NGÂN HÀNG
CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4030/NHCS-TDNN
|
Hà Nội,
ngày 10 tháng 12
năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Để hoạt động giao dịch tại xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là xã) được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống,
nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng
ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ,
công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức
chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách, Tổng Giám đốc Ngân
hàng Chính sách xã hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch tại xã như sau:
Phần I
NHỮNG
VẤN ĐỀ CHUNG
I. THÀNH LẬP TỔ GIAO
DỊCH XÃ
1. Mục đích
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
nơi cho vay thành lập Tổ giao dịch xã để tổ chức thực hiện hoạt động giao dịch
tại xã theo quy định tại văn bản này và các văn bản khác có liên quan.
2. Hoạt động giao dịch tại xã
Hoạt động giao dịch tại xã là cách thức
tổ chức giao dịch của NHCSXH với khách hàng tại Điểm giao dịch đặt tại Ủy ban
nhân dân (UBND) xã.
3. Số lượng, thành Phần Tổ giao dịch
xã
a) Tổ giao dịch xã phải có tối thiểu
03 cán bộ để đảm nhiệm các vị trí chức danh công việc: Tổ trưởng, Kiểm soát
viên, Giao dịch viên.
b) Tùy theo khối lượng công việc của từng
phiên giao dịch, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay bố trí số lượng cán bộ Tổ giao dịch
xã cho phù hợp và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cán bộ Tổ Giao dịch xã là cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ tại NHCSXH nơi cho vay đã được đào tạo, sử dụng thành thạo
Chương trình Phần mềm được sử dụng tại Điểm giao dịch xã.
- Tổ trưởng Tổ giao dịch xã do cán bộ
tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã đó đảm nhiệm. Trường hợp bố trí cán bộ khác
làm Tổ trưởng Tổ giao dịch xã do Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét, quyết định.
Tổ trưởng Tổ giao dịch xã có thể kiêm Kiểm soát viên.
- Một Tổ giao dịch xã có một hoặc nhiều
Giao dịch viên. Trường hợp có nhiều Giao dịch viên, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay
phải phân công một Giao dịch viên chính. Không bố trí cán bộ tín dụng làm
Giao dịch viên của Tổ giao dịch
tại xã mà cán bộ tín dụng đó được phân công theo dõi.
- Một Tổ giao dịch xã có một Kiểm soát
viên. Trường hợp, Tổ giao dịch xã có trên ba Giao dịch viên thì Giám đốc NHCSXH
nơi cho vay xem xét bố trí thêm Kiểm
soát viên. Các Kiểm soát viên làm việc độc lập với nhau.
4. Cách thức thành lập Tổ giao dịch xã
a) Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ
tín dụng / Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ chịu trách nhiệm đề xuất thành lập
Tổ giao dịch xã. Giám đốc NHCSXH nơi cho vay hoặc người được ủy quyền phê duyệt
việc thành lập Tổ giao dịch
xã, đồng thời thực hiện việc cấp người dùng và phân quyền trên hệ thống
Intellect Offline cho từng cán bộ Tổ giao dịch xã theo nhiệm vụ đã được phân
công.
b) Việc thành lập và phân công từng thành
viên Tổ giao dịch xã được thực hiện thông qua sổ phân công cán bộ Tổ giao dịch xã
theo mẫu số 01/GDX đính kèm.
Sổ phân công cán bộ Tổ giao dịch xã được
mở tại NHCSXH nơi cho vay, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, ghi đầy đủ họ tên, vị
trí chức danh được giao cho từng cán bộ Tổ giao dịch xã và có đầy đủ chữ ký
nhận nhiệm vụ của từng cán bộ, chữ ký phê duyệt của Giám đốc NHCSXH nơi cho vay
hoặc người được ủy quyền trước khi đi giao dịch xã. Sổ được giao
cho lãnh đạo phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng / Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp
vụ quản lý. Khi ghi hết số trang, Sổ được lưu trữ theo chế độ lưu trữ công văn.
c) Tổ giao dịch xã chỉ thực hiện các
nghiệp vụ phát sinh đối với các khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến địa
bàn xã được thành lập.
d) NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện thường
xuyên kiểm tra đột xuất đối với hoạt động của Tổ giao dịch xã. NHCSXH nơi cho
vay thường xuyên thay đổi Giao dịch viên đối với từng Điểm giao dịch xã để phát
hiện sai sót, chỉnh sửa kịp thời.
5. Phương tiện, trang thiết bị, công cụ
làm việc của Tổ giao dịch xã
NHCSXH nơi cho vay phải đảm bảo đầy đủ
phương tiện, trang thiết bị, công cụ làm việc cho Tổ giao dịch xã, gồm:
a) Phương tiện vận chuyển là ô tô đã
được trang bị để phục vụ giao dịch xã. Trường hợp địa bàn bắt buộc phải sử dụng
phương tiện khác thì NHCSXH nơi cho vay phải có phương án đảm bảo an toàn.
b) Máy vi tính xách tay, máy in và các
thiết bị phụ trợ đi kèm (thiết bị kết nối mạng,...).
c) Thùng đựng tiền, đựng sổ sách, chứng
từ kế toán cho các Giao dịch viên được làm bằng kim loại (tôn, inox, sắt,...) đảm
bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và giao dịch. Thùng có 02 ngăn (01 ngăn
để tiền, 01 ngăn để sổ sách,
chứng từ) và có 01 ổ khóa do Giao dịch viên quản lý; riêng thùng đựng tiền của
Giao dịch viên chính phải có then ngang cài qua 02 ổ khóa (01 ổ khóa do Giao dịch
viên chính quản lý, 01 ổ khóa do Tổ trưởng quản lý).
d) Máy ghi hình ảnh (Camera)
- Mỗi Tổ giao dịch xã được trang bị 01
Camera.
- Camera được đặt tại vị trí thuận lợi
để giám sát, thu nhận được toàn bộ hình ảnh của Tổ giao dịch xã trong suốt thời
gian làm việc tại Điểm giao dịch xã.
