Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 50/2012/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mức rủi ro chấp nhận được

Số hiệu: 50/2012/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Lê Dương Quang
Ngày ban hành: 28/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 7 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện”.

Ký hiệu: QCVN 11 : 2012/BCT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2013.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- Website: Chính phủ; Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Dương Quang

QCVN 11 : 2012/BCT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN

National Technical regulation on Risk Acceptance Criteria used for Quantitative Risk Assessment (QRA) of Oil and Gas, Petroleum, Chemicals, Thermal Power Activities

Lời nói đầu

QCVN 11 : 2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về mức rủi ro chấp nhận được đối với con người trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện.

Điều 3. Giải thích từ ng

Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:

1. Rủi ro: Là sự kết hợp khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng.

2. Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động hoặc công trình gây ra. Ví dụ mức rủi ro 1.00E-0 là khả năng xảy ra rủi ro tử vong 1 người/năm.

3. Đánh giá rủi ro: Là việc nhận diện, xác định các rủi ro tiềm tàng là cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.

4. Đánh giá định lượng rủi ro: Là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

5. Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

6. Các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện: Là các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, xây dựng, vận hành, hoán cải, thu dọn các công trình Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất, Nhiệt điện.

7. Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.

8. Người thuộc Nhóm II: Là những người không làm việc tại công trình, nhưng có mặt đột xuất tại công trình như các đoàn kiểm tra, khách tham quan…

9. Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.

10. Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: Là mức rủi ro thấp đến mức việc giảm rủi ro không có ý nghĩa về mặt an toàn.

11. Hư hỏng các chức năng ứng cứu, thoát nạn của công trình dầu, khí ngoài khơi: Khi xảy ra sự cố, những thiết bị có chức năng ứng cứu, thoát nạn của công trình dầu, khí ngoài khơi (lối thoát hiểm, khu vực trú ẩn tạm thời, phương tiện rời công trình, tính toàn vẹn của cấu trúc) cần được bảo đảm duy trì. Các thiết bị này phải được duy trì đủ thời gian cho phép con người thoát khỏi khu vực nguy hiểm và sau đó di chuyển an toàn ra khỏi công trình.

Trong trường hợp có sự cố, một thiết bị được định nghĩa là “hư hỏng” khi không thể sử dụng đúng công dụng hoặc không giữ được toàn vẹn trong khoảng thời gian nhất định.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Mục 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN THEO ĐẶC ĐIỂM RỦI RO

Điều 4. Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí ngoài khơi

Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí ngoài khơi (không bao gồm hoạt động vận chuyển dầu, khí bằng đường ống từ nơi khai thác, thu gom vào bờ), bao gồm:

1. Hoạt động tìm kiếm thăm dò (gồm cả các hoạt động thu nổ địa chấn), khai thác, thu gom, tồn chứa, xử lý khí dầu, khí;

2. Hoạt động phát triển mỏ; lắp đặt, hoán cải các công trình dầu, khí;

3. Hoạt động tháo dỡ công trình dầu, khí, thu dọn mỏ, hủy bỏ và làm sạch giếng khoan;

4. Hoạt động của giàn, tàu thăm dò và khai thác dầu khí; các giàn xử lý khí; các tàu dịch vụ, tàu chứa, xử lý dầu (kho nổi) và các thiết bị phụ trợ đi kèm; Các đường ống dẫn dầu, khí nội mỏ;

5. Hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nói trên và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Các hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống

Các hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống, bao gồm:

1. Hoạt động liên quan đến việc lắp đặt, vận hành đường ống hay hệ thống đường ống vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí trực tiếp từ nơi khai thác hoặc nơi thu gom tập trung ngoài khơi vào bờ;

2. Hoạt động của các công trình, thiết bị phụ trợ đi kèm để lắp đặt và vận hành hệ thống vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí.

Điều 6. Các hoạt động vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu trên đất liền bằng đường ống

Các hoạt động vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu trên đất liền, bao gồm:

1. Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu từ điểm tiếp bờ (đối với dự án khai thác dầu, khí ngoài khơi) đến nơi tồn chứa, tiêu thụ;

2. Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu từ các công trình khai thác hoặc từ điểm thu gom, xử lý, chế biến (đối với dự án trên đất liền) đến nơi tồn chứa, tiêu thụ.

