Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 159/2003/NĐ-CP cung ứng sử dụng séc

Số hiệu: 159/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 159/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 159/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2003VỀ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG SÉC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về việc cung ứng và sử dụng séc, bao gồm : cung ứng, ký phát, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện và các vấn đề phát sinh khác có liên quan đến séc do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cung ứng.

Điều 2. Quyền thoả thuận áp dụng Nghị định đối với séc cung ứng ngoài lãnh thổ Việt Nam

Đối với séc được cung ứng ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam, các bên liên quan có quyền thoả thuận áp dụng Nghị định này.

Điều 3. Áp dụng điều ước và tập quán quốc tế

1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định trong Nghị định này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

2. Các bên tham gia cung ứng và sử dụng séc trong hoạt động thanh toán quốc tế có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. "Séc" là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng phù hợp với quy định của Nghị định này.

2. "Séc trắng" là chứng từ để lập séc, được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán in sẵn theo mẫu nhưng chưa được điền đầy đủ nội dung của các yếu tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này và chưa có hiệu lực là một tờ séc. Trên cơ sở chứng từ này, người được cung ứng séc trắng lập nên tờ séc để trả cho người được trả tiền.

3. "Cung ứng séc trắng" là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các séc trắng cho các tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có nhu cầu sử dụng séc.

4. "Người ký phát" là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc.

5. "Người được trả tiền" là người mà người ký phát chỉ định có quyền hưởng hoặc chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ séc.

6. "Người thụ hưởng" là người cầm tờ séc mà tờ séc đó :

a) Có ghi tên người được trả tiền là chính mình; hoặc

b) Không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ "Trả cho người cầm séc"; hoặc

c) Đã được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục.

7. "Người thực hiện thanh toán" là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để ký phát séc theo thoả thuận giữa người ký phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó.

8. "Người thu hộ" là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc.

9. "Trung tâm thanh toán bù trừ séc" là Ngân hàng Nhà nước hoặc Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc và quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán séc cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là thành viên.

10. "Ngày ký phát" là ngày mà người ký phát ghi trên séc để làm căn cứ tính thời hạn xuất trình của tờ séc. Ngày ký phát ghi trên séc có thể vào thời điểm thực tế tờ séc được ký phát hoặc sau thời điểm thực tế tờ séc được ký phát cho người được trả tiền.

11. "Chuyển nhượng séc" là việc người thụ hưởng chuyển giao séc và những quyền liên quan đến séc theo quy định của Nghị định này cho người khác.

12. "Bảo chi séc" là việc người thực hiện thanh toán bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình.

13. "Thời hạn xuất trình" là khoảng thời gian tính từ ngày ký phát ghi trên séc đến hết ngày mà tờ séc được thanh toán không điều kiện khi xuất trình.

14. "Đình chỉ thanh toán séc" là việc người ký phát thông báo bằng văn bản yêu cầu người thực hiện thanh toán không thanh toán tờ séc do mình đã ký phát.

15. "Truy đòi séc" là việc người thụ hưởng thực hiện các thủ tục để đòi số tiền ghi trên séc nếu tờ séc đã được xuất trình trong thời hạn xuất trình nhưng bị từ chối thanh toán.

16. "Người ký liên quan đến séc" là bất kỳ người nào đã ký tên liên quan đến tờ séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh hoặc người bảo chi.

17. Từ "Người" sử dụng trong Nghị định này được hiểu là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ dân sự.

Điều 5. Ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ

Séc có thể được ký phát bằng ngoại tệ trong trường hợp người ký phát được phép thanh toán ngoại tệ và người được trả tiền là đối tượng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Séc ký phát bằng ngoại tệ phải ghi rõ tên người được trả tiền và không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Việc thanh toán tờ séc được ký phát bằng ngoại tệ phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.

Điều 6. Nghĩa vụ trả tiền ghi trên séc của người ký phát

Người ký phát có nghĩa vụ trả không điều kiện toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc mà mình đã ký phát. Bất kỳ thoả thuận nào quy định người ký phát không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này đều không có hiệu lực.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người ký liên quan đến séc

1. Người đã ký liên quan đến séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh hoặc người bảo chi thì có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc theo quy định của Nghị định này.

2. Nếu liên quan đến tờ séc có thêm chữ ký của người không có trách nhiệm đối với tờ séc, chữ ký giả mạo, chữ ký của người không có thật hoặc chữ ký của người không liên quan đến những người đã ký trên séc, thì chữ ký của những người có quyền và nghĩa vụ nêu tại khoản 1 Điều này vẫn có đầy đủ hiệu lực.

Điều 8. Trách nhiệm của người ký liên quan đến séc với tư cách đại diện

1. Người ký liên quan đến séc với tư cách đại diện bao gồm :

a) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác;

b) Người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác;

c) Người đại diện theo ủy quyền của cá nhân.

2. Người ký liên quan đến séc với tư cách đại diện phải thể hiện về tư cách đại diện của mình và tên của người được mình đại diện. Tờ séc do người đại diện ký trong thẩm quyền đại diện thì người được đại diện phải chịu trách nhiệm về việc trả số tiền của tờ séc đó.

3. Trong trường hợp người ký liên quan đến séc với tư cách đại diện, nhưng không có thẩm quyền đại diện hoặc nếu có thẩm quyền đại diện nhưng không ghi rõ về tư cách đại diện hoặc tên của người được mình đại diện thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc trả số tiền của tờ séc đó.

4. Người ký liên quan đến séc với tư cách đại diện, nhưng vượt quá thẩm quyền được đại diện thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về hậu quả từ phần ký vượt thẩm quyền đại diện đối với tờ séc.

Điều 9. Chỉ định về việc trả lãi đối với số tiền ghi trên séc

Bất kỳ chỉ định nào ghi trên tờ séc về việc trả lãi đối với số tiền trên tờ séc đều không có hiệu lực.

Điều 10. Chấp nhận séc trong thanh toán

Việc chấp nhận tờ séc trong thanh toán là hoàn toàn tự nguyện và được thoả thuận giữa người ký phát và người được trả tiền, giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng séc.

Điều 11. Thời hạn và sự kiện bất khả kháng

1. Thời hạn xuất trình séc, thời hạn gửi thông báo truy đòi quy định trong Nghị định này bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của pháp luật. Nếu ngày kết thúc của các thời hạn nói trên là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì các thời hạn đó được lùi đến ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ theo quy định đó.

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho séc không thể được xuất trình để thanh toán hoặc thông báo truy đòi không được gửi trong thời hạn đã quy định thì thời hạn đó sẽ được kéo dài cho đến khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.

3. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền xuất trình séc hoặc người có trách nhiệm gửi thông báo truy đòi có trách nhiệm thông báo và chứng minh về sự kiện bất khả kháng cho người thực hiện thanh toán (trường hợp xuất trình séc để thanh toán) hoặc người nhận thông báo truy đòi (trường hợp truy đòi séc), để người thực hiện thanh toán hoặc người nhận thông báo truy đòi (nếu không phải là người ký phát) thông báo cho người ký phát về trường hợp bất khả kháng. Nếu chấp nhận lý do bất khả kháng thì người ký phát hoặc người nhận thông báo truy đòi xác nhận về việc đã nhận được thông báo, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên và việc thanh toán được thực hiện theo quy định.