- Hình ảnh, dữ liệu, âm thanh (nếu có)
thu được qua Camera là cơ sở để lãnh đạo NHCSXH nơi cho vay kiểm soát việc chấp
hành các quy định của Tổ giao dịch xã; kịp thời chấn chỉnh những sai sót, tồn tại,
xử lý đối với những trường hợp vi phạm diễn ra trong phiên giao dịch xã và tra
soát để khai thác khi cần thiết.
- Giao Phó phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ
tín dụng / Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản lý Camera và
sao chép dữ liệu sang đĩa cứng để lưu trữ trong 6 tháng.
đ) Máy đếm tiền, thiết bị phát
hiện tiền giả, máy phát điện.
e) Thiết bị phòng cháy, chữa cháy; áo
phao cứu sinh và túi ni lông đựng thùng tiền đối với vận chuyển tiền bằng đường
thủy; thiết bị, công cụ cần thiết khác.
g) Bàn, ghế làm việc cho Tổ giao dịch
xã và khách hàng được UBND cấp xã bố trí; trường hợp không bố trí được thì NHCSXH
nơi cho vay trang bị đảm bảo đủ Điều kiện làm việc tại Điểm giao dịch xã.
6. Bảo vệ cho Tổ giao dịch xã
Việc bảo vệ cho Tổ giao dịch xã do
Giám đốc NHCSXH nơi cho vay và Tổ trưởng Tổ giao dịch xã xây dựng phương án bảo
vệ để đảm bảo an toàn tài sản, con người trên đường đi, về và trong thời gian
giao dịch tại Điểm giao dịch xã.
7. Nhiệm vụ của Tổ giao dịch xã
a) Thực hiện các giao dịch thu, chi
thuộc nghiệp vụ tín dụng; thu, chi thuộc nghiệp vụ tiền gửi của tổ viên Tổ
TK&VV; chi tiền
thù lao cho cán bộ xã phường; chi trả phí ủy thác, hoa hồng theo quy định hiện
hành và thực hiện các Khoản thu, chi khác khi có quy định, hướng dẫn bằng văn bản
của Tổng Giám đốc NHCSXH.
b) Nhận hồ sơ về nghiệp vụ cho vay,
nghiệp vụ xử lý nợ và các hồ sơ liên quan khác; tiếp nhận và xử lý thông tin
góp ý, phản hồi của khách hàng.
c) Giao dịch với Tổ trưởng Tổ
TK&VV theo các nghiệp vụ được NHCSXH ủy nhiệm.
d) Tổ chức họp giao ban với các đơn vị
nhận ủy thác cấp xã và Tổ TK&VV.
đ) Đối chiếu trực tiếp với khách hàng
đến giao dịch tại Điểm giao dịch xã về số dư tiền vay, lãi tồn, số dư tiền gửi.
e) Quản lý và sử dụng các trang thiết
bị, công cụ làm việc tại Điểm giao dịch xã.
g) Thực hiện việc kiểm quỹ cuối phiên
giao dịch theo quy định.
h) Niêm yết công khai Danh sách hộ vay
vốn theo mẫu 01/CK đính kèm văn bản này và các văn bản mới về chính sách, chế độ
tại Điểm giao dịch xã theo quy định.
i) Kiểm tra hòm thư góp ý, biển hiệu Điểm
giao dịch xã, biển chỉ dẫn, và bảng biểu công khai chính sách tín dụng, công
khai dư nợ,... tại Điểm giao dịch xã để báo cáo Giám đốc NHCSXH nơi cho vay khắc
phục nếu có hư hỏng, mất mát.
k) Có trách nhiệm giải thích,
hướng dẫn, tuyên truyền cho hộ vay, Ban quản lý Tổ TK&VV, cán bộ đơn
vị nhận ủy thác,...về chủ trương, chính sách tín dụng của Nhà nước và thủ tục,
quy trình nghiệp vụ của NHCSXH.
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc
NHCSXH nơi cho vay giao theo quy định hiện hành của NHCSXH.
m) Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ
tại Điểm giao dịch xã, yêu cầu các thành viên Tổ giao dịch xã phải làm việc độc
lập, đúng nhiệm vụ được giao, không được làm hộ, làm thay, làm sai vị trí; đồng
thời có trách nhiệm theo dõi, giám sát các thành viên khác để đảm bảo an toàn,
hiệu quả. Nếu xảy ra sai phạm, tham ô, chiếm dụng,... cán bộ có hành vi vi phạm
và cán bộ được giao nhiệm vụ với công việc đó nhưng để người khác lợi dụng dẫn đến
sai phạm phải chịu trách nhiệm theo quy định; đồng thời các cán bộ khác trong Tổ
giao dịch xã đều phải chịu trách nhiệm liên đới.
II. ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ
1. Điểm giao dịch xã
Điểm giao dịch xã là nơi Tổ giao dịch
xã của NHCSXH tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên
địa bàn xã. Điểm giao dịch xã được đặt trong khuôn viên trụ sở UBND cấp xã.
2. Mở Điểm giao dịch xã
a) Tất cả các xã, phường, thị trấn nơi
NHCSXH không đóng trụ sở và các phường có Khoảng cách từ 3 km trở lên tính từ
trụ sở NHCSXH nơi cho vay đến trụ sở UBND phường đều phải mở Điểm giao dịch. Đối
với các xã, phường, thị trấn nơi NHCSXH đóng trụ sở và các phường có Khoảng
cách dưới 3 km tính từ trụ sở NHCSXH nơi cho vay đến trụ sở UBND phường thì
giao Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét việc mở Điểm giao dịch.
b) Khi mở Điểm giao dịch xã, NHCSXH
nơi cho vay lập từ trình trình
Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện phê duyệt; báo cáo Trưởng
Ban đại diện Hội đồng quản trị để tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo UBND
cấp xã bố trí nơi làm việc và tạo Điều kiện cho NHCSXH thực hiện những nội dung
liên quan đến hoạt động của Tổ giao dịch xã.
