PHỤ
LỤC 2
GIẢI
THÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 34/2022/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương)
I. BIỂU 01/SCT-BCT:
BÁO CÁO CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ
phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại so với
khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể
tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện
nay thường chọn kỳ gốc
so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một
tháng cố định của một năm
nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình
quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm
công nghiệp”.
Việc tính chỉ số sản xuất
công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ
chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp
2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương và cho
toàn quốc.
Công thức tính:
Trong đó:
Ix: Chỉ số sản xuất
chung;
iXn: Chỉ số sản
xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n;
WXn: Quyền số sản
xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được
thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi
tiết trong ngành cấp cao hơn.
Quy trình tính toán:
(1) Tính chỉ số sản xuất của
một sản phẩm
Công thức tính:
Trong đó:
iqn: Chỉ số sản xuất
của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);
qnl: Khối lượng sản phẩm
hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;
qno: Khối lượng sản phẩm hiện
vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.
Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm
riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng
sản phẩm sẽ là cơ sở để
tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ
số của từng sản
phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.
(2) Tính chỉ số sản xuất của
một ngành công nghiệp cấp 4
Chỉ số sản xuất của một
ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại
diện cho ngành đó.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN4: Chỉ số sản xuất
của ngành cấp 4 thứ N;
iqn : Chỉ số sản xuất của
sản phẩm thứ n;
Wqn: Quyền số sản xuất của
sản phẩm thứ n;
q: Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;
N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,...j);
(j: Số thứ tự của ngành cấp
4 cuối cùng)
n: Ký hiệu cho số sản phẩm
(n=1,2,3...k).
(k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công
nghiệp cấp 4).
(3) Tính chỉ số sản xuất của
một ngành công nghiệp cấp 2
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp
cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại
diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của
các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2).
Công thức tính:
Trong đó:
IqN2: Chỉ số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp 2;
IqN4: Chỉ số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;
WqN4: Quyền số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.
Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp
cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị
tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.
(4) Tính chỉ số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp 1.
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ
số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2
trong ngành cấp 1.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN1: Chỉ số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp 1;
IqN2: Chỉ số sản xuất của
các ngành công nghiệp cấp 2;
WqN2: Quyền số sản xuất của
các ngành công nghiệp cấp 2.
Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều
ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan
trọng khác nhau. Tùy điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của
ngành công nghiệp cấp
1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc
ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình
quân gia quyền của một số
ngành cấp 2 quan trọng
đủ đại diện cho ngành cấp 1.
(5) Tính chỉ số sản xuất
của toàn ngành công nghiệp
Chỉ số sản xuất của toàn ngành công
nghiệp là chỉ số bình quân
gia quyền các chỉ số sản xuất của
các ngành công nghiệp cấp 1 (gồm 4 ngành
công nghiệp cấp 1 là: Công nghiệp khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo;
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải).
Công thức tính:
Trong đó:
IQ: Chỉ số sản xuất của
toàn ngành công nghiệp;
IqN1: Chỉ số sản xuất
của từng ngành công nghiệp cấp 1;
WqN1: Quyền số của
từng ngành công nghiệp cấp 1.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo ngành kinh tế.
- Phân theo tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo tháng.
4. Nguồn số liệu
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi chỉ số sản xuất
công nghiệp tháng báo cáo so với tháng trước năm báo cáo của toàn
ngành và chi tiết các ngành tương ứng tại Cột B.
- Cột 2: Ghi chỉ số sản xuất công nghiệp
tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước của toàn ngành và chi tiết các ngành tương ứng
tại Cột B.
- Cột 3: Ghi chỉ số sản xuất lũy kế đến
cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước của toàn ngành và chi tiết các
ngành tương ứng tại Cột B.
II. BIỂU 02/SCT-BCT:
BÁO CÁO SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu
là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công
nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu
được quy định căn cứ vào vị trí, vai trò của sản phẩm đối với tiêu dùng trong
nước, xuất khẩu, nhu cầu dự trữ và đóng góp cho ngân sách. Danh mục này thay đổi
theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Sản lượng của mỗi sản
phẩm chủ yếu gồm thành phẩm (chính phẩm,
thứ phẩm, phụ phẩm) và bán thành phẩm bán ra ngoài, trong đó:
- Thành phẩm: Là sản phẩm do hoạt
động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra; không phân biệt sản phẩm đó được sản
xuất từ nguyên vật liệu của cơ sở hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến
gia công. Những sản phẩm này đã làm xong thủ tục nhập kho thành phẩm trong kỳ,
bao gồm:
+ Chính phẩm: Là những sản phẩm
vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
+ Thứ phẩm: Là những sản phẩm vật chất
công nghiệp sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn quy cách và phẩm chất
theo quy định nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận).
+ Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song
song): Là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp cùng với sản phẩm chính.
- Bán thành phẩm: Là sản phẩm
do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra, đã kết thúc giai đoạn sản
xuất nhất định trong phạm vi một phân xưởng sản xuất (kết thúc một công đoạn
trong toàn bộ công đoạn sản xuất sản phẩm), phù hợp với quy cách, đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật quy định của một giai đoạn sản xuất và còn được tiếp tục sản xuất chế
biến trong phân xưởng sản xuất khác của cơ sở (một công đoạn tiếp tục của sản
xuất sản phẩm). Bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất được bán ra ngoài
cũng được coi là thành phẩm công nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo ngành kinh tế.
- Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo tháng.
4. Nguồn số liệu
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi sản lượng sản
xuất thực hiện tháng trước tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.
- Cột 2: Ghi sản lượng sản xuất
ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.
- Cột 3: Ghi sản lượng sản xuất cộng dồn
từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.
- Cột 4: Ghi sản lượng sản xuất thực
hiện tháng cùng kỳ năm trước năm
báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.
- Cột 5: Ghi sản lượng sản xuất cộng dồn
từ đầu năm đến cuối tháng của năm trước năm báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở
Cột B.
- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản
lượng sản xuất ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B
so với thực hiện tháng trước.
- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản
lượng sản xuất ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở
Cột B so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước.
- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản
lượng sản xuất cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các sản phẩm
tương ứng ở Cột B so với giá trị sản lượng sản xuất cộng dồn cùng kỳ năm trước.
III. BIỂU 03/SCT-BCT.
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
1.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa là bán những
hàng hóa loại mới,
hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng,
siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng, bán tại chợ hoặc
bán lưu động,...
Doanh thu bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được,
hoặc sẽ thu được từ bán lẻ hàng hóa
(kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh
nghiệp, cơ sở cá thể sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
1.2. Doanh thu dịch vụ
lưu trú và ăn uống
Doanh thu thuần dịch vụ lưu trú là
toàn bộ số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho
khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý/năm). Cơ sở cung cấp
dịch vụ lưu trú gồm: Cơ sở kinh
doanh biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở
lưu trú khác (ký túc xá học
sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động...).
Dịch vụ lưu trú gồm các hoạt động kinh
doanh của các cơ sở chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp
đồng thời cả dịch vụ
lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí cho khách du lịch,
khách vãng lai. Các cơ sở cung cấp những hoạt động này gồm: Khách sạn,
biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh lưu trú ngắn ngày; ký túc
xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; lều quán, trại dùng để
nghỉ tạm. Dịch vụ lưu trú cũng gồm cả hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ lưu trú dài hạn cho sinh viên (như “làng sinh viên”), nhà điều dưỡng.
Hoạt động cho thuê nhà ở dài ngày và hoạt
động cho thuê văn phòng không được coi là hoạt động thuộc dịch vụ lưu trú, các
hoạt động đó thuộc phạm vi của hoạt động kinh doanh bất động sản.
1.3. Doanh thu dịch vụ
ăn uống
- Doanh thu dịch vụ ăn uống là tổng số
tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng
trong một khoảng thời gian nhất định, gồm bán hàng ăn uống do cơ sở tự chế biến
và hàng ăn uống mua từ
bên ngoài để bán mà không
cần qua chế biến, không cần dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở (hàng chuyển bán).
+ Doanh thu hàng chuyển bán là số tiền
đã và sẽ thu được
do bán các loại hàng hóa không do đơn vị chế biến (tức là hàng hóa mua về để
bán, ví dụ như:
rượu
bia, thuốc lá nhà hàng mua về để phục vụ khách hàng uống, hút tại nhà hàng).
+ Dịch vụ ăn uống bao gồm
các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, bar và căng tin cung cấp
các dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại chỗ (khách hàng được phục vụ hoặc tự phục
vụ) hoặc mang về, các dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống
theo hợp đồng thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.