Chương 2:

CUNG ỨNG SÉC

Điều 12. Cung ứng séc trắng

1. Các tổ chức cung ứng séc trắng và phạm vi cung ứng séc trắng :

a) Ngân hàng Nhà nước cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Các ngân hàng cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Các tổ chức khác được phép làm dịch vụ thanh toán séc cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán để ký phát séc theo thoả thuận giữa hai bên.

2. Tổ chức cung ứng séc thoả thuận với người được cung ứng séc về các điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng nhưng không được trái pháp luật.

Điều 13. In ấn, giao nhận và bảo quản séc trắng

1. Tổ chức cung ứng séc tổ chức việc in ấn séc trắng để cung ứng cho người sử dụng.

2. Trước khi séc trắng được in ấn và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng và nộp mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước.

Việc giao nhận và bảo quản séc trắng thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản ấn chỉ quan trọng.

Chương 3:

CÁC YẾU TỐ CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC

Điều 14. Các yếu tố của tờ séc

1. Ở mặt trước tờ séc có các yếu tố sau :

a) Chữ "Séc" được in phía trên tờ séc;

b) Số séc;

c) Người được trả tiền;

d) Số tiền xác định, được ghi cả bằng số và bằng chữ;

đ) Tên của người thực hiện thanh toán;

e) Địa điểm thanh toán;

g) Ngày ký phát;

h) Chữ ký (có ghi rõ họ tên) của người ký phát.

2. Chứng từ thiếu một trong các yếu tố nêu tại khoản 1 Điều này thì không có hiệu lực của một tờ séc, trừ trường hợp :

a) Nếu không ghi địa điểm thanh toán, thì địa điểm thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này;

b) Nếu không ghi tên người được trả tiền, thì số tiền ghi trên séc được trả cho người cầm tờ séc.

3. Các yếu tố in sẵn trên tờ séc trắng do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam cung ứng phải được in bằng tiếng Việt. Séc có thể được in thêm tiếng nước ngoài thông dụng bên dưới vị trí tiếng Việt tương ứng, nhưng không lớn hơn và không đậm hơn tiếng Việt.

4. Ngoài các yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những yếu tố khác mà không làm phát sinh thêm các nghĩa vụ pháp lý của các bên như : số hiệu tài khoản thanh toán mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc và các yếu tố khác.

Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên tờ séc phải có thêm các yếu tố thoả thuận với Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

5. Mặt sau của tờ séc được dùng để ghi các nội dung chuyển nhượng.

Điều 15. Kích thước và việc bố trí vị trí các yếu tố trên séc

1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các yếu tố trên tờ séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

2. Trung tâm thanh toán bù trừ séc thỏa thuận với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là thành viên về kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Điều 16. Séc được ký phát để lệnh cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Séc chỉ được ký phát để ra lệnh cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán và một khoản tiền để ký phát séc theo thỏa thuận với tổ chức đó.

Điều 17. Ký phát séc

1. Séc được ký phát để ra lệnh trả tiền :

a) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc, bằng cách ghi rõ tên người được trả tiền trên tờ séc sau cụm từ ''Trả theo lệnh của'' - hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền mà không cần có cụm từ trên; hoặc

b) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc, bằng cách ghi rõ tên người được trả tiền trên séc sau cụm từ ''Trả không theo lệnh''; hoặc

c) Cho người cầm tờ séc, bằng cách ghi cụm từ ''Trả cho người cầm séc'' hoặc không ghi tên người được trả tiền.

2. Séc có thể được ký phát để ra lệnh trả tiền cho chính người ký phát.

Điều 18. Ký phát séc của người thực hiện thanh toán

Séc không được ký phát để lệnh cho chính mình là người thực hiện thanh toán, trừ trường hợp được ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người thực hiện thanh toán.

Điều 19. Số tiền ghi trên séc

Số tiền trên séc phải được ghi cả bằng số và bằng chữ. Trong trường hợp có sai lệch giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì số tiền được thanh toán là số tiền nhỏ hơn.

Điều 20. Séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt

1. Người ký phát séc hoặc người chuyển nhượng séc có thể không cho phép việc chi trả tờ séc bằng tiền mặt bằng cách ghi lên mặt tờ séc cụm từ ''Trả vào tài khoản''.

2. Tờ séc không ghi cụm từ ''Trả vào tài khoản'', thì người thụ hưởng có thể được trả bằng tiền mặt.

Chương 4:

CHUYỂN NHƯỢNG SÉC

Điều 21. Chuyển nhượng

1. Séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền

a) Một tờ séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền sau cụm từ ''Trả theo lệnh của'' - hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền mà không có cụm từ trên, thì người được trả tiền có thể chuyển nhượng tờ séc đó bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày, tháng chuyển nhượng, ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau của tờ séc (sau đây gọi là ký hậu) và chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng.

b) Người được chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chuyển nhượng tiếp bằng cách ký hậu tương tự như trên.

c) Người chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chấm dứt việc tiếp tục chuyển nhượng séc bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ ''Không tiếp tục chuyển nhượng''.

d) Người cầm tờ séc được chuyển nhượng bằng cách ký hậu là người thụ hưởng nếu tờ séc đó được chuyển nhượng liên tục đến người đó.

2. Tờ séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc có ghi cụm từ ''Trả cho người cầm séc'', thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần ký hậu.

Điều 22. Hiệu lực chuyển nhượng

1. Khi tờ séc được chuyển nhượng thì toàn bộ các quyền có liên quan đến tờ séc cũng được chuyển cho người được chuyển nhượng.

2. Khi chuyển nhượng séc, toàn bộ số tiền ghi trên séc phải được chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên séc là không có hiệu lực.

3. Việc chuyển nhượng của người thực hiện thanh toán là không có hiệu lực.

Điều 23. Trách nhiệm của người chuyển nhượng

1. Người chuyển nhượng chịu trách nhiệm về việc trả số tiền ghi trên tờ séc đối với người được chuyển nhượng và những người được chuyển nhượng tiếp sau đó, trừ trường hợp nói ở khoản 2 dưới đây.

2. Trường hợp người chuyển nhượng ghi cụm từ ''Không tiếp tục chuyển nhượng'' mà tờ séc đó vẫn được chuyển nhượng tiếp, thì người chuyển nhượng đã ghi cụm từ đó chỉ chịu trách nhiệm về việc trả số tiền ghi trên tờ séc đối với người được chính mình chuyển nhượng.

Điều 24. Chuyển nhượng séc cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

1. Người thụ hưởng séc có thể chuyển nhượng séc cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua việc ký hậu.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói tại khoản 1 Điều này có tất cả các quyền liên quan đến tờ séc. Tổ chức đó chỉ được tiếp tục ký hậu tờ séc đó với tư cách đại diện cho người đã ký hậu tờ séc cho mình.

CHƯƠNG 5:

BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC

Điều 25. Bảo chi séc

1. Nếu tờ séc có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này và người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc khi xuất trình, thì người thực hiện thanh toán có nghĩa vụ bảo chi séc theo yêu cầu của người ký phát bằng cách ghi cụm từ ''Bảo chi'' và ký tên trên séc.

