ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4967/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
08 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT RAU ĂN, CỦ QUẢ CÔNG NGHỆ
CAO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Cắn cứ Nghị qyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hàng Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày
29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp
ứng dụng CNC đến năm 2020;
Căn cứ đề án phát triển nông nghiệp áp dụng
công nghệ cao tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số: 3864/QĐ.UBND-NN ngày
31/8/2011;
Căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất rau an
toàn tỉnh Nghệ an đến năm 2015, có tính đến năm 2020 theo Quyết định số:
1145/QĐ.UBND.NN ngày 17/3/2010;
Căn cứ Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày
30/3/2011 của UBND tỉnh về việc phân vốn Quy hoạch năm 2011 “Quy hoạch sản xuất
rau ăn, củ quả công nghệ cao tỉnh Nghệ An”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại
Báo cáo thẩm định số 277/BC- SNN.KHTC ngày 08/10/2012, ý kiến của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 877/BC-SKHĐT ngày 20 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao tỉnh
Nghệ An, với các nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch
sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành:
Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
3. Quy mô quy hoạch: Tổng diện
tích tự nhiên: 36.890 ha; Diện tích quy hoạch rau ăn, củ quả công nghệ cao:
3.055 ha.
4. Nội dung quy hoạch
a) Mục tiêu chung của quy hoạch
Trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai
hiện có và “Quy hoạch rau an toàn đến năm 2020” của tỉnh, kết hợp sự phát triển
khoa học, công nghệ của thế giới và trong nước; quy trình sản xuất rau ăn, củ
quả an toàn (VietGap) nhằm chủ động sản xuất ra nhiều sản phẩm rau ăn, củ quả
theo quy trình công nghệ cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiến tới sản xuất
được sản phẩm rau an toàn sinh học phục vụ người tiêu dùng, góp phần hạn chế
tình trạng ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong và
ngoài tỉnh; qua đó hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015: Toàn tỉnh phát triển được từ 2 -
3 vùng sản xuất rau ăn, củ quả áp dụng quy trình công nghệ cao với diện tích thực
hiện khoảng 500 - 550 ha, sản lượng ước đạt khoảng 50.000 - 55.000 tấn, đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đến năm 2020: Phát triển sản xuất rau ăn, củ
quả công nghệ cao trên diện tích 3.055 ha, sản lượng ước đạt 306.000 tấn, trong
đó phấn đấu có trên 80% sản lượng đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
và trên 30% đạt tiêu chuẩn rau sinh học (rau hữu cơ).
c) Bố trí quy hoạch
- Quy hoạch đất sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ
cao:
Quy hoạch sản xuất rau ăn, củ quả theo quy trình
công nghệ cao có tính chất lâu dài, nhu cầu vốn đầu tư lớn, ưu tên các vùng đất
có điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất. Tổng diện tích quy hoạch rau ăn, củ
quả công nghệ cao đến năm 2020 toàn tỉnh là 3.055 ha, trong đó: trên đất rau
màu 2.805 ha, trên đất 1 lúa hiệu quả thấp 200 ha, được bố trí tại địa bàn các
huyện, thành, thị như sau:
TT
|
Tên huyện
|
DT quyhoạch
(ha)
|
Trên hiện trạng
đất sử dụng
|
Rau màu
|
1 lúa
|
|
Toàn tỉnh
|
3.055
|
2.855
|
200
|
1
|
Quỳnh Lưu
|
930
|
930
|
|
2
|
Diễn Châu
|
600
|
600
|
|
4
|
Nghi Lộc
|
110
|
110
|
|
5
|
T.X Cửa Lò
|
15
|
15
|
|
6
|
TP Vinh
|
370
|
210
|
160
|
7
|
Hưng Nguyên
|
50
|
50
|
|
8
|
Nam Đàn
|
300
|
300
|
|
9
|
Kỳ Sơn
|
250
|
250
|
|
10
|
Nghĩa Đàn
|
250
|
250
|
|
11
|
TX Thái Hoà
|
180
|
140
|
40
|
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ trồng rau ăn,
củ quả công nghệ cao:
+ Quy hoạch đường giao thông nội vùng
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng xứ đồng
để quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông nội đồng, nội vùng đồng bộ. Huy động
mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông
nội đồng, nội vùng đảm bảo thuận tiện cho vận chuyển vật tư, phân bón, máy móc
thiết bị vào sản xuất; thu hoạch và vận chuyển sản phẩm rau ăn, củ, quả sau khi
thu hoạch.