Điều 7. Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí trên đất liền

Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí trên đất liền, bao gồm:

1. Hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, xử lý dầu, khí tại nơi khai thác;

2. Hoạt động vận chuyển, thu gom dầu, khí từ nơi khai thác đến nơi thu gom;

3. Hoạt động phát triển mỏ, lắp đặt, hoán cải các công trình thăm dò, khai thác dầu, khí;

4. Hoạt động tháo dỡ công trình dầu, khí, thu dọn mỏ, hủy bỏ và làm sạch giếng khoan;

5. Hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động tại khoản 1 đến khoản 4 Điều này và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Các hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu, khí trên đất liền

Các hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí trên đất liền, bao gồm:

1. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình lọc hóa dầu, xử lý, chế biến dầu, khí và các sản phẩm dầu, khí;

2. Hoạt động hoán cải, dỡ bỏ các công trình lọc hóa dầu, xử lý, chế biến dầu, khí và các sản phẩm dầu, khí.

Điều 9. Các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các kho, cảng

Các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các kho, cảng bao gồm:

1. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình kho, cảng hoặc cụm kho, cảng xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu;

2. Hoạt động xuất, nhập dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu.

Điều 10. Các hoạt động hóa chất

Các hoạt động hóa chất, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ công trình sản xuất, chế biến hóa chất.

Điều 11. Các hoạt động nhiệt điện

Các hoạt động nhiệt điện, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than và nhiệt điện khí.

Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN

Điều 12. Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu, khí

Các hoạt động dầu khí phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:

1. Hoạt động thăm dò, khai thác, tồn chứa, xử lý dầu, khí ngoài khơi;

2. Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống;

3. Hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý dầu, khí trên đất liền

a) Hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu, khí;

b) Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa, chiết nạp, pha chế dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa;

c) Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, thu dọn các công trình dầu khí;

d) Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí trên đất liền bằng đường ống.

4. Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các kho, cảng xuất nhập

a) Kho chứa khí dầu mỏ và các sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng: Kho định áp và kho lạnh;

b) Cảng xuất, nhập cấp 1: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc nhỏ hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT;

c) Cảng xuất, nhập cấp 2: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 50.000 DWT;

d) Cảng xuất, nhập cấp 3: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 37,80C (dầu hoả, diesel, madut, dầu nhờn) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT.

5. Hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều này.

Điều 13. Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động xăng dầu

Các hoạt động xăng dầu phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:

1. Hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng đường ống theo áp suất vận hành tối đa cho phép:

a) Đường ống vận chuyển cấp 1: Áp suất bằng hoặc lớn hơn 60 bar;

b) Đường ống vận chuyển cấp 2: Áp suất từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar.

2. Hoạt động pha chế xăng dầu.

3. Hoạt động tồn chứa xăng dầu tại các kho

Kho chứa xăng dầu có dung tích bằng hoặc lớn hơn 50.000 m3 (Kho cấp 1 và cấp 2).

4. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải các công trình xăng dầu được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này.

Điều 14. Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động hoá chất

Các hoạt động hoá chất phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:

1. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, gồm có:

a) Nhà máy sản xuất Urê, DAP, MPA, SA, NPK có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 tấn/năm;

b) Nhà máy sản xuất phân lân các loại (supe lân, lân nung chảy) có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 tấn/năm;

c) Nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật có công suất lớn hơn hoặc bằng 30.000 tấn/năm.

2. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất hoá chất cơ bản, gồm có:

a) Nhà máy sản xuất Amoniac, axit, xút, clo có công suất lớn hơn hoặc bằng 50.000 tấn/năm;

b) Nhà máy sản xuất sôđa có công suất lớn hơn hoặc bằng 200.000 tấn/năm.

3. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất cao su gồm có:

a) Nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo có công suất lớn hơn hoặc bằng 1.000.000 chiếc/năm.

b) Nhà máy sản xuất săm lốp xe mô tô, xe đạp có công suất lớn hơn hoặc bằng 10.000.000 chiếc/năm;

c) Nhà máy sản xuất băng tải cao su có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 m2/năm.

4. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất sản phẩm điện hoá, sơn, gồm có:

a) Nhà máy sản xuất ắcquy có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 Kwh/năm;

b) Nhà máy sản xuất sơn các loại, nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic có công suất lớn hơn hoặc bằng 100.000 tấn/năm.

5. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất sản phẩm hoá dầu và hoá chất khác, gồm có:

a) Nhà máy sản xuất hóa dầu (PP, PE, PVC, PS, PET, SV, sợi, DOP, Polystyren, LAB) cao su tổng hợp có công suất lớn hơn hoặc bằng 1.000.000 tấn/năm;

b) Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất lớn hơn hoặc bằng 100.000 tấn/năm.

6. Nhà máy sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

Điều 15. Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí

Các hoạt động nhiệt điện phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:

1. Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất lớn hơn hoặc bằng 300 MW;

2. Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất nhỏ hơn 300 MW nhưng có tổng dung tích kho chứa dầu lớn hơn 10.000 m3.

Mục 3. QUY ĐỊNH VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN

Điều 16. Quy định chung

Việc đánh giá định lượng rủi ro để đưa ra mức rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hoá chất và nhiệt điện được thực hiện theo phương pháp luận đánh giá định lượng rủi ro quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chuẩn này.

Điều 17. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động thăm dò, khai thác, tồn chứa, xử lý dầu, khí ngoài khơi

1. Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03.

2. Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-05.

3. Mức rủi ro hư hỏng thiết bị có chức năng ứng cứu, thoát nạn chấp nhận được cao nhất: 1.00E-03.

Điều 18. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống

1. Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03.

2. Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-05.

Điều 19. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí trên đất liền bằng đường ống

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-04;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Điều 20. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí trên đất liền

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Điều 21. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu, khí

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Điều 22. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa.

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Điều 23. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động hoá chất

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Điều 24. Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí

1. Đối với người thuộc Nhóm I

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

2. Đối với người thuộc Nhóm III

a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-04;

b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thực hiện quản lý về an toàn trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu, khí, xăng dầu, hoá chất và nhiệt điện.

b) Tổ chức thực hiện thẩm định, chấp thuận Báo cáo đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu, khí, xăng dầu, hoá chất và nhiệt điện.

c) Căn cứ vào yêu cầu quản lý và kiến nghị của các tổ chức, cá nhân báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn;

b) Tổng hợp, báo cáo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này tại địa phương.

Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động dầu, khí, xăng dầu, hoá chất và nhiệt điện

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.

2. Đánh giá định lượng rủi ro phải được thực hiện từ giai đoạn thiết kế. Khi tiến hành xây dựng, lắp đặt nếu khác với thiết kế đã được đánh giá định lượng rủi ro, phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro bổ sung trước khi vận hành công trình. Trong giai đoạn vận hành công trình nếu không có hoán cải thì việc đánh giá định lượng rủi ro được tiến hành định kỳ 05 năm/1 lần.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với các công trình dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện đang hoạt động đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá định lượng rủi ro trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực thì mức rủi ro chấp nhận được được thực hiện theo báo cáo, nhưng khi có hoán cải hoặc tiến hành đánh giá định lượng rủi ro định kỳ phải thực hiện theo các quy định của Quy chuẩn này.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này, nếu phát hiện những điều chưa phù hợp, những vấn đề chưa được quy định hoặc cần sửa đổi, bổ sung, yêu cầu tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ảnh về Bộ Công Thương để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

PHỤ LỤC

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO

I. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO

Đánh giá định lượng rủi ro được phát triển và sử dụng như một công cụ trợ giúp cho công tác quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu, khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện. Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thể hiện Hình 1.

