, to build a modern and effective banking supervision system (in terms of institution, organizational model, personnel and methods) with a view to meeting the practical requirements of development of Vietnam’s banking system and complying with international principles and standards on banking supervision. To establish on the basis of the existing State Bank inspectorate a departmental body under the State Bank for supervision of the safety of banking activities. To step by step create a precondition for building after 2010 an overall financial supervision body with a higher status and role in performing the function of supervising the safety of all financial activities, including banking, securities and insurance. The principal objectives and responsibilities of this body shall be to contribute to ensuring the safety and stability of the system of credit institutions, strict compliance with the laws on monetary and banking activities and protection of interests of the public.

To further improve pre-conditions for an effective supervisory system:

To give priority to renewing the organization and operation of the existing State Bank inspectorate toward increased independence and uniformity in professional operations and direction and management work of a body for supervision of the safety of banking activities under the management of the Governor of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To modernize and effectively apply information technologies to banking inspection and supervision.

To renew the work of licensing the establishment and operation of banks and  simplify licensing procedures. To facilitate the establishment and development of credit institutions, particularly non-bank ones, in the direction of providing them with equal access to the market and the commercial provision of monetary and banking services on the basis of enhancing market discipline and raising the criteria for establishment of credit institutions and the safety requirements in banking activities so as to ensure that newly established credit institutions shall have a high competitive capability, wide scope of operation, high technological, quality and safety level.

To renew banking supervision methods and raise their effectiveness:

To improve the quality and effectiveness of off-site supervision and on-site inspection work, of which off-site supervision shall be regarded as an important operation to early warn risks in banking activities; to use results and operations of internal audit and independent audit as a tool to support the process of off-site supervision and on-site inspection.

To perfect safety regulations and prudential measures in banking activities; regulations and policies on management of all types of credit institutions and banking activities; at the same time, to renew the contents, methods and processes of supervision and inspection to make them compatible with the development of information and banking technologies on the basis of application of the core principles for effective banking supervision established by the Basel Committee on Banking Supervision as well as of international standards on banking supervision (1988 Basel Capital Accord - Basel I), to step by step proceed to adhere to the core principles and standards under the new capital accord (Basel II) after 2010.

f/ Orientations for renewing human resource management and development

To concentrate efforts on building and developing a contingent of personnel who shall have adequate capabilities and qualities to meet the requirements of the process of developing the State Bank into a modern central bank in the socialist-oriented market economy and integrating into the world economy. Together with renewing the management mechanism at the State Bank, to restructure the contingent of the State Bank’s cadres and civil servants in the direction of improving their quality and qualifications; rearranging and rationalizing the working force in both the central State Bank and State Bank branches to suit the new organizational model and new management mechanisms and meet the development requirements of the State Bank. To further improve the system of labor management processes and policies in parallel with building a friendly and sound working environment and developing a  mechanism of offering material incentives and career opportunities to attract excellent staff in the direction that the average income of State Bank staff shall not be lower than that of state-owned commercial bank staff.

To manage staff on the basis of the volume and quality of professional work performed. To implement the regime of treatment of staff according to their actual capability, working position and level of task performance. Preferential treatment and reward regimes together with other non-material incentives should be fundamentally renewed in order to truly become a driving force for units and individuals to improve their professional qualifications, bring into full play their enthusiasm to actively emulate and contribute their capability and intellect to improving the quality and effectiveness of their jobs, and permanently attach themselves to the State Bank. To step by step implement the mechanism of examination for recruitment of personnel for certain managerial and leading positions; to place staff in jobs suitable to their capability as well as job requirements and characteristics. To further sign labor and service contracts with professional service provision organizations for performing certain logistics, service and seasonal jobs which do not affect the safety and confidentiality of State Bank activities.

2. Orientations for developing credit institutions up to 2010

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the banking system, state-owned commercial banks and joint-stock commercial banks where the State holds dominant shares shall play the key and leading role in terms of scope of operation, financial capability, technology, management and business efficiency. State-owned commercial banks shall, together with domestic joint-stock banks, play the core role in Vietnam’s banking system. Foreign credit institutions and other non-bank credit institutions shall contribute to ensuring the comprehensive, safe and effective development of Vietnam’s banking system. To enhance the international competitiveness of Vietnamese commercial banks with high-quality services and strong brand names.

