Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 96/2017/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Ninh Thuận

Số hiệu: 96/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 28/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/2017/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 28 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Thực hiện Công văn số 1026/UBDT-CSDT ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 13/TTr-BDT ngày 26 tháng 9 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020 (kèm theo Đề án);

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Đề án đã được phê duyệt triển khai thực hiện các nội dung công việc đảm bảo tiến độ và đúng quy định Nhà nước hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2017.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng và ban hành Đề án

Trong những năm qua tỉnh Ninh Thuận đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như: chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và nhiều chương trình, chính sách dân tộc được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đã mang lại được một số kết quả quan trọng; góp phần làm thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố được niềm tin của nhân dân trong vùng dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh hàng năm vẫn còn ở mức cao; đặc biệt là tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà phần đông trong số đó là hộ nghèo dân tộc thiểu số, sống chủ yếu bằng nghề nông nên thu nhập bấp bênh; một số hộ không có đất ở, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, nhà ở tạm bợ, thiếu nước sinh hoạt.

Với điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, thu không đủ bù chi thì chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện với nhiều nội dung hỗ trợ phù hợp sẽ tạo điều kiện quan trọng giúp tỉnh Ninh Thuận giải quyết thực trạng khó khăn, bức xúc trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh hiện nay. Để đánh giá đúng nhu cầu và tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, nhịp nhàng, đúng theo quy định và mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương; tạo cơ hội giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo các xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh tiếp cận đầy đủ kịp thời các nội dung hỗ trợ của chính sách, có điều kiện để cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững thì cần thiết phải xây dựng và ban hành “Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020”.

II. Các văn bản pháp lý

1. Văn bản Trung ương:

- Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số;

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến 2020;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khoá XIII;

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với với chính sách sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

- Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

- Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

- Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Công văn số 2925/NHCS-TDNN ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020;

- Công văn số 1026/UBDT-CSDT ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg tỉnh Ninh Thuận.

2. Văn bản địa phương:

- Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ tỉnh khoá XIII về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 93/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 106/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành bảng giá các loại đất kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành bảng điều chỉnh giá các loại đất kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

III. Phạm vi xây dựng và triển khai thực hiện Đề án

Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020 được xây dựng và triển khai thực hiện trên phạm vi các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận theo danh sách được phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI; TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

I. Đặc điểm, tình hình vùng dân tộc thiểu số

1. Đặc điểm tình hình

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 335.832,57 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 285.105,86 ha (chiếm 84,89%); diện tích đất canh tác có 67.399,16 ha, diện tích đất canh tác không chủ động nước có 21.131,16 ha;

Toàn tỉnh có 06 huyện, 01 thành phố với 65 xã, phường, thị trấn; có 01 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; vùng dân tộc thiểu số và miền núi có 37 xã, trong đó 14 xã khu vực III, 22 xã khu vực II và 01 xã khu vực I; có 124 thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Dân số đồng bào dân tộc thiểu số có 34.616 hộ/161.010 khẩu (chiếm 23,74%), trong đó Dân tộc Chăm có 17.230 hộ/82.497 khẩu (chiếm 12,17%); dân tộc Raglai có 15.470 hộ/70.453 khẩu (chiếm 10,39%); dân tộc Hoa toàn tỉnh có 943 hộ/3.771 khẩu (chiếm 0,56%); các dân tộc thiểu số khác có 973 hộ/4.289 khẩu (chiếm 0,63%) dân số toàn tỉnh.

Hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh có 20.253 hộ (chiếm 12,54%); hộ cận nghèo có 16.649 hộ (chiếm 10,31%); hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có 11.139 hộ (chiếm 32,17%) và hộ cận nghèo có 5.371 hộ khẩu (chiếm 15,51%) so với hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Thực trạng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

a) Về phát triển kinh tế: phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc và miền núi chủ yếu tập trung vào nông nghiệp; tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế tiềm năng thế mạnh nhằm phát triển những cây, con phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Trong những năm qua hầu hết các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi mới; các hộ nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao năng lực ứng dụng vào sản xuất; một số vùng trọng điểm đều có mô hình sản xuất, nay đang tiếp tục nhân rộng như mô hình sản xuất[1] đã tác động làm thay đổi từ nhận thức và tập quán của đại bộ phận bà con dân tộc góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số xã đã có quy hoạch phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ; các doanh nghiệp, hợp tác xã tại địa phương cũng bắt đầu chú trọng để gắn kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc; xu hướng phát triển chăn nuôi gia súc tập trung theo trang trại, gia trại ngày càng gia tăng, việc nuôi cá nước ngọt, thâm canh lúa nước, bắp lai và trồng cây có giá trị như: cây nho, táo, cây mía, thuốc lá, cây mì, … đang từng bước mở rộng thay thế tập quán sản xuất tự cung tự cấp của đồng bào.

b) Về hạ tầng

Hạ tầng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư đến nay 100% số thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phủ kín điện lưới quốc gia, trên 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng điện thắp sáng; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 85%; cơ bản các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đường giao thông nông thôn đi lại thuận tiện; giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã được nhựa hoá, bê tông, cứng hoá và thông suốt bốn mùa trong năm; cơ sở trường học, trạm xá được đầu tư nâng cấp xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của người dân. Hệ thống thủy lợi tưới tiêu và các hồ chứa nước được quan tâm đầu tư và đưa vào sử dụng làm tăng thêm năng lực tưới chủ động nước diện tích đất sản xuất, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn và đời sống ngày càng nâng cao rõ nét; có 9/37 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 24,32%[2].

