Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Số hiệu: 01/2024/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Lê Xuân Định
Ngày ban hành: 18/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Trình tự kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Ngày 18/01/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Trình tự kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Theo đó, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

+ Công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 1. QĐ/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 3. BB/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN . Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, Trưởng Đoàn kiểm tra.

Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là chính quyền cấp xã) hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

Trường hợp Đoàn kiểm tra có lấy mẫu hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

- Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập, đột xuất theo các bước sau đây:

+ Công bố Quyết định kiểm tra được người có thẩm quyền ban hành, xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 2. QĐ/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 4. BB/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN . Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, kiểm soát viên chất lượng.
 
Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

 Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì kiểm soát viên chất lượng phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;

+ Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ;

+ Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

- Trường hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan chủ trì kiểm tra xác định hoặc xác minh (tên, địa chỉ) người bán hàng trước khi kiểm tra. Trình tự kiểm tra thực hiện theo các khoản 1 và 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN .

Xem chi tiết tại Thông tư 01/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 03/3/2024.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2024/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nội dung, trình tự và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng và đối tượng kiểm tra

1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối tượng kiểm tra

a) Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.

b) Hàng hóa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa được vận chuyển, trưng bày, khuyến mại, tiếp thị và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử), trừ hàng hóa đang được vận chuyển từ cửa khẩu về kho lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu hoặc đang lưu giữ tại kho lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu, chờ kiểm tra thông quan.

2. Người chứng kiến là người được Đoàn kiểm tra mời để chứng kiến việc kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư này.

3. Lô hàng hóa

a) Đối với hàng hóa dạng rời, đơn chiếc: Lô hàng hóa là tập hợp một loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng kiểu loại, cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.

b) Đối với hàng hóa mà trong quá trình lưu giữ, bảo quản, bán hàng hóa có thể bị trộn lẫn làm thay đổi về chất lượng: Lô hàng hóa là tập hợp một loại hàng hóa được xác định về số lượng được lưu giữ, bảo quản, bán hàng hóa trong cùng một đơn vị lưu giữ, bảo quản hoặc một địa điểm lưu giữ, bảo quản.

4. Cơ quan kiểm tra ở Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cơ quan kiểm tra ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.

5. Các từ ngữ khác liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong Thông tư này áp dụng theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóaĐiều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật.

Điều 4. Căn cứ kiểm tra

1. Thông tin, cảnh báo về hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa.

3. Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4. Theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển đến.

5. Theo kế hoạch kiểm tra hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra:

Hằng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kết quả kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Đối với những cơ sở đã được phê duyệt trong kế hoạch hằng năm, căn cứ tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, trường hợp cơ quan kiểm tra không kiểm tra tại cơ sở thì gửi công văn đến cơ sở được kiểm tra yêu cầu báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến sản phẩm hàng hóa do cơ sở đang kinh doanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa thông qua các báo cáo của cơ sở được kiểm tra thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất theo quy định tại Thông tư này.

2. Kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Căn cứ kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Thông tư này.

Chương II

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ KIỂM TRA

Điều 6. Nội dung kiểm tra

1. Kiểm tra thông tin hàng hóa

a) Kiểm tra nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo mà quy định buộc phải có;

b) Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo quy định;

c) Kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định;

2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa

a) Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo;

b) Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá;

3. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu theo quy định tại Thông tư này.

4. Đối với hàng hóa kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, Đoàn kiểm tra tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của hàng hóa được kiểm tra.

Điều 7. Trình tự kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

a) Công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 1. QĐ/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 3. BB/ĐKT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, Trưởng Đoàn kiểm tra. Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là chính quyền cấp xã) hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

Trường hợp Đoàn kiểm tra có lấy mẫu hàng hóa thì thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

d) Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

đ) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập, đột xuất theo các bước sau đây:

a) Công bố Quyết định kiểm tra được người có thẩm quyền ban hành, xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu 2. QĐ/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 4. BB/KSV của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra có chữ ký của người bán hàng, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp người bán hàng không ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản.

Trường hợp biên bản không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì kiểm soát viên chất lượng phải ghi rõ lý do vào biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;

d) Xử lý, kiến nghị theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

đ) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra.

3. Trường hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan chủ trì kiểm tra xác định hoặc xác minh (tên, địa chỉ) người bán hàng trước khi kiểm tra.

Trình tự kiểm tra thực hiện theo các khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 8. Lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa

1. Lấy mẫu hàng hóa

Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng Đoàn kiểm tra xử lý như sau:

- Lấy mẫu hàng hóa và lập biên bản theo Mẫu 5. BBLM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu để dùng làm căn cứ xác định lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ trong trường hợp hàng hóa vi phạm về chất lượng.

- Cùng đại diện cơ sở được kiểm tra xác định số lượng của lô hàng hóa được lấy mẫu tại thời điểm nhập hàng gần nhất trước thời điểm lấy mẫu kiểm tra và tại thời điểm lấy mẫu kiểm tra.