To continue comprehensively restructuring commercial banks under the Scheme on restructuring of state-owned commercial banks and the Scheme on consolidation and reorganization of joint-stock commercial banks, specifically:

To enhance institutional capacity (organizational and operational restructuring):

To reorganize the organizational apparatus of commercial banks from central offices to branches. To renew the governance and business apparatus at the main transaction offices to comply with international practice. To clearly distinguish the functions, tasks and powers of the Management Board from those of the executive board. The Management Board should be assisted by at least the control/audit board and the risk management council/committee.

To expand agency, business cooperation, product development and technology application and transfer relations with foreign financial institutions. To promote the commercial presence of Vietnamese commercial banks in regional and international financial markets.

To expand the scope of operation coupled with enhancing the self-examination and risk management capacity to ensure business safety and efficiency. To ensure the independent and professional operation of internal audit bodies and systems. To develop a centralized information system for independent risk management. To develop governance systems within commercial banks in compliance with international standards and practice as well as the realities of Vietnamese commercial banks.

To enhance financial capacity (financial restructuring):

To make healthier and quickly and substantially improve commercial banks’ financial capacity with a view to ensuring their adequate financial capacity (in both scope and quality). To continue increasing the charter capital and assets in parallel with improving the quality and profitability of assets; to reduce the ratio of problem assets in the aggregate assets. To thoroughly handle outstanding debts and make clean the balance sheets of state-owned commercial banks.

To increase equity capital of commercial banks with retained profits; issued shares and bonds; by merger, consolidation and acquisition. To resolutely handle weak joint-stock commercial banks which may cause great risks to the banking system, including the application of dissolution and bankruptcy measures in accordance with the provisions of law, while ensuring that this will not cause great socio-economic impacts. To facilitate the acquisition, consolidation and merger of commercial banks so as to enhance their competitiveness and expand their scope of operation. To maintain commercial banks’ equity capital at a level commensurate with the size of their assets by maintaining the minimum capital adequacy ratio of 8% in the medium term and 10% in the long term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To fundamentally renew the mechanism of management of state-owned commercial banks and other credit institutions. Accordingly, credit institutions shall enjoy true autonomy (in finance, operation, management, organizational apparatus and personnel), take full responsibility for business results and operate within a transparent, open and equal legal framework. The relations between the State Bank and credit institutions shall be not only state management relations but also economic relations on the basis of respect for market principle, transparency and abolition of subsidies, privileges, bias and business monopoly. To eliminate the mechanism of the State Bank’s owner representative in state-owned commercial banks. The State Bank shall, in playing its principal role in creating an environment conducive to monetary and banking activities, promulgate regulations and policies, regulate the money market and supervise the safety and the observance of legal provisions on monetary and banking activities.

To strive to basically complete the program on restructuring commercial banks before 2009.

b/ Strategic orientations for developing people’s credit funds

To develop people’s credit funds into independent cooperative credit institutions operating on the principles of voluntariness, autonomy and accountability for operation results and for the main purpose of mutual assistance among members. People’s credit funds shall operate under the Law on Credit Institutions and the Law on Cooperatives. The scope of operation of these funds shall be mainly to mobilize capital from and provide loans to members in rural areas with a view to mobilizing on-spot resources for economic development, hunger eradication and poverty alleviation and usury prevention.

c/ Strategic orientations for developing foreign credit institutions operating in Vietnam

To comply with the provisions of the Vietnam-US bilateral trade agreement, other bilateral agreements with Japan and EU, WTO regulations (after Vietnam joins the WTO) and international commitments to open the financial-banking service market. To continue proactively relaxing restrictions on market access and banking operations of foreign credit institutions in Vietnam according to the committed roadmap. While creating opportunities for foreign credit institutions to lawfully operate according to international commitments, to introduce management methods and mechanisms which are flexible, lawful and compliant with international practice to restrict their manipulation, unfair competition or acquisition that can place Vietnamese credit institutions at a disadvantage.

d/ Strategic orientations for developing banking services

To develop diversified and multi-utility banking services oriented to meet the demands of the economy on the basis of further improving the quality and effectiveness of traditional banking services while quickly approaching modern banking practices and new financial and banking services with high technological contents. To raise the competitiveness of banking services of Vietnamese credit institutions on the basis of market principles, transparency, subsidy restriction and anti-monopoly in the provision of banking services in order to step by step develop an open, competitive, safe and effective banking service market. To impose no restrictions on the right of organizations and individuals to enter the banking service market while creating conditions for any organizations and individuals that satisfy all requirements on transaction capability, procedures and conditions to have access to banking services if they so wish. To step by step liberalize market entry and encourage competition among credit institutions in terms of service quality, technology, prestige and brand name instead of mainly in service prices and network expansion. By 2010, Vietnam’s banking system shall strive to develop a banking service system on par with those in ASEAN countries in terms of categories and quality of services, some of which shall be internationally competitive.