c) Về giáo dục: công tác giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc và miền núi đã có bước phát triển, cơ sở vật chất từng bước được quan tâm đầu tư; 100% xã đều có trường mầm non, tiểu học và THCS; các huyện miền núi đều có trường THPT; đến nay có 14 trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số được công nhận “trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được duy trì, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập mầm non trẻ em 5 tuổi năm 2016. Công tác dạy học tiếng dân tộc (tiếng Chăm) tiếp tục duy trì ở cấp tiểu học ở vùng dân tộc Chăm. Chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc nói chung và các trường DTNT, PTDTBT trong tỉnh có nhiều chuyến biến tích cực; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học, tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT tiếp tục được nâng lên. Chính sách cử tuyển và dự bị đại học đối với học sinh dân tộc vào các trường Đại học được quan tâm tuyển sinh theo các ngành, lĩnh vực đào tạo theo nhu cầu của từng địa phương, nhằm góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

d) Về văn hoá: bảo tồn được các lễ hội truyền thống của dân tộc như: Lễ hội Katê, Tết Ramưwan, Lễ Rija nưgar ...; đầu tư trùng tu, bảo tồn các tháp PôKlong Girai, Pôrômê, Hoà Lai, Đền Pônưgar. Năm 2016, Tháp Pôklong Girai và nhóm đền Tháp Hòa Lai đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm nên đạt được một số kết quả đáng kể. Tính đến nay có 122/124 thôn, khu phố phát động xây dựng thôn, khu phố văn hoá đạt 98,3%; có 80/124 thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố văn hoá đạt 64,5%; có 13 nhà văn hoá xã và 07 nhà văn hoá cấp thôn được xây dựng bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, số còn lại sử dụng trụ sở Ban quản lý thôn để sinh hoạt, hội họp, ... Phong trào văn hoá, thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ; hàng năm đều tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, miền núi.

đ) Về y tế: cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, đến nay có 28/37 Trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ làm việc (tính cả bác sỹ luân phiên về làm việc), đạt 75,7%; 21/37 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 56,8%; 37/37 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh và cán bộ dược; 100% thôn thuộc xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế thôn hoạt động; có 68/77 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí cô đỡ thôn bản; tất cả Trạm y tế đều triển khai khám chữa bệnh tại Trạm y tế; trên 85% phụ nữ có thai được quản lý; 70 % phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván sơ sinh, trên 95% số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ và trên 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 08 bệnh. Chính sách Bảo hiểm y tế cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng khó khăn đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan đang tồn tại trong đồng bao dân tộc thiểu số.

e) Về công tác cán bộ: công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức là người dân tộc được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm; đến nay số lượng công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là 2.904 người, chiếm 18,71% so với tổng số công chức, viên chức toàn tỉnh. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử, phê chuẩn theo từng cấp (tỉnh, huyện, xã) hiện nay là 516 người; cán bộ, công chức, viên chức tham gia cấp ủy đương nhiệm 159 người; cán bộ, công chức được bổ nhiệm 79 người; cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng ủy các cấp: cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên 2.033 người/15.332 người, chiếm tỷ lệ 13,26%; quy hoạch Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh: 07/71, chiếm tỷ lệ 9,86%. Cấp huyện, thành ủy; đảng ủy: Ban chấp hành: 44/431, chiếm tỷ lệ 10,21%; Ban Thường vụ: 13/177, chiếm tỷ lệ 7,34%. Cấp xã: Ban chấp hành: 152/782, chiếm tỷ lệ 19,44%; Ban Thường vụ: 44/245, chiếm tỷ lệ 17,96%.

II. Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2016

1. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

a) Kết quả thực hiện: nguồn vốn phân bổ cho chương trình, giai đoạn 2011

- 2016 là 271.438 triệu đồng; đã tập trung hỗ trợ đất sản xuất cho 476 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.594 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 2.855 hộ; đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung 44 công trình; duy tu bão dưỡng 05 công trình và mở rộng 16 tuyến ống nước sinh hoạt tập trung[3].

b) Hiệu quả đạt được:

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tác động đến các mặt kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội, phát huy được nội lực của người dân và toàn xã hội; làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc và miền núi của tỉnh, đời sống đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện;

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn luôn được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chương trình đã cơ bản giải quyết được hộ thiếu đất sản xuất, hộ thiếu nước sinh hoạt; mở rộng diện tích canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá cây trồng, vật nuôi; phát triển mạnh chăn nuôi góp phần giải quyết công ăn việc làm nâng cao thu nhập; trong thực hiện giải quyết hộ thiếu đất sản xuất một số địa phương chủ động sử dụng quỹ đất dự phòng hoặc các chính sách khác để hỗ trợ; đặc biệt một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không nhận sự hỗ trợ của chính sách.

- Các nội dung hỗ trợ được công khai, minh bạch dân chủ, có sự giám sát các ban ngành, đoàn thể địa phương.

c) Một số khó khăn:

- Định mức hỗ trợ thấp, đối tượng thực hiện là hộ nghèo nên không có khả năng bổ sung thêm vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi;

- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng chỉ muốn nhận vốn hỗ trợ, không muốn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung thêm; phần lớn lao động trong các hộ nghèo trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kiến thức làm ăn mới.

2. Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số:

a) Kết quả thực hiện: kinh phí Trung ương phân bổ cho Chương trình, giai đoạn 2008 - 2015 là 43.727 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư 17.600 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 26.127 triệu đồng); vốn địa phương và lồng ghép là 1.080 triệu đồng; đã thực hiện hoàn thành 05 dự án ĐCĐC (01 dự án tập trung và 04 dự án xen ghép), định canh, định cư cho 300 hộ/1.340 khẩu (trong đó: ĐCĐC xen ghép là 230 hộ/1.105 khẩu; ĐCĐC tập trung là 70 hộ/235 khẩu).

b) Đánh giá kết quả đạt được: chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng dân tộc và miền núi. Các dự án định canh định cư tập trung và hộ định canh định cư xen ghép hoàn thành góp phần tích cực, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế tình trạng du canh, du cư, bảo vệ tài nguyên rừng, quyền sử dụng đất đai và bảo vệ nguồn nước; từng bước tiếp cận với các dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Đời sống vật chất và tinh thần của các hộ định canh định cư từng bước được nâng cao.

c) Một số khó khăn:

- Các điểm định canh định cư xen ghép được lập từ những năm trước, đến thời điểm được phân bổ vốn các điểm định canh định cư xen ghép do các hộ dân đã ổn định dân cư hoặc đã hưởng các chính sách khác.

- Đối với dự án định canh, định cư tập trung: khi lập dự án chưa lường hết được những khó khăn vướng mắc, biến động về chi phí xây dựng, chí phí nhân công do đó số vốn được Trung ương hỗ trợ theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 còn thấp; mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ ĐCĐC (gồm: làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu, nước sinh hoạt) quá thấp, các hộ nghèo không có khả năng về vốn đầu tư thêm để làm nhà ở được hoàn chỉnh.

3. Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về chính sách cho vay vốn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

a) Tình hình triển khai: thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, vay vốn phát triển sản xuất; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện triển khai rà soát đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách, xây dựng kế hoạch tín dụng báo cáo Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương phân bổ vốn theo quy định.

b) Kết quả thực hiện: kết quả giải ngân lũy kế đến cuối năm 2016 số dư nợ là 30.602 triệu đồng/4.431 hộ vay.

c) Đánh giá kết quả đạt được: nguồn vốn đã giúp cho hộ dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.

d) Một số khó khăn hạn chế: định mức vay vốn thấp (08 triệu đồng/hộ) so với nhu cầu đầu tư cho phát triển sản xuất; nhiều hộ nghèo mới thoát nghèo nên không đủ điều kiện vay vốn.

III. Đánh giá chung

1. Những mặt đạt được

- Trong những năm qua thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ và trách nhiệm của các sở, ban, ngành và địa phương; sự hưởng ứng nhiệt tình và tham gia tích cực về mọi mặt của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đến nay kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát triển; các chính sách đầu tư đã có tác động rất lớn đến các mặt kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội, phát huy được sự sáng tạo của người dân và toàn xã hội, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc và miền núi của tỉnh, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện;

- Hệ thống hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dần hoàn thiện, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm như: y tế, giáo dục, hệ thống các kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các công trình phục vụ dân sinh tạo ra được những bước chuyển biến tiến bộ của đời sống kinh tế - xã hội.

- Các chương trình, chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm phối hợp tốt; hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và nội lực của đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy; kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3 - 4%; riêng huyện Bác Ái bình quân giảm 8%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bào dân tộc đạt bình quân 10%/năm; đã có 9/37 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giữ vững ổn định.

2. Một số khó khăn hạn chế

- Về cơ bản kinh tế vùng đồng bào dân tộc miền núi có chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn còn chậm, khoảng cách chênh lệch còn lớn so với vùng đồng bằng, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế khu vực và đầu tư của Nhà nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; mặt bằng dân trí còn thấp;

- Nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn vùng dân tộc miền núi còn thấp và chủ yếu dựa vào ngân sách của Trung ương, nên chưa đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, giao thông và sinh hoạt của người dân, chưa có cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

* Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

- Nguyên nhân khách quan: địa bàn vùng dân tộc và miền núi có diện tích tự nhiên rộng, có địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, hạn hán; đất canh tác chủ yếu là đất đồi núi và một phần đất bằng đã bị thoái hoá, nghèo dinh dưỡng; thời tiết khắc nghiệt; dân cư sinh sống phân tán chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa và xa trung tâm thành phố;

+ Kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc, miền núi có xuất phát điểm thấp, đặc biệt là về kinh tế, trình độ sản xuất thấp, kém hiệu quả, chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

- Nguyên nhân chủ quản:

+ Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện các chương trình dự án, chính sách dân tộc của một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, thiếu cụ thể, chưa sâu sát, còn lúng túng;

+ Công tác tuyên truyền một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục; chưa quán triệt sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đến với đồng bào dân tộc thiểu số, chưa phát huy được nội lực của người dân;

- Định mức vốn của các chương trình, chính sách chưa đủ lớn để làm động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát: tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh mỗi năm bình quân từ 5 - 6%;

- Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

3. Đối tượng áp dụng

a) Đối tượng áp dụng: hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Ninh Thuận năm 2016; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung của địa phương; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Riêng các hộ đã được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, thì không được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất và vay vốn ưu đãi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg.

b) Đối tượng áp dụng chính sách tín dụng, ưu đãi: đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung của địa phương quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

II. Nguyên tắc thực hiện

1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích.

2. Giao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

3. Bố trí vốn theo các quy định của chính sách và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

4. Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.

5. Ưu tiên thực hiện nguồn vốn trước cho những đối tượng nằm trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

III. Thực trạng và nhu cầu vốn thực hiện giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và phát triển sản xuất kinh doanh

1. Số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vay vốn tín dụng ưu đãi

- Kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vay vốn tín dụng ưu đãi theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có 9.223 lượt hộ nghèo có nhu cầu về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và hỗ trợ vốn vay tín dụng; cụ thể theo từng nội dung:

- Số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở: 895 hộ;

- Số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất: 92 hộ;

- Số hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề: 2.884 hộ;

- Số hộ có nhu cầu nước sinh hoạt phân tán: 1.790 hộ;

- Số hộ có nhu cầu vay vốn ưu đãi: 3.562 hộ.

