Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 436/QĐ-UBNDphê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Cao Bằng đến năm 2030 2016

Số hiệu: 436/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 11/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 11 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Cao Bằng tại Tờ trình số 56/TTr-SXD ngày 25 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng được xác định trên toàn tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích tự nhiên là 6.703,42 km2 gồm 13 đơn vị hành chính: 01 thành phố và 12 huyện, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp: tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc;

- Phía Tây giáp: tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang;

- Phía Nam giáp: tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn.

2. Tính chất vùng

- Là điểm nối trong vành đai phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng các tỉnh miền núi phía Đông Bắc; là một trong những đầu mối trung chuyển quan trọng giao thương với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu;

- Là vùng kinh tế tổng hợp, phát triển từ hạt nhân kinh tế là thành phố Cao Bằng và Khu kinh tế cửa khu;

- Là vùng phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển dịch vụ du lịch;

- Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

3. Chiến lược phát triển vùng

- Phát triển liên kết vùng thông qua hệ thống các trục giao thông đường bộ, xây dựng các trục giao thông trọng yếu là các trục động lực phát triển;

- Lựa chọn các trung tâm tăng trưởng phù hợp với sự phân bố các vùng kinh tế. Phát triển đô thị hạt nhân gắn với các tiểu vùng. Thiết lập mạng lưới không gian đô thị phù hợp với xu thế phát trin đô thị toàn quốc và vùng miền núi trung du Bắc Bộ;

- Đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng làm động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng trở thành một trọng điểm phát triển của tỉnh Cao Bằng, một trong những cửa ngõ trong kết nối quan hệ thương mại Asean - Việt Nam - Trung Quốc;

- Tập trung phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên. Tập trung khai thác các lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi khu vực đphát triển kinh tế du lịch;

- Bảo vệ các vùng sản xuất nông lâm nghiệp trọng yếu. Phát triển các vùng nông nghiệp chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực;

- Tăng cường liên kết đô thị - nông thôn. Tăng cường các cơ sở hạ tầng xã hội tại một số khu vực trung tâm xã, hình thành mới và nâng cấp các cơ sở kinh tế nông thôn hiện có. n định dân cư các xã vùng biên giới.

4. Các dự báo phát triển vùng

4.1. Dự báo về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân: đến năm 2020 đạt khoảng 7%-8%/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 6,5%-7,5%/năm;

- Cơ cấu kinh tế theo các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp: đến năm 2020 là 23%, 57,5% và 19,5%; đến năm 2030 là 22%, 60% và 18%;

- GDP bình quân đầu người: đến năm 2020 đạt khoảng 1.650 USD; đến năm 2030 đạt khoảng 4.300 USD.

4.2. Dự báo dân số

- Năm 2020: Tổng dân số khoảng 551.300 người; dân số đô thị khoảng 153.900 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 27,92%;

- Năm 2030: Tổng dân số khoảng 612.500 người; dân số đô thị khoảng 205.500 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,55%.

4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất

- Đất xây dựng đô thị: năm 2020 khoảng 2.500 ha; năm 2030 khoảng 3.500 ha;

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: năm 2020 khoảng 2.850 ha; năm 2030 khoảng 3.100 ha.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Phân vùng phát triển

a) Tiểu vùng trung tâm (vùng I): Bao gồm thành phố Cao Bằng và các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng; thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của tỉnh; là vùng phát triển kinh tế tổng hợp và chất lượng cao trong đó dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp đa ngành là chủ đạo.

Định hướng phát triển: xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành đô thị loại II, là trung tâm kinh tế tổng hợp, có vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế cả tỉnh; phát huy hiệu quả khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Pó, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu sinh thái Phja Đén; phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao; vùng hoa, quả, rau sạch.

b) Tiểu vùng phía Đông (vùng II): Bao gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An; là vùng phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ, du lịch và công nghiệp.