+ Thuỷ lợi tưới và tiêu nước:
Sử dụng nước sạch tưới cho rau bằng giếng khơi
hoặc giếng khoan. Những vùng có nước tự chảy chủ yếu dùng phương pháp tưới thấm.
Tuỳ từng điều kiện khác nhau mà có phương án phù hợp, nếu tưới theo hình thức
phun mưa cần xử lý qua hệ thống bể lọc. Đầu tư hệ thống tưới tự động đến tận ruộng,
từng thửa, có hệ thống đo ẩm độ trong vườn rau để điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu sinh lý cây trồng...
Làm mới và xây kiên cố kênh tiêu thoát nước mưa
chống ngập úng vào mùa lũ cho vườn rau chuyên canh.
+ Điện: Đầu tư điện đến tận ruộng để phục vụ bơm
nước tưới chống hạn và vừa thắp sáng cho rau về mùa đông đối với giống cần nhiều
ánh sáng để rau sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Nhà kính, nhà màng và nhà lưới: Đầu tư nhà
kính tại một số vùng có khả năng về vốn, ít chịu ảnh hưởng gió bão, diện tích
còn lại bố trí trồng trong nhà lưới hoặc nhà màng phủ ni lông vừa chống côn
trùng vừa giảm thiệt hại do thiên tai.
+ Nhà sơ chế sản phẩm và kho bảo quản: Tùy vào
điều kiện cụ thể của các vùng sản xuất để xây dựng các nhà sơ chế sản phẩm sau
thu hoạch. Diện tích mỗi nhà khoảng từ 40 - 50 m2, phải có bể nước sạch, vòi xả
nước và băng chuyền chế biến sản phẩm. Xây nhà kho bảo quản sản phẩm, có phòng
lạnh bảo quản trong thời gian chờ tiêu thụ.
d) Các giải pháp thực hiện
- Giải pháp về đất đai:
+ Sản xuất rau ăn, củ, quả công nghệ cao thực
hiên theo phương thức tiểu điền, doanh nghiệp, trang trại. Nhà nước áp dụng
chính sách cho thuê đất lâu dài đối với nhà đầu tư.
+ Diện tích quy hoạch đất sản xuất rau ăn, củ quả
công nghệ cao phải liền vùng với quy mô ít nhất cho một xứ đồng là 15 ha, đủ
cho đầu tư công nghệ cao có hiệu quả, vì vậy cần tiếp tục tiến hành thực hiện
tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, thuận tiện cho đầu tư phát triển sản xuất
theo công nghệ cao.
- Giải pháp khoa học - công nghệ: Nghiên cứu, tiếp
thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong nước và thế giới trong sản xuất,
thu hoạch, chế biến, bảo quản và lưu thông rau ăn, củ, quả phù hợp với điều kiện
sản xuất của từng vùng, từng địa phương, từng loại cây trồng với chi phí thấp,
giảm giá thành sản phẩm và thân thiện với môi trường. Trong đó:
+ Giống: Phát triển khoa học kỹ thuật và thí
nghiệm, thực nghiệm, sản xuất và nhập nội, tuyển chọn giống rau ăn, củ quả có
năng suất, có đặc điểm sinh trưởng, phát triển phù hợp với điều kiện sản xuất
và phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Chọn lựa một số giống cây có năng suất và chất
lượng cao phù hợp với điều kiện của từng địa phương: Lai ghép, nuôi cấy tạo giống
mới. Nhập giống mới có đặc tính ưu việt của các nước như Nhật bản, Trung Quốc,
Thái Lan,... và một số tỉnh khác phù hợp với điều kiện sản xuất tại Nghệ An.
