ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
63/2000/QĐ-UB
|
Bình Phước,
ngày 02 tháng 08 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ -
XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ luật tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.
Căn cứ chỉ thị số
32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng chính phủ về công tác quy hoạch tổng
thể KT-XH đến năm 2010.
Căn cứ công văn số :
8553/BKH/CLPT ngày 30/12/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý cho quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Bình Phước.
Căn cứ vào nghị quyết số:
103/2000/NQ-HĐ của HĐND Tỉnh Bình Phước tại kỳ họp thứ 2 – Khoá VI ngày
07/07/2000 về việc thông qua dự án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh Bình
Phước đến năm 2010.
Theo đề nghị của Giám độc Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Phước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội Tỉnh Bình Phước đến năm 2010 với những nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN:
1. Thực hiện chiến lược phát triển
con người một cách toàn diện. Đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực,
cán bộ quản lý, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề, đội ngũ doanh
nhân giỏi, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đảm bảo các điều kiện để hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
2. Tăng cường việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị,
công nghệ trong các đơn vị sản xuất công nghiệp. Áp dụng công nghệ sinh học -
các loại giống mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và sản lượng
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp với
điều kiện của Tỉnh Bình Phước.
4. Tập trung khai thác và phát huy
có hiệu quả những lợi thế của Tỉnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là cây công
nghiệp dài ngày, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
II. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
- Phấn đấu tăng GDP bình quân đầu
người đạt: 300USD vào năm 2005 và đạt khoảng 400 - 450USD vào năm 2010 (theo
giá thực tế).
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm đạt 9,5 - 10% từ nay đến năm 2005 vào đạt 10,6% giai đoạn 2006 – 2010.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
ngành công nghiệp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2001 –
2005 nhịp độ tăng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng là 25% và giai đoạn
2006 – 2010 là 19,7%. Tương ứng với cơ cấu kinh tế vào giai đoạn như sau:
· Năm 2005 là: Công nghiệp – xây dựng:
20%, Nông - lâm nghiệp: 54%, Dịch vụ: 26%.
· Năm 2010 là: Công nghiệp – xây dựng:
30%, Nông - lâm nghiệp: 43%, Dịch vụ: 27%.
- Tăng tỷ lệ huy động ngân sách từ
GDP: từ 10% năm 2000 lên 15% vào năm 2005 và khoảng 19 – 20% vào năm 2010.
- Tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội
bộ nền kinh tế từ 10,5% năm 1998 lên 12% vào năm 2005 và khoảng 15% vào năm
2010.
- thực hiện tốt các chương trình
quốc gia và của Tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân và đặc biệt về giáo dục – đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực,
mặt bằng dân trí và các chính sách xã hội khác.
III. NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
1. Về phát
triển ngành nông, lâm nghiệp:
Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ
cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi. Phấn đấu nâng tỷ trọng chăn nuôi trong kinh tế
nông nghiệp từ 12% năm 2000 lên 17% năm 2005 và 20% vào năm 2010. Phát triển mạnh
các dịch vụ nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ và trình độ sử dụng máy móc và công nghệ
mới trong các khâu sản xuất nông nghiệp. Hướng phát triển chủ yếu của ngành trồng
trọt là chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có khối lượng lớn và giá trị cao. Đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện
sinh thái và nhất là phục vụ tích cực cho chương trình xuất khẩu. Tiếp tục giữ
vững và phát huy thế mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà
phê, điều, tiêu và cây ăn trái. Phát triển mạnh chăn nuôi vừa tạo thêm việc làm
cho nông dân, nâng cao kinh tế nông thôn, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho
thị trường xã hội, nhất là đối với khu vực đô thị và công nghiệp chế biến thực
phẩm. Phát triển mạnh lâm sinh, trồng mới và bảo vệ vốn rừng. Tiếp tục thực hiện
tốt chương trình 5 triệu ha rừng của Chính Phủ nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc,
chặn đứng nạn phá rừng bừa bãi. Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho
phát triển lâu bền. Phấn đấu tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp thời kỳ từ nay
đến năm 2005 là 5,5% vào giai đoạn 2001 – 2010 là 5,9%.