Định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với phát triển đô thị, phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các khu danh lam thắng cảnh, các bản làng văn hóa truyền thống, xây dựng đô thị Tà Lùng, Trà Lĩnh với vai trò là đô thị hỗ trợ dịch vụ, hậu cần cho Khu kinh tế, là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh. Phát triển hành lang quốc lộ 3, 4A, phát huy tuyến đường vành đai biên giới, tạo ra mối liên hệ phát triển giữa các cửa khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc.

c) Tiểu vùng phía Tây (tiểu vùng III): Bao gồm các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông; là vùng phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản, liên kết phát triển du lịch giữa Cao Bằng với Hà Giang, khai thác du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.

Định hướng phát triển: Xây dựng thị trấn Bảo Lạc với vai trò là trung tâm tiểu vùng, đặc biệt đầu tư các công trình hạ tầng y tế, hạ tầng giáo dục bảo đảm qui mô cấp vùng. Phát triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 34, đường vành đai biên giới, phát triển các thủy điện vừa và nhỏ, trồng các cây công nghiệp, dược liệu quý; Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, từng bước phát các trung tâm xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

5.2. Định hướng phân bố các không gian phát triển kinh tế

a) Khu kinh tế cửa khẩu

- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, các lối mở và cặp chợ biên giới, xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh;

- Gắn mục tiêu xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu với phát triển các Khu công nghiệp thành Khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu;

- Định hướng phát triển Khu kinh tế trên cơ sở các vùng lãnh thổ động lực: Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Đây sẽ là 03 khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước về Khu kinh tế cửa khẩu và các chính sách đối với các địa phương khu vực biên giới, vùng khó khăn;

- Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, thu hút mạnh các dự án đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn;

- Tiếp tục tập trung xây dựng hạ tầng chức năng cửa khẩu Trà Lĩnh, nâng cấp các tuyến đường kết nối, đây là khu vực sẽ tập trung phát triển trở thành trung tâm thứ hai của Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Các chức năng hỗ trợ được tập trung tại đô thị Hùng Quốc;

- Tập trung hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu Sóc Giang, hình thành các điểm đón, lưu trú du lịch tại địa bàn gắn với các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí...Đầu tư hạ tầng thương mại hợp tác tại khu vực biên giới, hình thành đồng bộ chức năng khu vực;

- Phát huy tối đa mọi nguồn lực để đầu tư các công trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên tại các cửa khẩu còn lại, các cặp chợ biên giới và lối mở để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động biên mậu, trao đổi hàng hóa và dịch vụ phát triển, cũng như sự tham gia các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các hoạt động kinh tế cửa khu.

b) Phát triển công nghiệp: Các vùng công nghiệp bao gồm

- Vùng 1: Vùng phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại trung tâm, thuộc khu vực trung tâm của tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo của vùng là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất (sản xuất gang thép, chế biến quặng Bauxit, nhôm thỏi, lắp ráp đồ điện tử, sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ nhựa...);

- Vùng 2: Vùng phát triển cây công nghiệp, công nghiệp khai khoáng và du lịch, gồm 7 huyện núi đá phía Đông. Các ngành công nghiệp chủ đạo của vùng gồm cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất, hóa dược (sản xuất ferromangan, dioxit mangan, các sản phẩm có mangan, sản xuất vật liệu hợp kim nhôm, lắp ráp đồ gia dụng, xe điện, cơ khí sửa chữa, phương tiện vận tải...);

- Vùng 3: Vùng phát triển cây lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất thủy điện, gồm các huyện phía Tây của tỉnh, là vùng có mật độ dân cư và phát triển kinh tế thấp nhất tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo của vùng gồm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thiếc, vofram, chì, kẽm, đồng, niken, khoáng chất công nghiệp và thủy điện;

- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 01 khu công nghiệp (KCN) với diện tích khoảng 80 ha (KCN Chu Trinh - thành phố Cao Bằng) và 07 Cụm CN (cụm CN miền Đông I - Tà Lùng, cụm CN Hưng Đạo - TP Cao Bằng, cụm CN Bạch Đằng - Hòa An, cụm CN Thông Huề - Trùng Khánh, cụm CN Trà Lĩnh, cụm CN Bảo Lâm) với diện tích khoảng 285 ha. Đến năm 2030, phát triển thêm các cụm CN Thông Nông, Tĩnh Túc, Trùng Khánh, tổng diện tích Cụm CN và KCN trên toàn tỉnh sẽ là 465 ha.