3. Orientations for perfecting the legal system on monetary and banking activities up to 2010

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Orientations for developing technologies and the banking payment system up to 2010

To develop a modern banking technological infrastructure on par with that in regional countries on the basis of effective application of advanced information and electronic technologies and international standards and practice suitable to Vietnam’s conditions. To comprehensively and synchronously modernize the banking technologies of the State Bank and credit institutions in the areas of professional operation, management and technical equipment. To quickly approach, effectively operate and master advanced applications of banking technology.

To strive to build a safe, effective and modern banking payment system comparable with those in regional countries (in technical infrastructure, institutional setting and payment services). To develop the electronic payment system nationwide; to modernize the systems of inter-bank electronic payment, clearing payment and internal payment within commercial banks along the line of automation with an open structure capable of highly integrating various applications. To link the payment systems of commercial banks to the inter-bank electronic payment system. To enhance the State Bank’s role in performing the state management and providing clearing payment and inter-bank services. To develop advanced, safe and effective non-cash payment technologies, means, forms and services.

5. Orientations for developing the money market up to 2010

To develop a safe, synchronous and highly competitive money market, serving as an important basis for formulating and conducting monetary policy, mobilizing and effectively allocating financial resources, and minimizing risks for credit institutions. To strengthen and develop the inter-bank market with open operation mechanisms and concurrently enhance the State Bank’s role in supervising and managing the operation of such market. To develop the market for bond and treasuring bill bidding and an open market. To promote the operation of agents for issuance of government securities. To increase the quantities and types of securities which have a high degree of safety and liquidity for trading on the open market while relaxing restrictions on market entry for credit institutions. To increase coordination in the operation, management and direction between component money markets, and between the money and securities markets. To restrict administrative interference in the operation of the money market.

III. MAJOR GROUPS OF SOLUTIONS

The objectives of and orientations for the development of the banking sector up to 2010 shall be realized with the following major groups of solutions:

1. To perfect the system of laws, mechanisms and policies on monetary and banking activities

- To review, amend and supplement mechanisms, policies and legal documents according to the roadmap for realization of international commitments in the monetary and banking domains, especially commitments for accession to the World Trade Organization (WTO).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the post-2007 period:

+ To submit to the National Assembly the new Law on the State Bank to replace the 1997 Law on the State Bank and the 2003 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bank;

+ To submit to the National Assembly the new Law on Credit Institutions to replace the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;

+ To submit to the National Assembly the Deposit Insurance Law;

+ To submit to the National Assembly the Law on Supervision of the Safety of Banking Activities.

- To further fundamentally renew and perfect mechanisms and policies on credit, investment, loan security, foreign exchange, capital mobilization, payment and other banking activities; regulations on management and supervision of the provision of banking services; licensing and management of all types of credit institutions; and regulations on purchase, sale, merger, consolidation, dissolution and restructuring of credit institutions.

2. To enhance the capacity to formulate and conduct monetary policy and foreign exchange management policy

- To continue perfecting the mechanism of implementing monetary policy instruments, particularly indirect ones with the open market operation playing the key role;

- To closely link exchange rate management with interest rate management, and domestic currency management with foreign currency management. To renew the mechanism of interest rate and exchange rate management on market principle;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To raise the supervisory capability of the State Bank of Vietnam

To concentrate on reforming and developing the banking supervisory system with the following major contents:

- To renew the organizational model of the existing State Bank inspectorate into a centralized, unified and professional one in compliance with the international standards on banking inspection and supervision (Basel); to establish as part of the organizational structure of the State Bank a department to supervise the safety of banking activities. To concentrate efforts on raising the supervisory capability and thoroughly renewing the risk-based supervision methods while improving the quality and effectiveness of off-site supervision;

- To expand the list of entities subject to State Bank inspection and supervision;

- To further improve regulations on independent audit of credit institutions in accordance with Vietnam’s realities and international practice. To further improve regulations on organization and operation of internal audit bodies and internal audit systems within credit institutions.