3. Phiên giao dịch tại Điểm giao dịch
xã
a) Điểm giao dịch xã được bố trí phiên
giao dịch vào ngày cố định trong
tháng và được niêm yết công khai trên biển hiệu Điểm giao dịch xã và Website
NHCSXH
b) Ngoài phiên giao dịch theo lịch cố
định, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay có thể tổ chức phiên giao dịch bổ sung tùy
thuộc vào khối lượng công việc phát sinh. Khi bổ sung thêm phiên giao dịch,
NHCSXH nơi cho vay có
thông báo bằng văn bản gửi cho UBND và đơn vị nhận ủy thác cấp xã
trước 03 ngày tính đến
ngày giao dịch bổ sung để thông báo cho các Tổ TK&VV và khách
hàng về phiên giao dịch bổ sung. Việc tổ chức phiên giao dịch bổ sung phải đảm
bảo thiết thực, hiệu quả.
c) Những phiên giao dịch theo lịch cố
định trùng vào các ngày được nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần thì vẫn phải tổ chức giao
dịch. Những phiên giao dịch theo lịch cố định trùng vào các ngày được nghỉ Tết
Nguyên đán theo quy định thì được nghỉ giao dịch nhưng phải tổ chức
giao dịch bù. Khi đó, NHCSXH nơi cho vay thông báo bằng văn bản gửi UBND cấp xã
để thông báo cho đơn vị nhận ủy thác cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ viên biết
về kế hoạch nghỉ giao dịch xã và phiên giao dịch bù. Phiên giao dịch bù được thực
hiện trước hoặc sau ngày giao dịch cố định trong cùng tháng. Việc xử lý nợ đến
hạn được thực hiện vào phiên giao dịch cố định của tháng kế tiếp liền kề với
tháng có ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
Thời hạn cho gia hạn nợ, thời hạn cho vay lưu vụ, thời điểm chuyển nợ quá hạn
được tính từ ngày giao dịch cố định của tháng kế tiếp liền kề.
d) Trường hợp vì lý do khách quan như
thiên tai, địch họa,... không thể tổ chức phiên giao dịch cố định thì NHCSXH
nơi cho vay phải thông báo kịp thời việc tạm dừng phiên giao dịch cho UBND cấp
xã để thông báo cho đơn vị nhận ủy thác cấp xã và các đối tượng liên quan đến
phiên giao dịch. NHCSXH nơi cho vay phải lưu giữ tài liệu chứng minh lý do bất
khả kháng và chịu trách nhiệm về quyết định tạm dừng phiên giao dịch, đồng thời
tổ chức giao dịch bù vào ngày khác ngay sau khi thiên tai, địch họa,... được khắc
phục. Những món vay đến hạn vào phiên giao dịch bị tạm dừng phải được gia hạn nợ
thủ công trên Chương trình giao dịch ngay trong ngày tại trụ sở NHCSXH nơi cho
vay với thời gian cho gia hạn nợ đến phiên giao dịch cố định của tháng tiếp liền
kề.
đ) Đối với các xã, phường, thị trấn được
bố trí giao dịch tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay cũng phải quy định phiên giao dịch
cố định.
e) Căn cứ quy mô tín dụng của từng xã,
Điều kiện đi lại, số lượng cán bộ, NHCSXH nơi cho vay quy định cụ thể thời gian
giao dịch tại từng Điểm giao dịch xã cho phù hợp.
g) Định kỳ hàng tháng, nếu thay đổi về
thời gian giao dịch, mở Điểm giao dịch xã mới, thì NHCSXH cấp tỉnh báo cáo Hội
sở chính (qua Ban Tín dụng người nghèo) theo mẫu số 02/GDX “Báo cáo bổ sung, sửa
đổi thông tin về Điểm giao dịch xã” trước ngày 05 tháng sau. Riêng trường hợp
thay đổi “Lịch giao dịch” thì NHCSXH cấp tỉnh báo cáo theo mẫu số 02/GDX trước 10 ngày
tính đến ngày giao dịch theo lịch mới để Hội sở chính Điều chỉnh “Lịch giao dịch”
trên hệ thống.
4. Biển hiệu, biển chỉ dẫn và các nội
dung công khai tại Điểm
giao dịch xã
a) Đối với xã, phường, thị trấn có mở Điểm
giao dịch, gồm:
- Biển hiệu Điểm giao dịch xã.
- Thông báo chính sách tín dụng ưu đãi
của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Công khai Danh sách hộ vay vốn và
công khai chính sách mới (nếu có).
- Nội quy giao dịch.
- Hòm thư góp ý.
- Biển chỉ dẫn đến Điểm giao dịch: Áp
dụng đối với những Điểm giao dịch xã phải đặt biển chỉ dẫn.
b) Đối với xã, phường, thị trấn giao dịch
tại trụ sở NHCSXH
- Tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay, gồm:
+ Thông báo chính sách tín dụng ưu đãi
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Nội quy giao dịch.
+ Hòm thư góp ý.
+ Biển chỉ dẫn Trụ sở NHCSXH: Áp dụng
đối với những Trụ sở NHCSXH ở khuất, khó quan sát. Hình thức biển chỉ dẫn Trụ sở
NHCSXH được thiết kế giống biển chỉ dẫn Điểm giao dịch xã.
- Tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn,
gồm:
+ Thông báo chính sách tín dụng ưu đãi
của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Công khai Danh sách hộ vay vốn và
công khai chính sách mới (nếu có).
+ Hòm thư góp ý.
c) Về quy cách Biển hiệu, Biển chỉ dẫn và các Bảng
thực hiện các nội dung công khai được thực hiện theo văn bản số 926/NHCS-TDNN
ngày 15/3/2012 của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Phần II
QUY
TRÌNH GIAO DỊCH XÃ
I. CÔNG VIỆC TRƯỚC
KHI ĐI GIAO DỊCH XÃ
1. Giám đốc hoặc người
được ủy quyền
Phê duyệt việc thành lập Tổ giao dịch
xã, đồng thời thực hiện việc cấp người dùng (USER) và phân quyền trên hệ thống
Intellect Offline cho từng cán bộ Tổ giao dịch xã.