c) Phân bố không gian phát triển nông - lâm nghiệp

- Vùng trồng trọt:

+ Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô thích hợp gần cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bảo vệ diện tích chuyên trồng lúa nước 2 vụ, duy trì quy mô sản xuất lúa hiện tại (30.000 ha) tại các vùng thuộc huyện Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc. Duy trì diện tích sản xuất ngô 38.000 - 40.000 ha ở Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trùng Khánh, Quảng Uyên;

+ Phát triển mạnh các cây công nghiệp hàng năm: tăng diện tích trồng cây thuốc lá lên 6.000 ha, tập trung chủ yếu ở 6 huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, Trà Lĩnh, Nguyên Bình và vùng phụ cận là thành phố Cao Bằng, Quảng Uyên, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang. Đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích trồng cây mía đường lên khoảng 3.000 ha tại 3 huyện trọng điểm là Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An. Duy trì quy mô diện tích 5.000 - 6.000ha trồng đậu tương tại các huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hạ Lang và Thông Nông;

+ Phát triển trồng cây ăn quả lên khoảng 2.500 ha: quýt, cam (Trà Lĩnh, Hòa An, Nguyên Bình và Bảo Lâm), nhãn, vải ở Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh... xây dựng thương hiệu cho cây dẻ Trùng Khánh;

+ Mở rộng diện tích trồng rau, hoa lên khoảng 3.500 - 4.000 ha tại các huyện Hòa An, Quảng Uyên, Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng theo hướng tăng cường sản xuất rau an toàn, sản xuất rau, hoa hàng hóa.

- Vùng chăn nuôi:

Phát triển đàn bò, trâu tại các vùng gắn với diện tích trồng cỏ tập trung ở các huyện vùng phía Tây: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông. Đàn lợn phát triển trọng tâm tại các huyện vùng giữa và vùng phía Đông: Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An. Đàn gia cầm phát triển tập trung chủ yếu ở các huyện vùng I và một số địa bàn bằng phng: Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An, Nguyên Bình và phát triển gà đồi ở các địa bàn truyền thống.... Tiếp tục phát triển đàn dê ở các huyện phía Đông của tỉnh.

- Vùng phát triển lâm nghiệp:

Xây dựng vùng chuyên canh cây nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gắn với cơ sở chế biến (trọng tâm ở vùng phía Tây và vùng trung tâm): Vùng nguyên liệu trúc ở các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An (4.000 ha); Chú trọng phát triển các lâm sản ngoài gỗ: dược liệu, hương liệu; Duy trì diện tích rừng phòng hộ và bản địa hiện có, mở rộng và nâng cao tỷ lệ thâm canh đi với bộ phận rừng sản xuất (trọng tâm ở phía Đông).

- Vùng nuôi trồng thủy sản:

Chú trọng phát triển các giống thủy đặc sản như: cá nước lạnh (Phja Đén), cá nước mát ở Phục Hòa, Nguyên Bình; phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản: nuôi cá trên ruộng trồng lúa nước, nuôi cá lồng trên sông và ở các hồ như hồ Thang Hen và một số hồ khác...

d) Phân bố không gian phát triển du lịch

- Các cụm du lịch:

+ Cụm du lịch trung tâm (thành phố Cao Bằng và phụ cận): Định hướng phát triển du lịch nghỉ cuối tuần, camping, du lịch, trải nghiệm, vui chơi giải trí, du lịch quá cảnh, tham quan, nghiên cứu, du lịch công vụ, thương mại...