Khảo nghiệm, tập hợp thành bộ giống cây tại Nghệ
An với tính năng: có năng suất và chất lượng cao, mẫu mã phù hợp nhu cầu thị hiếu
của thị trường.
+ Công nghệ tự động, công nghệ mới:
Từng bước áp dụng tự động hóa một số khâu cơ bản,
tiến tới tự động hóa toàn phần trong sản xuất, chăm sóc như: tưới nước, bón
phân, thu hoạch.
Thực hiện công nghệ theo nhu cầu sinh lý của từng
loại cây trồng, từng giai đoạn phát triển như: Tưới phun, tưới nhỏ dọt, tưới thấm,
bón phân theo hình thức hóa lỏng.
+ Công nghệ thông tin: Sử dụng trang thiết bị và
phương tiện hiện đại chủ động, điều khiển và quản lý bằng các chương trình được
cài đặt trước như: cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng và theo mục
tiêu năng suất, chất lượng, hình thức và mẫu mã theo mong muốn của nhà sản xuất.
Tự động phân tích và điều khiển chế độ chăm sóc, cung cấp nước tưới, bón phân bổ
sung theo nhu cầu cây trồng từng thới kỳ sinh trưởng và phát triển.
+ Kỹ thuật canh tác:
Sử dụng công nghệ sản xuất trong nhà lưới, nhà
màng, một số mô hình đầu tư nhà kính. Kỹ thuật canh tác theo quy trình VietGap
tạo được sản phẩm an toàn thực phẩm và tiến tới đạt chất lượng rau an toàn sinh
học.
Thành phố hoặc khu công nghiệp không có điều kiện
về đất sản xuất, canh tác bằng phương pháp thủy canh không dùng đất.
Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) giảm sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
+ Sơ chế và bảo quản sản phẩm:
Dùng chất hóa học, bảo quản, giữ trử trong phòng
lạnh không gây độc hại để sơ chế và bảo quản sản phẩm rau ăn, củ quả tươi xanh
lâu dài.
Xử lý tiệt trùng bằng máy lọc Ozon không gây độc
hại đến người sử dụng.
Đóng gói bằng máy chuyên dụng tăng năng suất, giảm
thời gian và tránh dập nát.
Vận chuyển bằng xe lạnh để bảo quản sản phẩm lâu
dài.
- Giải pháp về Quản lý chất lượng sản phẩm:
Để sản phẩm rau sản xuất theo công nghệ cao có sức
cạnh tranh trên thị trường cần có sự quản lý tốt của Nhà nước về chất lượng sản
phẩm.
+ Ban hành quy trình sản xuất rau ăn, củ, quả
theo quy trình ViệtGáp, tiến tới đạt chất lượng rau sinh học. Quy định cụ thể
các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo quản được dùng và không
được dùng trong sản xuất, chế biến và bảo quản.
+ Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản, chi cục bảo vệ thực vật và Phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) các huyện,
thành, thị có cán bộ trực tiếp tham gia giám sát, quản lý chất lượng đầu vào sản
xuất, chế bến, bảo quản và phân phối sản phẩm theo quy trình VietGap, quy trình
sản xuất rau sinh học: Thiết bị sản xuất như nhà màng, nhà lưới, phòng lạnh, xe
lạnh, nhà máy chế biến rau, củ, quả tươi v.v..
+ Thực hiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho các
loại sản phẩm đảm bảo chất lượng rau sạch, an toàn và rau sinh học.
- Giải pháp về cơ chế chính sách:
+ Cơ chế thu hút đầu tư:
Thông báo rộng rãi vùng quy hoạch rau công nghệ
cao lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu
tư sản xuất rau ăn, củ quả được hưởng chính sách theo Nghi định số
61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về «Chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ».
Chuyển đổi ruộng đất, tạo vùng sản xuất chuyên canh
quy mô lớn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ruộng đất, thu hút đầu
tư.
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng
nhân lực công nghệ cao.