2. Tổ trưởng
a) Nhận và kiểm tra các công cụ:
Camera, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, máy phát điện, phao cứu sinh và túi ni
lông (nếu có), các
phương tiện bảo hộ khác, chìa khóa hòm thư góp ý, công cụ hỗ trợ bảo vệ.
b) Triển khai phương án bảo vệ trên đường
đi.
c) Đối với Điểm giao dịch áp dụng
Intellect Offline: Thực hiện kiểm tra phiên bản Intellect Offline trên tất cả
các máy vi tính xách tay mang đi giao dịch xã và đảm bảo phiên bản đang sử dụng
là mới nhất.
3. Kiểm soát viên
a) Nhận máy vi tính xách tay và thiết
bị kết nối mạng, máy in.
b) Đối với Điểm giao dịch áp dụng
Intellect Offline: Nhận file dữ liệu của xã có giao dịch, nhập dữ liệu giao dịch vào hệ
thống Intellect Offline, mở phiên giao dịch đầu ngày, nhập số tiền tạm ứng quỹ
đầu ngày (nếu có). Nếu phát hiện sai sót về dữ liệu phải báo ngay cho phòng Tin
học thuộc Hội sở NHCSXH cấp tỉnh để nhận lại file dữ liệu đúng.
c) Chịu trách nhiệm bảo mật thông tin
truy nhập của mình trong suốt phiên giao dịch xã. Trường hợp để lộ mật khẩu hoặc
giao thông tin truy nhập cho người khác thì Kiểm soát viên phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm đền bù đối với số tiền bị tham ô, thất thoát của các giao dịch liên
quan và bị xử lý theo quy định.
4. Giao dịch viên
a) Nhận máy vi tính xách tay; thùng đựng
tiền và đựng sổ sách, chứng từ; máy đếm tiền; thiết bị phát hiện tiền giả; các loại vật
liệu cần thiết (dây buộc tiền, dao, kéo, kẹp gim,...); hồ sơ
cho vay, Danh sách món vay được phê duyệt giải ngân (mẫu số 04/GDX đính kèm); Bảng
kê chi trả thù lao cho cán bộ xã phường;...
b) Lập phiếu tạm ứng tiền và nhận tiền
tạm ứng (nếu có) để chi trả tại Điểm giao dịch xã sau khi đã dự tính số tiền sẽ
thu được tại Điểm giao dịch xã. Trường hợp Tổ giao dịch xã có nhiều Giao dịch
viên thì Giao dịch viên chính thực hiện nhiệm vụ này.
c) Chịu trách nhiệm bảo mật thông tin
truy nhập của mình trong suốt phiên giao dịch xã, Trường hợp để lộ mật khẩu hoặc
giao thông tin truy nhập cho người khác thì Giao dịch viên phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm đền bù đối với số tiền bị tham ô, thất thoát và bị xử lý theo quy định.
II. CÔNG VIỆC TẠI ĐIỂM
GIAO DỊCH XÃ
1. Bố trí vị trí làm việc tại Điểm giao
dịch xã
Vị trí làm việc của Kiểm soát viên và
Giao dịch viên phải đảm bảo trong một không gian chung, tạo thuận lợi cho các
thành viên trong Tổ giao dịch xã giám sát lẫn nhau và luân chuyển chứng từ
(Sơ đồ tham khảo
theo Phụ lục số 03/GDX đính
kèm). Việc bố trí vị trí cho khách hàng giao dịch phải tạo được Khoảng cách đảm
bảo an toàn cho Giao dịch viên và Kiểm soát viên. Những người không có nhiệm vụ,
tuyệt đối không được tiếp cận vào khu vực làm việc của Tổ giao dịch xã.
2. Nhiệm vụ của từng thành viên Tổ giao dịch xã
a) Tổ trưởng
- Triển khai phương án bảo vệ tại Điểm
giao dịch xã.
- Lắp đặt Camera để ghi hình hoạt động
của Tổ giao dịch xã. Sử dụng và quản lý các công cụ làm việc, công cụ hỗ trợ được
giao.
- Đôn đốc các đơn vị nhận ủy thác thực
hiện các công việc:
+ Kiểm tra “Bảng kê lãi phải thu - lãi
thực thu - tiền gửi - thu nợ gốc từ tiền gửi” (Bảng kê 13/TD theo mẫu đính kèm)
của từng Tổ trưởng Tổ TK&VV đảm bảo Bảng kê có đầy đủ các yếu tố và chữ ký nộp tiền
của tổ viên theo quy định.
+ Hướng dẫn Tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ viên sắp
xếp, phân loại tiền và lập Bảng kê các loại tiền nộp đúng với số tiền phải nộp
trên Bảng kê 13/TD trước khi giao dịch với Giao dịch viên.
- Nhận hồ sơ về nghiệp vụ cho vay,
nghiệp vụ xử lý nợ đến hạn và các hồ sơ liên quan khác sau khi đã được đơn vị
nhận ủy thác và Tổ TK&VV hoàn chỉnh đảm bảo yêu cầu. Tiếp nhận và xử lý
thông tin góp ý, phản hồi của khách hàng, Tổ TK&VV, đơn vị nhận
ủy thác,…
- Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền
cho hộ vay, Ban quản lý Tổ TK&VV, cán bộ đơn vị nhận ủy thác,...về chủ
trương, chính sách tín dụng của Nhà nước và thủ tục, quy trình nghiệp vụ của
NHCSXH.
- Chủ trì cuộc họp giao ban giữa
NHCSXH với lãnh đạo đơn vị nhận ủy thác cấp xã và Tổ trưởng Tổ TK&VV. Bố trí họp
giao ban vào thời điểm thích hợp trong phiên giao dịch. Nội dung cần tập trung
vào các vấn đề chính sau:
+ Thông báo, hướng dẫn chính sách,
nghiệp vụ mới (nếu có).