2. Người thực hiện thanh toán có nghĩa vụ bảo đảm thanh toán cho các séc đã bảo chi được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình.

Điều 26. Bảo lãnh séc

1. Séc được bảo đảm trả tiền đối với một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên séc bằng việc bảo lãnh của một bên thứ ba (gọi là người bảo lãnh), nhưng không phải là người thực hiện thanh toán.

2. Việc bảo lãnh được người bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi cụm từ ''Đã bảo lãnh'', số tiền được bảo lãnh, tên của người được bảo lãnh, chữ ký và tên người bảo lãnh trên tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm tờ séc.

3. Trường hợp không ghi cụ thể người được bảo lãnh, thì người được bảo lãnh là người ký phát tờ séc.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh

1. Người bảo lãnh chịu trách nhiệm về việc trả tiền của tờ séc như người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả số tiền trên tờ séc. Trong trường hợp chỉ bảo lãnh một phần số tiền ghi trên tờ séc thì người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm về phần tiền đã bảo lãnh.

2. Khi người bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh trên tờ séc đó thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà người bảo lãnh đã trả thay.

3. Người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh trả thù lao (nếu có thỏa thuận).

4. Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm về việc trả số tiền mà người bảo lãnh đã trả thay trên tờ séc.

Chương 6:

XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN SÉC

Điều 28. Thời hạn và địa điểm xuất trình séc

1. Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát.

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho séc không thể được xuất trình để thanh toán đúng thời hạn thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài quá thời gian quy định ở khoản 1 Điều này và ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt tờ séc phải được xuất trình để thanh toán. Thời hạn kéo dài trong trường hợp này là không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.

3. Trong thời hạn quy định trên, tờ séc phải được xuất trình để thanh toán tại :

a) Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc; hoặc

b) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì tờ séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán; hoặc

c) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của người thực hiện thanh toán, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán; hoặc

d) Nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định tại Điều 29 Nghị định này, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Điều 29. Xuất trình séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xuất trình séc để thanh toán tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo thỏa thuận với Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Điều 30. Xuất trình séc thông qua người thu hộ

Người thụ hưởng nếu không trực tiếp xuất trình tờ séc, thì có thể ủy quyền cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để tổ chức này thay mặt mình xuất trình séc theo quy định tại Điều 28 Nghị định này, thông qua một văn bản thỏa thuận thu hộ với tổ chức đó. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện dịch vụ thu hộ séc thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 31. Thực hiện thanh toán

1. Séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình và tại địa điểm xuất trình quy định tại Điều 28 Nghị định này, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm thanh toán trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó, nếu người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc đó.

Người thực hiện thanh toán nếu không tuân thủ quy định trên sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ ngày tờ séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình tờ séc.

Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày ký phát trên tờ séc, thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên séc theo quy định nói trên.

2. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát, thì người thực hiện thanh toán vẫn có thể thanh toán nếu người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc đó.

3. Trường hợp khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, thì người thực hiện thanh toán có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc.

Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc, người thực hiện thanh toán phải ghi rõ số tiền đã được thanh toán trên tờ séc và trả lại tờ séc cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền phải lập chứng từ biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho người thực hiện thanh toán.

Chứng từ biên nhận trong trường hợp này được coi là chứng từ chứng minh về việc thanh toán một phần số tiền trên tờ séc đối với người thực hiện thanh toán.

4. Trường hợp tờ séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì tờ séc vẫn có hiệu lực thanh toán theo các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Việc thanh toán tờ séc tại người thực hiện thanh toán chấm dứt sau 06 tháng kể từ ngày ký phát ghi trên tờ séc.

Điều 32. Thanh toán séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt

1. Tờ séc có ghi cụm từ "Trả vào tài khoản", thì người thực hiện thanh toán chỉ được chuyển số tiền ghi trên tờ séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép thanh toán bằng tiền mặt kể cả khi cụm từ "Trả vào tài khoản" bị gạch bỏ.

Người thực hiện thanh toán nếu không tuân thủ quy định này phải chịu trách nhiệm về số tiền thiệt hại phát sinh nhưng không quá số tiền ghi trên tờ séc.

2. Tờ séc không có cụm từ "Trả vào tài khoản", thì người thực hiện thanh toán có thể thanh toán số tiền ghi trên tờ séc đó bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của người thụ hưởng.

Điều 33. Thanh toán séc chuyển nhượng

Người thực hiện thanh toán khi thanh toán một tờ séc được chuyển nhượng bằng ký hậu phải kiểm tra để bảo đảm tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.

Điều 34. Đình chỉ thanh toán séc

1. Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán tờ séc mà mình đã ký bằng việc thông báo cho người thực hiện thanh toán để đình chỉ thanh toán tờ séc đó khi được xuất trình tại người thực hiện thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình séc.

2. Người ký phát vẫn có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên tờ séc sau khi tờ séc bị người thực hiện thanh toán từ chối thanh toán theo thông báo đình chỉ thanh toán của mình.

Điều 35. Từ chối thanh toán séc

Người thực hiện thanh toán, Trung tâm thanh toán bù trừ séc khi từ chối thanh toán tờ séc phải lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán, ghi rõ số séc, số tiền từ chối, lý do từ chối, ngày tháng xuất trình, tên, địa chỉ của người ký phát séc, ký tên và giao cho người xuất trình séc.

Điều 36. Quyền và trách nhiệm của người làm mất séc

1. Người được cung ứng séc trắng và người thụ hưởng có trách nhiệm bảo quản séc. Nếu để mất séc, người làm mất séc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc tờ séc bị lợi dụng gây ra.

2. Trường hợp làm mất séc, thì xử lý như sau :

a) Nếu người làm mất séc là người được cung ứng séc trắng, làm mất tờ séc trắng hoặc tờ séc mà chính mình ký phát, thì người làm mất séc thông báo mất séc và thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó cho người thực hiện thanh toán;

b) Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng, thì người làm mất séc thông báo mất séc cho người thực hiện thanh toán, đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng tờ séc trước mình yêu cầu người ký phát thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó cho người thực hiện thanh toán.

3. Người làm mất tờ séc vẫn có quyền đối với tờ séc bị mất theo quy định của Nghị định này, nếu người đó chứng minh được mình là người thụ hưởng tờ séc đó và tờ séc đó chưa bị lợi dụng thanh toán.

Điều 37. Trách nhiệm của người thực hiện thanh toán đối với séc bị mất

1. Nếu người thực hiện thanh toán đã nhận được thông báo mất séc, khi tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại người thực hiện thanh toán, người thực hiện thanh toán có trách nhiệm tạm thời đình chỉ thanh toán và tạm giữ tờ séc đó trong thời hạn 05 ngày, đồng thời thông báo về việc xuất trình tờ séc, tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quy định của pháp luật) của người đã xuất trình tờ séc cho người đã có thông báo mất séc ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình của tờ séc đó.

Người thực hiện thanh toán nếu không tuân thủ quy định này thì phải chịu trách nhiệm về số thiệt hại phát sinh nhưng không quá số tiền ghi trên tờ séc.