Dịch vụ ăn uống không bao gồm dịch vụ ăn uống gắn liền với
các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú không có hạch toán riêng vì đã được tính vào
dịch vụ lưu trú.
1.4. Doanh thu dịch vụ
du lịch
Doanh thu dịch vụ du lịch là toàn bộ
doanh thu du lịch lữ hành, bao gồm doanh thu thuần do bán, tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch; doanh thu thuần hoạt động đại lý lữ hành (tiền hoa hồng
do bán các chương trình du lịch của một doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch,
không tổ chức thực hiện chương trình đó); doanh thu từ các dịch vụ khác giúp đỡ
khách du lịch...
1.5. Doanh thu dịch
vụ khác
1.5.1. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất
động sản
Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động
sản là tổng số tiền thu được do việc giao dịch thành công các bất động
sản (gồm cả mua,
bán); số tiền thu được từ hoạt động cho thuê bất động sản dài hạn và
ngắn hạn; dịch vụ và môi giới trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
Doanh thu kinh doanh bất động sản là
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh bất động sản.
Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để
thực hiện hoạt động mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê,
cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ
sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản
nhằm mục đích
sinh lợi.
1.5.2. Doanh thu dịch
vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành)
Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ
hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành) là số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp
các dịch vụ gồm: cho thuê máy móc, thiết bị, tài sản (không kèm người điều khiển),
cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản phi tài chính; dịch vụ
lao động và việc làm; dịch vụ bảo vệ cá nhân, hệ thống bảo đảm an toàn, dịch
vụ thám tử tư nhân; dịch vụ
vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan; dịch vụ hành chính, hỗ trợ văn phòng
và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác... (trừ dịch vụ kinh doanh tour du lịch,
đại lý du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác).
1.5.3. Doanh thu thuần hoạt động giáo
dục và đào tạo
Doanh thu thuần hoạt động giáo dục và
đào tạo là toàn bộ số tiền đã thu và sẽ phải thu từ cung cấp dịch vụ giáo dục
và đào tạo cho khách hàng kể cả dịch vụ tư vấn du học, không bao gồm doanh thu bán sách, báo,
tài liệu nghiên cứu và các dụng cụ học tập cho khách hàng.
1.5.4. Doanh
thu thuần hoạt động y tế
Doanh thu thuần hoạt động y tế là toàn
bộ số tiền đã thu và phải thu từ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho khách
hàng; không bao gồm doanh thu bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế gia dụng như
máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy massage...
1.5.5. Doanh thu hoạt động xổ số, thể
thao, vui chơi và giải trí
Doanh thu hoạt động xổ số, thể thao,
vui chơi và giải trí (ngành VSIC 92 và 93) là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ
việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thể thao, vui chơi và giải trí của
người dân. Doanh thu từ hoạt động này không bao gồm các khoản thu từ các hoạt động
của các bảo tàng, bảo tồn các khu di
tích lịch sử, các vườn bách thú, bách thảo và hoạt động cá cược, đánh bạc; các hoạt
động nghệ thuật kịch câm, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật, giải trí đã được
phân vào nhóm hoạt động của ngành 90 “sáng tác, nghệ thuật và giải trí”.
Ngoài một số dịch vụ trên, doanh thu
hoạt động dịch vụ khác còn bao gồm số tiền thu được và sẽ thu từ
cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình (sửa
chữa, bảo dưỡng máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị liên lạc; sửa chữa
thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng; sửa chữa giày dép, giường tủ, bàn, ghế...);
dịch vụ giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú, dịch vụ phục vụ tang lễ
phục vụ cá nhân và cộng đồng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo nhóm hàng chủ
yếu.
- Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo tháng.
4. Nguồn số liệu
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh
thu dịch vụ thực hiện tháng trước tháng báo cáo.
- Cột 2: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ
và doanh thu dịch vụ ước thực hiện tháng báo cáo,
- Cột 3: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch
vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo.
- Cột 4: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh
thu dịch vụ thực hiện tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo.
- Cột 5: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ
và doanh thu dịch vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng của năm trước năm báo
cáo.
- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá trị
tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước tính tháng báo cáo so với thực hiện
tháng trước.
- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá
trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước tính tháng báo cáo so với thực hiện
tháng cùng kỳ năm trước.
- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá
trị tổng mức bán lẻ
và doanh thu dịch vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ
năm trước.