2. Thực trạng và nhu cầu vốn thực hiện đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vay vốn tín dụng ưu đãi

2.1. Thực trạng hộ chưa có đất ở:

- Kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất ở của các huyện, thành phố đề nghị là 895 hộ, với diện tích 29,54 ha, trong đó:

+ Huyện Bác Ái: 376 hộ/13,09ha, gồm: xã Phước Bình 282 hộ/9,01 ha, xã Phước Thành 55 hộ/3,30 ha, xã Phước Tân: 39 hộ/0,78ha;

+ Huyện Ninh Sơn: 143 hộ/2,86 ha, gồm: xã Quảng Sơn 13 hộ /0,26 ha, xã Nhơn Sơn: 19 hộ/0,38 ha, xã Hòa Sơn: 111 hộ/2,22 ha;

+ Huyện Thuận Bắc: 255 hộ/7,65 ha, gồm: xã Bắc Sơn:14 hộ/0,42 ha, xã Lợi Hải 66 hộ/1,98 ha, xã Phước Kháng 89 hộ/2,67 ha, xã Phước Chiến 86 hộ/2,58 ha;

+ Huyện Ninh Phước: 12 hộ/0,12 ha (xã Phước Sơn);

+ Huyện Thuận Nam: 107 hộ/5,78 ha, gồm: xã Phước Ninh 11 hộ/0,22 ha, xã Phước Minh 5 hộ/0,1ha, Phước Hà 91 hộ/5,46 ha.

+ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 02 hộ/0,04 ha (xã Thành Hải);

- Nhu cầu vốn hỗ trợ đất ở:

+ Mức hỗ trợ kinh phí: áp dụng mức giá hỗ trợ theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, về việc ban hành điều chỉnh giá các loại đất kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

+ Tổng nhu cầu vốn ngân sách địa phương giải quyết hỗ trợ đất ở 20.484,6 triệu đồng.

Biểu 1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư hỗ trợ cấp đất ở

Hạng mục

Số hộ được hỗ trợ (hộ)

Diện tích hỗ trợ (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư (Tr.đồng)

Tổng số

895

29,54

20.484,6

1. Huyện Bác Ái

376

13,091

7.386,6

2. Huyện Ninh Sơn

143

2,86

3.656

3. Huyện Thuận Bắc

255

765

5.516

4. Huyện Ninh Phước

12

0,12

240

5. Huyện Thuận Nam

107

5,78

3.574

6. Thành phố Phan Rang - TC

2

0,04

112

2.2. Thực trạng hộ chưa có đất sản xuất và nhu cầu vốn hỗ trợ giải quyết hỗ trợ đất sản xuất:

2.2.1. Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

2.2.1.1. Thực trạng hộ chưa có đất sản xuất

Các hộ thiếu đất sản xuất bao gồm: các hộ hiện tại không có đất sản xuất hoặc đã có nhưng không đủ để phát triển sản xuất. Chưa đủ theo 3 định mức sau: đất trồng cây lúa nước 01 vụ ít nhất có 0,25 ha hoặc đất trồng cây lúa nước 02 vụ ít nhất có 0,15 ha hoặc đất trồng cây hàng năm có ít nhất 0,5 ha.

Kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất sản xuất của các huyện đề nghị là 92 hộ, với diện tích 29,85 ha; phân theo từng địa phương như sau:

- Huyện Bác Ái: 4 hộ/2 ha (xã Phước Trung)

- Huyện Ninh Sơn: 43 hộ/21,5 ha (xã Lương Sơn).

- Huyện Thuận Nam: 45 hộ/6,35 ha, trong đó xã Phước Nam 19 hộ/2,85ha, xã Phước Ninh 22 hộ/3,3 ha, Phước Minh: 4 hộ/0,2 ha.

2.2.1.2: Nhu cầu vốn giải quyết đất sản xuất

- Mức hỗ trợ kinh phí: ngân sách Trung ương hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ, hộ gia đình vay tín dụng với định mức vay: không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ (trường hợp các đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện vay vốn nhưng đang có dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì có thể được vay vốn chương trình này nhưng tổng dư nợ 02 chương trình sau khi vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ); thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (áp dụng định mức cho vay hộ nghèo tối đa hiện tại 50 triệu đồng/hộ).

- Tổng nhu cầu vốn thực hiện cho đối tượng thực hiện hỗ trợ đất sản xuất là 5.980 triệu đồng trong đó:

+ Vốn ngân sách: 4.600 triệu đồng

+ Vốn vay từ NHCSXH: 1.380 triệu đồng

Biểu 2: Tổng hợp nhu cầu vốn giải quyết đất sản xuất

Địa phương

Hộ

Diện tích (ha)

Tổng nhu cầu vốn đầu tư (Tr.đ)

Trong đó

Nguồn vốn Ngân sách (Tr.đ)

Vốn vay NHCSXH (Tr.đ)

Tổng cộng

92

29,85

5.980

1.380

4.600

Huyện Bác Ái

4

2

260

60

200

Huyện Ninh Sơn

43

21,5

2.795

645

2.150

Huyện Thuận Nam

45

6,35

2.925

675

2.250

2.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:

- Qua rà soát có 2.884 hộ thiếu đất sản xuất nhưng các địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ nên chuyển sang chuyển đổi nghề; kết quả theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện như sau:

+ Huyện Bác Ái có 448 hộ, trong đó xã Phước Bình 40 hộ, xã Phước Thành: 137 hộ, xã Phước Chính: 51 hộ, xã Phước Tiến 69 hộ, xã Phước Tân: 151 hộ.