+ Cụm du lịch phía Bắc (Pác Bó và phụ cận, thuộc địa phận huyện Hà Quảng): Là cụm du lịch tâm linh có ý nghĩa quan trọng không những chỉ đối với Cao Bằng mà còn đối với cả nước. Định hướng phát triển du lịch hành hương về cội nguồn, du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục....du lịch sinh thái;

+ Cụm du lịch phía Đông (Bản Giốc - Ngườm Ngao và phụ cận, thuộc địa phận huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh): Định hướng phát triển du lịch tham quan cảnh quan, văn hóa tâm linh, bản văn hóa, nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, camping, thể thao, mạo hiểm...., du lịch sinh thái, du lịch biên giới;

+ Cụm du lịch phía Tây (Phja Đén, Phja Oắc, rừng Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận huyện Nguyên Bình): Trung tâm của cụm là Phja Đén. Định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch văn hóa: tham quan các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc;

+ Các cụm du lịch phụ trợ: gồm cụm du lịch Đông Nam (Thạch An, Phục Hòa), hướng khai thác phát triển du lịch văn hóa và cửa khẩu biên giới và cụm du lịch Tây Bắc (Bảo Lạc, Bảo Lâm), khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng;

- Các điểm du lịch:

+ Các điểm du lịch cấp quốc gia: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng), Khu du lịch Thác Bản Giốc - Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh), Khu du lịch Phja Đén, Phja Oắc (huyện Nguyên Bình), Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình);

- Các điểm du lịch cấp vùng và địa phương: thành phố Cao Bằng, các điểm du lịch lịch sử văn hóa ở huyện Hoà An, Khu du lịch sinh thái - tâm linh Hồ Thăng Hen, động Giộc Đâu (huyện Trà Lĩnh), Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê (huyện Thạch An).

e) Phân bố các khu bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan

Định hướng đến năm 2030, Cao Bằng sẽ xây dựng 1 vườn Quốc gia (VQG) là VQG Phja Oắc - Phja Đén; 05 khu bảo tồn loài - sinh cảnh (Vượn Cao Vít Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh - Thang Hen, Bảo Lạc, Bảo Lâm); 05 khu bảo vệ cảnh quan (Pác Bó, Bản Giốc, Trần Hưng Đạo, Thạch An, Lam Sơn) và 01 khu bảo tồn vùng nước nội địa (sông Bằng);

Các định hướng phát triển đối với các khu bảo tồn: Tổ chức bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; Phát triển rừng trên cơ sở trồng mới, phục hồi rừng và thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm để phát triển vùng đệm. Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao kỹ thuật, giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý thức bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện các qui trình trồng rừng, chăm sóc rừng...

Đối với các khu vực bảo vệ và phát triển hệ sinh thái này cần phải bảo vệ bằng các phương thức như quản lý rừng cộng đồng, giao cho các hộ, các tổ chức quản lý...nhằm bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý, đảm bảo cân bằng sinh thái, góp phần phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao độ che phủ rừng, thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

5.3. Phân bố không gian phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

a) Hệ thống công trình thương mại dịch vụ

Hoàn thiện hệ thống chợ của các thị trấn, phường và xã. Hình thành chợ đầu mối nông sản và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nông sản trong nội tỉnh và với các tỉnh khác. Đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 68 chợ hiện có, quy hoạch xây dựng mới 34 chợ, trong đó có 02 chợ đầu mối hạng I tại thành phố Cao Bằng, 16 chợ loại II và 84 chợ loại III;

Phát triển hệ thống mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch đô thị và đảm bảo nhu cầu mua sắm của dân cư. Quy hoạch đến năm 2020, đầu tư xây dựng 03 trung tâm thương mại trong đó 01 trung tâm thương mại hạng I tại thành phố Cao Bằng, 01 trung tâm thương mại hạng II tại Khu kinh tế ca khẩu Trà Lùng, 01 trung tâm thương mại hạng II tại huyện Thạch An;

Khu trung tâm thương mại dịch vụ cấp tỉnh: xây dựng tại thành phố Cao Bằng. Khu trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực: xây dựng tại thị xã Phục Hòa (Tà Lùng), thị trấn Pác Miầu (Bảo Lâm) và thị trấn Đông Khê (Thạch An).