2. Về phát triển
công nghiệp xây dựng
Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng
ngành công nghiệp – xây dưng giai đoạn từ nay đến năm 2010 là: 22,3%, trong đó
thời kỳ từ nay đến năm 2005 là: 25% và 2010 là 19,7%. Phát triển công nghiệp
trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm. Tập trung vào phát triển các ngành: công nghiệp chế biến
nông lâm sản và công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Tập
trung đầu tư thiết bị hiện đại cho các ngành có sản phẩm mũi nhọn mang lại hiệu
quả cao, thúc đẩy xuất khẩu. Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển
đô thị, bảo đảm giữ gìn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hóa, lịch sử
có giá trị.
3. Về phát triển
ngành thương mại - dịch vụ:
Phấn đấu phát triển các ngành dịch
vụ co nhịp độ tăng bình quan khoảng 11 – 12% năm suốt cả thời kỳ 2001 – 2010,
trong đó giai đoạn 2000 – 2005 khoảng 11%. Đa dạng hóa và phát triển tổng hợp
các ngành dịch vụ. Gắn việc phát triển thương mại các dịch vụ với sự phát triển
chung của các ngành kinh tế. Phát triển thương mại theo hướng: tích cực khai
thác tốt thị trường nội địa và tích cực tìm kiếm thị trường nước ngoài, xây dựng
các trung tâm thương mại tại Thị xã và các thị trấn. Xây dựng, phát triển 02
khu thương mại biên giới quốc gia nhằm phát triển mạnh quan hệ buôn bán xuất nhập
khẩu với các nước trong khu vực. nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng,
phong phú hoá các loại hình du lịch, đồng thời nâng cao trình độ về tổ chức và
chất lượng phục vụ, hình thành các tuyến du lịch vùng và liên vùng tạo ra một
môi trường du lịch thật sự mới mẻ và hấp dẫn. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy trì, giữ gìn truyền thống và bản
sắc văn hóa dân tộc.
4. Xây dựng và
phát triển kết cấu hạ tầng:
Tiếp tục xây dựng và cải tạo nâng
cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạng lưới giao thông về
cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và tiến hành quy hoạch xây dựng đường hàng
không. Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông nông thôn. Thực hiện tốt phương
châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm huy động sức dân để thực hiện nhựa hóa
giao thông nông thôn.
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
hệ thống cấp nước ở các đô thị, khu cụm nông nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ để
phát triển giếng gia đình phục vụ sinh hoạt của vùng nông thôn và phần còn lại
của khu vực đô thị. Đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sản xuất kinh doanh và sinh
hoạt dân cư.
Hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn
thông ngang tầm với các tỉnh khác trong vùng để vươn xa quan hệ giao dịch và
làm ăn với các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu thông tin
cho sản xuất và đời sống. Phấn đấu năm 2000 có 100% xã, thị trấn được trang bị
điện thoại. Nâng từ 2 máy/100 dân hiện nay lên 3 – 4 máy/ 100 dân vào năm 2005
và tối thiểu là 5 máy/ 100 dân vào 2010.
Đầu tư xây dựng một số công trình
điện như : xây dựng trạm 110 KV tại huyện Lộc Ninh, mở rộng thêm trạm 110KV tại
Đồng Xoài. Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối điện và mạng lưới phụ tải đến
các nông thôn, xã để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Triển khai
thêm các dạng năng lượng khác như: thuỷ điện nhỏ, sức gió … đảm bảo đến năm
2005, 65% hộ được sử dụng điện và năm 2010 có 80% hộ được sử dụng điện.
5. Về phát triển
lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Phát triển giáo dục – đào tạo,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài để thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tiến tới phổ cập trung học cơ sở ở các thị
trấn, thị xã vào năm 2005 và trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2010, phấn đấu chuẩn
hóa 100% đội ngũ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2005.
Thực hiện mục tiêu nâng cao một bước
về sức khoẻ cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
xuống còn dưới 20%, thanh toán bệnh phong vào năm 2001, thanh toán các rối loạn
thiếu lode vào năm 2005, tăng dần tuổi thọ nhân dân trong tỉnh. Đẩy mạnh phong
trào phòng chống dịch bệnh. Thực hiện đồng bộ các chương trình y tế, cộng đồng.