2. Nếu trong thời hạn tạm thời đình chỉ thanh toán tờ séc nói tại khoản 1 Điều này, người báo mất séc không có bằng chứng chứng minh về sự bất hợp pháp của người xuất trình tờ séc, thì khi hết thời hạn đó, số tiền trên tờ séc phải được thanh toán cho người thụ hưởng.

Trong trường hợp này, người thông báo mất séc phải chịu trách nhiệm về số thiệt hại do việc tờ séc chậm được thanh toán gây ra đối với người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ ngày tờ séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình tờ séc.

3. Người thực hiện thanh toán không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây ra, nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình và thanh toán đúng quy định của Nghị định này.

Chương 7:

TRUY ĐÒI SÉC

Điều 38. Quyền truy đòi

Người thụ hưởng có quyền thực hiện truy đòi đối với người ký phát, những người chuyển nhượng, người bảo lãnh và những người có nghĩa vụ khác liên quan đến tờ séc về khoản tiền ghi trên séc nếu tờ séc đã được xuất trình trong thời hạn xuất trình nhưng bị từ chối thanh toán và có Giấy xác nhận từ chối thanh toán do người thực hiện thanh toán hoặc Trung tâm thanh toán bù trừ séc lập.

Điều 39. Gửi thông báo truy đòi

Việc truy đòi phải thực hiện bằng việc lập thông báo truy đòi kèm theo bản sao Giấy xác nhận từ chối thanh toán và gửi theo quy định dưới đây :

1. Đối với séc có ghi tên người được trả tiền và đã được chuyển nhượng bằng ký hậu, người thụ hưởng phải gửi thông báo truy đòi và bản sao Giấy xác nhận từ chối thanh toán cho người ký phát và đồng gửi cho người chuyển nhượng trực tiếp tờ séc cho mình (nếu có) trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận từ chối thanh toán để yêu cầu được trả số tiền đã ghi trên séc.

Người nhận được thông báo truy đòi nếu cũng là người được chuyển nhượng thì trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo có nghĩa vụ thông báo tiếp cho người đã chuyển nhượng tờ séc cho mình về việc tờ séc bị truy đòi, ghi rõ tên, địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được tiếp tục cho đến khi người ký phát séc nhận được thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán.

Đối với tờ séc có sự bảo lãnh thì việc thông báo séc bị từ chối thanh toán cho người bảo lãnh séc cũng được thực hiện theo trình tự và quy định như trên.

2. Đối với séc không ghi tên người được trả tiền, người thụ hưởng phải gửi thông báo truy đòi cho người ký phát trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận từ chối thanh toán để yêu cầu thanh toán số tiền ghi trên tờ séc.

3. Trong trường hợp thông báo được gửi bằng đường bưu điện, thời điểm gửi thông báo được lấy theo ngày ghi trên dấu bưu điện nơi gửi.

Điều 40. Trách nhiệm và quyền của những người có liên quan đến tờ séc bị truy đòi

1. Người nhận được thông báo truy đòi phải chịu trách nhiệm về việc trả số tiền truy đòi trên tờ séc đối với người thụ hưởng đã gửi thông báo truy đòi cho mình.

Người bị truy đòi, khi thực hiện việc chi trả số tiền truy đòi, có quyền đòi được giao lại tờ séc và Giấy xác nhận từ chối thanh toán.

2. Người thực hiện việc chi trả số tiền truy đòi trên tờ séc, nếu không phải là người ký phát séc đó, thì có quyền thực hiện truy đòi đối với người ký phát, những người chuyển nhượng, người bảo lãnh và những người có nghĩa vụ khác liên quan đến tờ séc đối với mình theo quy định của Nghị định này.

3. Người ký phát séc phải chịu trách nhiệm về việc trả số tiền truy đòi trên tờ séc do mình ký phát cho người thụ hưởng hoặc cho người đã thực hiện việc chi trả số tiền truy đòi khi nhận được thông báo truy đòi.

Điều 41. Số tiền truy đòi

1. Người thực hiện việc truy đòi đối với tờ séc bị từ chối thanh toán có quyền đòi các bên có trách nhiệm với mình trên tờ séc trả :

a) Số tiền bị từ chối thanh toán của tờ séc;

b) Tiền lãi của số tiền bị từ chối thanh toán tính từ ngày tờ séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm tờ séc được xuất trình;

c) Các chi phí liên quan đến việc gửi thông báo truy đòi.

2. Sau khi chi trả số tiền truy đòi trên tờ séc, người đã thực hiện việc chi trả đó có quyền đòi các bên có nghĩa vụ đối với mình trên tờ séc trả :

a) Số tiền mà mình đã trả theo khoản 1 Điều này;

b) Tiền lãi của số tiền đã trả tính từ ngày mình thực hiện việc chi trả tờ séc theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm thực hiện việc chi trả;

c) Các chi phí liên quan đến việc gửi thông báo truy đòi.

Điều 42. Chấm dứt quyền truy đòi

Quyền truy đòi chấm dứt nếu tờ séc xuất trình để thanh toán sau thời hạn xuất trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 Nghị định này mà bị từ chối thanh toán. Trong trường hợp này, tờ séc được coi là bằng chứng nhận nợ của những người có trách nhiệm liên quan đến séc đối với người thụ hưởng. Người thụ hưởng có quyền đòi được trả số tiền nợ ghi trên tờ séc theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

Chương 8:

KHỞI KIỆN

Điều 43. Khởi kiện

Nếu số tiền truy đòi trên tờ séc không được chi trả, người thụ hưởng có quyền khởi kiện đồng thời hoặc riêng rẽ người ký phát và những người có nghĩa vụ liên quan. Trường hợp một trong số những người có nghĩa vụ liên quan khi bị truy đòi đã thực hiện việc chi trả số tiền trên tờ séc cho người thụ hưởng, nếu người đó không được hoàn trả số tiền truy đòi trên tờ séc, thì người đó có quyền khởi kiện đồng thời hoặc riêng rẽ người ký phát và những người có nghĩa vụ đối với mình.

Điều 44. Phạm vi nghĩa vụ có thể khởi kiện

Người khởi kiện về tờ séc bị từ chối thanh toán có quyền đòi người có trách nhiệm với mình trả số tiền theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

Điều 45. Trình tự, thủ tục, thời hiệu khởi kiện

Trình tự, thủ tục, thời hiệu khởi kiện đối với tờ séc không được thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 9:

HÀNH VI VI PHẠM VÀ XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM

Điều 46. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm giả séc, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên séc nhằm mục đích lừa đảo.

2. Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán một tờ séc bị làm giả, bị sửa chữa hoặc tẩy xóa nhằm mục đích lừa đảo hoặc bị nắm giữ bất hợp pháp.

3. Giả mạo chữ ký của người khác hoặc ký chữ ký của người không có thật trên tờ séc.

4. Cố ý chuyển nhượng tờ séc đã bị từ chối thanh toán.

5. Cố ý ký phát séc không đủ khả năng thanh toán quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định này.

6. Cố ý sử dụng séc sau khi đã bị đình chỉ quyền ký phát séc theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại, bị cấm sử dụng séc, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Ký phát séc không đủ khả năng thanh toán

1. Tờ séc khi xuất trình trong thời hạn xuất trình mà số tiền người ký phát được sử dụng bằng việc ký phát séc tại người thực hiện thanh toán không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền trên tờ séc đó, thì tờ séc đó được coi là séc không đủ khả năng thanh toán.

