NGÂN
HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
1523/NHCS-TDSV
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2009
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHO VAY VỐN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2009/QĐ-TTG NGÀY
23/02/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG MẤT VIỆC
LÀM TRONG DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO SUY GIẢM KINH TẾ
Căn cứ Quyết định số
30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với
người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/02/2009 của liên
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối
với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm
kinh tế.
Tổng giám đốc Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn thực hiện cho vay vốn đối với người lao động mất
việc làm như sau:
1. Đối tượng
được vay vốn:
1.1. Người lao động bị mất việc
làm tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế gặp khó khăn trong năm
2009 do suy giảm kinh tế.
1.2. Người lao động đi làm việc ở
nước ngoài bị mất việc làm trong năm 2009 do doanh nghiệp gặp khó khăn phải về
nước trước thời hạn.
2. Chính
sách tín dụng:
Người lao động bị mất việc làm
trong năm 2009 theo quy định tại điểm 1 hướng dẫn này được hưởng chính sách tín
dụng như sau:
2.1. Được vay vốn từ Quỹ quốc gia
về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc
làm.
2.2. Được vay vốn để học nghề
theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người
lao động bị mất việc làm.
2.3. Được vay vốn từ chương
trình cho vay xuất khẩu lao động như đối tượng chính sách quy định tại Quyết định
số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc từ
ngày người lao động về nước.
3. Mức cho
vay:
Áp dụng mức cho vay hiện hành của
NHCSXH theo từng chương trình cụ thể:
- Người lao động vay vốn
Quỹ Quốc gia về việc làm áp dụng mức cho vay theo quy định tại văn bản hướng dẫn
số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008 về việc hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải
quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm.
- Người lao động vay vốn học nghề
áp dụng theo mức cho vay tại văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 về việc
hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Người lao động vay vốn đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài áp dụng theo mức cho vay tại văn bản số
1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng
chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động trước
đây đã vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn đi học nghề, vay vốn đi xuất khẩu
lao động theo mức vay tối đa thì các đối tượng quy định tại điểm 1 hướng dẫn
này vẫn tiếp tục được vay vốn theo mức tối đa của chương trình.
4. Lãi suất
cho vay:
Áp dụng các mức lãi suất cho vay
hiện hành của NHCSXH thuộc các chương trình: Cho vay giải quyết việc làm, cho
vay học sinh sinh viên, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài. Đồng thời các khoản vay phát sinh đến ngày 31/12/2009 được hưởng
chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ
tướng chính phủ về việc Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH và Quyết
định số 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi bổ sung
Quyết định số 579/QĐ-TTg và công văn số 1221/NHCS-KT ngày 19/5/2009 của Tổng
giám đốc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH.
5. Thời hạn
cho vay:
Thời hạn cho vay theo đề nghị của
người vay căn cứ vào các đối tượng đầu tư, phù hợp với các loại cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn theo quy định hiện hành của NHCSXH.
6. Quy
trình, phương thức cho vay:
Thực hiện theo các quy trình và
phương thức cho vay hiện hành của NHCSXH đối với các chương trình cho vay giải
quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay xuất khẩu lao động.
7. Điều kiện
về thủ tục và thời hạn xem xét cho vay:
7.1. Điều kiện về thủ tục cho vay:
Ngoài hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành, người vay cần có văn bản chứng
minh người lao động bị mất việc làm, cụ thể:
- Trường hợp người lao động mất
việc làm trong nước phải có:
+ Bản sao hợp đồng lao động;
+ Bản sao thanh lý hợp đồng lao
động.
- Trường hợp đối với người lao động
đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn,
phải kèm theo bản sao hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc
bản sao hợp đồng cá nhân và xác nhận của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đăng ký
hợp đồng cá nhân.
7.2. Điều kiện về thời hạn để
xem xét cho vay:
- Đối với trường hợp người vay để
học nghề, thời hạn để xem xét cho vay tối đa đến 12 tháng kể từ ngày người vay
mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước.
- Đối với trường hợp người vay để
đi xuất khẩu lao động về nước trước thời hạn thì thời hạn để xem xét cho vay đến
12 tháng kể từ ngày người lao động mất việc làm hoặc người lao động về nước.
8. Tổ chức
thực hiện:
8.1. Công tác kế hoạch
- Trong khi chưa có thông báo kế
hoạch bổ sung nguồn vốn, địa phương chủ động sử dụng từ nguồn vốn hiện có chưa
giải ngân và nguồn vốn thu nợ quay vòng từ chương trình giải quyết việc làm để
cho vay chương trình giải quyết việc làm.
- Sử dụng nguồn cho vay học sinh
sinh viên, xuất khẩu lao động đã được thông báo để cho vay người lao động mất
việc làm, vay học nghề và xuất khẩu lao động. Đồng thời NHCSXH các địa phương
làm việc với các cơ quan có liên quan tại địa phương để nắm được số lượng lao động
mất việc làm, lập kế hoạch nhu cầu về vốn cho vay theo Quyết định số
30/2009/QĐ-TTg, báo cáo về Hội sở chính NHCSXH để được bổ sung chỉ tiêu kế hoạch
và nguồn vốn.
8.2. Chế độ báo cáo thống kê
Định kỳ vào ngày 07 hàng tháng,
chi nhánh lập báo cáo thống kê theo mẫu Báo cáo kết quả cho vay người lao động
bị mất việc làm (theo mẫu đính kèm Thông tư 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC) gửi về Hội
sở chính NHCSXH.
8.3. Quyết định số
30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ thực hiện cho vay đối với người lao
động bị mất việc làm trong năm 2009 và trong thời gian 12 tháng kể từ ngày người
lao động bị mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước. Vì vậy, NHCSXH các cấp
tổ chức phổ biến ngay nội dung Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ và nội dung văn bản hướng dẫn cho vay này tới cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức
chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay và cán bộ Tổ TK&VV để triển khai
chương trình cho vay này theo đúng quy định. Đồng thời tổ chức tuyên truyền và
công khai chủ trương, chính sách, công khai đối tượng thụ hưởng và danh sách hộ
được vay vốn tới đông đảo quần chúng nhân dân biết để thực hiện.
8.4. NHCSXH các địa phương có
trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp
tỉnh, cấp huyện để triển khai Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
Văn bản này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký thay thế văn bản số 821/NHCS-TD ngày 15/4/2009 của Tổng Giám đốc
hết hiệu lực thi hành
Nhận được văn bản này, yêu cầu
Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về Hội sở chính NHCSXH để xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Ngân hàng nhà nước VN; (Để báo cáo)
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các tổ chức chính trị - xã hội (Để phối hợp thực hiện);
- Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT; các thành viên Ban chuyên gia tư vấn
HĐQT;
- Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các tỉnh, TP;
- Tổng giám đốc, các Phó TGĐ;
- Trưởng Ban KS;
- Kế toán trưởng;
- Các Phòng, Ban tại HSC;
- TTĐT, TT CNTT (Để truyền Fastnet);
- Sở giao dịch, chi nhánh NHCSXH các tỉnh, TP;
- Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện;
- Website NHCSXH;
- Lưu VT, TDSV.
|
KT.TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lý
|