Hình 1. Quy trình đánh giá định lượng rủi ro

II. TRÌNH TỰ NỘI DUNG CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO

1. Thu thập dữ liệu

Đây là bước rất quan trọng trong phân tích đánh giá rủi ro, nó đảm bảo các kết quả đưa ra phản ánh thực tế mức độ rủi ro của hệ thống công nghệ gây ra. Các thông tin, số liệu, tài liệu cần thu thập, gồm có:

- Mô tả công trình và điều kiện hoạt động của hệ thống công nghệ;

- Môi trường và bố trí của khu vực xung quanh;

- Các biện pháp an toàn hiện có nhằm ngăn ngừa hay giảm thiểu các tai nạn/sự cố.

2. Nhận diện rủi ro

Trên cơ sở kết quả công tác khảo sát và thu thập số liệu sẽ nhận biết và xác định các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng liên quan đến công trình. Quá trình này kết hợp kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước, các kiến thức về tai nạn trên thế giới và đánh giá của các nhà phân tích có kinh nghiệm.

3. Xác định các sự cố điển hình

Dựa trên danh sách xác định các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình, các kinh nghiệm về tai nạn sự cố xảy ra trên thế giới, xem xét lựa chọn các loại sự cố sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích rủi ro.

4. Tính toán tần suất sự cố

Tần suất của từng sự cố được xác định bằng cách sử dụng tần suất gốc và bổ sung các dữ liệu sẵn có tại khu vực công trình. Tần suất của từng sự cố được xác định và tính toán bằng phần mềm chuyên dụng.

5. Mô hình hậu quả

Mô hình hậu quả cho phép tính toán được mức độ hậu quả do sự cố gây ra và khả năng ảnh hưởng của nó tới con người. Hậu quả của từng sự cố được xác định và mô hình hóa bằng phần mềm chuyên dụng.

6. Tính toán rủi ro

Dựa trên kết quả phân tích tần suất và mô hình hậu quả của mỗi sự cố sẽ tính toán định lượng mức độ rủi ro do các sự cố gây ra cũng như rủi ro cho cả công trình. Kết quả tính toán rủi ro sẽ được thể hiện bằng đại lượng rủi ro cá nhân và rủi ro cho một nhóm người (Nhóm III).

7. Giải pháp kiểm soát rủi ro

Các kết quả được so sánh với tiêu chuẩn, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm kiểm soát và giảm rủi ro xuống mức thấp phù hợp với thực tế có thể chấp nhận được (nguyên lý ALARP).

III. NGUYÊN LÝ LỰA CHỌN MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Mức rủi ro chấp nhận được thể hiện theo nguyên lý Thấp Hợp Lý Phù Hợp Với Thực Tế (ALARP). Tiêu chuẩn rủi ro ALARP có thể được minh họa bằng hình tam giác đảo ngược như trong Hình 2. Đường dưới là mức rủi ro có thể chấp nhận được và đường trên là mức rủi ro không thể chấp nhận được. Căn cứ vào diện tích vùng tam giác từ nhỏ đến lớn mức độ rủi ro sẽ tăng từ thấp lên cao. Phần bên trên của tam giác thể hiện rủi ro cao trong khi phần bên dưới thể hiện rủi ro thấp. Nếu rủi ro nằm bên dưới mức chấp nhận được thì không cần cải thiện gì ngoài việc giữ cho việc vận hành phù hợp với các quy định an toàn công nghiệp. Còn ngược lại, nếu rủi ro cao hơn mức chấp nhận được thì cần phải xem xét đến các biện pháp giảm thiểu. Dù vậy, chúng ta cần phải cân đối giữa chi phí của việc giảm thiểu với lợi ích của việc cải thiện mức độ an toàn. Khi chi phí là hợp lý, các biện pháp giảm thiểu có thể áp dụng và ngược lại nếu chi phí quá cao thì việc áp dụng các biện pháp đó là không thực tế. Nếu rủi ro quá cao, nằm trên mức rủi ro không chấp nhận được thì chỉ có một cách duy nhất để giảm rủi ro là chấm dứt hoạt động. Do đó, khoảng cách nằm giữa hai mức trên được gọi là vùng ALARP (hoặc vùng Thấp hợp lý phù hợp với thực tế).