Mẫu hàng hóa được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô hàng hóa được kiểm tra. Số lượng của mỗi đơn vị mẫu bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định. Một (01) đơn vị mẫu được Đoàn kiểm tra gửi đi thử nghiệm, cơ sở được kiểm tra có quyền không lưu hoặc lưu không quá ba (03) đơn vị mẫu dùng làm căn cứ đối chứng với đơn vị mẫu gửi thử nghiệm.

Trường hợp hàng hóa không đủ số lượng để lấy mẫu kiểm tra hoặc không xác định được lô hàng thì Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu khảo sát chất lượng hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

2. Trình tự lấy mẫu hàng hóa

a) Lập biên bản lấy mẫu hàng hóa theo Mẫu 5. BBLM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong theo Mẫu 8. TNPM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tem niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, người bán hàng.

Trường hợp người bán hàng không ký biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu thì biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc người bán hàng không ký vào biên bản, tem niêm phong; trường hợp biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lấy mẫu, tem niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu, Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

3. Thử nghiệm mẫu hàng hóa

Mẫu hàng hóa được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định pháp luật.

Trường hợp hàng hóa không có hướng dẫn riêng về thời gian gửi mẫu đi thử nghiệm, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu, Đoàn kiểm tra phải gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật để thử nghiệm.

Mẫu hàng hóa trước khi gửi đến tổ chức thử nghiệm phải được mã hóa và lập biên bản mã hóa theo Mẫu 6. BB/MHM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình vận chuyển, phải thực hiện các yêu cầu bảo đảm an toàn, nguyên trạng. Việc bàn giao mẫu với tổ chức thử nghiệm được lập biên bản giao nhận mẫu theo Mẫu 7. BB/GNM của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Kết quả thử nghiệm chất lượng hàng hóa tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định pháp luật là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp theo quy định.

4. Lưu mẫu và xử lý mẫu

Cơ sở được kiểm tra nếu lưu mẫu do Đoàn kiểm tra lấy mẫu bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về việc lưu mẫu và không làm ảnh hưởng đến tính chất ban đầu của mẫu lưu.

Sau khi đơn vị mẫu gửi đi thử nghiệm có kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả thử nghiệm cho cơ sở được kiểm tra theo Mẫu 10. TB/KQTN của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này để xử lý mẫu lưu.

- Đối với các mẫu đạt chất lượng và chưa hết hạn sử dụng, cơ sở được kiểm tra có thể tiếp tục bán hoặc sử dụng;

- Đối với các mẫu vi phạm về chất lượng, cơ sở được kiểm tra thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật;

- Đối với mẫu hết hạn sử dụng, cơ sở được kiểm tra tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

5. Chi phí lấy mẫu, chi phí thử nghiệm mẫu hàng hóa

Chi phí lấy đơn vị mẫu thử nghiệm và chi phí thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra không chi trả chi phí cho đơn vị mẫu lưu tại cơ sở được kiểm tra.

Điều 9. Lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ khảo sát chất lượng hàng hóa

1. Trường hợp cơ quan kiểm tra lấy mẫu hàng hóa để khảo sát theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa trên thị trường thì không cần có mẫu lưu.

2. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng nhưng không đủ số lượng để lấy mẫu kiểm tra hoặc không xác định được số lượng lô hàng thì Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu để khảo sát chất lượng hàng hóa. Việc Đoàn kiểm tra thay đổi mục đích lấy mẫu phải thể hiện rõ lý do tại Biên bản kiểm tra. Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu khảo sát không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa đó hoặc thông báo cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương tổ chức kiểm tra hoặc thanh tra cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật.

3. Chi phí lấy mẫu khảo sát do cơ quan kiểm tra chi trả.

Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa

1. Đối với các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa đến mức bị xử lý vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản kiểm tra và yêu cầu người bán hàng thực hiện hành động khắc phục. Khi khắc phục xong, người bán hàng báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra xác nhận bằng văn bản khi người bán hàng khắc phục đạt yêu cầu. Hết thời hạn báo cáo tại Biên bản kiểm tra, nếu người bán hàng không thực hiện hành động khắc phục thì cơ quan kiểm tra công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và hành vi vi phạm.

2. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hành chính, kiểm soát viên chất lượng, Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

a) Lập Biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).

Niêm phong hàng hóa và lập Biên bản niêm phong hàng hóa theo Mẫu biên bản số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, đồng thời yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa vi phạm.

b) Báo cáo cơ quan kiểm tra kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra trong vòng 02 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện vi phạm ra Thông báo tạm dừng lưu thông đối với hàng hóa vi phạm theo Mẫu 11. TB/TDLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Lập và hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính để người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật theo Mẫu quyết định số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Trường hợp vượt thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.

d) Đối với hàng hóa niêm phong, sau khi người bán hàng nộp phạt vi phạm hành chính, thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung và trả chi phí mua mẫu, chi phí thử nghiệm mẫu hàng hóa thì cơ quan kiểm tra mở niêm phong, lập biên bản mở niêm phong theo Mẫu biên bản số 27 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để người bán hàng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi khắc phục xong, người bán hàng báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra kèm theo bằng chứng khắc phục.