+ Đánh giá những khó khăn, tồn tại và
thống nhất giải pháp khắc phục. Trong đó tập trung vào kết quả xử lý nợ đến hạn,
nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ bị tham ô, chiếm dụng, nợ bị rủi ro, vốn tín dụng
chưa giải ngân, lãi tồn đọng, Tổ TK&VV yếu kém và các tồn tại trong việc thực hiện ủy
nhiệm và ủy thác.
Nội dung cuộc họp giao ban được ghi
chép vào Sổ họp giao
ban do một thành Phần dự họp làm thư ký và có chữ ký xác nhận của các đơn vị nhận
ủy thác và Tổ trưởng Tổ giao dịch xã. Sổ họp giao ban được NHCSXH nơi cho vay mở
theo từng xã hoặc cụm xã, có đánh số trang, đóng dấu giáp lai. Kết thúc phiên
giao dịch, Sổ giao ban được
gửi Giám đốc NHCSXH nơi cho vay hoặc người được ủy quyền để kiểm tra, giám sát,
rút kinh nghiệm (nếu có) và đề ra giải pháp chỉ đạo, khắc phục tồn tại.
Khi sử dụng hết số trang, Sổ họp giao ban được lưu trữ tại bộ phận tín dụng theo chế
độ lưu trữ công văn.
- Sử dụng và quản lý các trang thiết bị,
công cụ,... được giao.
- Xử lý các phát sinh trong phiên giao
dịch (nếu có) theo thẩm quyền.
b) Kiểm soát viên
- Kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ các nội
dung giao dịch tại Điểm giao dịch xã theo đúng chế độ quy định. Phê duyệt giao
dịch trên hệ thống. In, ký kiểm soát chứng từ giao dịch.
- Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã
phê duyệt và từ chối tại Điểm giao dịch xã.
- Thực hiện đúng các quy trình giao dịch
theo quy định.
- Sử dụng và quản lý các trang thiết bị,
công cụ,... được giao.
c) Giao dịch viên
- Tạo lập giao dịch trên hệ thống theo
đúng chế độ quy định; thực hiện thu, chi tiền mặt với khách hàng; chịu trách nhiệm về
giao dịch mà mình tạo lập.
- Trong phiên giao dịch, các Giao dịch
viên được Điều chuyển tiền mặt cho nhau theo đề nghị của Giao dịch viên có nhu
cầu sử dụng và phê duyệt của Kiểm soát viên trên hệ thống. Việc Điều chuyển tiền
mặt giữa các Giao dịch viên được thực hiện bằng hình thức thu, chi tiền. Trường
hợp, hệ thống Intellect Offline chưa hỗ trợ việc Điều chuyển tiền thì sử dụng
thông qua tài Khoản Casa tổng hợp tại Điểm giao dịch xã (Casa 350).
- Trả chứng từ cho khách hàng khi đã
có đầy đủ chữ ký; đóng dấu “Đã thu tiền” hoặc “Đã chi tiền” trên chứng từ thu,
chi; sắp xếp, bảo quản tiền mặt và hồ sơ cho vay, chứng từ giao dịch an toàn
theo chế độ quy định. Sử dụng Nhật ký quỹ do Giao dịch viên in ra từ Chương
trình Intellect để thay cho Sổ quỹ tiền mặt.
- Thu lại Biên lai thu lãi và thu tiền
gửi tháng trước còn tồn chưa sử dụng từ Tổ trưởng Tổ TK&VV. In và bàn
giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV “Biên lai thu lãi - thu tiền gửi” tháng
kế tiếp (theo mẫu đính kèm) cùng với Bảng kê 13/TD. Bảng kê 13/TD chỉ được bàn
giao khi đã có đầy đủ chữ ký của Giao dịch viên vào góc cuối cùng bên phải
trên từng trang và ghi rõ họ tên vào trang cuối cùng.
- Quản lý tiền mặt, trang thiết bị,
công cụ,... được giao.
- Đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay,
lãi tồn với khách hàng đến giao dịch. Trường hợp có chênh lệch, báo ngay cho Tổ
trưởng Tổ giao dịch xã để lập Biên bản xác định chênh lệch theo mẫu số 15B/TD
đính kèm. Biên bản xác định chênh lệch phải có đầy đủ chữ ký theo quy định để
làm cơ sở báo cáo Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xử lý theo chế độ quy định.
- Thực hiện đúng các quy trình giao dịch
theo quy định.
3. Quy trình nghiệp vụ
a) Quy trình giao dịch với Tổ trưởng Tổ
TK&VV
Bao gồm các giao dịch thu lãi tiền vay
của tổ viên (kể cả thu bằng tiền mặt và chuyển Khoản), thu nợ gốc của tổ viên bằng
chuyển Khoản, thu tiền gửi của tổ viên.
Bước 1. Giao dịch
viên: Tiếp nhận từ Tổ trưởng Tổ TK&VV Bảng kê 13/TD và Bảng kê các loại tiền
nộp; thực hiện thu tiền theo chế độ quy định; lập giao dịch trên hệ thống. Sau
đó chuyển Bảng kê 13/TD, Bảng kê các loại tiền nộp sang Kiểm soát viên. Trường
hợp, Bảng kê 13/TD có tẩy xóa, sửa chữa về số tiền nộp của tổ viên, bị phô
tô một hoặc nhiều trang thì Giao dịch viên báo ngay cho Tổ trưởng Tổ giao dịch
xã để có giải pháp kiểm tra, đối chiếu và xử lý kịp thời.
Bước 2. Kiểm soát viên: Đối
chiếu giao dịch đã tạo lập trên hệ thống với Bảng kê 13/TD, Bảng kê các loại tiền
nộp để phê duyệt trên hệ thống. In chứng từ giao dịch (01 liên Phiếu giao dịch
tổ khi thu lãi, 01 liên Phiếu giao dịch tổ khi thu tiền gửi, 02 liên Bảng kê
12/TD theo mẫu đính kèm, 02 liên Phiếu giao dịch đối với từng món vay trả nợ gốc
bằng chuyển Khoản). Ký kiểm soát trên tất cả các liên chứng từ, sau đó chuyên Bảng
kê 13/TD, Bảng kê các loại tiền nộp và chứng từ sang Giao dịch viên. Nếu phát hiện
sai thì từ chối hoặc hoàn trả giao dịch cho Giao dịch viên.