Đào tạo nhân lực: Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên
môn cho việc tiếp thu công nghệ cao trong sản xuất rau ăn, củ, quả. Các trung
tâm dạy nghề huyện, trường kỹ thuật nông nghiệp tỉnh, khoa nông nghiệp trường đại
học Vinh, liên kết với các trường đại học nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ nông
nghiệp và Viện Rau quả Trung ương mở các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao
công nghệ cho người lao động làm rau áp dụng công nghệ cao và theo quy trình
VietGap.
Thu hút nguồn nhân lực: Có chính sách thu hút
nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ cao trong nông nghiệp để có đủ số lượng
và có chất lượng, nhằm kịp thời phục vụ phát triển sản xuất rau ăn, củ quả công
nghệ cao ở Nghệ An với quy mô ngày càng mở rộng. Kêu gọi cán bộ khoa học chuyên
ngành rau quả, sinh viên chuyên ngành rau quả tốt nghiệp hạng ưu, có bằng trên
đại học chuyên ngành, cán bộ tự động hoá về phục vụ quê hương trong thời kỳ đổi
mới.
Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT nhằm tạo động lực thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao.
+ Chính sách ưu đãi về đất đai, thuế...:
Thực hiện theo Nghi định số 61/2010/NĐ-CP ngày
04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp nông thôn.
Xúc tác nhanh việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất,
tạo thành vùng tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ cao.
Cho thuê đất lâu dài để chủ đầu tư yên tâm đầu
tư công nghệ cao vào sản xuất và có biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho đất.
+ Chính sách nhập khẩu khoa học và vật liệu công
nghệ cao: Ngoài chính sách thuế nhập khẩu hiện hành cần có các chính sách giảm
thuế nhập khẩu đối với giống mới có năng suất, chất lượng cao, nguyên vật liệu
máy móc phục vụ sản xuất rau công nghệ cao từ các nước tiên tiến.
- Giải pháp về hợp tác nghiên cứu và phát triển
công nghệ:
+ Hợp tác đầu tư nghiên cứu: Hợp tác với các nước
có công nghệ sản xuất rau ăn, củ quả phát triển khá trong khu vực và thế giới
như: Ixraen, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Nghiên cứu về biến đổi gen từ các giống
rau ăn, củ quả địa phương để có giống mới cho năng suất, chất lượng cao, mẫu mã
đẹp phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai tại Nghệ An. Bố trí đất theo yêu cầu
để trồng thí nghiệm, thực nghiệm các giống nhập nội từ các nước, thuần hoá giống
mới để sản xuất đại trà.
Áp dung công nghệ tự động hoá, sản xuất trong
nhà kính, nhà lưới... Chế biến , bảo quản rau ăn, củ quả được lâu dài, thân thiện
với môi trường.
+ Hợp tác đầu tư sản xuất: Kêu gọi và mở rộng đầu
tư theo dạng 2 dự án sản xuất rau ăn, củ quả của công ty Cổ phần lâm nghiệp
tháng 5 tại Nghĩa Đàn, Thái Hoà và các dự án khác.
- Giải pháp về vốn đầu tư:
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 15.215 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn:
Lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình đầu tư
như: vồn đầu tư xây dựng nông thôn mới, vốn liên doanh, liên kết các doanh nghiệp,
vốn tự huy động của người sản xuất và các nguồn vốn khác.
* Vốn ngân sách: Ngân sách hỗ trợ theo chính
sách hiện hành về phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
* Lồng ghép các chương trình, dự án.
* Vốn tự có của các hộ gia đình, cá nhân, tập thể
và của doanh nghiệp.
* Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Từ năm 2012 đến năm 2015: Tiến hành công tác lập
quy hoạch và các dự án đầu tư sản xuất rau công nghệ cao. Thực nghiệm và khảo
nghiệm các giống nhập nội và áp dụng công nghệ mới, qua đó rút ra được những
ưu, nhược điểm, chuyển giao công nghệ đến các điểm sản xuất. Áp dụng công nghệ
cao vào sản xuất, thu hoạch và chế biến, bảo quản tại một số điểm đã có quy hoạch,
dự án chi tiết và có chủ đầu tư. Phấn đầu đến năm 2015, sẽ phát triển được từ 2
– 3 vùng sản xuất rau ăn, củ, quả theo quy trình công nghệ cao với quy mô diện tích
khoảng từ 500 - 550 ha.