Căn cứ báo cáo và hồ sơ kèm theo của người bán hàng, nếu thấy hàng hóa đó đã được khắc phục đạt yêu cầu thì cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Trường hợp người bán hàng thực hiện tái chế hàng hóa theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì khi tái chế xong người bán hàng báo cáo bằng văn bản về cơ quan kiểm tra để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt.

Khi kết quả thử nghiệm lại phù hợp quy định pháp luật, cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo Mẫu 12. TB/TTLT của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Trường hợp người bán hàng thực hiện việc tự tiêu hủy hàng hóa vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan về việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

3. Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của lô hàng không phù hợp về chất lượng, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

4. Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu hàng hóa đó hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan kiểm tra tại cơ sở của người sản xuất, người nhập khẩu theo quy định pháp luật.

5. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản niêm phong, Thông báo tạm dừng lưu thông, các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, các tài liệu có liên quan do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp có xác nhận của tổ chức, cá nhân vi phạm và công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thông báo đến cơ quan kiểm tra biết kết quả xử phạt để theo dõi, tổng hợp.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm, báo cáo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm bảo đảm phù hợp với quy định về phối hợp kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng hiện hành.

2. Báo cáo kết quả kiểm tra

a) Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP. Nội dung báo cáo gồm: Đặc điểm tình hình lưu thông hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý; Kết quả kiểm tra theo Biểu mẫu số 15a/KTCL hoặc Biểu mẫu số 15b/KTCL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nhận xét đánh giá chung; Kiến nghị.

b) Cơ quan kiểm tra địa phương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm quản lý, gửi về cơ quan chủ quản và Sở Khoa học và Công nghệ. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

c) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Cơ quan kiểm tra ở Trung ương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm quản lý, gửi về Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

Điều 12. Trách nhiệm của người bán hàng

1. Người bán hàng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp người bán hàng có thực hiện hoạt động thương mại điện tử thì phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

2. Người bán hàng có trách nhiệm thực hiện lưu mẫu, xử lý mẫu theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2024.

2. Các Thông tư dưới đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN);

b) Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN).

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các vụ việc đang xử lý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và quyết định./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, PC, TĐC (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

PHỤ LỤC

CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT

Ký hiệu

Tên mẫu biểu

1

Mẫu 1. QĐ/ĐKT

Quyết định kiểm tra - Đoàn kiểm tra.

2

Mẫu 2. QĐ/KSV

Quyết định kiểm tra - Kiểm soát viên chất lượng.

3

Mẫu 3. BB/ĐKT

Biên bản kiểm tra - Đoàn kiểm tra.

4

Mẫu 4. BB/KSV

Biên bản kiểm tra - Kiểm soát viên chất lượng.

5

Mẫu 5. BBLM

Biên bản lấy mẫu.

6

Mẫu 6. BB/MHM

Biên bản mã hóa mẫu.

7

Mẫu 7. BB/GNM

Biên bản giao nhận mẫu.

8

Mẫu 8. TNPM

Tem niêm phong mẫu.

9

Mẫu 9. TNPHH

Tem niêm phong hàng hóa.

10

Mẫu 10. TB/KQTN

Thông báo kết quả thử nghiệm.

11

Mẫu 11. TB/TDLT

Thông báo tạm dừng lưu thông.

12

Mẫu 12. TB/TTLT

Thông báo về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.

Mẫu 1. QĐ/ĐKT

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-...

….., ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ………………………...(2)……..;

Căn cứ ………………………...(3)……..;

Theo đề nghị của………………………...(4)……..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, gồm các thành viên sau đây:

1. Họ tên và chức vụ:…………………………….Trưởng đoàn

2. Họ tên và chức vụ: …………………………….Thành viên

3. Họ tên và chức vụ: …………………………….Thành viên

Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại………………(5)…………….

- Nội dung kiểm tra:

- Đối tượng kiểm tra:

- Chế độ kiểm tra:

- Thời gian kiểm tra: từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (…..đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_________________________

(1) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra quyết định;

(2) Nếu là kiểm tra theo kế hoạch: Ghi tên văn bản kế hoạch kiểm tra được phê duyệt; Nếu là kiểm tra đột xuất: Ghi căn cứ kiểm tra đột xuất phù hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này.

(3) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định;

(4) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tham mưu đề xuất việc kiểm tra;

(5) Tên địa bàn kiểm tra.

Mẫu 2. QĐ/KSV

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-...

….., ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số … tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ………………(2)……………;

Theo đề nghị của ………………(3)……………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao Ông/Bà………………………, chức vụ………….là kiểm soát viên chất lượng, tiến hành kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại:

Tên cơ sở kiểm tra:……………………..;

Địa chỉ:………………………….

Điều 2. Ông/Bà……………. có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường với:

- Nội dung kiểm tra:

- Đối tượng kiểm tra:

- Chế độ kiểm tra:

- Thời gian kiểm tra từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ông/Bà…………, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (… đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_________________________

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;

(2) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định.

(3) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tham mưu đề xuất việc kiểm tra;

Mẫu 3. BB/ĐKT

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐOÀN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Số:………………………

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ...

Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thành lập theo Quyết định số… /QĐ-…… ngày… tháng … năm … của …….(1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … tại ………

Thành phần Đoàn kiểm tra gồm

1. …………… chức vụ: Trưởng đoàn

2. …………… chức vụ: Thành viên

3. ……………

Đại diện cơ sở được kiểm tra:

1. …………… chức vụ: ……………

2. ……………

Với sự tham gia của

1. …………… chức vụ: ……………

2. ……………

I. Nội dung, kết quả kiểm tra:

(Ghi theo các nội dung theo thực tế kiểm tra)

II. Nhận xét, đánh giá:

(Nhận xét, đánh giá về các nội dung theo thực tế kiểm tra tại thời điểm kiểm tra)

III. Các biện pháp xử lý, kiến nghị xử lý:

IV. Yêu cầu đối với cơ sở:

V. Ý kiến của đại diện cơ sở được kiểm tra:

Biên bản được lập thành …. bản có giá trị như nhau vào hồi ... giờ … ngày… tháng ... năm .... tại …………………………., đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản,….. bản lưu tại đoàn kiểm tra./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

_________________________

- (1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.

- Trường hợp Đoàn kiểm tra liên ngành số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra.

Mẫu 4. BB/KSV

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Số:…………….

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ..........

Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….., Tôi………….Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra tại: …………………………………………………

Đại diện cơ sở được kiểm tra:……………………………..

Người chứng kiến:…………………………………..

I. Nội dung, kết quả kiểm tra:

(Ghi theo các nội dung theo thực tế kiểm tra)

II. Nhận xét, đánh giá:

(Nhận xét, đánh giá về các nội dung theo thực tế kiểm tra tại thời điểm kiểm tra)

III. Các biện pháp xử lý, kiến nghị xử lý:

IV. Yêu cầu đối với cơ sở:

V. Ý kiến của đại diện cơ sở được kiểm tra được kiểm tra:

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi giờ … ngày … tháng … năm …. tại………………………………., đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản. Kiểm soát viên chất lượng lưu 01 bản./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

KIỂM SOÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 5. BBLM

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số.../.../BBLM-ĐKT

(Kèm theo Biên bản kiểm tra số: .....)

1. Tên cơ sở được lấy mẫu:…………………………………….

2. Địa chỉ cơ sở được lấy mẫu: …………………………………….

3. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)

…………………………………….…………………………………….

4. Người lấy mẫu: Họ tên, chức danh, đơn vị)

…………………………………….…………………………………….

5. Phương pháp lấy mẫu: …………………………………….

STT

Tên mẫu, ký hiệu

Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn hoặc tên, địa chỉ cơ sở cung cấp

Đơn vị tính

(Khối lượng/số lượng)/ mẫu

Khối lượng/số lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu

Ngày sản xuất (nếu có)

Thời hạn lưu mẫu

Ghi chú

6. Tình trạng mẫu:

- Mẫu được chia thành không quá 04 đơn vị mẫu: 01 đơn vị mẫu để thử nghiệm. Cơ sở được kiểm tra lưu không quá 03 đơn vị, được lưu tại …. (Số lượng của mỗi đơn vị mẫu bảo đảm đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định).

- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở được lấy mẫu.

Biên bản được lập thành ......... bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua. Đại diện cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, …. bản lưu tại đoàn kiểm tra./.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)


ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 6. BB/MHM

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN MÃ HÓA MẪU

1. Họ tên người mã hóa mẫu: ……….…………………………………….

- Chức vụ: ……….…………………………………….

2. Họ tên người giám sát mã hóa mẫu: ……….…………………………………….

- Chức vụ: ……….…………………………………….

3. Ngày giờ mã hóa mẫu: Lúc …. giờ …. ngày …. tháng …. năm ….

4. Địa điểm mã hóa mẫu: ……….…………………………………

5. Tình trạng mẫu: ……….…………………………………

6. Lưu ý về mẫu (nếu có): ……….…………………………………

STT

Mã hóa

Tên mẫu

Nơi lấy mẫu

Tên địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn

Ghi chú

NGƯỜI GIÁM SÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI MÃ HÓA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 7. BB/GNM

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU

1. Bên giao: ……….…………………………………

- Họ tên CBCM/KSVCL: ……….…………………………………

- Chức vụ: ……….…………………………………

2. Bên nhận: ……….…………………………………

- Họ tên người nhận: ……….…………………………………

- Chức vụ: ……….…………………………………

3. Ngày giờ giao nhận mẫu: Lúc … giờ … ngày … tháng … năm …

4. Địa điểm giao nhận mẫu: …….…………………………………

5. Bảng thống kê mẫu:

STT

Tên mẫu, Mã hóa

Số lượng mẫu

Chỉ tiêu thử nghiệm

QCVN/TCVN/TCCS

6. Tình trạng mẫu: …….…………………………………

7. Lưu ý về mẫu (nếu có): …….…………………………………

BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 8. TNPM

TEM NIÊM PHONG MẪU

Số: .../TNPM

Kèm theo Biên bản lấy mẫu số ……... ngày …. tháng …. năm ….

