Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/CT-NH3 Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 17/05/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/CT-NH3

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM SOÁT VÀ KIỂM TOÁN TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán trong ngành Ngân hàng đã được chú trọng, có tác dụng chấn chỉnh việc chấp hành quy chế quản lý và kinh doanh, dần dần đưa các hoạt động NH vào kỷ cương, nề nếp, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của hệ thống NH nước ta, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

- Hoàn thiện một bước các cơ chế quản lý của NHNN, các công cụ của chính sách tiền tệ và các quy định về kinh doanh đối với các TCTD; - Chú trọng củng cố tổ chức, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, trong hệ thống NHNN, các tổ chức tín dụng và đưa kiểm toán vào hoạt động NH;

- Đã có những cố gắng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý về mặt hành chính, kinh tế, kể cả việc chuyển sang các cơ quan pháp luật để khởi tố, điều tra đối với những vi phạm của cán bộ và nhân viên trong ngành.

Tuy nhiên, kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm soát chưa đáp ứng yêu cầu, biểu hiện:

- Vẫn còn xẩy ra những vi phạm quy chế quản lý và kinh doanh, đặc biệt là trong công tác tín dụng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở L/C trả chậm... làm cho nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng; chất lượng kinh doanh kém, ảnh hưởng đến uy tín trong hoạt động ngân hàng.

- Việc tự kiểm tra và chấn chỉnh các sai phạm làm không thường xuyên và thiếu kịp thời; không kiên quyết và nghiêm túc trong việc xử lý các vi phạm, nhiều việc để tồn đọng, kéo dài;

- Chưa có biện pháp đồng bộ, hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn các vi phạm, nhiều nơi để tái diễn.

Để phát huy những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động NH; từ đó tiếp tục tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị:

1. Tập trung chỉ đạo để làm tốt hơn công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong ngành Ngân hàng:

- Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ đợt thanh tra trên diện rộng trong phạm vi toàn quốc về hoạt động tín dụng và bảo lãnh, quản lý thu chi tài chính đối với các tổ chức tín dụng (theo kế hoạch và đề cương đã được phổ biến cuối năm 1995, triển khai thực hiện từ đầu năm 1996); kể cả các đơn vị trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;

- Phối hợp chặt chẽ và tạo các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho đợt thanh tra hoạt động tín dụng ngân hàng theo Chỉ thị số 574/TTNN của Tổng thanh tra Nhà nước, nhằm tạo ra sự đồng bộ, tránh chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng;

- Hết sức chú trọng công tác kiểm soát nội bộ của các TCTD và kiểm toán nội bộ trong hệ thống NHNN. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra trong các Ngân hàng Thương mại và TCTD để ngăn chặn ngay những sai phạm phát sinh từ những khâu nghiệp vụ cụ thể hàng ngày.

- Thường xuyên chú trọng phối kết hợp với các Ban thanh tra nhân dân, Uỷ ban kiểm tra của Đảng, kiểm tra của các đoàn thể quần chúng trong các đơn vị NH, để phát hiện và có biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết và xử lý kịp thời những tồn tại, khuyết điểm trong nội bộ NH.

- Cần tiến hành ngay việc khai thác kết quả kiểm toán quốc tế đối với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, từng bước đưa việc kiểm toán nội bộ vào các đơn vị NHNN, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết cho kiểm toán Nhà nước tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và các TCTD khác khi có yêu cầu.

2. Trên cơ sở kết quả đã thanh tra, kiểm tra trong ngành; những phát hiện của cơ quan pháp luật và những vấn đề báo chí đã nêu..., các TCTD và đơn vị trực thuộc phải tập trung phân tích rõ ràng, tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể và xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm, thực hiện các biện pháp thu hồi vốn, nhất là những địa phương, những Ngân hàng có vụ, việc nổi cộm trong cho vay, bảo lãnh vay vốn, và bảo lãnh mở L/C trả chậm...

Mỗi TCTD phải chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các biện pháp xử lý, đồng thời có sự phối kết hợp trên địa bàn với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan pháp luật để khẩn trương làm rõ trách nhiệm, xử lý và thu hồi vốn cho Ngân hàng.

Cần áp dụng tất cả các biện pháp xử lý: kinh tế, hành chính, pháp luật. Từ nay đến hết quý III/1996, phải xử lý triệt để, dứt điểm các vụ việc đã phát hiện và ngăn chặn, không để tái diễn những vụ việc tương tự.

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn những sai phạm và sự lợi dụng những sơ hở của cơ chế để lợi dụng, lừa đảo, móc ngoặc, tham ô. Trong khi chờ ban hành luật NH, cần khẩn trương rà soát để bổ sung, sửa đổi những nội dung của quy chế quản lý và kinh doanh không còn phù hợp, chú trọng những quy chế có liên quan đến tín dụng, bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở L/C trả chậm, cầm cố, thế chấp vay vốn NH; đồng thời nghiên cứu ban hành thêm những quy chế quản lý và kinh doanh, chú trọng những quy chế dự phòng rủi ro, bảo đảm an toàn vốn...

4. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy thanh tra và kiểm soát của NHNN, kiểm soát nội bộ của các TCTD; Từ nay đến cuối năm 1996, thực hiện dần từng bước để có đủ 50% biên chế của Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và kiểm soát. Chú trọng cả về số lượng và chất lượng cán bộ; các nội dung và phương pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; từng bước nâng cao hiệu quả và hiệu lực trong các hoạt động quản lý và kiểm soát trong ngành NH.

Từ nay về sau, nếu có vụ việc sai phạm phát sinh ở TCTD nào, địa phương nào, thì Tổng Giám đốc các TCTD và Giám đốc Chi nhánh NHNN ở đó phải chủ động phối hợp khẩn trương kiểm tra, tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm túc, báo cáo kịp thời về NH Trung ương.

NHNN Trung ương sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị này. Yêu cầu các Thủ trưởng đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng theo chức năng nhiệm vụ của mình, tổ chức tốt việc thực hiện các nội dung trong chỉ thị; hàng tháng phải báo cáo đầy đủ, nghiêm túc về NHNN Trung ương.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 04/CT-NH3 ngày 17/05/1996 về việc tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và kiểm toán trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.036

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.218.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!