+ Huyện Ninh Sơn có 748 hộ, trong đó: xã Nhơn Sơn 79 hộ, xã Hòa Sơn: 147 hộ, xã Ma Nới: 365 hộ, xã Mỹ Sơn: 157 hộ.

+ Huyện Thuận Bắc 937 hộ, trong đó: xã Bắc Sơn: 470 hộ, xã Lợi Hải: 118 hộ, xã Phước Kháng: 156 hộ, xã Phước Chiến: 193 hộ.

+ Huyện Ninh Phước: 483 hộ, trong đó: xã Phước Thuận 10 hộ, xã Phước Vinh: 14 hộ, xã Phước Hải: 72 hộ, xã An Hải: 44 hộ, xã Phước Thái: 138 hộ, xã Phước Hữu: 33 hộ, xã Phước Sơn: 34 hộ, xã Phước Hậu: 14 hộ, thị trấn Phước Dân: 124 hộ.

+ Huyện Thuận Nam: 184 hộ, trong đó: xã Phước Nam: 33 hộ, xã Phước Ninh: 01 hộ, xã Phước Hà: 150 hộ.

+ Huyện Ninh Hải: 84 hộ, trong đó: xã Xuân Hải: 49 hộ, xã Vĩnh Hải: 35 hộ.

- Nhu cầu vốn chuyển đổi nghề:

+ Mức hỗ trợ kinh phí: ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ; hộ gia đình vay tín dụng với định mức vay: không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ (trường hợp các đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện vay vốn nhưng đang có dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì có thể được vay vốn chương trình này nhưng tổng dư nợ 02 chương trình sau khi vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ); thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ ( áp dụng mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo hiện nay là 50 triệu đồng/hộ).

+ Tổng nhu cầu vốn thực hiện cho đối tượng thực hiện chuyển đổi nghề 158.620 triệu đồng, trong đó:

* Vốn ngân sách: 14.420 triệu đồng.

* Vốn vay từ NHCSXH: 144.200 triệu đồng.

Biểu 3: Tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề:

Địa phương

Hộ

Tổng vốn đầu tư (Tr.đ)

Trong đó

Nguồn vốn Ngân sách (Tr.đ)

Vốn vay NHCSXH (Tr.đ)

Tổng cộng

2.884

158.620

14.420

144.200

1. Huyện Bác Ái

448

24.640

2.240

22.400

2. Huyện Ninh Sơn

748

41.140

3.740

37.400

3. Huyện Thuận Bắc

937

51.535

4.685

46.850

4. Huyện Ninh Phước

483

26.565

2.415

24.150

5. Huyện Thuận Nam

184

10.120

920

9.200

6. Huyện Ninh Hải

84

4.620

420

4.200

2.3. Thực trạng hộ khó khăn nước sinh hoạt và nhu cầu vốn hỗ trợ

- Kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện là 1.790 hộ, phân theo từng huyện như sau:

+ Huyện Bác Ái: 678 hộ, trong đó: xã Phước Trung: 46 hộ, xã Phước Bình: 240 hộ, xã Phước Thành: 97 hộ, xã Phước Chính: 70 hộ, xã Phước Tiến: 60 hộ, xã Phước Thắng: 35 hộ, xã Phước Tân: 130 hộ.

+ Huyện Ninh Sơn: 554 hộ, trong đó: xã Quảng Sơn:13 hộ, xã Nhơn Sơn:23 hộ, Hòa Sơn:135 hộ, xã Lương Sơn: 02 hộ, xã Ma Nới:306 hộ, xã Mỹ Sơn:75 hộ.

+ Huyện Thuận Bắc: 257 hộ, trong đó: xã Bắc Sơn: 56 hộ, xã Lợi Hải: 73 hộ, xã Phước Kháng: 96 hộ, xã Phước Chiến: 32 hộ.

+ Huyện Ninh Phước: 105 hộ, trong đó: xã Phước Thuận: 10 hộ, xã Phước Vinh: 21 hộ, xã Phước Thái: 56 hộ, xã Phước Hậu: 18 hộ.

+ Huyện Thuận Nam: 169 hộ, trong đó: xã Phước Nam: 05 hộ, xã Phước Ninh: 9 hộ, xã Phước Minh: 5 hộ, xã Phước Hà: 150 hộ.

+ Huyện Ninh Hải: 27 hộ, trong đó xã Xuân Hải: 07 hộ, xã Vĩnh Hải: 20 hộ.

- Nhu cầu vốn hỗ trợ nước sinh hoạt

+ Định mức hỗ trợ nước sinh hoạt cho mỗi hộ thụ hưởng từ ngân sách Trung ương là 1,5 triệu đồng.

+ Tổng nhu cầu vốn thực hiện được tổng hợp vào Đề án là 2.685 triệu đồng.

Biểu 4: Tổng hợp nhu cầu vốn hỗ trợ nước sinh hoạt

Địa phương

Số hộ có nhu cầu
(hộ)

Nhu cầu vốn đầu tư
(Tr.đ)

Tổng cộng:

1.790

2.685

1. Huyện Bác Ái

678

1.017

2. Huyện Ninh Sơn

554

831

3. Huyện Thuận Bắc

257

385,5

4. Huyện Ninh Phước

105

157,5

5. Huyện Thuận Nam

169

253,5

6. Huyện Ninh Hải

27

40,5

2.4. Hộ thụ hưởng vốn vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh

- Kết quả rà soát đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh của các huyện đề nghị có 3.562 hộ; phân theo từng huyện như sau:

+ Huyện Bác Ái: 586 hộ, trong đó: xã Phước Trung: 55 hộ, xã Phước Bình: 80 hộ, xã Phước Thành: 72 hộ, xã Phước Chính: 42 hộ, xã Phước Tiến: 83 hộ, xã Phước Thắng: 85 hộ, xã Phước Tân: 70 hộ, xã Phước Hòa: 25 hộ, xã Phước Đại: 74 hộ.