Giáo dục và cung cấp thông tin cho nhân dân nhất là đối với vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc ít người, có kiến thức, hiểu biết và ngăn ngừa các loại bệnh
truyền nhiễm, lây lan đặc biệt là HIV – AIDS. Phấn đấu nâng tỷ lệ 1,24 giường bệnh/1
vạn dân năm 1998 lên 15 – 16 giường bệnh/1vạn dân vào năm 2010, năm 2005 đảm bảo
100% trạm y tế xã có bác sĩ. Nâng tỷ lệ số bác sĩ/1 vạn dân từ 2,32 năm 1998
lên 5 bác sĩ/1 vạn dân vào năm 2005 và 8 – 10 bác sĩ/1 vạn dân vào năm 2010. Phấn
đấu đến năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 3,5% xoá 100% hộ đói, giảm hộ nghèo
xuống còn 6%; giảm mức sinh hoạt hàng năm 0,8%.
Phát triển và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa thể thao gắn với đời sống KT – XH của nhân dân trong tỉnh.
Nâng cao chất lượng hòa đồng và xã hội hóa văn hóa – TDTT trong quần chúng, giữa
các tầng lớp nhân dân, vùng nông thôn và đô thị, phục vụ nhiệm vụ chính trị về
thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng con người mới
XHCN. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, nâng dần mức
hưởng thụ về các loại hình hoạt động văn hoá - thông tin.
Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa
học và công nghệ mới trong sản xuất. Nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn Tỉnh.
Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ
và cải thiện môi trường. Lồng ghép công tác quản lý, bảo vệ và cải thiện môi
trường vào các dự án, các chương trình trong quá trình thực hiện quy hoạch.
IV. NHỮNG GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU:
1. Về vốn:
- Phấn đấu huy động ngân sách đạt
trung bình khoảng 12,0% GDP trong cả thời kỳ 2001 – 2010. Trong đó, giai đoạn
2001 – 2005 là: 10,7% và giai đoạn 2006 – 2010 là 12,9%. Phấn đấu huy động nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách đạt khoảng 20 – 25% tổng thu ngân sách.
- Tích cực khai thác vốn đầu tư từ
doanh nghiệp và trong dân để đáp ứng được khoang 32,5% tổng nhu cầu về đầu tư.
Trong đó, giai đoạn 2001 – 2005: 34,4% và giai đoạn 2006 – 2010 la 31,7% so với
tổng nhu cầu.
- Tiếp tục triển khai tốt các
chính sách khuyến khích nhằm huy động và thu hút các nguồn vốn khác nhau từ bên
ngoài bằng các con đường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước, gọi vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn.
2. Chính sách đầu tư:
Coi trọng việc sử dụng hợp lý nguồn
vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, hiệu quả của việc đầu tư và thứ tự chương trình dự
án ưu tiên đầu tư. Có chính sách ưu tiên đầu tư phù hợp với mục tiêu và bước đi
của từng giai đoạn. Kết hợp huy động sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả lớn nhất.
3. Giảm tăng dân số và đào tạo
nguồn nhân lực:
Chú trọng việc giảm tăng dân số nhằm
tăng thu nhập bình quân đầu người và nâng cao mức sống nhiều mặt của cộng đồng
dân cư. Nhanh chóng nâng cao trình độ nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ phát
triển KT – XH trong thời kỳ mới.
4. Chính sách khoa học công nghệ:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
cập các tri thức về khoa học - công nghệ trong nhân dân. Thực hiện các chương
trình bồi dưỡng khoa học – công nghệ cho các doanh nghiệp, các chương trình huấn
luyện ngắn hạn cho nông dân, công dân.
5. Mở rộng thị trường:
Xây dựng chính sách khuyến mãi,
khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở ưu đãi cụ thể về vốn, thuế và các điều kiện
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác thông tin về thị trường,
giá cả. Gắn việc sắp xếp, tổ chức quản lý và phát triển với người sản xuất, hình
thành hệ thống đại lý cung ứng vật tư, thu mua và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt
là đối với sản phẩm xuất khẩu.
Điều 2: Các Sở, Ban n gành và UBND các Huyện Thị có
trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình và dự án đề
ra, kiểm tra theo dõi thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ, đảm bảo sự thống
nhất giữa quy hoạch Tỉnh với quy hoạch ngành, quy hoạch Huyện – Thi, quy hoạch
vùng cả nước.
Điều 3: Các ông ( Bà) Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Thủ
trưởng các Sở, Ban ngành và Chủ tịch UBND các Huyện Thị chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này kể từ ngày ký.
|
TM.UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
NGUYỄN TẤN HƯNG
|