BỘ CÔNG
THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2021/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày
10 tháng 12 năm 2021
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2020/TT-BCT NGÀY
30 THÁNG 9 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
NGHIỆP VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Căn cứ Luật Xử
lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh
Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương;
Căn cứ Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường;
Nghị định số 78/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 10
năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường;
Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
Bộ trưởng Bộ Công
Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm
tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng
Quản lý thị trường.
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục
hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp
vụ của lực lượng Quản lý thị trường
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 như sau:
“2. Trực tiếp
hoặc giao cho công chức được giao quản lý sổ Nhật ký công tác của cơ
quan, đơn vị Quản lý thị trường ghi rõ số, ký hiệu, thời gian ban
hành quyết định kiểm tra; họ tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm
tra; họ tên, số hiệu công chức (nếu có) của thành viên
Đoàn kiểm tra; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc cơ sở sản xuất,
kinh doanh được kiểm tra; các nội dung kiểm tra và thời hạn kiểm
tra vào sổ Nhật ký công tác trước khi
thực hiện quyết định kiểm tra.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số
điểm, khoản của Điều 18 như
sau:
a) Sửa đổi điểm b khoản 2 như
sau:
“b) Trường hợp kết quả các nội
dung kiểm tra đều phát hiện vi phạm hành chính hoặc có nội dung
kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp quy định tại điểm
c khoản này thì sau khi Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm
tra, Trưởng Đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản nếu thuộc trường hợp xử
phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối
với tổ chức đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 13 của Thông tư này;”;
b) Sửa đổi điểm b
khoản 3 như sau:
“b) Trường hợp tổ chức, cá nhân được
kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra từ chối ký biên
bản kiểm tra thì biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện Ủy ban nhân dân
cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an cấp xã nơi tiến hành
kiểm tra hoặc của ít nhất 01 (một) người chứng kiến xác nhận
việc tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được
kiểm tra không ký vào biên bản kiểm tra và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.”.
3. Sửa đổi khoản
2 Điều 19 như sau:
“2. Trừ trường hợp Trưởng
Đoàn kiểm tra đồng thời là người ban hành quyết định kiểm tra,
trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm
kết thúc việc lập biên bản kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra phải báo cáo,
đề xuất xử lý kết quả kiểm tra bằng văn bản kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra đến người ban hành quyết định
kiểm tra để xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 18 của Thông tư này, việc báo cáo, đề xuất xử lý vụ việc vi
phạm hành chính phải được thực hiện ngay sau khi lập biên bản vi phạm hành
chính.”.
4. Sửa đổi đoạn
mở đầu khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Trừ trường hợp kiểm tra
theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 13 của Thông tư
này, ngay sau khi kết thúc việc thẩm tra,
xác minh, người ban hành quyết định kiểm tra phải kết luận vụ việc và xử lý như
sau:”
5. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở
đầu khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Đối với vụ việc đã lập biên bản
vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 hoặc đoạn 2
khoản 4 Điều 19 hoặc Điều 20 của Thông tư này nhưng không thuộc
thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường thì trong thời hạn 24 giờ kể từ
khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan Quản lý thị trường của
người đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ
việc phải:”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thủ tục trình vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý
thị trường
1. Trừ trường hợp quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Thông tư này, đối với vụ việc vượt
quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường đang thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, có văn bản trình hồ sơ
vụ việc vi phạm hành chính đến người đứng đầu cơ quan Quản lý thị
trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để
xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Trường hợp vụ việc vi phạm hành
chính vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người đứng đầu cơ quan
Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp thì ngay sau khi lập
biên bản vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến
cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp để trình Tổng cục trưởng trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ vụ việc
vi phạm hành chính và lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa bên chuyển giao và bên
nhận chuyển giao;
c) Tiếp tục bảo quản tang vật,
phương tiện bị tạm giữ (nếu có) khi
chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính, trừ trường hợp cơ quan Quản lý
thị trường cấp trên có yêu cầu khác.