Bước 3. Giao dịch viên: Nhận
và kiểm tra hồ sơ, chứng từ từ Kiểm soát viên; nếu đảm bảo đầy đủ theo quy
định thì ký tên và yêu cầu Tổ trưởng Tổ TK&VV ký trên tất cả các liên chứng
từ; trả Tổ trưởng Tổ TK&VV 01 liên Bảng kê 12/TD, Bảng kê 13/TD, 01 liên
Phiếu giao dịch thu nợ gốc bằng chuyển Khoản của từng tổ viên (nếu có) để Tổ
trưởng trả tổ viên lưu giữ. Sắp xếp, bảo
quản an toàn hồ sơ, chứng từ.
Thu lại Biên lai thu lãi và thu tiền gửi tháng trước còn tồn chưa sử dụng từ Tổ
trưởng Tổ TK&VV, đồng thời in Biên lai thu lãi - thu tiền gửi tháng kế tiếp
cùng với Bảng kê 13/TD theo mẫu đính kèm và bàn giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV
theo quy định.
b) Quy trình giao dịch với khách hàng
- Đối với giao dịch
tiền mặt
+ Thu tiền mặt
Thu tiền mặt được thực hiện trong các
nghiệp vụ, gồm: thu nợ gốc, thu lãi tiền vay, thu tiền bị tham ô, chiếm dụng.
Bước 1. Giao dịch
viên: Tiếp nhận Sổ vay vốn hoặc
Hợp đồng tín dụng hoặc Khế ước nhận nợ, Giấy nộp tiền, Bảng kê các loại tiền nộp,...
(sau đây gọi là hồ sơ giao dịch); thực hiện thu tiền theo chế độ quy định, lập
giao dịch trên hệ thống. Sau đó chuyển hồ sơ giao dịch sang Kiểm soát viên.
Bước 2. Kiểm soát viên: Đối
chiếu giao dịch đã lập trên hệ thống với các yếu tố trên hồ sơ giao dịch để phê
duyệt giao dịch trên hệ thống. In chứng từ (02 liên Phiếu giao dịch khi thu nợ
gốc và thu lãi, 01 liên Phiếu thu nếu thu tiền vào tài Khoản theo yêu cầu của
khách hàng, nếu giao dịch trên Intellect Online thì in thêm 01 liên phiếu thu;
trường hợp khách hàng tất toán nợ vay thì in thêm 01 liên Phiếu xác nhận hỗ trợ
lãi suất (nếu có), 01 liên Bảng kê tính lãi giảm (nếu có). Ký kiểm soát trên tất
cả các liên chứng từ, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ giao dịch, chứng từ sang Giao
dịch viên. Nếu phát hiện
sai từ chối hoặc hoàn trả giao dịch cho Giao dịch viên.
Bước 3. Giao dịch viên: Nhận
và kiểm tra hồ sơ, chứng từ từ Giao dịch viên; nếu đảm bảo đầy đủ theo quy định
thì ký và yêu cầu khách hàng ký trên tất cả các liên chứng từ. Trường hợp thu nợ
gốc, Giao dịch viên cập nhật phát sinh thu nợ và ký vào Sổ vay vốn;
sau đó trả lại khách hàng Sổ vay vốn kèm 01 liên Phiếu giao dịch khi thu nợ gốc và
thu lãi, 01 liên Giấy nộp tiền mặt khi nộp tiền vào tài Khoản, sắp xếp, bảo quản
an toàn hồ sơ, chứng từ.
+ Chi tiền mặt
Chi tiền mặt, gồm: chi tiền vay, chi
tiền gửi, chi hoa hồng, chi trả phí ủy thác, chi trả thù lao cho cán bộ xã phường,
chi thoái trả lãi.
Bước 1. Giao dịch
viên: Tiếp nhận sổ vay vốn, Séc lĩnh tiền mặt, Giấy lĩnh tiền mặt, Giấy tờ tùy
thân (Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh quân nhân hoặc Chứng minh nhân viên
quốc phòng hoặc Hộ chiếu). Trường hợp nhận tiền thay phải có giấy ủy quyền có
xác nhận của UBND cấp xã. Đối với chi tiền hoa hồng, Giao dịch viên có thể căn
cứ số tiền hoa hồng Tổ trưởng Tổ TK&VV
được hưởng trên Bảng kê 12/TD, số dư tài Khoản tiền gửi và đề nghị của Tổ trưởng
để chi tiền hoa hồng cho Tổ trưởng Tổ TK&VV theo quy định.
Căn cứ hồ sơ cho vay, Danh sách
món vay được phê duyệt giải ngân (mẫu số 04/GDX); căn cứ yêu cầu và số tiền thực có trong
tài Khoản của khách hàng đối với chi tiền từ tài Khoản để lập giao dịch trên hệ
thống, cập nhật số tiền chi cho vay vào sổ vay vốn, ký và ghi rõ họ tên vào chứng
từ do khách hàng lập theo quy định. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ giao
dịch sang Kiểm soát viên.
Bước 2. Kiểm soát viên: Đối
chiếu giao dịch đã tạo lập trên hệ thống với hồ sơ, chứng từ giao dịch để phê duyệt
giao dịch trên hệ thống. In chứng từ (01 liên Phiếu giải ngân khi giải
ngân tiền vay; nếu giao dịch trên Intellect Online thì in thêm 01 liên phiếu
chi, nếu chi tiền vay lần đầu thì in 01 liên Sổ lưu tờ rời; 01 liên
Phiếu chi khi chi hoa hồng từ tài Khoản tiền gửi theo đề nghị của Tổ trưởng
(không lập Giấy lĩnh tiền mặt). Ký kiểm soát trên tất cả các liên chứng từ, sau
đó chuyển hồ sơ, chứng
từ sang Giao dịch viên. Nếu phát hiện sai từ chối hoặc hoàn trả giao dịch
cho Giao dịch viên.