Hình 2. Nguyên lý rủi ro thấp hợp lý, phù hợp với thực tế

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 50/2012/TT-BCT

Hanoi, December 28th 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RISK ACCEPTANCE CRITERIA USED FOR QUANTITATIVE RISK ASSESSMENT (QRA) OF PETROLEUM, OIL AND PETROL, CHEMICAL, THERMAL POWER ACTIVITIES

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12th 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Law on Technical regulations and standards No. 68/2006/QH11 dated July 21st 2006;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/NĐ-CP dated August 01st 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Technical regulations and standards;

At the proposal of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

The Minister of Industry and Trade issues a Circular promulgating the National Technical Regulation on Risk Acceptance Criteria used for Quantitative Risk Assessment (QRA) of petroleum, oil and petrol, chemical, thermal power activities.

Article 1. Promulgated together with this Circular the “National Technical Regulation on Risk Acceptance Criteria used for Quantitative Risk Assessment (QRA) of petroleum, oil and petrol, chemical, thermal power activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Circular takes effect on February 14th 2013.

Article 3. The Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, Heads of agencies, and relevant individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Duong Quang

 

QCVN 11 : 2012/BCT

Risk Acceptance Criteria used for Quantitative Risk Assessment (QRA) of petroleum, oil and petrol, chemical, thermal power activities

Foreword

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of regulation

This Regulation deals with the Risk Acceptance Criteria applicable to humans used for the quantitative risk assessment of petroleum, oil and petrol, chemical, thermal power activities that take place within the territory, exclusive economic zones, and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2. Subjects of application

This Regulation is applicable to the organizations and individuals that engage in the petroleum, oil and petrol, chemicals, thermal power activities.

Article 3. Interpretation of terms

The terms in this Regulation are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Level of risk: Is the possibility of fatalities due to the risks in the activities or constructions. For instances, the level 1.00E-0 of risk is the possibility of 01 fatality per year.

3. Risk assessment: is the identification and determination of potential risks as the basis for providing measures to minimize the risk as low as reasonably practicable.

4. Quantitative risk assessment: Is the analysis and calculation of the frequency and consequences of emergencies based on the methods and data that have been announced and accredited worldwide.

5. Acceptable level of risk is the level of risk that is acceptable to humans.

6. Petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power activities and the activities relevant to the exploration, extraction, construction, operation, renovation, and decommissioning petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power constructions.

7. People in Group I: are the people working regularly at the construction.

8. People in Group II: Are the people not working at the construction that are irregularly present at the construction such as inspectorates or visitors…

9. People in Group III: Are the people not working at the construction that are present around the construction.

10. Broadly acceptable level of risk: is the level or risk that is so low procedure the risk does not affect the safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In an emergency, an instrument is considered “in failure" when it is not used as designed or not intact over a certain period of time.

Chapter II

TECHNICAL REGULATIONS

Section 1. CLASSIFICATION OF PETROLEUM, OIL AND PETROL, CHEMICALS, THERMAL POWER ACTIVITIES ACCORDING TO  CHARACTERISTICS OF RISK

Article 4. The offshore petroleum exploration and extraction

The offshore petroleum exploration and extraction (not including the conveyance of oil and gas in pipelines from the extraction location to the shore) includes:

1. The exploration (including seismic survey), extraction, collection, storage, and treatment of petroleum;

2. The oil field development; the installation and renovation of petroleum constructions;

3. Dismantling the petroleum construction, cleaning up the field, destroying and cleaning the well;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The services directly serving the activities above and other activities as prescribed by law.

Article 5. The offshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline

The offshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline includes:

1. The activities related to the installation and operation of the pipeline that convey petroleum and petroleum products directly from the extraction or gathering location to the shore;

2. The activities of auxiliary constructions and instruments serving the installation and operation of the conveyance system of petroleum and petroleum products.