2. Trong thời hạn quy định của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, người đứng đầu cơ
quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cấp phó
được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Xem xét, quyết định việc xử phạt
vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
b) Có văn bản yêu cầu cơ quan, công chức Quản lý thị trường cấp dưới tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi
phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chưa đủ căn cứ để ra quyết định xử phạt.
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành
chính phải được thể hiện bằng văn bản.”.
7. Sửa đổi, bổ
sung một số điểm, khoản của Điều 25
như sau:
a) Sửa đổi điểm b
khoản 2 Điều 25 như sau:
“b) Chuyển giao ngay hồ sơ vụ việc
sau khi lập biên bản vi phạm hành chính cho Cục cấp trên trực tiếp xem
xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trong trường hợp vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt quá thẩm quyền
xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Thời hạn trình và hồ sơ, tài
liệu vụ việc vi phạm hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử
phạt thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.”.
8. Sửa đổi, bổ
sung đoạn mở đầu khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Đề xuất khám theo quy định tại khoản 1 Điều này được thể hiện tại báo cáo
kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ hoặc báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường hoặc văn bản đề xuất
khám và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:”.
9. Sửa đổi điểm h khoản 2 Điều 30 như
sau:
“h) Dự kiến số lượng và thành
phần người tham gia thực hiện quyết định khám, bao gồm: công chức Quản lý thị trường được giao trách nhiệm tổ chức
điều hành việc khám; công chức Quản lý thị trường khác thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công, điều hành của người được giao trách nhiệm tổ chức điều hành việc
khám và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp (nếu
có);”.
10. Sửa đổi,
bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:
“2. Người được giao
trách nhiệm tổ chức điều hành việc khám, người ra quyết định khám và người đứng
đầu cơ quan Quản lý thị trường có liên quan thực hiện việc xử lý
kết quả khám, kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc khám; chuyển giao, tiếp nhận,
trình hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính; lập, chỉnh lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính và bảo mật
thông tin tương tự như hoạt động kiểm tra được quy định tại các Điều 19,
20, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Thông tư này.”.
11. Sửa đổi,
bổ sung khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Trưởng
Đoàn kiểm tra, công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng
biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính, tạm giữ người theo thủ tục hành chính, áp giải người vi phạm
khi có căn cứ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc đề xuất được
thể hiện bằng văn bản hoặc được ghi trong nội dung biên bản
kiểm tra, biên bản khám.”.
Điều 2. Bổ
sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, khoản của Thông tư số 27/2020/TT-BCT
ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung,
trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các
biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường
1. Bổ sung một số cụm từ tại
các điều, khoản, điểm sau:
a) Bổ sung cụm từ “hoặc giao quyền cho cấp phó
phân công” vào sau cụm từ “Phân công” tại điểm b khoản 2 Điều 9;
b) Bổ sung cụm từ “hoặc cấp phó được giao quyền”
vào trước cụm từ “phải xem xét, xử lý” tại đoạn mở đầu Điều 10;
c) Bổ sung cụm từ “hoặc cấp phó được giao quyền”
vào sau cụm từ “quyết định kiểm tra” tại khoản 1 Điều 11 và điểm
a khoản 3 Điều 36;
d) Bổ sung cụm từ “hoặc cấp phó được giao quyền”
vào sau cụm từ “người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường” tại khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều 35.
2. Thay thế cụm từ “3. Người
ban hành phương án kiểm tra chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện
phương án kiểm tra của Đoàn kiểm tra.” bằng cụm từ “4. Người ban hành phương án
kiểm tra chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phương án kiểm tra của
Đoàn kiểm tra.” tại Điều 12.
3. Bãi bỏ khoản 3
Điều 3.
Điều 3. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, cơ quan, công chức Quản lý thị trường
các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện
Thông tư này.
Điều 4. Điều
khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Lãnh đạo Bộ; đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
- Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, TCQLTT (10).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Diên
|