Bước 3. Giao dịch viên: Nhận
và kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ, chứng từ. Nếu đảm bảo đầy đủ theo quy định
thì ký và yêu cầu khách hàng ký trên tất cả các liên chứng từ, Sổ vay vốn, Sổ lưu tờ rời
khi chi tiền vay lần đầu; thực hiện chi tiền cho khách hàng theo chế độ quy định;
trả khách hàng giấy tờ tùy thân, Sổ vay vốn, 01 liên Giấy lĩnh tiền mặt khi rút
tiền từ tài Khoản.
Sắp
xếp, bảo quản an toàn hồ sơ, chứng từ.
- Đối với giao dịch chuyển Khoản
Giao dịch chuyển Khoản bao gồm: thu nợ
gốc và thu lãi tiền vay từ tài Khoản tiền gửi, chi tiền vay vào tài Khoản ATM mở
tại tổ chức tín dụng khác, chi tiền vay bằng chuyển Khoản.
+ Quy trình thu nợ gốc và thu lãi
tiền vay từ tài Khoản tiền gửi với khách hàng.
Bước 1. Giao dịch
viên: Tiếp nhận Sổ vay vốn, lập
giao dịch trên hệ thống, chuyển Sổ vay vốn sang Kiểm soát viên.
Bước 2. Kiểm soát viên: Đối
chiếu các yếu tố trên giao dịch đã tạo lập trên hệ thống với Sổ vay vốn để
phê duyệt giao dịch trên hệ thống. In chứng từ giao dịch (02 liên Phiếu giao dịch);
trường hợp khách hàng tất toán nợ vay bằng chuyển Khoản thì Kiểm soát viên in
thêm 01 liên Phiếu xác nhận hỗ trợ lãi suất (nếu có) và 01 liên Bảng kê tính
lãi giảm (nếu có). Ký kiểm soát trên tất cả các liên chứng từ, sau đó chuyển Sổ vay vốn và
chứng từ sang Giao dịch viên. Nếu phát hiện sai thì từ chối hoặc hoàn trả giao dịch
cho Giao dịch viên.
Bước 3. Giao dịch viên: Nhận
và kiểm tra chứng từ từ Kiểm soát viên. Nếu đảm bảo đầy đủ theo quy định thì cập
nhật phát sinh thu nợ và ký vào Sổ vay vốn, sau đó ký tên và yêu cầu khách
hàng ký trên tất cả các liên chứng từ, trả khách hàng Sổ vay vốn và
Phiếu giao dịch, sắp xếp, bảo quản an toàn chứng từ.
+ Quy trình chi tiền
vay vào tài Khoản ATM mở tại tổ chức tín dụng khác, chi tiền vay bằng
chuyển Khoản
Bước 1. Giao dịch
viên: Tiếp nhận Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân
hoặc chứng minh nhân viên quốc phòng hoặc hộ chiếu).
Căn cứ hồ sơ cho vay và Danh sách món
vay được phê duyệt giải ngân (mẫu số 04/GDX), Giao dịch viên lập giao dịch trên
hệ thống; cập nhật số tiền cho vay vào Sổ vay vốn; chuyển hồ sơ cho vay sang Kiểm
soát viên.
Bước 2. Kiểm soát viên: Tiến
hành đối chiếu giao dịch đã tạo lập trên hệ thống với các yếu tố trên hồ sơ cho
vay để phê duyệt giao dịch trên hệ thống. In chứng từ giao dịch (01 liên Phiếu
giải ngân, 01 liên Sổ lưu tờ rời
khi chi tiền vay lần đầu). Ký
kiểm soát trên tất cả các liên chứng từ; sau đó chuyển hồ sơ, chứng từ giao dịch
sang Giao dịch viên. Nếu phát hiện sai thì từ chối hoặc hoàn trả giao dịch cho
Giao dịch viên.
Bước 3. Giao dịch viên: Nhận
và kiểm tra hồ sơ, chứng từ từ Kiểm soát viên. Nếu đảm bảo theo quy định
thì ký tên và yêu cầu khách hàng ký trên tất cả các liên chứng từ, Sổ vay vốn, Sổ lưu tờ rời khi giải
ngân tiền vay lần đầu; trả khách
hàng Sổ vay vốn, Giấy
tờ tùy thân, sắp xếp, bảo quản an toàn hồ sơ, chứng từ.
III. CÔNG VIỆC CUỐI
PHIÊN GIAO DỊCH
1. Tại Điểm giao dịch xã
a) Giao dịch viên
- In Nhật ký quỹ, Liệt kê giao dịch
phát sinh; sắp xếp chứng từ theo quy định; đối chiếu số tiền tồn quỹ trên Nhật
ký quỹ với số tiền mặt còn tồn quỹ thực tế đảm bảo khớp đúng; Điều toàn bộ số
tiền tồn quỹ trên hệ thống cho Giao dịch viên chính; sắp xếp hồ sơ, chứng từ
theo quy định; bàn giao toàn bộ số tiền mặt tồn quỹ và hồ
sơ, chứng từ giao dịch, Nhật ký quỹ, Liệt kê chứng từ cho Giao dịch viên chính
và ký trên chứng từ Điều tiền.
- Thực hiện việc kiểm quỹ thực tế cuối
ngày theo quy định của Tổng Giám đốc tại văn bản số 1454/HD-NHCS ngày 20/5/2014
về việc thực hiện chế độ về giao nhận, bảo quản vận chuyển tiền mặt, ngoại tệ,
giấy tờ có giá trong hệ thống NHCSXH.
- Thu gom và quản lý các trang thiết bị,
công cụ làm việc,... được giao.
b) Kiểm soát viên
- Tham gia kiểm quỹ thực tế theo quy định tại văn bản
số 1454/HD-NHCS ngày 20/5/2014.