+ Huyện Ninh Sơn: 654 hộ, trong đó: xã Quảng Sơn (thôn Lương Giang): 50 hộ, xã Nhơn Sơn (thôn Láng Ngựa): 40 hộ, xã Hòa Sơn: 20 hộ, xã Lương Sơn (thôn Trà Giang 2): 50 hộ, xã Ma Nới: 274 hộ, xã Mỹ Sơn (thôn Mỹ Nghiệp, Nha Húi) 200 hộ, xã Lâm Sơn (thôn Gòn 2): 20 hộ.

+ Huyện Thuận Bắc: 1.750 hộ, trong đó: xã Bắc Sơn (thôn Xóm Bằng, Xóm Bằng 2): 452 hộ, xã Lợi Hải (thôn Ấn Đạt, thôn Kiền Kiền 2): 445 hộ, xã Phước Kháng: 221 hộ, xã Phước chiến: 361 hộ, xã Công Hải (thôn Xóm Đèn, Kà Rôm, Suối Vang, Ba Hồ): 271 hộ;

+ Huyện Ninh Phước: 162 hộ, trong đó: xã Phước Vinh (thôn Liên Sơn II): 112 hộ, xã Phước Thái (thôn Tà Dương): 32 hộ, thị trấn Phước Dân (khu phố 6): 18 hộ.

+ Huyện Thuận Nam: 340 hộ (xã Phước Hà);

+ Huyện Ninh Hải: 70 hộ (thôn Cầu Gãy, Đá Hang, xã Vĩnh Hải).

- Nhu cầu vốn vay tín dụng ưu đãi:

+ Định mức vay: không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ (trường hợp các đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện vay vốn nhưng đang có dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì có thể được vay vốn chương trình này nhưng tổng dư nợ 02 chương trình sau khi vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ); thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (áp dụng định mức cho vay hộ nghèo tối đa hiện tại 50 triệu đồng/hộ).

+ Tổng nhu cầu vốn vay tín dụng ưu đãi 178.100 triệu đồng

Biểu 5. Tổng hợp nhu cầu vốn vay tín dụng ưu đãi

Địa phương

Số hộ có nhu cầu
(hộ)

Nhu cầu vốn đầu tư
(Tr.đ)

Tổng cộng:

 

 

1. Huyện Bác Ái

586

29.300

2. Huyện Ninh Sơn

654

32.700

3. Huyện Thuận Bắc

1.750

87.500

4. Huyện Ninh Phước

162

8.100

5. Huyện Thuận Nam

340

17.000

6. Huyện Ninh Hải

70

3.500

3. Tổng nhu cầu về vốn thực hiện Đề án

a) Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các chính sách theo Đề án là 365.869 triệu đồng.

Trong đó bao gồm:

- Vốn ngân sách Trung ương: 18.485 triệu đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 20.484 triệu đồng;

- Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội: 326.900 triệu đồng.

b) Phân kỳ nhu cầu vốn thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2020:

* Năm 2018 bằng 30% tổng vốn của giai đoạn: 109.760,7 triệu đồng

- Vốn ngân sách Trung ương: 5.545,5 triệu đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 6.145,2 triệu đồng;

- Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội: 98.070 triệu đồng.

* Năm 2019 bằng 40% tổng vốn của giai đoạn: 146.347,6 triệu đồng;

- Vốn ngân sách Trung ương: 7.394 triệu đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 8.193,6 triệu đồng;

- Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội: 130.760 triệu đồng.

* Năm 2020 bằng 30% tổng vốn của giai đoạn: 109.760,7 triệu đồng

- Vốn ngân sách Trung ương: 5.545,5 triệu đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 6.145,2 triệu đồng;

- Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội: 98.070 triệu đồng.

4. Giải pháp thực hiện

4.1. Giải pháp bố trí vốn thực hiện:

- Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn cho vay ưu đãi) bố trí thực hiện chính sách cần đảm bảo đầy đủ, kịp thời hàng năm theo phân kỳ đầu tư trong giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện các nội dung hỗ trợ của đề án được duyệt.

- Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép với các chương trình, chính sách khác có liên quan trên cùng địa bàn để huy động thêm nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách.

- Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, ưu tiên bố trí vốn thực hiện trước cho đối tượng thụ hưởng ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tranh thủ thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung hỗ trợ từ nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; vận động đóng góp trong thân nhân của các đối tượng thụ hưởng.

4.2. Giải pháp thực hiện các nội dung chính sách:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, của cả hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách liên quan của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; nhằm thay đổi căn bản về nhận thức, tập quán trong sản xuất, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.

c) Lồng ghép nội dung thực hiện hiện Đề án với nội dung thực hiện

Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020 để tăng hiệu quả của từng nội dung hỗ trợ của chính sách.

d) Giải pháp cụ thể đối với từng nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ về đất ở: trên cơ sở quy hoạch đất ở của từng địa phương và đánh giá tình hình, điều kiện thực tế quỹ đất ở, sẽ được thực hiện theo hình thức thu hồi đất và giao đất ở cho hộ dân. Đồng thời chính quyền địa phương chủ động thực hiện phương án lồng ghép đối tượng của Đề án hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và tranh thủ các nguồn vận động tài trợ khác để giúp các hộ thụ hưởng có điều kiện xây dựng nhà ở.