Xây dựng các đầu mối dịch vụ tài chính tại Khu kinh tế cửa khẩu đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giao dịch tài chính tại các khu thương mại tự do;

Hình thành hệ thống khu logistic tại khu vực ngoại vi thành phố Cao Bằng với vị trí thuận tiện gần các khu kinh tế cửa khẩu và các tuyến giao thông trọng yếu: Quốc lộ 3, quốc lộ 4A, Quốc lộ 34, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng trong tương lai;

Đến năm 2020, xây dựng 01 trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế hiện đại quy mô khoảng 3 ha tại thành phố Cao Bằng. Đến năm 2030, phát triển thêm 01 trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại khu vực thị xã Phục Hòa (Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng).

b) Hệ thống công trình y tế

- Công trình y tế cấp tỉnh:

+ Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên quy mô 500 giường bệnh, xây mới tại địa điểm mới;

+ Nâng cấp và xây mới Bệnh viện Y học cổ truyền theo hướng bệnh viện đa khoa với quy mô 200 giường bệnh;

+ Xây mới Bệnh viện Lao - Phổi, quy mô 100 giường bệnh;

+ Xây mới Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng trên cơ sở Trung tâm điều dưỡng cán bộ của tỉnh với quy mô 100 giường bệnh;

+ Nâng cấp Trung tâm Nội tiết thành Bệnh viện Nội tiết quy mô 60 giường bệnh;

+ Xây dựng bệnh viện Sản - Nhi; bệnh viện Tâm thần;

+ Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới trường Trung cấp y tế thành trường Cao đẳng y tế;

- Công trình y tế cấp huyện, xã: Về cơ bản vẫn duy trì như hiện nay;

- Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh y tế tư nhân đầu tư, nâng cấp thành các phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Hướng tới liên doanh đầu tư các khu nghỉ dưỡng kết hp chữa bệnh tại khu vực thác Bản Giốc và khu du lịch Phja Đén, Phja Oắc.

c) Hệ thống công trình giáo dục, đào tạo

- Quy hoạch mỗi huyện có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dy nghề. Thành lập và đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật tại địa bàn Cao Bằng. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Trùng Khánh thành Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Thành lập thêm 10 cơ sở tư thục dạy nghề cho lao động nông thôn, 3 trung tâm dạy nghề tư thục. Xây dựng Trung tâm dạy nghề cụm huyện Miền Tây;

- Thành lập trường Đại học Cao Bằng trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm Cao Bng.

d) Hệ thống công trình văn hóa, thể dục thể thao

- Xây dựng và củng cố các thiết chế văn hóa. Đảm bảo có đủ thiết chế văn hóa cơ bản từ cấp tỉnh đến cấp xã/thôn bao gồm: trung tâm văn hóa tỉnh, nhà văn hóa thể thao huyện, thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa xã/thôn;

- Đầu tư xây dựng nhà Bảo tàng tỉnh tại khu đô thị mới Đề Thám. Cải tạo sửa chữa Nhà văn hóa trung tâm đảm bảo đạt chuẩn. Đầu tư xây dựng Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phố Vườn Cam, thành Phố Cao Bằng;

- Đầu tư xây dựng Rạp chiếu phim tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Điện ảnh, Sách, Văn hóa phẩm Cao Bằng tại thành phố Cao Bằng;

- Xây dựng công trình nhà tưởng niệm Võ Nguyên Giáp tại khu rừng lịch sử Trần Hưng Đạo;

- Xây dựng mới một trung tâm văn hóa quốc tế tại khu du lịch thác Bản Giốc. Xây dựng trung tâm văn hóa thể thao các huyện và khu cửa khu, trong đó ưu tiên giai đoạn đầu xây dựng cho các huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thông Nông, Bảo Lạc, Hà Quảng, Hạ Lang, Nguyên Bình, Phục Hòa.

- Đối với hệ thống công trình thể dục thể thao:

+ Hoàn thiện các hạng mục của Trung tâm huấn luyện thi đấu TDTT tỉnh;

+ Xây dựng trung tâm thể thao tại các huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, thành phố Cao Bằng, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An, Thông Nông, Bảo Lạc, Hà Quảng.

6. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

6.1. Hệ thống các đô thị

- Đến năm 2020 có 17 đô thị, trong đó:

+ 01 đô thị loại II: Thành phố Cao Bằng;

+ 01 đô thị loại IV: Phục Hòa (hợp nhất 2 thị trấn Hòa Thuận và Tà Lùng);

+ 15 đô thị loại V: Pác Miầu, Bảo Lạc, Thông Nông, Xuân Hòa, Sóc Giang, Hùng Quốc, Trùng Khánh, Đàm Thủy, Thanh Nhật, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Phja Đén, Đông Khê (Trong đó nâng loại 03 đô thị mới là: Sóc Giang, Đàm Thủy, Phja Đén).