2. Tổ chức, cá nhân ký phát séc không đủ khả năng thanh toán và không thực hiện nghĩa vụ trả toàn bộ số tiền bị truy đòi cho người thụ hưởng hoặc người đã chi trả cho người thụ hưởng thì bị coi là cố ý ký phát séc không đủ khả năng thanh toán.

3. Tổ chức, cá nhân ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm trả số tiền truy đòi theo quy định tại Điều 41 Nghị định này phải bị xử lý như sau :

a) Nếu vi phạm lần thứ nhất, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm gửi thông báo cảnh cáo đến người ký phát;

b) Nếu tái phạm lần thứ hai, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đình chỉ tạm thời quyền ký phát séc của người tái phạm trong vòng 03 tháng, không cung ứng séc trắng cho người đó trong thời hạn nói trên, đồng thời thu hồi những séc trắng đã cung ứng cho người tái phạm;

c) Nếu tái phạm lần thứ ba, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát séc của người tái phạm, thu hồi toàn bộ séc trắng đã cung ứng cho người tái phạm, đồng thời thông báo tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quy định của pháp luật), số tiền không đủ khả năng thanh toán trên séc của người đó cho Ngân hàng Nhà nước.

4. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lưu trữ thông tin về tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quy định của pháp luật), số tiền không đủ khả năng thanh toán trên séc của người tái phạm lần thứ ba và cung cấp các thông tin được lưu trữ này theo yêu cầu của các tổ chức cung ứng séc.

5. Tổ chức cung ứng séc khi cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về người được cung ứng séc lưu trữ tại Ngân hàng Nhà nước, từ chối cung ứng séc cho người đã bị cấm sử dụng, bị đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát séc. Tổ chức cung ứng séc vi phạm các quy định này sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên liên quan.

6. Người tái phạm ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, khi được tổ chức cung ứng séc yêu cầu nộp lại séc trắng đã được cung ứng, nếu không nộp lại mà còn tiếp tục sử dụng thì bị coi là cố ý sử dụng séc sau khi đã bị đình chỉ quyền ký phát séc. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền phong tỏa tài khoản của người vi phạm, thông báo với cơ quan chức năng để có biện pháp thu hồi lại số séc trắng nói trên.

Điều 48. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị đình chỉ tạm thời hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm các quy định trong Nghị định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính, bị cấm cung ứng séc theo quy định của pháp luật.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2004.

2. Nghị định số 30/CP ngày 09 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc, Nghị định số 173/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 về sửa đổi Điều 5 Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2004.

Điều 50. Trách nhiệm hướng dẫn và trách nhiệm thi hành

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 159/2003/ND-CP

Hanoi, December 10, 2003

 

DECREE

ON THE SUPPLY AND USE OF CHECKS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam of December 12, 1997;
Pursuant to the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subjects of regulation and scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Right to agree on the application of this Decree to checks supplied outside the Vietnamese territory

For checks supplied outside the Vietnamese territory but used in the Vietnamese territory, the involved parties may agree on the application of this Decree.

Article 3.- Application of international treaties and practices

1. In cases where international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, such international treaties shall apply.

2. Parties participating in the supply and use of checks in international payment activities may agree on the application of international practices, provided that such practices are not contrary to the law of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. "Check" means a payment instrument made in form of pre-printed voucher by a drawer, ordering the payer to pay unconditionally a certain sum of money to the beneficiary in compliance with the provisions of this Decree.

2. "Blank check" means a voucher for making a check, pre-printed by a payment service-providing organization according to the set form with contents of the elements prescribed in Clauses 1 and 2, Article 14 of this Decree not yet fully filled in, and therefore not yet valid as a check. From this voucher, persons supplied with blank checks shall make a check to pay to the payee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. "Drawer" means a person who makes and signs a check to order the payer to pay a sum of money inscribed in the check on his/her behalf.

5. "Payee" means a person designated by the drawer to have the right to enjoy or transfer the right to enjoy the sum of money inscribed in the check.

6. "Beneficiary" means a person who holds a check which:

a/ Is inscribed with the name of the payee being himself/herself; or

b/ Is not inscribed with the name of the payee or is inscribed with the phrase "pay to the check holder;" or

c/ Has been transferred by endorsement for himself/herself through a row of consecutive transfer signatures.

7. "Payer" means a payment service-providing organization where the drawer is entitled to use a payment account with a certain sum of money for drawing checks under an agreement between the drawer and such payment service-providing organization.

8. "Collector" means a payment service-providing organization which provides the service of collecting checks.

9. "Check clearing payment center" means the State Bank or a payment service-providing organization licensed by the State Bank to organize and take the prime charge of the check exchange or clearing payment and settlement of financial obligations arising from the check payment to the payment service-providing organizations being their members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. "Check transfer" means that a beneficiary transfers checks and the rights related to checks according to the provisions of this Decree to another person.

12. "Check warrant" means that the payer secures the payment of a check when such check is presented for payment within the presentation time limit.

13. "Presentation time limit" means the duration counting from the drawing date inscribed in a check to the end of the day when the check is unconditionally paid upon its presentation.

14. "Suspension of check payment" means that the drawer issues a written notice requesting the payer not to pay a check he/she has drawn.

15. "Check recourse" means that the beneficiary carries out procedures to claim the sum of money inscribed in the check which has been presented within the presentation time limit but refused to be paid.

16. "Check-related signee" means a person who has signed and is related to the check in his/her capacity as a drawer, transferor, guarantor or warrantor.

17. "Persons" referred to in this Decree are construed as individuals, legal persons and other subjects in civil relations.

Article 5.- Drawing and payment of checks inscribed with foreign-currency sums

Checks may be drawn in foreign currency(ies) in cases where the drawers are allowed to pay foreign currency sums and the payees are the subjects allowed to receive foreign currencies according to the law provisions on foreign exchange management. Checks drawn in foreign currencies must be clearly inscribed with the names of the payees and must not be transferred, except where they are transferred to the payment service-providing organizations defined in Article 24 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Obligation of drawers to pay sums of money inscribed in checks

Drawers are obliged to unconditionally pay the whole sums of money inscribed in checks they have drawn. Any agreement which prescribes that the drawer does not have to fulfill this obligation is invalid.

Article 7.- Rights and obligations of check-related signees

1. Persons who have given their signatures related to checks in their capacity as drawers, transferors, guarantors or warrantors shall have the rights and obligations over the checks according to the provisions of this Decree.

2. If, in relation to a check, there is also the signature of a person irrelevant to the check, forged signature or signature of a non-existent person or signature of a person having no relations with the person having signed the check, the signatures of the persons having the rights and obligations mentioned in Clause 1 of this Article shall still be fully effective.

Article 8.- Responsibilities of check-related signees in their capacity as representatives

1. Signees related to checks in their capacity as representatives include:

a/ Representatives at law of legal persons, households, cooperative groups;

b/ Representatives authorized by representatives at law of legal persons, households or cooperative groups;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Signors related to checks in their capacity as representatives must express their representative capacity and names of the persons they represent. Represented persons are responsible to pay sums of money of the checks signed by the representatives within their representative competence.