- Hỗ trợ về đất sản xuất: trên cơ sở đánh giá điều kiện thực tế của địa phương hiện nay không còn quỹ đất sản xuất sẽ được thực hiện theo hình thức giao hộ tự nhận chuyển nhượng đất; chính quyền địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ thụ hưởng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; mức hỗ trợ cho hộ và mức cho vay vốn ưu đãi theo số tiền giao dịch thực tế nhưng không vượt quá định mức quy định đối với từng nội dung hỗ trợ của hộ. Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hoá, cải tạo đất để có khả năng sản xuất được thì Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn các hộ trực tiếp khai hoang, phục hoá, cải tạo đất hoặc tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất sản xuất cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: chính quyền địa phương hướng dẫn hỗ trợ các hộ thụ hưởng lựa chọn ngành nghề để chuyển đổi phù hợp với nguyện vọng và điều kiện cụ thể của mỗi hộ, như: mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, ... để tạo thu nhập ổn định, lâu dài thay thế thu nhập từ đất sản xuất. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho người lao động thuộc đối tượng thụ hưởng của chính sách sau đào tạo nghề tìm được việc làm và có được nguồn thu nhập ổn định.

- Hỗ trợ nước sinh hoạt: kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình. Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.

- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh: các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng phương án vay vốn, hướng dẫn thủ tục hồ sơ liên quan; phê duyệt danh sách chi tiết hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg và cung cấp kịp thời cho Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để làm cơ sở cho vay vốn tín dụng ưu đãi.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến đúng với đối tượng thụ hưởng; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

e) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai và thực hiện Đề án.

5. Đánh giá hiệu quả của Đề án:

5.1. Hiệu quả kinh tế: thông qua việc thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác trong tỉnh. Tạo điều kiện cho vùng dân tộc thiểu số phát triển, tiến tới thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

5. 2. Hiệu quả xã hội: các nội dung hỗ trợ được xây dựng trong đề án đều rất thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. Giữ vững và tăng cường sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng; cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân; giảm sự chênh lệnh giữa các dân tộc. Củng cố, nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Trách nhiệm của Ban Dân tộc

a) Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án; hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đề án trên địa bàn;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn theo kết quả giảm nghèo hàng năm để điều chỉnh kế hoạch thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng theo quy định;

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các địa phương;

d) Hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung chính sách và kế hoạch triển khai của các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu, dự kiến vốn hàng năm của tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phân bổ vốn thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Phối hợp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt phân tán và vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo Đề án được duyệt.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch Đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện hỗ trợ đất ở theo quy định;

- Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng, bố trí tạo quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Chủ trì phối hợp Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; có cơ chế ưu tiên các đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù vào các mô hình sản xuất.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; căn cứ vào nhu cầu vốn của đề án được phê duyệt, xây dựng kế hoạch cho vay hằng năm và cả giai đoạn; định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp;

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn các địa phương trong công tác quy hoạch sử dụng đất; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ về quy trình, thủ tục và các nội dung liên quan giúp các địa phương thực hiện lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thụ hưởng về đất ở, đất sản xuất.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ưu tiên lựa chọn thực hiện và nhân rộng các mô hình giảm nghèo tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng chương trình xuất khẩu lao động, hỗ trợ về đào tạo nghề, tạo việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng thụ hưởng lựa chọn chuyển đổi nghề thay cho hỗ trợ đất sản xuất.

f) Sở Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các chương trình hộ nghèo về nhà ở.

g) Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các nội dung hỗ trợ của chính sách theo đề án được duyệt.

h) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện và giám sát việc thực hiện đề án; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện có hiệu quả đề án.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án tại địa phương;

b) Hằng năm gửi kế hoạch triển khai thực hiện để Ban Dân tộc tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;

c) Chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện (Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố) tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng, ban, ngành phối hợp với các tổ chức liên quan ở địa phương để triển khai thực hiện đề án theo kế hoạch của huyện, thành phố;

đ) Chỉ đạo việc lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách đặc thù với các chương trình, dự án, các chính sách khác trên địa bàn;

e) Chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ thụ hưởng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất theo quy định.

f) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

g) Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện đề án về Ban Dân tộc tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã (thị trấn)

a) Trực tiếp tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách cho đối tượng thụ hưởng trên địa bàn đúng quy trình, thủ tục và định mức theo quy định.

b) Công khai danh sách hộ thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của chính sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở bình xét của các thôn, khu phố.

c) Kịp thời phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp báo cáo Ban Dân tộc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết.

Phần thứ năm

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Đề án thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận đoạn 2017 - 2020 được xây dựng đúng theo các nội dung quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 02/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc. Đối tượng thụ hưởng và nhu cầu thực hiện chính sách được rà soát, xác định tổng hợp vào Đề án đảm bảo đầy đủ, chính xác theo đúng phạm vi, trình tự, thủ tục, các tiêu chí đánh giá, định mức quy định và điều kiện thực tế của địa phương. Hình thức hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng từng nội dung của chính sách được xác định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi và điều kiện cụ thể của số đối tượng được lựa chọn. Nhu cầu vốn thực hiện Đề án được phân kỳ hàng năm trong giai đoạn 2018- 2020 không tạo áp lực lớn đối với ngân sách Nhà nước.

2. Kiến nghị:

Xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (Quyết định số: 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) với dân số 3.083 hộ/14.510 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 1.061 hộ/4.895 khẩu (chiếm 33,73%); hộ nghèo có 460 hộ/1.772 khẩu; là xã thuần nông kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp (trồng cây lúa nước); sống tập trung ở vùng hạ lưu sông Dinh, thường xuyên ảnh hưởng bị lũ lụt, mất mùa liên tiếp; đời sống một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ cho 72 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sản xuất được thụ hưởng chính sách chuyển đổi nghề theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.