Article 6. The onshore conveyance of petroleum, petroleum products, oil and petrol in pipeline

The onshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline includes:

1. The activities of the pipeline and attached instrument serving the conveyance of petroleum, petroleum products, oil and petrol directly from the shore (applicable to offshore petroleum projects) to the storage and consumption locations;

2. The activities of the pipeline and attached instrument serving the conveyance of petroleum, petroleum products, oil and petrol directly from the shore (applicable to offshore petroleum projects) to the storage and consumption locations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The onshore petroleum exploration and extraction includes:

1. The exploration, extraction, and treatment of petroleum at the extraction place;

2. The collection of petroleum, the transport of petroleum from the extraction place to the gathering place;

3. The oil field development; the installation and renovation of petroleum exploration and extraction constructions;

4. Dismantling the petroleum construction, clean the field, destroy and clean the well;

5. The services directly serving the activities from Clause 1 to Clause 4 of this Article and other activities as prescribed by law.

Article 8. The onshore petroleum refinement, treatment, and processing

The onshore petroleum refinement, treatment, and processing include:

1. The building, installation, and operation of the constructions serving the refinement, treatment and processing of petroleum and petroleum products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. The export, import, storage of petroleum, petroleum products, oil and petrol at warehouses and ports

The export, import, storage of petroleum, petroleum products, oil and petrol at warehouses and ports include:

1. The construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of warehouses, ports, or complexes of warehouses, ports where petroleum, petroleum products, oil and petrol are exported and imported;

2. The export and import of petroleum, petroleum products, oil and petrol.

Article 10. Chemical activities

The chemical activities include the construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of the construction serving the chemical production and processing.

Article 11. Thermal power activities

The thermal power activities include the construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of coal thermal power stations and gas thermal power stations.

Section 2. REGULATIONS ON THE QUANTITATIVE RISK ASSESSMENT OF PETROLEUM, OIL AND PETROL, CHEMICAL, AND THERMAL POWER ACTIVITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. The quantitative risk assessment of petroleum activities:

1. The offshore petroleum exploration and extraction;

2. The offshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline;

3. The onshore exploration, extraction, conveyance, and treatment of petroleum

The petroleum refinement and treatment;

b) The export, import, storage, bottling, processing of petroleum and petroleum products at stations, warehouses, and ports;

c) The construction, installation, operation, renovation, and cleaning of petroleum constructions;

d) The onshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline.

4. The export, import, storage of petroleum and petroleum products at warehouses and ports

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Exporting ports and importing ports level 1 are the ports that export and import products of which the flash point is lower than or equal to 37.80C (LPG, LNG, CNG, petrol, aviation fuel, condensate) that are able to receive ships of which the capacity reaches up to 50,000 DWT;

b) Exporting ports and importing ports level 2 are the ports that export and import products of which the flash point is lower than or equal to 37.80C (LPG, LNG, CNG, petrol, aviation fuel, condensate) that are able to receive ships of which the capacity reaches up to 50,000 DWT;

d) Exporting ports and importing ports level 3: ports that export and import products of which the flash point exceeds 37.80C (LPG, LNG, CNG, petrol, aviation fuel, condensate) that are able to receive ships of which the capacity exceeds 50,000 DWT;

5. The technical services directly serving the activities from Clause 1 to Clause 4 of this Article.

Article 13. The quantitative risk assessment of oil and petrol activities

The petroleum activities of which the quantitative risk assessment is compulsory include:

1. The conveyance of oil and petrol in pipeline at the highest acceptable pressure:

a) Pipeline level 1: the pressure reaches at least 60 bar;

b) Pipeline level 2: the pressure is from 19 bar to lower than 60 bar.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Petrol an oil storage

The petrol and oil storage of which the capacity reaches at least 50,000 m3 (storage level 1 and level 2)

4. The construction, installation, operation, renovation, and cleaning of petrol and oil constructions prescribed in Clauses from 1 to 3 in this Article.