3. In cases where signees are related to checks in their capacity as representatives but are incompetent to represent or where they are competent to represent but their representative capacity or names of persons they represent are not clearly stated, they shall have to bear personal responsibility for paying sums of money of such checks.

4. Signees related to checks in their capacity as representatives, who act beyond their representative competence, shall have to bear personal responsibility for the consequences of signing the check beyond their competence.

Article 9.- Designation regarding the payment of interests on sums inscribed in checks

Any designation written in checks regarding the payment of interests on sums of money inscribed in such checks is invalid.

Article 10.- Acceptance of checks in payment

The acceptance of checks in payment must be totally freewill and agreed upon between the drawer and the payee, or between the check transferor and transferee.

Article 11.- Time limits and force majeure events

1. The time limit for presenting checks, the time limit for sending recourse notices prescribed in this Decree shall include the law-prescribed public holidays. If the ending days of the above-said time limits are law-prescribed holidays, such time limits shall be put off till the next working days immediately after such prescribed holidays.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Force majeure events are those which occur in an objective manner beyond anticipation and beyond remedies even though possible necessary measures have been already applied.

3. The beneficiaries or the persons authorized by the beneficiaries to present checks or the persons responsible to send recourse notices shall have to notify and prove the occurrence of force majeure events to the payers (for case of check presentation for payment) or receivers of recourse notices (for case of check recourse), so that the payers or recourse notice receivers (other than drawers) shall notify the drawers of such force majeure events. If they accept the force majeure reasons, the drawers or recourse notice receivers shall certify the receipt of the notices, clearly stating the date, signatures and that the payment has been made according to regulations.

Chapter II

SUPPLY OF CHECKS

Article 12.- Supply of blank checks

1. Organizations supplying blank checks and scope of supply of blank checks:

a/ The State Bank shall supply blank checks to credit institutions and other organizations which open payment accounts at the State Bank;

b/ The banks shall supply blank checks to organizations and individuals that are permitted to use payment accounts to draw checks according to agreements between the two sides;

c/ Other organizations permitted to provide check payment services shall supply blank checks to organizations and individuals that are permitted to use payment accounts to draw checks according to agreements between the two sides.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Printing, delivery, reception and preservation of blank checks

1. The check-supplying organizations shall organize the printing of blank checks for supply to users.

2. Before blank checks are printed and supplied for use, the check-supplying organizations shall have to register and deposit the blank check form at the State Bank.

The delivery, receipt and preservation of blank checks shall comply with the current regulations of the State Bank on delivery, receipt and preservation of important prints.

Chapter III

ELEMENTS OF CHECKS AND CHECK DRAWING

Article 14.- Elements of checks

1. On the front side of a check, there are the following elements:

a/ The word "Check" printed on the upper part of the check;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The payee;

d/ The sum of money, written in both figures and words;

e/ The name of the payer;

f/ The place of payment;

g/ The drawing date;

h/ The signature (with the full name) of the drawer.

2. Any voucher which lacks one of the elements prescribed in Clause 1 of this Article shall not be valid as a check, except for the following cases:

a/ If no payment place is stated, the payment place shall comply with the provisions in Clause 3, Article 28 of this Decree;

b/ If the name of the payee is not inscribed, the sum of money inscribed in the check shall be paid to the check holder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Apart from the elements prescribed in Clause 1 of this Article, the check-supplying organizations may insert other elements provided that they do not give rise to more legal obligations of the concerned parties, such as: serial number of the payment account which the drawer is entitled to use to draw checks and other elements.

In cases where a check is paid via the check clearing payment center, there must be in such check elements agreed upon with the check clearing payment center.

5. The back side of the check shall be used for inscription of the transfer contents.

Article 15.- Size and arrangement of elements on checks

1. Check size and arrangement of elements on checks shall be designed and effected by the check-supplying organizations, except for cases where checks are paid via the check clearing payment center.

2. The check clearing payment center shall reach agreement with the payment service providing organizations being its members on the check size, elements and positions of elements on checks, for those paid via the check clearing payment center.

Article 16.- Checks drawn to order the payment service-providing organizations

Checks shall only be drawn to order one payment service-providing organization where the drawer is entitled to use a payment account and a sum of money for drawing check according to the agreement with such organization.

Article 17.- Drawing of checks

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A designated person with permission for check transfer by clearly writing the name of the payee on the check following the phrase "pay to the order of" - or just the name of the payee without the said phrase; or

b/ A designated person without permission for check transfer by clearly writing the name of the payee on the check following the phrase "not pay to the order of;" or

c/ The a check holder by writing the phrase "pay to the check holder" or not writing the name of the payee.

2. Checks may be drawn to order the payment of money to the their own drawers.

Article 18.- Drawing of checks by the payer

Checks shall not be drawn to order the drawer himself/herself to act as the payer, except for cases where checks are drawn for payment of money from one unit to another unit of the payer.

Article 19.- Sums of money inscribed on checks

The sum of money inscribed on a check must be inscribed both in figures and words. In case of disparity between the sum in figures and the sum in words, the sum to be paid shall be the smaller one.

Article 20.- Checks for payment in accounts and checks for cash payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For checks not inscribed with the phrase "pay in account," the beneficiary may be paid in cash.

Chapter IV

CHECK TRANSFER

Article 21.- Transfer

1. For checks drawn and inscribed with the name of the payee

a/ In case of one check drawn with the name of the payee inscribed after the phrase "pay to the order of" - or just inscribed with the name of the payee without this phrase, the payee may transfer such check by inscribing the name of the transferee, the date of transfer, his/her signature, full name and address on the back side of the check (hereinafter referred to as the endorsement) and hand over such check to the transferee.

b/ The transferee of the said check may further transfer it by endorsing the same way.

c/ The transferor of the said check may stop the further transfer of such check by inscribing the phrase "not for further transfer" before his/her signature."

d/ The holder of the check transferred by means of endorsement shall be the beneficiary if such check has been continually transferred to him/her.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Effect of the transfer

1. When checks are transferred, all the rights related to them shall also be transferred to the transferees.

2. When checks are transferred, the whole sums of money inscribed thereon must be transferred. The partial transfer of the sums of money inscribed on the checks shall not be valid.

3. The transfer by the payers shall not be valid.

Article 23.- Responsibilities of transferor

1. The transferor is responsible for paying the sum of money inscribed on the check to the transferee as well as subsequent transferees, except for the cases mentioned in Clause 2 below.

2. In cases where the transferor inscribes the phrase "not for further transfer" but such check is still further transferred, the transferor who has inscribed such phrase shall be responsible for paying the sum of money inscribed on the check only to the person he/she has personally transferred the check to.

Article 24.- Transfer of checks to payment service-providing organizations

1. Check beneficiaries may transfer checks to one payment service-providing organization by means of endorsement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

CHECK PAYMENT SECURITY

Article 25.- Check warrant

1. If checks fully have the contents prescribed in Clauses 1 and 2, Article 14 of this Decree and the drawers have enough money to pay the checks when they are presented, the payers shall be obliged to warrant the check payment at the requests of the drawers by inscribing the phrase "payment guarantee" and give their signatures on the checks.