Tên mẫu: …….…………………………………

Ký hiệu mẫu: …….…………………………………

Ngày lấy mẫu: …….…………………………………

NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra khi niêm phong mẫu.

Mẫu 9. TNPHH

TEM NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Số: …./TNPHH

Kèm theo Biên bản niêm phong hàng hóa số ……… ngày … tháng … năm …

Tên hàng hóa niêm phong:………………………………………………..

Lượng hàng hóa niêm phong: ……………………………………………..

Ngày niêm phong: ……………………………………………..

NGƯỜI NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra trước khi niêm phong hàng hóa.

Mẫu 10. TB/KQTN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-….

….., ngày … tháng … năm 20…

THÔNG BÁO

Kết quả thử nghiệm mẫu

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số … ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) … tại Quyết định số … ngày … tháng … năm …;

Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số … và kết quả thử nghiệm mẫu số …;

Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.

………….… (1) THÔNG BÁO

I. Kết quả thử nghiệm mẫu

STT

Tên mẫu, Ký hiệu

Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn

Thuộc lô hàng (Khối lượng, ngày sản xuất, số lô, nếu có)

Chỉ tiêu chất lượng

Kết luận về chất lượng mẫu………………………………………………

II. Yêu cầu đối với cơ sở được kiểm tra:

Nơi nhận:
- Cơ sở được kiểm tra (để thực hiện);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_________________________

(1) Cơ quan kiểm tra;

(2) Tên cơ sở được kiểm tra.

Mẫu 11.TB/TDLT

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-….

….., ngày … tháng … năm 20…

THÔNG BÁO

Đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số …./TT-BKHCN ngày …. tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1) ….…. tại Quyết định số….ngày …. tháng …. năm ….;

Căn cứ Biên bản kiểm tra số …. ngày …. tháng …. năm …. tại….;

Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số …. và kết quả thử nghiệm mẫu số….,

Theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.

... (1) THÔNG BÁO

1. Đề nghị tạm dừng việc …. (bán, lưu thông, sử dụng….) hàng hóa (Tên hàng - số lượng) từ ngày …. của: ….….….

- Tên tổ chức, cá nhân ….…. (2)

- Địa chỉ: ….….….….….

Lý do tạm dừng lưu thông (Ghi nội dung nhãn và/hoặc chỉ tiêu không đạt):

- Về nhãn hàng hóa: ….….….

- Về chất lượng: ….….….….

2. (2) có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn ….…. ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.

Nơi nhận:
- Người bán hàng (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_________________________

(1) Cơ quan kiểm tra;

(2) Tên tổ chức, cá nhân (CSKD) có hàng hóa tạm dừng lưu thông.

Mẫu 12. TB/TTLT

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TB-….

….., ngày … tháng … năm 20…

THÔNG BÁO

Về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;

Căn cứ Thông tư số … tháng … năm… của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số……;

Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với hàng hóa.......................... ………

..........(1) THÔNG BÁO

Tên hàng hóa …… số lượng ………… của:

- Tên tổ chức, cá nhân ………… (2)

- Địa chỉ: ……………………

Được tiếp tục lưu thông trên thị trường kể từ ngày ban hành thông báo này.

Nơi nhận:
- Người bán hàng (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (... đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_________________________

(1) Cơ quan kiểm tra;

(2) Tên tổ chức, cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 01/2024/TT-BKHCN

Hanoi, January 18, 2024

 

CIRCULAR

STATE INSPECTION OF QUALITY OF GOODS CIRCULATING ON MARKET

Pursuant to the Law on Products and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to Decree No. 28/2023/ND-CP dated June 2, 2023 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam elaborating on the Law on Product and Goods Quality; Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam elaborating on the Law on Product and Goods Quality;

Pursuant to Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 9, 2018 of the Government of Vietnam on amendments to and annulment of several regulations on conditions for investment and business in state management of the Ministry of Science and Technology of Vietnam and several regulations on professional inspection;

Pursuant to Decree No. 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government of Vietnam elaborating on the Law on Product and Goods Quality, and Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government of Vietnam elaborating on and guiding the implementation of the Law on Measurement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017 of the Government of Vietnam on fines for administrative violations in the field of standards, measurement, and quality of products and goods;

Pursuant to Decree No. 126/2021/ND-CP dated December 30, 2021 of the Government of Vietnam on amendments to Decrees on fines for administrative violations in industrial property; standards, measurement, and quality of products and foods; activities of science, technology, and transfer of technologies; atomic energy;

Pursuant to Decree No. 52/2013/ND-CP dated May 16, 2013 of the Government of Vietnam on E-Commerce; Decree No. 85/2021/ND-CP dated September 25, 2021 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 52/2013/ND-CP dated May 16, 2013 of the Government of Vietnam on E-Commerce;

Pursuant to Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government of Vietnam elaborating on several articles and implementation measures of the Law on Handling of Administrative Violations;

At the request of the General Director of the Directorate for Standards, Metrology and Quality and the Director of the Department of Legal Affairs;

The Minister of Science and Technology of Vietnam hereby promulgates a Circular on the state inspection of the quality of goods circulating on the market.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Regulated entities and inspected subjects

1. Regulated entities

This Circular applies to product and goods quality inspection authorities of ministries managing professions and fields, provinces, and agencies, organizations, and individuals engaging in activities concerning the quality of products and goods.