- To build and implement a framework on processes and methods for consolidated and risk-based inspection and supervision. To build a system for supervision of banking risks which shall be capable of early warning banking problems and risks in credit institutions. To issue new regulations on assessment and classification of credit institutions according to CAMEL(S) criteria;

- To make suitable adjustments to deposit insurance regulations and policies requiring all financial-credit institutions involved in mobilizing deposits under the provisions of the Law on Credit Institutions to participate in deposit insurance. To raise the role of Vietnam Deposit Insurance and improve its financial and operational capability in supervising, supporting and handling deposit insurance participants when they encounter difficulties, contributing to ensuring the safety of the banking system. To enhance coordination between Vietnam Deposit Insurance and the Department for Supervision of the Safety of Banking Activities in the process of supervising credit institutions and handling their problems. To step by step switch to implement the mechanism of deposit insurance based on the degree of risk of deposit insurance participants;

- To enhance the role of the Credit Information Center and improve its operational capability in collecting, processing and supplying credit information in support of business activities of credit institutions as well as supervisory activities of the State Bank with respect to credit institutions;

- To review and perfect regulations on the safety of banking activities to better conform with good practice and international standards and ensure compliance with these regulations, especially those on classification of debts, deduction and use of risk provisions and reserves. To issue regulations on criteria and minimum requirements for the business administration system in general and the risk management system in particular for application to credit institutions. To make banking activities transparent. To create conditions for joint-stock credit institutions to be listed at the Stock Exchange;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To further promote international cooperation and participate in international accords and agreements on banking supervision and the safety of the financial system. To intensify the exchange of information with foreign banking supervisory bodies.

4. To modernize banking technologies and payment systems

- To modernize the banking transaction system. To actively promote e-commerce and develop new banking services based on information technology, especially electronic and automated banking services;

- To keep upgrading the wide-area network and information technology infrastructure with technical solutions and communication methods suitable to the development level of Vietnam’s banking system and conformable with international standards and practice. To further improve and develop basic patterns of banking management; management and operational processes and procedures in accordance with international practice and standards, and along the line of modernization, automation and integration into a complete and centralized banking management and system;

- To improve the system of information and data safety and confidentiality and network security. To implement schemes on renovating and upgrading network security solutions to ensure information confidentiality, the safety of assets and operations of the State Bank and credit institutions. To build a system to protect information and data confidentiality and network safety, expeditiously building and putting to operation back-up data centers or disaster remedy centers under the State Bank and credit institutions. To study and formulate a strategy on data transmission lines linked to the national information network so as to enable the banking sector to proactively cope with incidents;

- To renovate and upgrade the information technology systems of the State Bank and credit institutions. To formulate and implement schemes and projects on connecting and developing systems of ATMs. To develop banking card service companies and appropriate payment organization models;

- To reform the existing banking accounting system to conform with international accounting standards, especially the classification of debts based on quality/risk level, deductions for risk provisions and revenue/cost accounting;

- To continue perfecting the system of information, statistics and internal reporting within the banking sector with a view to building up a modern, centralized and uniform national management information and data system. To develop the internal information network in the whole system on the basis of the application of information and network technologies.

5. To raise the effectiveness of the organizational apparatus and development of human resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The State Bank system: By 2010, the organizational apparatus of the State Bank shall not see any major changes compared with the existing one. However, certain crucial departments of the central State Bank shall be reorganized or established so as to more effectively perform the role of a modern central bank; State Bank branches shall be reorganized in their operation and structure to meet the requirements of monetary management and banking activities in each locality, and shall also see changes in the arrangement and organization of each branch’s professional activities in such major areas as inspection, supervision, cash supply, and payment. State Bank branches in some important localities shall be authorized to perform their tasks on a wider geographical area (not limited by administrative boundaries), thereby forming a premise for them to develop into regional branches in the subsequent period. Remaining State Bank branches shall have their functions, tasks, organizational apparatus and staff reduced in an appropriate manner;

- Credit institutions: To restructure the organizational apparatus of credit institutions, including rearranging and strengthening the management and executive apparatus, sections and divisions of their head offices, branches, transactions offices, saving funds, transaction points and attached enterprises.