IV. BIỂU 04/SCT-BCT.
BÁO CÁO TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP) VÀ BIỂU 05/SCT-BCT.
BÁO CÁO TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP)
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ
được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định. Cụm từ
“hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm
trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.
* Nội dung
Nội dung tổng quát của GRDP được xét
dưới các góc độ khác nhau:
- Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu):
GRDP là tổng cầu của nền kinh tế tỉnh, thành phố bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của
hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích lũy tài sản
(tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản
quý hiếm) và chênh lệch
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Xét về góc độ thu nhập,
GRDP gồm: Thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định
dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;
- Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng
giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
* Phương pháp tính
- Theo giá hiện hành
Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm
trên địa bàn
Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm
trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng
(+) thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú
trong tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
GRDP
|
=
|
Tổng giá trị tăng thêm của tất cả
các ngành
|
+
|
Thuế nhập
khẩu của
tỉnh/thành phố
|
-
|
Trợ cấp sản xuất
|
Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa
bàn bằng (=) Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao
động, vốn, đất đai,
máy móc, thiết bị.
Theo phương pháp này, tổng sản
phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập
của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã
trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và
thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn
|
=
|
Thu nhập
của
người lao động từ sản xuất
|
+
|
Thuế sản xuất, (đã
trừ phần trợ cấp sản xuất)
|
+
|
Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất
|
+
|
Thặng dư hoặc thu
nhập
hỗn hợp
|
Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm
trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền
địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý
hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường
trú trong tỉnh/thành phố.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn
|
=
|
Tiêu dùng cuối cùng
|
+
|
Tích lũy tài sản
|
+
|
Chênh lệch
xuất, nhập
khẩu
hàng hóa và dịch vụ
|
Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm
trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho
một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng
cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ
nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương
pháp sản xuất.
- Theo giá so sánh
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so
sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa
bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và
lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp
để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất
theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng
sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo ngành kinh tế.
3. Kỳ báo cáo:
- Biểu 04/SCT-BCT: Báo cáo 3 tháng/6
tháng/9 tháng.
- Biểu 05/SCT-BCT: Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
5. Cách ghi biểu
5.1. Biểu 04/SCT-BCT
- Cột 1: Ghi tốc độ phát triển của tổng
sản phẩm trên địa bàn cùng kỳ năm trước của năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi tốc độ phát triển của tổng
sản phẩm trên địa bàn kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước.
5.2. Biểu 05/SCT-BCT
- Cột 1: Ghi giá trị tổng sản
phẩm trên địa bàn theo giá so sánh năm trước năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi giá trị tổng
sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh ước thực hiện năm báo cáo.
- Cột 3: Ghi tốc độ phát triển tổng sản
phẩm trên địa bàn năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước.
- Cột 4: Ghi giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn theo
giá hiện hành năm trước năm báo cáo.
- Cột 5: Ghi giá trị tổng
sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ước thực hiện năm báo cáo.
- Cột 6: Ghi cơ cấu tổng sản phẩm trên
địa bàn năm báo cáo.
V. BIỂU 06/SCT-BCT.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA VÀ BIỂU 07/SCT-BCT. BÁO
CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Kinh phí khuyến công quốc gia: Là nguồn kinh
phí do Ngân sách
Nhà nước cấp hàng năm theo kế
hoạch, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật được sử dụng cho những hoạt động khuyến công
và những chương trình mục tiêu quốc gia về khuyến công do Bộ Công Thương quản
lý và tổ chức thực hiện.
Kinh phí khuyến công địa
phương:
Là nguồn kinh phí do Ngân sách của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý để sử dụng
cho những hoạt động khuyến công do địa phương thực hiện.
Đối tượng thụ hưởng các hoạt động khuyến
công bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các
phường thuộc thành phố loại 2, loại
3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa
quá 05 năm, cụ thể:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định
tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
+ Hợp tác xã thành lập và hoạt động
theo Luật Hợp tác xã. Tổ hợp tác thành lập và hoạt động theo Nghị định số
77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác.
+ Hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị
định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp.
+ Các cơ sở công nghiệp nông thôn có
trụ sở đăng ký kinh
doanh tại các phường thuộc thành phố loại 1 khi trực tiếp đầu tư, sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại 2, loại
3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa
quá 05 năm thuộc đối tượng được hưởng chính sách khuyến công.