2. The payers are obliged to secure the payment for the already warranted checks presented for payment within the presentation time limit.

Article 26.- Check guarantee

1. Checks shall be secured for payment of part or whole of the sums of money inscribed thereon by the guarantee by the third party (called the guarantor) other than the payer.

2. The guarantee shall be effected by the guarantor by way of inscribing the word "guaranteed", the guaranteed sum of money, the name of the guaranteed, the signature and name of the guarantor on the check or on the document enclosed with the check.

3. In cases where the guaranteed is not specified, the guaranteed shall be the check drawer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The guarantor shall be responsible for the payment of the sum of money on the check like the guaranteed when the latter fails to perform or improperly performs the obligation to pay the sum of money on the check. In case where only a part of the sum of money inscribed on the check is guaranteed, the guarantor shall only be responsible for such guaranteed portion.

2. When the guarantor fulfills the guarantee obligation, the guarantor may request the guaranteed and the persons responsible for the guaranteed to perform the obligation to refund the sum of money which has been paid by the guarantor on their behalf.

3. The guarantor may request the guaranteed to pay remuneration (if so agreed).

4. The guaranteed shall be responsible to refund the sum of money which has been paid by the guarantor on his/her behalf.

Chapter VI

CHECK PRESENTATION AND PAYMENT

Article 28.- Time limit and place for check presentation

1. The time limit for presenting a check is 30 days after the drawing date.

2. In cases where a force majeure event occurs, rendering it impossible for a check to be presented within the prescribed time limit for payment, the presentation time limit may be prolonged beyond the duration prescribed in Clause 1 of this Article and right after the end of such event, the check must be presented for payment. The prolonged duration in this case shall not exceed 6 months counting from the drawing date.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The payment place inscribed on the check; or

b/ If the payment place is not inscribed on the check, such check must be presented for payment at the address of the payer; or

c/ If the check is not inscribed with the payment place and the payer's address is unidentified, such check shall be presented for payment at the head office of the payer; or

d/ If the check is allowed to be paid via the check clearing payment center according to Article 29 of this Decree, such check shall be presented for payment at the check clearing payment center.

Article 29.- Presentation of checks at the check clearing payment center

The payment service-providing organizations shall present checks for payment at the check clearing payment center according to their agreements with the check clearing payment center.

Article 30.- Presentation of checks through collectors

Beneficiaries who do not directly present checks may authorize one payment service-providing organization to present checks on their behalf according to Article 28 of this Decree, on the basis of a written collection agreement with such organization. In this case, the rights and obligations of the payment service-providing organization which performs the check collection service according to the agreement between the two parties shall comply with current law provisions.

Article 31.- Payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The payers who fail to comply with the above regulation shall have to pay to the beneficiaries damage compensations, which are at most equal to the interests of the sums of money inscribed on the checks, counting from the date the checks are presented for payment at the fining interest rate for late check payment prescribed by the State Bank for application at the time of check presentation.

In cases where checks are presented for payment before the drawing date inscribed thereon, the payment shall only be made as from the drawing date inscribed on the checks according the above provisions.

2. For checks presented after the presentation time limit but not later than 6 months after the drawing date, the payers may still make the payment if they receive no notice on suspension of payment for such checks and the drawers have enough sums of to be-used money to pay such checks.

3. In cases where sums of money used by the drawers in drawing checks are not enough to pay wholly the sums of money inscribed on such checks according to the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, if the beneficiaries request the payment of part of the sums of money inscribed on the checks, the payers shall be obliged to pay at the request of the beneficiaries within the sums of money which the drawers currently have and can be used to pay checks.

When paying part of the sums of money inscribed on the checks, the payers shall have to clearly inscribe the paid amounts on the checks and return such checks to the beneficiaries or persons authorized by the beneficiaries. The beneficiaries or persons authorized by the beneficiaries shall have to make receipts of such payment and hand them to the payers.

Receipts in these cases are considered vouchers evidencing the payment of part of the sums of money on the checks for the payers.

4. In cases where the checks are presented for payment after the drawers die or lose their civil act capacity, such checks shall remain valid for payment according to the provisions in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. The payment of checks at the payers shall terminate after 6 months counting from the drawing date inscribed on the checks.

Article 32.- Payment of checks for payment to accounts and checks for payment in cash

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The payer who fails to comply with this regulation shall be responsible for the lost money amount which may arises but must not exceed the sum of money inscribed in the check.

2. For checks without the phrase "pay in account," the payers may pay the sums of money inscribed on such checks in cash or make account transfers at the requests of beneficiaries.

Article 33.- Payment of transferred checks

Payers, when paying a check transferred by means of endorsement, shall have to examine it to ensure the continuity of the transfer signatures.

Article 34.- Suspension of check payment

1. Drawers may request the suspension of the payment of the checks they have signed by notifying such to the payers who shall stop the payment when such checks are presented at the payers. Payment suspension notices shall be valid only after the time limit for presenting checks.

2. Drawers shall still be obliged to pay the sums of money inscribed on checks after the payment of such checks is rejected by payers according to their payment suspension notices.

Article 35.- Refusal to pay checks

Payers and the check clearing payment centers, when refusing to pay checks, shall have to make written certifications of payment refusal, clearly stating the serial numbers of the checks, the refused sums on money, reasons for refusal, date of presentation, names and addresses of check drawers, give their signatures and hand them to the check presenters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons supplied with blank checks and beneficiaries shall have to preserve checks. If they lose checks, they shall be liable for damage caused by the abuse of the lost checks.

2. Cases of check loss shall be handled as follows:

a/ If the check losers are persons who are supplied with blank checks and lose the blank checks or checks they had drawn, they shall have to notify the check loss and the suspension of payment of such checks to the payers;

b/ If the check losers are beneficiaries, they shall have to notify the check loss to the payers and at the same time request, directly or via the previous check transferors, the drawers to notify the suspension of payment of such checks to the payers.

3. Persons who have lost their checks shall still have the right over the lost checks according to the provisions of this Decree, provided that such persons can prove they are beneficiaries of the checks, which have not yet been abused for payment.

Article 37.- Responsibilities of payers toward lost checks

1. If the payers have received check lost notices, they shall, when such checks are presented for payment, have to temporarily suspend the payment and seize such checks for five days, and at the same time notify the presentation of checks, names, addresses and people's identity card numbers (or equivalent papers prescribed by law) of the check presenters to the persons who have sent check lost notices right on the date of check presentation or the working day following such date.

The payers who fail to comply with this regulation shall be responsible for the lost amount which may arises but must not exceed the sums of money inscribed on the checks.

2. If within the duration of suspension of payment of checks prescribed in Clause 1 of this Article, the persons notifying the check loss acquire no evidence to prove the unlawfulness of the check presenters, the sums of money in the checks shall, upon the expiry of such duration, be paid to the beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The payers shall not be responsible for the losses caused by the abuse of the lost checks, if before receiving the check loss notices, such checks have already been presented and paid in strict compliance with this Decree.

Chapter VII

CHECK RECOURSE

Article 38.- Right to recourse

Beneficiaries have the right to recourse from drawers, transferors, guarantors and other obligators related to the checks the sums of money inscribed on the checks if such checks are presented within the presentation time limit but refused for payment with written certifications of payment refusal made by the payers or the check clearing payment center.