- To develop and step by step introduce new management mechanisms in the State Bank with a view to raising its performance efficiency in line with the management trend, which are currently applied to the central banks in many countries. Within this framework, to build an effective system of labor incentives and perfect the system of human resource management policies. To recruit, arrange, assess, promote and properly treat staff according to their actual capabilities and qualifications as well as job characteristics and requirements. To clearly institutionalize the rights and obligations of staff. To  adhere to the principles of democracy and transparency in personnel work. To restrict administrative interference by functional agencies in personnel work of credit institutions;

- To promote and renew the work of professional and management skill training and retraining for senior officials, while raising professional ethics and responsibilities of banking staff. To improve the operational effectiveness of training establishments in the banking sector. To set up a training center under the State Bank.

6. To develop the money market

- To continue perfecting policies and regulations on organization, operation and management of the money market toward expanding the right to market access and the possibility to issue low-risk financial instruments, encouraging qualified and capable big commercial banks to become key players in creating money markets, especially derivative money markets;

- To diversify market participants, instruments and modes of transaction on the money market, especially derivative products and risk prevention tools. To create conditions for credit institutions to issue valuable papers of high safety, including all types of bonds for listing on the securities market.

7. To accelerate the restructuring of commercial banks according to the approved schemes

- To further improve the organizational models of commercial banks from central transaction offices to branches according to good business administration practices: To organizationally restructure the management apparatus (Management Board), the executive apparatus (Executive Board) and sections and divisions of central transaction offices with a view to improving their governance and executive capabilities and effectiveness; to clearly define the responsibilities and powers of all components and levels. To expeditiously work out plans on rearranging (in quantity, geographical area, organizational structure, competence and scope of operation, etc.) and rationally expanding the networks of branches, transaction offices, transaction points, saving funds and other distribution channels of commercial banks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To develop effective credit control mechanisms, particularly those for preventing non-performing loans from growing and measures to handling credit risks. To classify debts and make deductions for setting up risk provisions and reserves according to international practice and make financial statements according to international financial report standards (IFRS).

+ Before 2008, to complete the equitization of the Bank for Foreign Trade of Vietnam and the Mekong River Delta Housing Development Bank. By 2010, most of state-owned commercial banks shall have been equitized. To create conditions for state-owned commercial banks to issue long-term bonds. To strive to achieve the level of equity capital of state-owned commercial banks equivalent to the capital adequacy ratio of over 6% (by the end of 2006) and over 8% (before 2010). Those state-owned commercial banks which have similar operation objectives and overlapping branch networks may be merged, consolidated, etc., as appropriate.

- To improve the management effectiveness and enhance the risk management capability: To further improving the organizational apparatus and operation of internal audit sections and internal audit systems. To establish and put to effective operation risk management components. To build a system of management of liquidity risks; market, interest rate and exchange rate risks; and credit risks;

- To speed up the modernization of banking technologies according to the Scheme on restructuring of state-owned commercial banks, the Scheme on strengthening and reorganization of joint-stock commercial banks and relevant contents of this Decision;

- Before December 31, 2007, to organize the evaluation of the program on restructuring of commercial banks, especially the program on development of new administration institutions for drawing experience, accelerating and expanding this program to all joint-stock commercial banks.

8. To enhance the operational capability and quality of people’s credit funds; to firmly and safely develop newly set up people’s credit funds

- To improve the operational effectiveness, financial capability and management levels of people’s credit funds in order to ensure the safety of their operation. To continue with and complete the consolidation and reorganization of the operation of people’s credit funds. To thoroughly liquidate people’s credit funds which have had their operation licenses withdrawn before moving into the period of perfection and development of the system of people’s credit funds in the subsequent years. To work out and implement plans on professional and management skill training and retraining for grassroots people’s credit fund staff. To increase equity capital, modernize management technologies and professional operations of people’s credit funds. To improve the operational capability and effectiveness of the internal inspection and control apparatus of people’s credit funds. To continue building and developing new people’s credit funds in localities where exist demands and adequate conditions for their sound and safe development.