Thời gian xác định các phường thuộc thành
phố loại 1 chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm kể từ ngày có hiệu lực của
Quyết định chuyển đổi do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đến ngày 31 tháng 12 của
năm trước liền kề với năm xây dựng kế hoạch.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thực
hiện áp dụng sản xuất sạch hơn không giới hạn về quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân hàng
năm và địa bàn đầu tư sản xuất.
- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
- Các tổ chức dịch vụ khuyến công gồm:
Trung tâm khuyến công, cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp
có hoạt động tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại
và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.
Công nghiệp nông thôn bao gồm: Các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo danh mục các ngành nghề được quy định tại Nghị định
số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo nguồn kinh phí khuyến công.
- Phân theo nội dung hoạt động hỗ trợ.
- Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột B: Ghi theo mẫu biểu báo cáo
(Riêng nội dung tại dòng cuối cùng của cột 3: nếu có nội dung thực hiện chi tiết
thì liệt kê đầy đủ mỗi nội dung
là hai dòng tương ứng một dòng ghi kinh phí, một dòng ghi kết quả nội dung thực
hiện).
- Cột 1: Ghi số liệu đã thực hiện năm
trước năm báo cáo theo từng nội dung hoạt động được chi tiết tại từng dòng của cột B
(đối với số liệu về kinh phí là số liệu theo số quyết toán của năm trước năm
báo cáo).
- Cột 2: Ghi số liệu được
giao theo các Quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cột 3: Ghi số liệu kết quả ước thực
hiện đến hết năm báo
cáo.
- Cột 4: Ghi số liệu đã xây dựng kế hoạch
cho năm sau năm báo cáo đang trình cấp có thẩm quyền.
- Cột 5: Ghi tỷ lệ % kết quả thực hiện
kinh phí năm báo cáo so với số kinh phí thực hiện năm trước năm báo cáo (Lưu ý chỉ cần tính ở
những dòng thể hiện số kinh phí).
- Cột 6: Ghi tỷ lệ % kết quả thực hiện
kinh phí năm báo cáo so với số kinh phí được giao kế hoạch năm báo cáo (Lưu ý chỉ cần tính ở
những dòng thể hiện số kinh phí).
- Cột 7: Ghi tỷ lệ % kết quả thực hiện
kinh phí năm báo cáo so với số kinh phí kế hoạch của năm sau năm báo cáo (Lưu ý
chỉ cần tính ở những dòng thể hiện số kinh phí).
VI. BIỂU 08/SCT-BCT.
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
là sản phẩm do các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, có chất lượng, giá trị
cao; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường; đáp ứng được một số
các tiêu chí cơ bản về kinh tế, kỹ thuật, xã hội; về sử dụng nguồn nguyên liệu;
giải quyết việc làm cho người lao động và thỏa mãn các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
các cấp ở địa phương bao gồm: sản
phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp huyện và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Tổ chức bình chọn và cấp Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh được thực hiện theo Thông tư số
26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về việc tổ
chức bình chọn sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu và
Thông tư số
14/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 26/2014/TT-BCT .
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp
huyện: Là sản phẩm được bình chọn được
trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc cấp tương
đương do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản và đạt
số điểm từ 70 điểm trở lên (Thang
điểm 100) theo quy định
tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy
định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và
Thông tư số 14/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2014/TT-BCT.
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
cấp tỉnh: Là sản phẩm được bình chọn được trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản và đạt
số điểm từ
70 điểm trở lên (Thang điểm 100) theo quy định
tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày
28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu và Thông tư số 14/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm
2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2014/TT-BCT.
2. Phân tổ chủ yếu
Phân theo tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
- Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đơn vị chức năng của Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi số sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp huyện thực hiện năm trước năm báo cáo tương ứng với các
nội dung tại Cột B.
- Cột 2: Ghi số sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh thực hiện năm trước năm báo cáo tương ứng
với các nội dung tại Cột B.
- Cột 3: Ghi số sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện ước thực hiện năm
báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.
- Cột 4: Ghi số sản phẩm công nghiệp
nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh ước thực hiện năm báo cáo tương ứng với các nội
dung tại Cột B.
- Cột 5: Ghi tỷ lệ phần trăm của sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện ước thực hiện năm báo cáo so với
cùng kỳ năm trước.
- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh ước thực hiện năm báo cáo so với cùng
kỳ năm trước.