(Kèm theo biểu số tổng hợp số liệu)

 

TỔNG HỢP HỘ HƯỞNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT, BỐ TRÍ SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

(Kèm theo Đề án theo Quyết định số 96/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên huyện, thành phố

Tổng số hộ hưởng các chính sách

Tổng vốn giai đoạn 2016-2020 (NSTW)

Tổng vốn vay

Đất ở

Đất sản xuất

Nước sinh hoạt

Bố trí sắp xếp ổn định dân cư

Ghi chú

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ từ NSTW

Hỗ trợ đất sản xuất

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Số hộ

Kết quả thực hiện

Tổng vốn đã thanh toán

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Vốn đầu tư

Vốn

SN

1

2

3=(6+9+13 +16+18)

4=(11+14+ 17+21)

5=(12+15)

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

1

Huyện Ninh Sơn

1.790

29.191

5.474

 

 

 

 

 

 

 

455

2.275

5.474

1.215

1.580

120

 

 

25.336

 

2

Huyện Thuận Bắc

1.956

14.701

8.879

 

 

 

233

37

1.995

3.734

751

3.755

5.145

902

1.173

70

 

 

7.778

 

3

Huyện Ninh Phước

881

2.880

5.841

 

 

 

26

3,9

 

 

478

2.390

5.841

377

490

 

 

 

 

 

4

Huyện Bác Ái

3.033

17.121

5.941

 

 

 

239

198,62

3.211

1.095

920

4.600

4.846

1705

2.217

169

 

 

7.093

 

5

Huyện Thuận Nam

643

2.461

1.902

50

3

1000

74

11,6

 

938

199

995

964

220

286

100

 

 

1.180

 

6

Huyện Ninh Hải

161

291

747

85

 

850

 

 

 

 

52

260

747

24

31

 

 

 

 

 

7

TP.Phan Rang-TC

5

61

60

 

 

 

4

0,6

60

60

 

0

 

1

1

 

 

 

 

 

 

Tổng số

8.469

66.706

28.844

135

3

1.850

576

252

5.266

5.827

2.855

14.275

23.017

4.444

5.777

459

0

0

41.387

 

 

TỔNG HỢP NHU CẦU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT, VÀ VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

(Kèm theo Đề án theo Quyết định số 96/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên huyện, thành phố

Tổng số hộ hưởng các chính sách

Tổng cộng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 (NSTW,N SĐP,VV)

Tổng vốn giai đoạn 2016-2020 (NSTW)

Tổng vốn vay

Đất ở

Đất sản xuất

Nước sinh hoạt

Vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ từ NSĐP

Hỗ trợ đất sản xuất

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Hộ

vốn vay

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

1

Huyện Bác Ái

2.092

62.603

3.317,0

51.900

376

13,09

7.386

4

2

60

200

448

2.240

22.400

678

1.017,0

586

29.300

2

Huyện Ninh Sơn

2.142

81.122

5.216,0

72.250

143

2,86

3.656

43

21,5

645

2.150

748

3.740

37.400

554

831,0

654

32.700

3

Huyện Thuận Bắc

3.199

144.937

5.070,5

134.350

255

7,65

5.516

 

 

 

0

937

4.685

46.850

257

385,5

1.750

87.500

4

Huyện Ninh Phước

762

35.063

2.572,5

32.250

12

0,12

240

0

0

0

0

483

2.415

24.150

105

157,5

162

8.100

5

Huyện Thuận Nam

845

33.873

1.848,5

28.450

107

5,78

3.574

45

6,35

675

2.250

184

920

9.200

169

253,5

340

17.000

6

Huyện Ninh Hải

181

8.161

460,5

7.700

0

0

 

0

0

0

0

84

420

4.200

27

40,5

70

3.500

7

TP.Phan Rang-TC

2

112

0,0

0

2

0,04

112

0

0

0

0

0

0

0

0

0,0

 

0

 

Tổng số

9.223

365.869

18.485,0

326.900

895

29,54

20.484

92

29,85

1.380

4.600

2.884

14.420

144.200

1.790

2.685,0

3.562

178.100

 



[1] mô hình <1 phải 5 giảm>; mô hình nuôi heo địa phương; mô hình trồng bắp lai và chăn nuôi bò…

[2] Phước Nam (TN); Phước Hậu, Phước Thái, Phước Vinh và Phước Thuận (NP); Nhơn Sơn (NS); Xuân Hải (NH); Công Hải (TB); Thành Hải (PR-TC)

[3] Quyết định 755: tổng kinh phí 250.438 triệu đồng (trong đó: vốn cấp 31.538 triệu đồng; vốn lồng ghép 218.900 triệu đồng); đầu tư nước sinh hoạt tập trung 31 công trình (vốn lồng ghép); du tu bão dưỡng nước sinh hoạt tập trung 02 công trình; mở rộng 16 tuyến ống nước sinh hoạt với tổng chiều dài 5.894,5 mét; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 4.444 hộ; hỗ trợ đất sản xuất 476 hộ/237,2 ha; hỗ trợ chuyển đổi nghề 2.855 hộ (có 2.798 hộ chuyển đổi nghề chăn nuôi; 57 hộ mua sắm máy móc nông cụ); Quyết định số 1592/QĐ-TTg: tổng kinh phí: 21.000 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất 90ha; đầu tư nước sinh hoạt tập trung 13 công trình; duy tu bão dưỡng 03 công trình/1.405 hộ/6.071 khẩu hưởng lợi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 96/2017/QĐ-UBND ngày 28/09/2017 về Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.844

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.91.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!