- To perfect the organizational model of the system of people’s credit funds, consisting of the central people’s credit fund and grassroots people’s credit funds. To develop the central people’s credit fund into a cooperative fund which shall have adequate financial capability to be the principal caretaker and supporter of grassroots people’s credit funds in finance, management and technology with a view to guiding the operation of people’s credit funds in the right direction and ensuring their safety. To set up an association for development of people’s credit funds, with the principal body being the people’s credit funds association. To set up a payment provision source and a people’s credit fund system safety fund. To set up an audit body of people’s credit funds which shall have adequate financial, human and professional resources and an organizational apparatus for discharging its tasks. To consolidate the management and executive apparatus and the control apparatus of grassroots people’s credit funds.

9. To strengthen, develop and further manage non-bank credit institutions and other institutions engaged in banking activities, including small-sized financial institutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To perfect and enhance the management of state-owned policy banks and development financial institutions

To clearly identify the scope and content of operation of the Social Policy Bank and distinguish policy credit and support credit of the State from commercial credit of credit institutions. To organize the effective operation of the Vietnam Development Bank for carrying out the State’s development investment credit activities, including export support credits, while proceeding to establish in a near future an Export-Import Bank when conditions permit. To enhance the State Bank’s role in managing and supervising banking activities of state-owned policy banks and financial institutions.

11. To accelerate the process of international integration in the banking domain

- To proactively integrate into the world economy in the banking domain according to the roadmap and with steps appropriate to the capability of Vietnam’s banking system, first of all the competitive capability of credit institutions and the State Bank’s ability to manage and control the system.

- To open up the banking service market according to the committed roadmap in the Vietnam-US bilateral trade agreement, the ASEAN framework agreement on trade and services (AFAS); while realizing commitments for WTO accession to meet the requirements of WTO/GATS agreements;

- To further perfect the system of policies and laws according to the commitments to open the market. To step by step remove restrictions on the right to access the banking service markets (domestic and foreign) for both providers and users of banking services (domestic and foreign). To create conditions for domestic credit institutions to expand their operation into foreign markets through providing services within the WTO framework, especially commercial presence and cross-border provision of services;

- To accede to international agreements and participate in regional and international forums on monetary and banking activities. To develop multilateral and bilateral cooperative relations in the monetary and banking domain in order to make full use of capital, technologies and advanced management skills of foreign countries; To coordinate with financial inspection and supervision bodies in directing, stopping, preventing and handling risks on the regional and global scale.

IV. Major projects and schemes aiming to materialize the objectives and orientations of development of Vietnam’s banking sector.

The group of legislative projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The (new) Bill on Credit Institutions to replace the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Bill to the National Assembly in 2008).

3. The Deposit Insurance Bill (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Bill to the National Assembly after 2007).

4. The Law on Supervision of the Safety of Banking Activities (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Bill to the National Assembly after 2007).

The group of other projects and schemes

1. The Scheme on enhancement of the financial capacity (increasing equity capital, handling financial problems, mostly bad debts) of commercial banks according to international accounting standards and practices and the roadmap for equitization of state-owned commercial banks (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister before June 30, 2006, for approval).

2. The Scheme on development of non-bank credit institutions and improvement of the effectiveness of their operation management (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).

3. The Scheme on development of other institutions engaged in banking activities and improvement of the effectiveness of their operation management (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).   

4. The Scheme on development of non-cash payment in the 2006-2010 period, with a vision toward 2020 (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister in 2006 for approval).

5. The Scheme on modernization of banks and payment systems, phase II, financed by the World Bank (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, completing this Scheme before December 31, 2007).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Scheme on the roadmap for improving the convertibility of the Vietnamese currency, step by step overcoming the phenomenon of dolarization in the economy (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister in 2006 for approval).

8. Formulation of the Scheme on propaganda for and development of small-scale financial activities and promotion of the role of small-scale financial activities in the cause of hunger eradication and poverty reduction (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this Scheme to the Prime Minister before December 31, 2007, for approval).

9. Formulation of a government decree providing for the supply of information in service of formulation and conduct of the national monetary policy (the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating and submitting this decree to the Government in 2006 for approval).

10. To study and formulate regulations on forms and mechanisms of disclosure of information on inflation (the General Department of Statistics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam and concerned ministries and branches in, formulating and implementing these regulations in 2006).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.301

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!