BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ CÔNG NGHIỆP
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 18/2005/TTLT-BTM-BCN
|
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2005
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC GIAO VÀ THỰC HIỆN HẠN
NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2006
Căn cứ Hiệp định về Thương mại hàng dệt và các sản phẩm
hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa
Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
ký ngày 17/07/2003 (sau đây gọi tắt là Hiệp định dệt may Việt nam-Hoa Kỳ) và
các biên bản ghi nhớ, gia hạn hiệu lực của Hiệp định này;
Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá;
Căn cứ tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ;
Sau khi tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam,
Liên tịch Bộ Thương mại- Bộ Công nghiệp (sau đây gọi tắt là Liên Bộ) hướng dẫn
việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ
năm 2006 như sau:
I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.
Phạm vi áp dụng hạn ngạch:
Hạn ngạch xuất khẩu
hàng dệt may sang Hoa Kỳ có 38 chủng loại mặt hàng (Cat.), bao gồm 13 Cat. đôi
và 12 Cat. đơn được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2.
Đối tượng được phân giao và thực hiện hạn ngạch:
Thương nhân được phân
giao và thực hiện hạn ngạch phải có đủ các điều kiện sau:
2.1. Có Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có Giấy
phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
2.2. Có năng lực sản
xuất hàng dệt may;
2.3. Phải đảm bảo có sở
hữu hợp pháp tối thiểu 100 máy may công nghiệp (loại máy 1 kim và/ 2 kim) đang
hoạt động ở tình trạng tốt. Số lượng máy móc thiết bị tối thiểu nêu trên phải
có đầy đủ giấy tờ chứng minh sở hữu hợp pháp của thương nhân. Đối với chủng loại
hàng không dùng máy may công nghiệp để sản xuất thì thương nhân phải có sở hữu
đủ lượng máy móc thiết bị, nhà xưởng phù hợp với yêu cầu sản xuất chủng loại sản
phẩm dệt may đăng ký xuất khẩu đó.
Số lượng máy đi thuê (không
phải thuê mua tài chính) không được tính là sở hữu của thương nhân.
Khi có nhu cầu xuất khẩu
chủng loại hàng quản lý bằng hạn ngạch, thương nhân mới (thương nhân
chưa có thành tích xuất khẩu chủng loại hàng có hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ)
cần có văn bản đề nghị Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch tại địa phương tổ chức
đoàn kiểm tra liên ngành và sẽ được xem xét được tham gia thực hiện hạn ngạch
sau khi Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may (Ban ĐHHN Dệt may) nhận được báo cáo của
Đoàn kiểm tra.
2.4. Thương nhân phải
có nhân viên có trình độ, năng lực về xuất nhập khẩu và am hiểu chính sách
thương mại để làm thủ tục về hạn ngạch và giấy tờ xuất nhập khẩu.
Liên Bộ yêu cầu thương
nhân truy cập hàng ngày trang mạng của Bộ Thương mại tại www.mot.gov.vn
để kịp thời nắm bắt và thực hiện các hướng dẫn của Liên Bộ cho phù hợp với tình
hình biến động thường xuyên của ngành hàng dệt may.
II.
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH
1. Căn cứ và thời hạn
điều hành, thực hiện hạn ngạch:
Kể từ ngày
01/01/2006 đến ngày 30/06/2006, Liên Bộ cấp visa tự động cho tất cả các chủng
loại mặt hàng nêu tại Mục I.1. Trong thời
gian từ 1/1/2006 đến 30/6/2006, chủng loại mặt hàng nào có tỷ lệ thực hiện khoảng
70% tổng số lượng hạn ngạch chủng loại đó của năm 2006, Liên Bộ sẽ tiến hành
phân giao hạn ngạch căn cứ trên cơ sở thành tích xuất khẩu các tháng đầu năm
2006 và nhu cầu xuất khẩu của thương nhân cho thời gian tiếp theo.
Đến thời điểm
30/06/2006, các chủng loại hàng chưa đạt tỷ lệ thực hiện 70% sẽ tiếp tục được cấp
visa tự động. Trường hợp cần thiết, Liên Bộ có thể sẽ thông báo việc điều hành
tiếp theo của chủng loại đã đạt gần 90% tổng số lượng hạn ngạch chủng loại đó của
năm 2006.
2.Căn cứ tình hình thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu
sang thị trường Hoa Kỳ trong từng thời kỳ, Liên Bộ có thể điều chỉnh danh mục
các chủng loại hàng được thực hiện phân giao hạn ngạch, chủng loại hàng được áp
dụng cơ chế cấp visa tự động, sửa đổi bổ sung các hướng dẫn cấp tự động, hướng
dẫn thực hiện ký quỹ bảo lãnh hoặc các biện pháp khác cho phù hợp.