Article 14. The quantitative risk assessment of chemical activities

The chemical activities of which the quantitative risk assessment is compulsory include:

1. The construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of the constructions serving the production of fertilizers and pesticides, including:

a) The factories of which the production of urea, DAP, MPA, SA, NPK reaches at least 500,000 tonnes per year;

b) The factories of which the production of phosphate fertilizers (superphosphate and melted phosphate) reaches at least 500,000 tonnes per year;

c) The factories of which the production of pesticide reaches at least 30,000 tonnes per year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The factories of which the production of ammonia, acid, alkali, and chlorine reaches at least 50,000 tonnes per year;

b) The factories of which the production of soda reaches at least 200,000 tonnes per year.

3. The construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of the constructions serving the rubber production, including:

a) The factories of which the production of tractor and car tires reaches at least 1,000,000 units per year.

b) The factories of which the production of motorbike tires and bicycle tires reaches at least 10,000,000 units per year.

c) The factories of which the production of rubber conveyor belts reaches at least 500,000 m2 per year.

4. The construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of the constructions serving the production of electrochemical products and paint, including:

a) The factories of which the production of batteries reaches at least 500,000 Kwh per year;

b) The factories of which the production of paint, alkyd and acrylic materials reaches at least 100,000 tonnes per year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The factories of which the production of petrochemistry products (PP, PE, PVC, PS, PET, SV, fiber, DOP, Polystyren, LAB) and synthetic rubber reaches at least 1,000,000 tonnes per year;

b) The factories of which the production of cosmetics reaches at least 100,000 tonnes per year.

6. The factories that produce industrial explosives and precursor substances of explosives.

Article 15. The quantitative risk assessment of coal thermal power and gas thermal power activities

The thermal power activities of which the quantitative risk assessment is compulsory include:

1. The thermal power activities include the construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of coal thermal power stations and gas thermal power stations of which the output reaches at least 300 MW;

2. The construction, installation, operation, renovation, and dismantlement of coal thermal power stations and gas thermal power stations of which the output is lower than 300 MW, but the capacity of the oil storage exceeds 10,000 m3  .

Section 3. REGULATIONS ON THE ACCEPTABLE LEVELS OF RISK APPLICABLE TO PETROLEUM, OIL AND PETROL, CHEMICAL, AND THERMAL POWER ACTIVITIES

Article 16. General regulations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. The acceptable levels of risk applicable to the offshore exploration, extraction, storage, and treatment of petroleum

1. The highest acceptable level of risk: 1.00E-03.

2. The broadly acceptable level of risk: 1.00E-05.

3. The highest acceptable level risk of rescue and escape instrument failure: 1.00E-03.

Article 18. The acceptable levels of risk applicable to offshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline

1. The highest acceptable level of risk: 1.00E-03.

2. The broadly acceptable level of risk: 1.00E-05.

Article 19. The acceptable levels of risk applicable to onshore conveyance of petroleum and petroleum products in pipeline

1. For people in Group I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

2. For people in Group IIII

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-04;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

Article 20. The acceptable levels of risk applicable to the onshore petroleum exploration and extraction

1. For people in Group I

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-03;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

2. For people in Group IIII

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

Article 21. The acceptable levels of risk applicable to petroleum refinement, treatment, and processing

1. For people in Group I

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-03;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

2. For people in Group IIII

a) The highest acceptable level of risk: 5.00E-05;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

Article 22. The acceptable levels of risk applicable to the export, import, storage of petroleum, petroleum products, oil, and petrol at stations, ports, and warehouses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-03;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

2. For people in Group IIII

a) The highest acceptable level of risk: 5.00E-05;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

Article 23. The acceptable levels of risks applicable to chemical activities

1. For people in Group I

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-03;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The highest acceptable level of risk: 5.00E-05;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

Article 24. The acceptable level of risks applicable to coal thermal power and gas thermal power activities

1. For people in Group I

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-03;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

2. For people in Group IIII

a) The highest acceptable level of risk: 1.00E-04;

b) The broadly acceptable level of risk: 1.00E-06.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 25. Responsibility of State management agencies

1. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall:

a) Perform the safety management in the quantitative risk assessment of petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power activities

b) Appraise and approve the reports on the quantitative risk assessment of petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power activities

c) Request the Minister of Industry and Trade to amend and supplement this Regulation based on the management requirements and suggestions of other organizations and individuals.