Article 39.- Sending of recourse notices

The recourse must be effected by making recourse notices enclosed with copies of written certifications of payment refusal and sent according to the following regulations:

1. For checks inscribed with the names of payees and already transferred by means of endorsement, the beneficiaries shall have to send recourse notices and copies of written certifications of payment refusal to the drawers and concurrently to the persons having directly transferred such checks to them (if any) within four days after receiving the written certifications of payment refusal to request the payment of sums of money inscribed on the checks.

The recourse notice receivers, who are also transferees, shall, within four days after receiving the notices, have to further notify the persons who have transferred the checks to them that the checks are recoursed, clearly stating the names and addresses of the persons that have sent the notices. This notification shall continue until the drawers receive notices on check payment refusal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For checks not inscribed with the names of payees, the beneficiaries shall have to send recourse notices to the drawers within four days after receiving written certifications of payment refusal to request the payment of sums of money inscribed on the checks.

3. In cases where notices are sent by mail, the time of sending notices shall be the date inscribed on the post marks of the sending places.

Article 40.- Responsibilities and rights of persons related to recoursed checks

1. Recourse notice receivers shall be liable to pay the recoursed sums of money in the checks to the beneficiaries who have sent the recourse notices to them.

Persons subject to the recourse, when paying the recoursed sums of money, may request the return of the checks and written certifications of payment refusal.

2. The payers of the recoursed sums of money in the checks, if being not the drawers of such checks, may carry out the recourse from the drawers, transferors, guarantors and other persons related to the checks having obligations toward them according to the provisions of this Decree.

3. Check drawers shall have to pay the recoursed sums of money on the checks they have drawn to the beneficiaries or the persons having paid the recoursed sums of money upon receiving the recourse notices.

Article 41.- Recoursed sums of money

1. Persons who carry out the recourse of checks refused for payment may request the parties having obligations toward them to pay:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Interests on the sums of money refused to be paid counting from the date the checks are presented for payment at the fining interest rate for late check payment prescribed by the State Bank for application at the time the checks are presented;

c/ Expenses for the sending of recourse notices.

2. After paying the recoursed sums of money on the checks, the persons having made such payment may request the parties having obligations toward them to pay:

a/ Sums of money they have paid according to Clause 1 of this Article;

b/ Interests on the paid sums of money, counting from the date of payment of the checks at the fining interest rate for late check payment prescribed by the State Bank for application at the time the checks are presented;

c/ Expenses for the sending of recourse notices.

Article 42.- Extinction of the recourse right

The recourse right shall extinct if the checks presented for payment after the presentation time limit prescribed in Clauses 1 and 2, Article 28 of this Decree are refused for payment. In this case, the checks shall be considered deeds of debt acknowledgement of the responsible persons related to the checks to the beneficiaries. Beneficiaries have the right to request the payment of debt amounts inscribed on the checks according to the order and procedures prescribed by law.

Chapter VIII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43.- Lawsuit initiation

If the recoursed sums of money on the checks are not paid, the beneficiaries may initiate lawsuits against the drawers and the persons with relevant obligations all together or separately. In cases where one of the persons with relevant obligations, who, when facing the recourse, has paid the sum of money on the check to the beneficiary, if not refunded with such recoursed sum of money, such person may has the right to initiate a lawsuit against the drawer and the persons having obligations toward him/her all together or separately.

Article 44.- Scope of obligation subject to lawsuit initiation

Persons initiating lawsuits on checks refused for payment may request persons having obligations towards them to pay the sum of money prescribed in Article 41 of this Decree.

Article 45.- Order, procedures and statute of limitations for lawsuit initiation

The order, procedures and statute of limitations for initiating lawsuits regarding unpaid checks shall comply with provisions of law.

Chapter IX

ACTS OF VIOLATION AND HANDLING THEREOF

Article 46.- Strictly prohibited acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Intentionally transferring or receiving transfer or presenting for payment a check, which is counterfeited, modified or erased for deceitful purposes or illegally possessed.

3. Forging signatures of other persons or giving signatures of non-existent persons on checks.

4. Intentionally transferring checks already refused for payment.

5. Intentionally drawing checks beyond the drawer's solvency as prescribed in Clause 2, Article 47 of this Decree.

6. Intentionally using checks after the right to draw checks has been suspended as prescribed in Clause 6, Article 47 of this Decree.

Violating organizations and individuals shall have to make damage compensations, be banned from using checks, subject to administrative sanctions or examined for penal liability according to the provisions of law.

Article 47.- Drawing of checks beyond the drawer's solvency

1. Any check, which is presented within the presentation time limit but the sum of money which the drawer can use by drawing checks at the payer is not enough to pay wholly the sum of money inscribed on such check, shall be considered a check beyond the drawer's insolvency.

2. An organization or individual that draws a check beyond its/his/her solvency and fails to perform the obligation to pay wholly the recoursed sum of money to the beneficiary or the person having paid the sum to the beneficiary shall be considered having intentionally drawn a check beyond its/his/her solvency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For the first-time violation, the payer shall have to send a caution notice to the drawer;

b/ For the second-time violation, the payer shall have to temporarily suspend the right to draw checks of the recidivist for three months, not to supply blank checks to such person within the said duration, and at the same time withdraw blank checks already supplied to the recidivist;

c/ For the third-time violation, the payer shall have to perpetually suspend the right to draw checks of the recidivist, withdraw all blank checks already supplied to the recidivist, and at the same time notify the name, address, identity card number (or equivalent papers prescribed by law) and the sum of money in the check beyond the solvency of such person to the State Bank.

4. The State Bank shall have to archive information on names, addresses, identity card numbers (or equivalent papers prescribed by law), sums of money in checks beyond the solvency of the third-time violators and supply such archived information at requests of the check-supplying organizations.

5. The check-supplying organizations, when supplying checks, shall have to verify information on persons to be supplied with checks archived at the State Bank, and refuse to supply checks to persons banned from using checks or with the right to draw checks perpetually suspended. The check-supplying organizations which violate these provisions shall have to pay damage compensations to the concerned parties.

6. Recidivists in drawing checks beyond their solvency who, when being requested by the check-supplying organizations to return blank checks already supplied to them, fail to return and continue using such checks, shall be considered intentionally using after having their right to draw checks suspended. The payment service-providing organizations may blockade accounts of violators and notify such to the functional agencies to apply measures to withdraw such blank checks.

Article 48.- Handling of violations

1. Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administrative sanctioned, have their right to draw checks temporarily or perpetually suspended, have to make damage compensations or be examined for penal liability according to provisions of law.

2. The payment service-providing organizations which violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have to pay damage compensations, be administratively sanctioned or banned from supplying checks according to provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 49.- Implementation effect

1. This Decree takes effect as from April 1, 2004.

2. The Government's Decree No. 30/CP of May 9, 1996 promulgating the Regulation on issuance and use of checks and Decree No. 173/1999/ND-CP of December 7, 1999 amending Article 5 of Decree No. 30/CP promulgating the Regulation on issuance and use of checks shall cease to be effective as from April 1, 2004.

Article 50.- Guiding responsibility and implementation responsibility

1. The State Bank of Vietnam shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về việc cung ứng và sử dụng séc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


35.638

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.141.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!