2. Inspected subjects

a) Goods circulating on the Vietnamese market.

b) National defense and security goods are not subject to inspection as prescribed by this Circular.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:

1. Goods circulating on the market are goods transported, displayed, discounted, marketed, and stored during the trading of goods (including e-commerce goods), excluding goods that are being transported from border checkpoints to goods warehouses of importers, stored at goods warehouses of importers, and pending for customs clearance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Goods batches

a) Regarding bulk goods and one-off goods: a batch of goods is the collection of a type of goods of the same model with a determined quantity and the same label contents produced or imported by an organization or individual at a location that is distributed and consumed on the market.

b) Regarding goods that may be mixed during the process of storing, preserving, and selling, leading to changes in quality: a batch of goods is the collection of a type of goods with a determined quantity, stored, preserved, and sold in the same storage or preservation unit or location.

4. Central inspection authorities are professional authorities of ministries managing professions and fields assigned to implement tasks of state management of the quality of products and goods; local inspection authorities are professional authorities of People's Committees of provinces and centrally affiliated cities assigned to implement tasks of state management of the quality of local products and goods.

5. Other terms related to the quality of products and goods and technical standards and regulations in this Circular shall be applied according to Article 3 of the Law on Product and Goods Quality and Article 3 of the Law on Technical Standards and Regulations.

Article 4. Inspection grounds

1. Information on and warnings about goods circulating on the market not conforming with the conditions prescribed in Article 38 of the Law on Product and Goods Quality.

2. Feedback in any form from domestic and foreign organizations and individuals regarding signs of violations against regulations on the quality of products and goods and goods labels.

3. Results of surveys or inspections of the quality of goods circulating on the market indicate that such goods have labels contrary to regulations or signs of quality not conforming with the applied disclosure standards or corresponding technical regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Annual inspection plans approved by competent authorities.

Article 5. Inspection forms

1. Inspections under annual plans approved by competent authorities

a) Development of an inspection plan:

Annually, the inspection authority shall, based on the management requirements and developments in the quality of goods and products, assess compliance with the law on product and goods quality and shall, based on the previous inspection results, the budget, and directive of the superior management authority, develop an inspection plan according to Clause 2 Article 47 of the Law on Product and Goods Quality.

b) Regarding facilities approved in the annual inspection plan, according to actual situations or requests from the management authority, if the inspection authority does not carry out the inspection at a specific facility subject to inspection, it shall send an official dispatch to such a facility to request for reports on compliance with laws concerning products and goods currently in business of the facility. If there are signs of violations of standards, measurement, quality, and goods labels through reports of the facility subject to inspection, the inspection authority shall conduct an irregular inspection according to this Circular.

2. Irregular inspections of the quality of goods circulating on the market

The grounds to carry out an irregular inspection of the quality of goods circulating on the market shall comply with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 4 of this Circular.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Inspection contents

1. Inspection of goods information

a) Inspection of goods labels and mandatory enclosed documents as per regulation;

b) Inspection of applied disclosure standards and conformity marks as per regulation;

c) Inspection of codes and bar codes and traceability of the origin of products and goods as per regulation;

2. Inspection of goods quality

a) Inspection of the compatibility of goods compared to technical regulations, applied disclosure standards, goods labels, and enclosed documents;

b) Inspection of other contents related to the quality of goods;

3. During the inspection, if goods have signs of not ensuring their quality, the Head of the Inspection Team shall decide to collect samples according to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Order of inspection of goods circulating on the market

1. An Inspection Team shall carry out an inspection according to the following steps:

a) Disclose an inspection decision before carrying out the inspection. The inspection decision shall be formulated following Form No. 1. QD/DKT of the Appendix enclosed herewith;

b) Inspect the contents prescribed in Article 6 of this Circular;

c) Formulate an inspection record following Form No. 3. BB/DKT of the Appendix enclosed herewith. The inspection record shall bear the signatures of the seller and the Head of the Inspection Team. If the seller does not sign the record, the record shall bear the signature of the representative of the authority of the commune, ward, or commune-level town (hereinafter referred to as “commune-level authority”) or the signature of at least one witness confirming that the seller does not sign the record.

If the record does not bear the signature of the representative of the commune-level authority or the witness, the Inspection Team shall specify the reason in the record and submit a written report to the inspection authority. The record shall still have legal value if it bears the signatures of the Head and members of the Inspection Team.

If the Inspection Team collects goods samples, comply with Article 8 of this Circular;

d) Handle and provide suggestions according to Article 10 of this Circular;

dd) Submit a report on the inspection results to the inspection authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Disclose an inspection decision promulgated by a competent person and present the quality inspector card before carrying out the inspection. The inspection decision shall be formulated following Form No. 2. QD/KSV of the Appendix enclosed herewith;

b) Inspect the contents prescribed in Article 6 of this Circular;

c) Formulate an inspection record following Form No. 4. BB/KSV of the Appendix enclosed herewith. The inspection record shall bear the signatures of the seller and the quality inspector. If the seller does not sign the record, the record shall bear the signature of the representative of the commune-level authority or the signature of at least one witness confirming that the seller does not sign the record.