3. Hiệu lực thực hiện:
Trường hợp Liên Bộ
phân giao một phần hoặc toàn bộ hạn ngạch năm 2006 đối với chủng loại nào thì hạn
ngạch năm 2006 có hiệu lực cho các lô hàng rời Việt nam từ ngày 01/01/2006 đến thời
điểm cụ thể quy định trong thông báo giao hạn ngạch nhưng không muộn hơn ngày
31/12/2006.
4. Cấp Visa và Visa
tự động:
Việc cấp Visa được thực
hiện theo Thông tư số 03/2003/TT-BTM ngày 5/6/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn
việc cấp Visa hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo Hiệp định dệt may Việt
Nam – Hoa Kỳ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 03/2003/TT-BTM dẫn
trên.
Quy định việc thực hiện
cấp Visa tự động: các thương nhân đủ điều kiện nêu tại mục I.2 nêu trên (kể cả
thương nhân mới chưa được giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ) được
cấp Visa tự động hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Khi lần đầu tiên làm thủ tục
cấp Visa tự động, thương nhân mới cần xuất trình với Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu
khu vực Biên bản xác nhận về năng lực sản xuất của Đoàn kiểm tra liên ngành.
Các lô hàng sản xuất/gia
công tại Việt Nam có sử dụng một số bán thành phẩm nhập khẩu được cấp Visa xuất
khẩu sang Hoa Kỳ khi lô hàng đó được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam nhưng
phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá của Hoa Kỳ.
5. Uỷ thác và nhận
uỷ thác xuất khẩu:
Việc uỷ thác và nhận uỷ
thác xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ.
Thành tích thực hiện hạn
ngạch uỷ thác sẽ tính vào thành tích xuất khẩu của thương nhân uỷ thác.
6. Chuyển nhượng hạn
ngạch:
Trường hợp trong năm
2006 Liên Bộ cấp hạn ngạch và cho phép chuyển nhượng hạn ngạch, việc chuyển nhượng
hạn ngạch thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT/BTM/BCN ngày
1/4/2005.
7. Ký quỹ/bảo lãnh
đảm bảo thực hiện hạn ngạch:
Thương nhân có thể tự
nguyện đăng ký ký quỹ/bảo lãnh đối với tất cả các chủng loại mặt hàng để được bảo
đảm số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng trong năm 2006. Trường hợp số lượng đăng
ký ký quỹ/bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ xem xét ưu tiên đảm bảo
giao hạn ngạch cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Việc áp dụng hình thức
ký quỹ/bảo lãnh đảm bảo thực hiện hạn ngạch dệt may được thực hiện theo Thông
tư liên tịch số 15/2005/TTLT/BTM/BCN ngày 9/8/2005.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Liên Bộ hướng dẫn cho thương nhân thực hiện các điều khoản của Hiệp
định đã ký và các quy chế đã ban hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong
nước và nước ngoài giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện.
Kết quả việc phân giao hạn ngạch và tình hình thực hiện hạn ngạch được thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng: www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại.
Các Sở Thương mại
hoặc Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm
phối hợp với các Sở Công nghiệp và các Sở, ngành địa phương có liên quan
trong tổ chức kiểm tra liên ngành và với Ban ĐHHN Dệt may trong việc: kiểm tra
xác định năng lực sản xuất, xuất khẩu của thương nhân, chống gian lận thương mại
để đảm bảo cho việc thực thi Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ.
Trường hợp cần kiểm
tra đột xuất, tái kiểm tra năng lực sản xuất của thương nhân, kiểm tra nghi vấn
hàng chuyển tải... Ban ĐHHN Dệt may phối hợp với một hoặc nhiều đơn vị
sau đây: Tổ Giám sát, Hải quan, Sở Thương mại/Thương mại và Du lịch, Phòng
QLXNK khu vực, Hiệp hội Dệt may Việt nam để tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời.
2. Mọi hoạt động điều hành, phân bổ, quản lý và thực hiện hạn
ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ được giám sát bởi Tổ Giám
sát Liên Bộ. Tổ Giám sát Liên Bộ hoạt động theo Quy chế hoạt động hiện hành.
3. Thương nhân vi phạm luật pháp, các quy định hiện hành về
thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Hiệp định buôn bán hàng dệt
may Việt nam-Hoa Kỳ sẽ bị xử lý theo mức độ vi phạm từ phạt thu hồi một phần hoặc
toàn bộ số lượng hạn ngạch đến đình chỉ phân giao hạn ngạch, đình chỉ cấp visa
tự động hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
3.1 Thương nhân chuyển
tải bất hợp pháp hàng hoá, làm và sử dụng Visa giả/ C/O giả, giả mạo hồ sơ bị thu
hồi hết hạn ngạch, không phân giao tiếp bất cứ hạn ngạch nào, không cấp Visa tự
động và chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.
3.2 Thương nhân khai
không đúng nội dung đơn xin hạn ngạch, đơn xin Visa, lẩn tránh việc kiểm soát hạn
ngạch của Liên Bộ bị thu hồi hết hạn ngạch, không phân hạn ngạch bổ sung, không
cấp Visa tự động.