VII. BIỂU 09/SCT-BCT.
BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG XĂNG DẦU
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Cửa hàng xăng dầu là nơi có
hoạt động bán lẻ xăng dầu qua cột bơm cho các phương tiện giao thông đường bộ,
đường thủy. Cửa hàng xăng dầu có thể kết
hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai, các loại dầu mỡ nhờn,
cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Cửa hàng xăng dầu trên mặt đất là cửa
hàng xăng dầu được xây dựng cố định trên mặt đất hoặc một phần trên mặt đất.
Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước là cửa
hàng xăng dầu xây cố định trên mặt nước hoặc tàu vỏ thép, xà lan đã được cải
hoán hoặc các phương tiện nổi khác.
* Phân loại cửa hàng xăng dầu: Cửa
hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu.
Loại hình
Phân cấp
|
Tổng dung
tích (m3)
|
Cửa hàng
xăng dầu trên mặt đất và cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định trên mặt
nước
|
Cửa hàng
xăng dầu trên mặt nước (xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nơi khác)
|
Cấp 1
|
Từ 150 đến
210
|
Từ 100 đến
200
|
Cấp 2
|
Trên 100 đến
dưới 150
|
Từ 16 đến
dưới 100
|
Cấp 3
|
Nhỏ hơn hoặc
bằng 100
|
Nhỏ hơn 16
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Theo phân cấp cửa hàng xăng dầu.
- Theo loại hình cửa hàng xăng dầu.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số cửa hàng xăng dầu tương ứng với nội
dung quy định tại Cột B.
- Cột 2 đến 6: Lần lượt ghi số cửa
hàng xăng dầu theo phân cấp và loại hình cửa hàng xăng dầu;
- Cột 7: Ghi tổng số cửa hàng xăng dầu
tại thời điểm cùng kỳ năm trước tương ứng với nội dung quy định tại Cột B.
- Cột 8: Ghi tỷ lệ cửa hàng
xăng dầu năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước
VIII. BIỂU
10/SCT-BCT. BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHỢ
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
1.1. Số lượng chợ
Số lượng chợ phản ánh toàn bộ số chợ mang tính
truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu
mua, bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.
Siêu thị, trung tâm thương mại, trung
tâm giao dịch mua bán hàng hóa gồm cả siêu thị không tính là chợ.
Phương pháp tính:
* Phân hạng chợ
Chợ được chia thành 3 hạng
như sau:
- Chợ hạng 1:
+ Là chợ có trên 400 điểm
kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch.
+ Được đặt ở các vị trí
trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối
của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với
quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe; bốc
xếp hàng hóa; kho bảo quản hàng
hóa; dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm,
vệ sinh công cộng và các dịch vụ khác).
- Chợ hạng 2:
+ Là chợ có từ 200 điểm đến 400 điểm
kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế
của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
+ Có mặt bằng phạm vi chợ
phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ:
Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ
sinh công cộng.
- Chợ hạng 3:
+ Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh,
hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua
bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
* Phân loại chợ
- Chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ
yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của
khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các
kênh lưu thông hàng hóa khác.
- Chợ có quy hoạch là chợ nằm
trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được thành lập theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền.
- Chợ không có quy hoạch (chợ tự
phát) là chợ không nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
hoặc không phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (hoặc chợ được
hình thành một cách tự phát).
- Chợ kiên cố là chợ được xây dựng
bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
- Chợ bán kiên cố là chợ được
xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.
1.2. Các chỉ tiêu về quản lý chợ
- Tổng số chợ có đến 31/12: Là tổng số chợ của
địa phương nằm trong quy hoạch tính đến thời điểm 31 tháng 12 của năm báo cáo.
- Số chợ xây dựng mới trong năm: Là số
chợ được xây dựng mới từ diện tích cũ của chợ hoặc từ địa điểm mới trong quy hoạch,
tính trong năm báo cáo.
- Số chợ cải tạo và nâng
cấp trong năm: Là số chợ được cải tạo, nâng cấp, tính trong năm báo cáo.
- Số chợ ngừng hoạt động: Là số chợ được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố nhưng không hoạt động.
- Số tổ chức kinh doanh, quản lý chợ
(có đến 31/12):
+ Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ:
Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu kinh doanh,
khai thác và quản lý chợ.
+ Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ:
Là hợp tác xã được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu kinh doanh, khai thác
và quản lý chợ.
+ Hộ kinh doanh, quản lý chợ: Là hộ
kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu kinh doanh, khai thác
và quản lý chợ.
+ Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp
có thu, tự trang trải các
chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
+ Tổ quản lý chợ là đơn vị được thành
lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
1.3. Vốn đầu tư chợ
- Vốn ngân sách Trung ương: là các nguồn
vốn từ ngân sách Trung ương chi đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.
- Vốn ngân sách địa phương: là nguồn vốn từ ngân
sách địa phương chi đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.
- Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:
là nguồn vốn của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bỏ ra để đầu tư xây mới hoặc cải tạo,
nâng cấp chợ.
- Vốn khác: là nguồn vốn ngoài 3 nguồn
vốn trên để đầu tư
xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo hạng chợ.
- Phân theo tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
- Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
- Chương trình điều tra thống kê quốc
gia.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số chợ, tổng vốn đầu
tư chợ tương ứng với các chỉ tiêu tại Cột B tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm
báo cáo.
- Cột 2: Ghi số chợ hạng 1.
- Cột 3: Ghi số chợ hạng 2.
- Cột 4: Ghi số chợ hạng 3.
- Cột 5: Ghi số chợ trong quy hoạch.
- Cột 6: Ghi số chợ đầu mối.
IX. BIỂU 11/SCT-BCT.
BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Siêu thị là một loại hình cửa
hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng
hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích
kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các
phương thức phục vụ văn minh, thuận
tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu
mua sắm hàng hóa của
khách hàng.
Trung tâm thương mại là một loại
hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, gồm tổ hợp các loại
hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ... được bố trí tập trung, liên hoàn
trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện
tích kinh doanh,
trang bị kỹ thuật
và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận
tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa
mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
* Phân loại siêu thị
Siêu thị được chia thành 2 loại sau:
- Siêu thị kinh doanh tổng hợp là loại hình
siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng tiêu dùng, cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm.
- Siêu thị chuyên doanh là loại hình
siêu thị kinh doanh hay tập trung kinh doanh một mặt hàng hoặc một
loại (nhóm) hàng hóa nào đó.
* Phân hạng siêu thị
- Siêu thị hạng 1:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2
trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc,
có tính thẩm mỹ cao, có thiết
kế và trang thiết
bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại,
đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận
tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ
sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế,
đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa
theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa
chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá
nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ
trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Diện tích kinh doanh từ 1.000m2 trở lên;
Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc,
có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại,
đảm bảo các yêu cầu
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng
khách hàng; có bố trí nơi
trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của
siêu thị;
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật
bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng,
thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa
theo ngành hàng, nhóm hàng một
cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải
trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua
mạng, qua bưu điện, điện thoại.
- Siêu thị hạng 2:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2
trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững
chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo
các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh
môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và
khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa
theo ngành hàng, nhóm hàng
một cách văn minh, khoa
học để phục vụ khách hàng lựa
chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá
nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ
em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 500m2
trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững
chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo
các yêu cầu phòng cháy chữa cháy,
vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và
khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
đóng gói, bán
hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành
hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện,
nhanh
chóng,
có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người
khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
- Siêu thị hạng 3:
+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở
lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững
chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi
trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu
thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa
theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa
chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá
nhân, có các dịch vụ
phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
+ Siêu thị chuyên doanh:
Có diện tích kinh doanh từ 250m2
trở lên;
Công trình kiến trúc được xây dựng vững
chắc, có thiết kế và trang thiết
bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an
toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho
khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản,
đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành
hàng, nhóm hàng một
cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận
tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết
tật, giao hàng tận nhà.
* Phân hạng trung tâm thương mại
- Trung tâm thương mại hạng 1:
+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2
trở lên và có
nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh
doanh của trung tâm thương mại.
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng
vững chắc, có tính thẩm
mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các
yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện
cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh
doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí các cửa
hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ
triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi
giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức
các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong,
ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng 2:
+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2
trở lên và có nơi trông
giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng
vững chắc, có tính thẩm mỹ,
có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi
đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh
doanh hàng hóa và
kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí các cửa hàng bán
buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách
sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi
giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội
thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành
cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn,
môi giới đầu tư, du lịch.
- Trung tâm thương mại hạng 3:
+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2
trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm
thương mại.
