Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 10/07/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2001

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP CHỐNG BUÔN LẬU NGÀY 2 THÁNG 7 NĂM 2001

Ngày 2/7/2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Thủ trưởng các cơ quan: Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Cục Cảnh sát biển để bàn các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Sau khi nghe Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và Bộ Công an báo cáo và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:

1. Về đánh giá tình hình:

Năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001, các Bộ, ngành và các lực lượng chức năng tiếp tục đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại và đã đạt kết quả nhất định, góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước (tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 7,1%), tăng thu ngân sách, chỉ riêng việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước đã tăng thu ngân sách hơn 600 tỷ đồng, Tình hình 6 tháng đầu năm 2001 cho thấy buôn lậu vẫn tiếp diễn phức tạp; nơi nào thiếu tập trung chỉ đạo thì buôn lậu tăng lên. Nổi cộm ở phía bắc là các mặt hàng của Trung Quốc gây sức ép với hàng nội rất mạnh như vải, gạch men, xe đạp, điện tử, động cơ diesel; phía Tây và Tây Nam là mặt hàng đường, thuốc lá và mới xuất hiện hàng nông sản (trái cây, gạo...); nguy hiểm nhất và nổi lên ở nhiều địa bàn là tình trạng nhập lậu các chất gây nghiện. Có nguyên nhân khách quan là sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng doanh nghiệp từng sản phẩm chưa cao, trong khi hàng của các nước, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá quá rẻ. Bọn buôn lậu có nhiều thủ đoạn mới để đối phó, dán tem thì đối phó bằng cách tháo rời, quay vòng tem, tăng thuế thì hạ giá trên hợp đồng để giảm thuế. Do đó, để chống buôn lậu, có hiệu quả không chỉ bằng việc phát hiện, bắt giữ hàng lậu mà phải bằng cả cơ chế, chính sách về thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp tổng hợp khác.

2. Về nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới:

+ Bộ Tài chính rà soát lại và nâng thuế suất để bảo hộ sản xuất trong nước; sửa đổi quy định về chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ kèm theo hàng hoá khi lưu thông, ngăn chặn việc lợi dụng để hợp thức hoá hàng hoá lậu đưa vào các chợ lớn ở các tỉnh biên giới; có giải pháp chống việc lợi dụng hồ sơ bán hàng tịch thu; sửa đổi quy định chi cho việc mua tin (có thể quy định theo tỷ lệ % đối với trị giá hàng lậu bắt giữ), sửa đổi quy định việc sử dụng khoản tiền thu được từ bán hàng lậu theo hướng toàn bộ dùng để phục vụ cho công tác chống buôn lậu; tính toán kinh phí cho công tác đấu tranh chống hàng giả, trước mắt cấp kinh phí cho các lực lượng chức năng để tiêu huỷ các mặt hàng nhập lậu độc hại, không sử dụng được (như thuốc trừ sâu, hàng giả...) bị bắt giữ hàng tồn kho. Có biện pháp chặn ngay việc lợi dụng chính sách khấu trừ, hoàn thuế VAT đối với hàng nông sản hải sản để rút tiền từ ngân sách Nhà nước.

+ Bộ Thương mại và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tập trung làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu trong thị trường nội địa; phát hiện các vi phạm quy định việc dán tem, xử lý tịch thu những mặt hàng thuộc diện phải dán tem nhưng không có tem; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả; cùng Bộ Tài chính xử lý nhu cầu phương tiện ô tô UAZ cho các Chi cục Quản lý thị trường trong nước.

+ Lực lượng Công an phải tập trung đánh mạnh vào bọn đầu nậu, các đường dây buôn lậu lớn. Chú ý tập trung vào một số địa bàn, mặt hàng trọng điểm (như vải ở tuyến biên giới phía Bắc; vật liệu xây dựng, điện tử ở tuyến biển; thuốc lá, đường ở biên giới Tây Nam...).

+ Tổng cục Hải quan chỉ đạo tốt việc dán tem 17 mặt hàng nhập khẩu, Hải quan kiểm tra giám sát chặt chẽ, bảo đảm không để hàng ra khỏi cửa khẩu mà chưa được dán tem, không để thất thoát tem. Kiểm tra, phát hiện kịp thời việc gian lận thương mại qua giá, nhất là các mặt hàng được hoàn thuế VAT; phối hợp với Công an, Biên phòng để triệt phá các đường dây đầu nậu, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu qua đường hàng không.

+ Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng làm tốt 3 nội dung công tác chống buôn lậu đã đề ra.

+ Tổng cục thuế phối hợp với Cục Quản lý Thị trường, Tổng cục Cảnh sát nhân dân tìm giải pháp ngăn chặn việc lợi dụng hoá đơn đỏ hợp thức hoá hàng lậu. Chỉ đạo thí điểm ngay đối với mặt hàng vải tại 1 số chợ đầu mối.

+ Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với Hải quan, Công an để phát hiện, bắt giữ các đường dây buôn lậu, các tàu lớn vận chuyển hàng lậu.

3. Về việc chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng:

Giao Bộ trưởng Bộ Thương mại thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả. Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Trưởng ban để chủ trì việc phối hợp giữa các ngành trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả (như vai trò của Ban 853 trước đây) họp định kỳ 3 tháng với các ngành, 6 tháng trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, bàn giải pháp đấu tranh có hiệu quả. Thời gian tới, khi dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan thì công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại càng trở lên quyết liệt, càng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ngành, các địa phương. Phải xác định chống buôn lậu tốt không chỉ để tăng thu ngân sách mà mục tiêu chính là để bảo hộ sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.

Các Bộ, ngành chức năng, Thủ trưởng các đơn vị, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đặc biệt chú trọng việc chấn chỉnh, củng cố lực lượng trong ngành, địa phương; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết thực hiện./.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VP CHÍNH PHỦ
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 62/TB-VPCP ngày 10/07/2001 về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp chống buôn lậu ngày 02/07/2001 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.860

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.68.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!