3.3 Thương nhân khai
sai năng lực sản xuất, sai kim ngạch xuất khẩu để được giao hạn ngạch bổ sung
thì thu hồi phần hạn ngạch được cấp do khai báo sai và phạt 30% hạn ngạch theo
tiêu chuẩn được cấp.
3.4 Thương nhân khai
sai năng lực sản xuất sẽ bị phạt tương ứng với phần khai sai trên tổng lượng hạn
ngạch được cấp. Cụ thể khai sai dưới 10% lượng máy móc thiết bị thì bị cảnh
cáo, không cấp hạn ngạch bổ sung, phát triển. Khai sai từ 10% trở lên sẽ bị phạt
tỷ lệ tương đương lượng hạn ngạch trên tổng lượng hạn ngạch được cấp của cả
năm, năm trước đó trừ vào năm hiện hành.
Trường hợp thương nhân
chỉ thực hiện Visa tự động, không thực hiện hạn ngạch phân giao, khi bị phạt
không bị đình chỉ hoàn toàn cấp Visa tự động thì Liên Bộ sẽ dự kiến số lượng phạt
trừ nếu chủng loại hàng đó ngừng cấp Visa tự động để phân giao hạn ngạch hoặc
khi thương nhân đăng ký chủng loại khác đang phân giao hạn ngạch sẽ bị trừ vào
số lượng tiêu chuẩn dự kiến được phân giao.
Trường hợp hình thức
vi phạm và hình thức xử lý vi phạm không nêu trên đây sẽ được Liên Bộ xem xét
và xử lý cụ thể.
Các quy định khác về điều
hành hạn ngạch dệt may không nêu trong Thông tư này nhưng không trái với các
quy định trong Thông tư này sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực. Các quy định trước đây
trái với Thông tư này bị huỷ bỏ.
Căn cứ tình hình thực
tiễn sản xuất và xuất nhập khẩu, tình hình thị trường quốc tế theo từng thời kỳ,
Liên Bộ sẽ có những hướng dẫn, thông báo chi tiết để điều hành hạn ngạch được
phù hợp và hiệu quả.
Thông tư Liên tịch này
có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG
NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu
|
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh
|
Phụ
lục
(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 18/2005/TTLT/BTM-BCN ngày
21/10/2005)
STT
|
Mô tả
|
Đơn vị
|
Cat.
|
Quy đổi sang m2
|
1
|
Chỉ
may, sợi để bán lẻ
|
Kg
|
200
|
6.60
|
2
|
Sợi
bông đã chải
|
Kg
|
301
|
8.50
|
3
|
Tất
chất liệu bông
|
Tá đôi
|
332
|
3.80
|
4
|
Áo
khoác nam dạng comple
|
Tá đôi
|
333
|
30.30
|
5
|
Áo
khoác nam nữ chất liệu bông
|
Tá
|
334/335
|
34.50
|
6
|
Áo
sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu bông
|
Tá
|
338/339
|
6.00
|
7
|
Áo
sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo
|
Tá
|
340/640
|
20.10
|
8
|
Áo
sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo
|
Tá
|
341/641
|
12.10
|
9
|
Váy
ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo
|
Tá
|
342/642
|
14.90
|
10
|
Áo
sweater chất liệu bông
|
Tá
|
345
|
30.80
|
11
|
Quần
nam nữ chất liệu bông
|
Tá
|
347/348
|
14.90
|
12
|
Quần
áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo
|
Tá
|
351/651
|
43.50
|
13
|
Đồ lót
chất liệu bông và sợi nhân tạo
|
Tá
|
352/652
|
11.30
|
14
|
Quần
yếm, ...
|
Kg
|
359/659C
|
10.00
|
15
|
Quần
áo bơi
|
Kg
|
359/659S
|
11.80
|
16
|
Áo
khoác nam chất liệu len
|
Tá
|
434
|
45.10
|
17
|
Áo
khoác nữ chất liệu len
|
Tá
|
435
|
45.10
|
18
|
Sơ
mi nam, nữ chất liệu len
|
Tá
|
440
|
20.10
|
19
|
Quần
nam chất liệu len
|
Tá
|
447
|
15.00
|
20
|
Quần
nữ chất liệu len
|
Tá
|
448
|
15.00
|
21
|
Vải
bằng sợi fi-la-măng tổng hợp khác
|
M2
|
620
|
1.00
|
22
|
Tất
chất liệu sợi nhân tạo
|
Tá đôi
|
632
|
3.80
|
23
|
Áo
sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu sợi nhân tạo
|
Tá
|
638/639
|
12.96
|
24
|
Áo sweater
chất liệu sợi nhân tạo
|
Tá
|
645/646
|
30.80
|
25
|
Quần
nam nữ chất liệu sợi nhân tạo
|
Tá
|
647/648
|
14.90
|