- Từ năm 2016 - 2020: Từng bước thực hiện áp dụng
công nghệ cao vào sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm rau theo
quy hoạch, tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao còn
lại để đạt diện tích là 3.055 ha.
6. Các dự án sản xuất ưu tiên
- Dự án Rau, củ, quả do Công ty Cổ phần lâm nghiệp
Tháng Năm làm chủ đầu tư tại Nghĩa Đàn đang được đầu tư xây dựng, quy mô 166 ha
- Dự án Rau, củ, quả do Công ty Cổ phần lâm nghiệp
Tháng Năm làm chủ đầu tư tại thị xã Thái Hòa đang làm thủ tục quy hoạch quy mô
80 ha.
- Dự án rau an toàn và hoa cây cảnh Đông Vĩnh tại
thành phố Vinh đã được phê duyệt, quy mô 190 ha.
- Dự án đầu tư sản xuất rau công nghệ cao tại
huyện Kỳ Sơn, quy mô 100 ha.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho bảo
quản rau ăn, củ, quả.
- Dự án đầu tư xây dựng khu thí nghiệm giống
rau, củ, quả.
7. Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, các địa phương, đơn vị liên quan:
+ Tổ chức công bố quy hoạch.
+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến
khích và thu hút cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư sản xuất
rau ăn, củ, quả công nghệ cao.
+ Làm tốt công tác khuyến nông, phối hợp với các
địa phương thực hiện việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
+ Quản lý đầu vào sản xuất, chỉ đạo thực hiện
quy trình sản xuất rau ăn, củ, quả theo quy trình công nghệ cao, đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, thân thiện môi trường.
+ Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất đại trà
trong sản xuất rau ăn, củ, quả theo quy trình công nghệ cao.
- Sở Tài chính: Cân đối kinh phí, thực hiện
chính sách kích thích đầu tư phát triển rau công nghệ cao.
- Sở Công Thương:
+ Lựa chọn và khuyến cáo công nghệ chế biến, bảo
quản và lưu thông tiêu thụ sản phẩm.
+ Tìm kiếm thị trường, tổ chức quảng bá để tiêu
thụ sản phẩm rau ăn, củ, quả cho nông dân và các đơn vị yên tâm đầu tư sản xuất.
- Sở Kế hoạch và đầu tư: Khuyến cáo, thu hút các
nhà đầu tư về đầu tư sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao trong vùng quy hoạch.
- Sở Khoa học và công nghệ:
+ Quản lý khoa học, công nghệ trong sản xuất rau
ăn, củ, quả theo quy trình công nghệ cao đảm bảo thân thiện với môi trường.
+ Nghiên cứu, đánh giá kết luận và tìm nguyên
nhân dẫn đến thành công, thất bại trong sản xuất công nghệ cao, đề xuất lĩnh vực
công nghệ cao trong sản xuất rau ăn, củ quả để áp dụng phù hợp với điều kiện thực
tiễn tại Nghệ An.
- UBND các huyện, thành, thị: Chủ trì quản lý, tổ
chức thực hiện tốt quy hoạch trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo các xã triển
khai tốt việc chuyển đổi ruộng đất, hình thành vùng chuyên canh rau, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tiểu điền đầu tư công nghệ cao
trong sản xuất rau ăn, củ quả công nghệ cao.
Điều 2.
1. Giao Sở Nông nghiệp và
PTNT căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng nêu trong Quy hoạch được phê duyệt
để lập kế hoạch 5 năm, hàng năm, bố trí ưu tiên đầu tư hợp lý.
2. Giao các Sở, ngành, các địa phương có liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, giúp đỡ khuyến khích, thu hút
đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và PTNT, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; các Sở, ngành và các địa
phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|