If the record does not bear the signature of the representative of the commune-level authority or the witness, the quality inspector shall specify the reason in the record and submit a written report to the inspection authority. The record shall still have legal value if it bears the signature of the quality inspector;

d) Handle and provide suggestions according to Article 10 of this Circular;

dd) Submit a report on the inspection results to the inspection authority.

3. In case of an inspection of the quality of e-commerce goods, the authority taking charge of the inspection shall identify or confirm the name and address of the seller before carrying out the inspection.

The inspection order shall comply with Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 8. Goods sampling and handling of goods samples for testing for goods quality inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



During an inspection, if the related goods have signs of not ensuring their quality, the Head of the Inspection Team shall:

- Collect goods samples and formulate a record following Form No. 5. BBLM of the Appendix enclosed herewith;

- Request the seller to provide receipts, invoices, and documents related to the goods whose samples have been collected to use as the grounds to determine the consumed quantity of violating goods if such goods violate quality regulations.

- Determine the quantity of the goods batch together with the representative of the facility subject to the inspection at the latest goods import before and during the goods sampling.

Goods samples are collected randomly to represent the goods batch subject to the inspection. The quantity of sample units shall be sufficient to ensure the testing of inspection criteria according to the prescribed management requirements and testing methods. The Inspection Team shall send one sample unit for testing, and the facility subject to the inspection may choose to store or not store no more than three sample units used as the grounds for comparison with the sample unit sent for testing.

If the quantity of goods is insufficient for the goods sampling for inspection or the goods batch cannot be determined, the Inspection Team shall conduct a goods sampling for quality survey according to Clause 2 Article 9 of this Circular.

2. Order of goods sampling

a) Formulation of a goods sampling record following Form No. 5. BBLM of the Appendix enclosed herewith;

b) Collected goods samples shall be sealed following Form No. 8. TNPM of the Appendix enclosed herewith, and the seal stamp shall bear the signatures of the sampling person and the seller.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Goods sample testing

Goods samples shall be tested at a designated testing organization under laws.

If the goods do not have any separate instruction on the time to send the samples for testing, within 5 working days from the date of goods sampling, the Inspection Team shall send the goods samples to the designated testing organization under laws for testing.

Before being sent to the testing organization, goods samples shall be encrypted, and an encryption record shall be made following Form No. 6. BB/MHM of the Appendix enclosed herewith. During the transport, requirements for safety and integrity shall be complied with. The handover of goods samples to the testing organization shall be made into a record following Form No. 7. BB/GNM of the Appendix enclosed herewith.

The quality testing results of goods at the designated testing organization under laws shall be the legal grounds for the inspection authority to carry out further handling as per regulation.

4. Sample storage and handling

If the facility subject to the inspection stores the samples collected by the Inspection Team, it shall ensure conformity with current legislative documents on sample storage, not affecting the initial nature of the stored samples.

After testing results for the sample units sent for testing are available, the inspection authority shall notify the facility subject to the inspection of the testing results following Form No. 10. TB/KQTN of the Appendix enclosed herewith for stored sample handling.

- Regarding qualified and unexpired goods samples, the facility subject to the inspection may continue to sell or use such goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regarding expired goods samples, the facility subject to the inspection shall destroy such goods according to laws.

5. Goods sampling and sample testing costs

Sampling and sample testing costs shall comply with Article 41 of the Law on Product and Goods Quality and Joint Circular No. 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN dated March 3, 2010 of the Minister of Finance of Vietnam and the Minister of Science and Technology of Vietnam. The Inspection Team and inspection authority shall not pay for any cost of storage of sample units at the facility subject to the inspection.

Article 9. Goods sampling and handling of goods samples for testing for goods quality surveys

1. If the inspection authority collects goods samples to survey and monitor the quality of goods on the market, stored samples are unnecessary.

2. During an inspection, if goods have signs of not ensuring the quality but are insufficient for sampling for inspection or the quantity of goods batches cannot be determined, the Inspection Team shall collect samples to survey the quality of goods. Reasons for changes to the sampling purpose shall be specified in the inspection record. If the testing results of survey samples are unconformable with the applied disclosure standards or corresponding technical regulations, the inspection authority shall carry out an inspection at the facility of the manufacturer or importer of the goods or send notifications to the authority managing the concerned profession or field or local authority for inspection of the mentioned facility according to laws.

3. Costs of goods sampling for surveys shall be paid by the inspection authority.

Article 10. Handling of goods quality inspection results

1. If violations of product and goods quality are not subject to fines, the Inspection Team shall specify them in the inspection record and request the seller to carry out remedial measures. After rectifying the violations, the seller shall submit a written report with enclosed rectification evidence to the inspection authority for written confirmation in case the seller meets the rectification requirements. After the reporting deadline prescribed in the inspection record, if the seller fails to carry out remedial measures, the inspection authority shall disclose the name and address of the sale location, goods name, and violations on mass media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Formulate an administrative violation record following Form No. 01 in the Appendix enclosed with Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government of Vietnam.