- In và bàn giao cho Tổ trưởng Tổ giao
dịch xã Danh sách hộ vay vốn (mẫu số 01/CK) và biểu Tổng hợp dư nợ cho vay (mẫu
số 02/CK); in Danh sách món vay giải ngân qua thẻ ATM (nếu có).
- Điểm giao dịch xã áp dụng Intellect
Offline: Thực hiện đóng phiên giao dịch và nhập số tiền tồn quỹ thực tế, đồng
thời xuất dữ liệu giao dịch cuối ngày.
- Thu gom và quản lý các trang thiết bị,
công cụ làm việc,... được giao.
c) Tổ trưởng
- Tổ chức việc thực hiện quy trình kiểm
quỹ thực tế cuối ngày theo quy định tại văn bản số 1454/HD-NHCS ngày 20/5/2014.
- Báo cáo kết quả phiên giao dịch và tồn
tại, vướng mắc,... cho lãnh đạo UBND cấp xã.
- Kiểm tra biển hiệu Điểm giao dịch
xã, biển chỉ dẫn, nội dung công khai, hòm thư góp ý; mở hòm thư góp ý.
- Niêm yết Danh sách hộ vay vốn (mẫu số
01/CK) và biểu Tổng hợp dư nợ cho vay (mẫu số 02/CK) vào bảng “Thông tin hoạt động
tín dụng chính sách tại xã”.
- Thu gom và quản lý các trang thiết bị,
công cụ làm việc,... được giao.
- Triển khai phương án bảo vệ trên đường
trở về trụ sở NHCSXH nơi cho vay.
2. Tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay
a) Đối với Tổ giao dịch xã
- Các cán bộ Tổ giao dịch xã bàn giao
trang thiết bị, công cụ làm việc,... theo quy định.
- Tổ trưởng: Báo cáo lãnh đạo NHCSXH
nơi cho vay về kết quả phiên giao dịch và tồn tại, vướng mắc,...
- Kiểm soát viên: Điểm giao dịch áp dụng
Intellect Offline: Bàn giao file dữ liệu giao dịch Offline cho người có quyền cập
nhật dữ liệu lên hệ thống (gồm: Trưởng kế toán hoặc Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
NHCSXH nơi cho vay).
- Giao dịch viên:
+ Đối với Điểm giao dịch áp dụng
Intellect Online: Giao dịch viên chính thực hiện Điều tiền trên hệ thống về quỹ
NHCSXH nơi cho vay.
+ Nộp toàn bộ số tiền tồn quỹ thực tế
về quỹ NHCSXH nơi cho vay.
+ Bàn giao cho Trưởng kế toán NHCSXH
nơi cho vay, gồm: Nhật ký quỹ, Liệt kê giao dịch phát sinh (nếu có), hồ sơ,
chúng từ phát sinh trong phiên giao dịch xã.
b) Trưởng kế toán NHCSXH nơi cho vay hoặc
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc NHCSXH nơi cho vay
- Điểm giao dịch áp dụng Intellect
Offline: Cập nhật dữ liệu giao dịch của phiên giao dịch vào hệ thống Intellect
Online; Điều tiền từ quỹ Tổ giao dịch xã về quỹ NHCSXH nơi cho vay.
- Rà soát, kiểm tra chứng từ chi cho
vay với hồ sơ cho vay đã được phê duyệt. Đối chiếu giữa Nhật ký quỹ, Liệt kê
giao dịch phát sinh (nếu có) với các chứng từ thu, chi; nếu khớp đúng và chứng từ đảm bảo
đầy đủ theo quy định thì ký kiểm soát vào Liệt kê giao dịch phát sinh và các Nhật
ký quỹ của Tổ giao dịch xã.
c) Trưởng kế toán hoặc kế toán viên được
phân công
- Cập nhật kịp thời số tiền trả nợ gốc
vào Sổ lưu tờ rời hoặc Hợp đồng
tín dụng hoặc Khế ước nhận nợ.
- Thực hiện tiếp các giao dịch chưa
hoàn thành trên Intellect Offline, gồm: Chi giải ngân qua thẻ ATM mở tại tổ chức
tín dụng khác, thu nợ chiếm dụng chưa có quyết định của Tòa án, mở tài Khoản
cho khách hàng, thu tiền gửi của tổ viên chưa có tài Khoản, chi tiền thù lao
cho cán bộ xã, phương, các giao dịch phát sinh khác theo quy định,... để tất
toán tài Khoản Casa tổng hợp Điểm giao dịch xã và tài Khoản trung gian phân hệ
Offline.
Phần III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
NHCSXH nơi cho vay tổ chức quán triệt,
tập huấn nội dung văn bản này đến toàn thể cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của đơn
vị, báo cáo Ban đại diện HĐQT cùng cấp biết và triển khai thực hiện.
Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015, thay thế văn bản số 2064A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 về việc hướng dẫn
tổ chức và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã, văn bản số
2362/NHCS-TDNN ngày 29/9/2010 về Điểm giao dịch xã và các nội dung liên quan đến
tổ chức hoạt động giao dịch xã tại các văn bản khác trái với nội
dung văn bản này./.
Nơi nhận:
-
Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT (để báo cáo);
- Hội LH Phụ nữ VN, Hội Nông dân VN; (Để p/hợp thực hiện)
-
Hội Cựu chiến
binh VN, Đoàn TNCS HCM;
(Để p/hợp thực hiện)
-
Tổng Giám đốc;
- Trưởng Ban kiểm soát NHCSXH;
- Các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng;
- Các Ban CMNV tại HSC;
- Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố;
- Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm CNTT;
- Ban KTKSNB khu vực miền Nam;
-
Lưu:
VT, TK, PC, TDNN.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lý
|
Mẫu
số: 01/GDX
NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
CHI
NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ……………………………………….
PHÒNG GIAO DỊCH………………………………………
SỔ PHÂN CÔNG
CÁN BỘ TỔ GIAO DỊCH XÃ
(Từ ngày …./…. / ... đến ngày ... / … /……..)
Tháng ……… năm ………….