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng
vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các
yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện
cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh
doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí
các cửa hàng bán buôn,
bán lẻ hàng
hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống,
vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội
nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực
dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo loại hình kinh tế.
- Phân theo tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Phân theo hạng siêu thị, trung tâm
thương mại.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu
- Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chương trình điều tra thống kê quốc
gia.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số siêu thị và trung
tâm thương mại chia theo nội dung quy định tại Cột B.
- Cột 2: Ghi tổng số siêu thị của tất
cả các khu vực kinh tế và chia theo
loại hạng siêu thị.
- Cột 3 đến Cột 5: Lần lượt ghi số
siêu thị chia theo các khu vực kinh tế.
- Cột 6, Cột 7: Ghi số siêu thị chia
theo loại siêu thị kinh doanh tổng hợp và siêu thị chuyên doanh.
- Cột 8: Ghi tổng số trung tâm thương
mại của tất cả các khu vực kinh tế và chia theo loại hạng trung tâm thương mại.
- Cột 9 đến Cột 11: Lần lượt
ghi số trung tâm
thương mại chia theo các khu vực kinh tế.
X. BIỂU 12/SCT-BCT.
BÁO CÁO SỐ THƯƠNG NHÂN CÓ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số thương nhân có giao dịch thương mại
điện tử là toàn bộ số lượng thương
nhân tiến hành một phần hay toàn bộ quy trình của hoạt động giao dịch thương mại
thông qua các website thương mại điện tử hoặc qua các ứng dụng thương mại điện
tử trên thiết bị di động có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc
các mạng mở khác.
Thương nhân gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh.
- Website thương mại điện tử là trang
thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của
hoạt động mua, bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau
bán hàng. Có hai loại hình website thương mại điện tử: Website thương mại điện
tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
+ Website thương mại điện tử bán hàng
là website thương mại điện tử do các thương nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động
xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
+ Website cung cấp dịch vụ thương mại
điện tử là website
thương mại điện tử do thương nhân thiết lập để cung cấp môi trường cho các
thương nhân, tổ chức, cá
nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện
tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến, các loại website khác
do Bộ Công Thương quy định.
- Ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động
có nối mạng là ứng
dụng được cài đặt trên
thiết bị di động cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương
nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng
dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử (ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng khuyến mại trực tuyến
và ứng dụng đấu giá trực tuyến).
2. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo ngành kinh tế.
- Phân theo khu vực kinh tế.
- Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo 02 năm.
4. Nguồn số liệu
Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số các thương nhân
có giao dịch thương mại điện tử tại thời thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm
báo cáo tương ứng với nội dung của Cột B.
- Cột 2 đến Cột 5: Ghi số lượng các
thương nhân có giao dịch thương mại điện tử phân theo khu vực kinh tế nhà nước,
ngoài nhà nước, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thời thời điểm 31 tháng
12 năm trước năm báo cáo.
- Cột 6: Ghi số lượng các thương nhân
có giao dịch thương mại điện tử phân loại hình khác tại thời thời điểm 31 tháng 12 năm
trước năm báo cáo.
- Cột 7: Ghi tổng số các thương nhân
có giao dịch thương mại điện tử tại thời thời điểm 31 tháng 12 năm năm báo cáo
tương ứng với nội dung của Cột B.
- Cột 8 đến Cột 11: Ghi số lượng các
thương nhân có giao dịch thương mại điện tử phân theo khu vực kinh tế nhà nước,
ngoài nhà nước, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thời thời điểm 31 tháng
12 năm báo cáo.
- Cột 12: Ghi số lượng các thương nhân
có giao dịch thương mại điện tử phân loại hình khác tại thời điểm 31 tháng 12
năm báo cáo.
XI. BIỂU 13/SCT-BCT.
TỶ LỆ CỤM CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG ĐẠT
TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp
tính
Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là tỷ lệ
phần trăm (%) giữa số
lượng cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường so với tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động.
Công thức tính:
Tỷ lệ cụm
công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường (%)
|
=
|
Số lượng
cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường
|
x 100
|
Tổng số cụm công
nghiệp đang hoạt động
|
2. Phân tổ chủ yếu
Phân theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
4. Nguồn số liệu:
Phòng, Ban chức năng thuộc Sở Công
Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số cụm công nghiệp
đang hoạt động tính đến 31 tháng 12 năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi số lượng cụm
công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường tính đến 31 tháng 12
năm báo cáo.
- Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm cụm công
nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường./.