Seal the goods and formulate a goods-sealing record following Form No. 26 in the Appendix enclosed with Decree No. 118/2021/ND-CP while requesting the seller to suspend the sale of violating goods.

b) Submit a report to the inspection authority on the inspection results. The inspection authority shall suspend the circulation of violating goods following Form No. 11. TB/TDLT of the Appendix enclosed herewith within 2 working days after discovering violations.

c) Formulate and complete the documentation on the imposition of fines for administrative violations for the competent person to decide on such fines as prescribed by laws following Form No. 02 of the Appendix enclosed with Decree No. 118/2021/ND-CP. In case the violations exceed its jurisdiction, the inspection authority shall transfer the documentation and suggestion to a person or state authority competent to impose the fines.

d) Regarding sealed goods, after the seller has paid the fines, complied with additional sanction measures, and paid for the sample purchase costs and goods testing goods, the inspection authority shall open the seal and formulate an unsealing record following Form No. 27 of the Appendix enclosed with Decree No. 118/2021/ND-CP for the seller to carry out remedial measures according to the decision on the imposition of fines for administrative violations. After the rectification, the seller shall submit a written report with enclosed rectification evidence to the inspection authority.

The inspection authority shall, based on the report and the enclosed documentation of the seller, notify the seller that the goods may continue to be circulated on the market following Form No. 12. TB/TTLT of the Appendix enclosed herewith if it considers that the rectification is qualified.

dd) In case the seller recycles the goods according to the decision on the imposition of fines for administrative violations, the seller shall submit a written report to the inspection authority for it to carry out the goods sampling for re-testing of failed criteria after the goods have been recycled.

If the re-testing results conform with laws, the inspection authority shall notify the seller that the goods may continue to be circulated on the market following Form No. 12. TB/TTLT of the Appendix enclosed herewith.

e) In case of destroying violating goods according to the decision on the imposition of fines for administrative violations, the seller shall comply with the law on the destruction of violating goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. After detecting violations from goods circulating on the market, the inspection authority shall carry out an inspection at the facility of the manufacturer or importer of such goods or submit a report to a competent authority to request an inspection at such a facility according to laws.

5. The documentation on the imposition of fines for administrative procedures transferred to a person competent to impose such fines includes: inspection decision, inspection record, administrative violation record, goods-sealing record, circulation suspension notification, evidence proving the violations, relevant documents provided and confirmed by the violating organization or individual, and official dispatch of the inspection authority requesting the competent person or authority to impose the fines according to laws.

The competent person or state authority shall impose fines for administrative violations according to laws and notify the inspection authority of the sanction results for monitoring and summary.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 11. Responsibilities of inspection authorities and relevant authorities for developing annual inspection plans and reports on goods quality inspection results

1. Inspection plan development

Inspection authorities shall, based on Clause 1 Article 5 of this Circular, develop annual inspection plans in conformity with current regulations on inspection cooperation in the field of quality standards.

2. Inspection result reports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Local inspection authorities shall summarize reports on the situation and results of inspections of the quality of goods circulating on the market under their management and send them to their governing bodies and Departments of Science and Technology. Before December 20 every year, Departments of Science and Technology shall summarize inspection results of local inspection authorities for reports to People’s Committees of provinces or centrally affiliated cities and the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality).

c) Before December 20 every year, central inspection authorities shall summarize reports on the situation and results of inspections of the quality of goods circulating on the market under their management and send them to their governing ministries and the Ministry of Science and Technology of Vietnam (through the Directorate for Standards, Metrology and Quality).

Article 12. Responsibilities of sellers

1. Sellers shall comply with Article 16 of the Law on Product and Goods Quality. In case sellers engage in e-commerce operations, comply with Decree No. 52/2013/ND-CP dated May 16, 2013 of the Government of Vietnam and Decree No. 85/2021/ND-CP dated September 25, 2021 of the Government of Vietnam.

2. Sellers shall store and handle samples in compliance with Clause 4 Article 8 of this Circular.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Entry into force

1. This Circular comes into force as of March 3, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology of Vietnam.

b) Circular No. 12/2017/TT-BKHCN dated September 28, 2017 of the Minister of Science and Technology of Vietnam.

Article 14. Transitional provision

1. Regarding cases that are being handled before the effective date of this Circular, comply with Circular No. 26/2012/TT-BKHCN and Circular No. 12/2017/TT-BKHCN.

2. If any legal document cited in this Circular is amended, supplemented, or replaced, comply with its new edition.

Article 15. Implementation responsibilities

1. Product and goods quality inspection authorities of ministries managing professions and fields, provinces, and agencies, organizations, and individuals engaging in activities concerning the quality of products and goods shall implement this Circular.

2. The General Director of the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall guide and organize the implementation of this Circular. Difficulties arising during the implementation of this Circular shall be promptly reported to the Directorate for Standards, Metrology and Quality for reports to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for considerations and decisions./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Xuan Dinh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ngày 18/01/2024 quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.564

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.188.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!