2. Services of Industry and Trade of central-affiliated cities and provinces shall:

a) Guide and inspect the implementation of this Regulation locally;

b) Summarize and sending reports to Industrial Safety Techniques and Environment Agency on the difficulties arising during the course of implementation of this Regulation locally.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The organizations and individuals that engage in petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power activities must carry out the quantitative risk assessment and provide solutions to minimize the risks as low as reasonably practicable.

2. The quantitative risk assessment must be carried out from the designing stage. If the construction and installation is different from the design that underwent quantitative risk assessment, the additional quantitative risk assessment must be carried out before the construction is put into operation. If there is no renovation during the operation of the construction, the quantitative risk assessment shall be carried out every 05 year.

Chapter IV

REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION

Article 27. Transitional regulations

1. For the operating petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power constructions of which the quantitative risk assessment reports have been approved before the Regulation takes effect, the acceptable levels of risk in the report shall remain unchanged. This Regulation shall be implemented upon the renovation or periodic quantitative risk assessment of such constructions .

2. Organizations and individuals are recommended to report the inappropriate contents, the omitted issues, the amendments and supplementations during the course of implementation of this Regulation to the Ministry of Industry and Trade for amendment and supplementation./.

 

ANNEX

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The quantitative risk assessment  is developed and used as an instrument for assisting the safety management of the organizations and individuals that engage in petroleum, oil and petrol, chemical, and thermal power activities. The quantitative risk assessment process is demonstrated in Picture 1.

Picture 1. Quantitative risk assessment process

II. THE ORDER OF QUANTITATIVE RISK ASSESSMENT

1. Collecting data

This is a very important step in risk assessment and analysis which ensures the results that reflect the actual levels of risk caused by the technological system. The information, figures, and documents to be collected:

- The description of the construction and the operation conditions of the technological system;

- The environment and arrangement of the surroundings;

- The existing safety measures for preventing and avoiding accidents/emergencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the survey and collected data, the emergencies, accidents, and their consequences related to the construction shall be identified and determined.  This process combines the experience from the previous researches, the knowledge about accidents in the world, and the assessments of experienced analysts.

3. Determining typical emergencies

Based on the list of possible hazards to the construction, the experience of accidents in the world, the types of emergencies shall be selected and taken into risk analysis.

4. Calculating frequency of emergencies

The frequency of each emergency is determined from the original frequency and the existing data at the site. The frequency of each emergency is determined and calculated by specialized software.

5. Consequence modeling

The consequence model helps calculate the seriousness of the consequences caused by the emergency, and their impact on humans. The consequences of each emergency is determined and modeled by specialized software.

6. Calculating risks

Based on the analysis results of the frequency and consequence modeling of each emergency, the quantitative levels of risk caused by the emergencies as well as the risk to the entire construction shall be calculated. The risk calculation result is expressed in the quantities of risk to an individual and risk to a group of people (group III).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The results shall be compared to the standards, and appropriate suggestions shall be given in order to control and minimize the risk as low as reasonably practicable (ALARP principle)

The acceptable level of risk shall be expressed according to the ALARP principle. The ALARP standard may be illustrated in an inverted triangle in Picture 2. The lower line is the acceptable level of risk, and the upper line is the unacceptable level of risk. The levels of risk increases from low to high based on the increasing triangle area. The upper part of the triangle expresses high risk, the lower part expresses low risk. If the risk lies below the acceptable level, no improvement is necessary apart from keeping the operation conformable with the industrial safety regulations. On the other hand, if the risk is higher than the acceptable level, it is necessary to consider the minimizing measures. Thus, we need to balance the expenditure on the minimization with the benefits of the safety enhancement. When the expenditure is reasonable, the minimizing measures may be taken. On the contrary, if the expenditure is too high, the implementation of such measures are not practicable. If the risk is too high and lies above the unacceptable level, the only way to minimize the risk is to shut down.  Thus, the distance between these two level is called ALARP zone.

Picture 2. The ALARP zone

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.935

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.186.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!