- Đến năm 2030 có 17 đô thị, trong đó:

+ 01 đô thị loại II: Thành phố Cao Bằng;

+ 04 đô thị loại IV: Phục Hòa, Nước Hai, Hùng Quốc, Quảng Uyên;

+ 12 đô thị loại V: Pác Miầu, Bảo Lạc, Thông Nông, Xuân Hòa, Sóc Giang, Trùng Khánh, Đàm Thủy, Thanh Nhật, Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Phja Đén, Đông Khê.

(Chi tiết xem phụ lục: Bảng Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Cao Bằng)

6.2. Các điểm dân cư nông thôn

Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí, phân bố trên cơ sở định hướng về tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế phù hp với điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán từng vùng; giảm thiểu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, thuận tiện trong kết nối giao thông, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chí nông thôn mới; tiếp tục phát huy và xây dựng các trung tâm cụm xã đã có.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7.1. Giao thông

a) Đường bộ

- Quốc lộ:

+ Đường Hồ Chí Minh: sau năm 2020 xây dựng đoạn từ thành phố Cao Bằng đến Bắc Kạn theo QL3 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; tuyến nhánh từ Nước Hai qua Hồng Việt - Nà Bao - QL.34 - ĐT.212 - đến Hà Hiệu- Bắc Cạn đạt cấp IV miền núi;

+ Quy hoạch tuyến đường “Hành lang biên giới” tạo liên kết ngang giữa các cửa khẩu, các vùng biên giới khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu, ổn định dân cư biên giới, bảo đảm an ninh quốc phòng;

+ Quốc lộ 3 được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi, đến năm 2030 xây dựng đường cao tốc Bắc Kạn - thành phố Cao Bằng - cửa khẩu Trà Lĩnh theo tuyến mới;

+ Định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng đường Cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng);

+ QL. 4A qua Cao Bằng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II miền núi, đoạn qua Thị trấn Đông Khê thiết kế tránh theo quy hoạch đô thị được duyệt;

+ Chuyển các tuyến đường Khâu Hân - Bản Gùn, ĐT210, đường Đôn Chương - Sóc Hà, ĐT 201, đường nội thị thị trấn Bảo Lạc thành QL4A;

+ QL.4C (Niêm Sơn - Lý Bôn) đoạn qua Cao Bằng nâng cấp đạt cấp IV miền núi. Cải tuyến tránh QL.4C từ Mèo Vạc (Hà Giang) - Đức Hạnh, Bảo Lạc (Cao Bằng) đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

+ QL.34 từ Hà Giang đến Trà Lĩnh cải tạo nâng cấp đạt cấp III miền núi;

+ QL.3C: đoạn nối từ Bắc Kạn sang huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) kết nối vào QL34 đến năm 2030 nâng cấp đạt cấp III miền núi;

+ Quy hoạch đường vành đai 1 là sát nhập các tuyến QL4 A, B, C, D đoạn qua Cao Bằng: Tuyến tránh QL4A - Nặm Nàng - TP Cao Bằng - Nước Hai - Trương Lương - Thông Nông - Cần Yên - Bảo Lạc - tuyến tránh QL4C - Cốc Pàng - Khâu Vai - Mèo Vạc (Hà Giang) nhập QL4C.

- Tỉnh lộ:

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh hiện có đạt cấp II - III miền núi và một số tuyến tối thiu đạt cấp IV miền núi. Xây dựng các tuyến mới ĐT 214, 215, 216;

+ Xây dựng các đường trục chính của đô thị theo quy hoạch, đến năm 2030, xây dựng hoàn chỉnh đường đô thị thành phố Cao Bằng và thị xã Phục Hòa.

- Giao thông nông thôn:

Toàn bộ hệ thống đường huyện cải tạo nâng cấp đạt cấp IV miền núi, tối thiểu đạt cấp V miền núi. Đường xã, đường liên thôn cải tạo, mở mới và cứng hóa mặt đường đạt loại GTNT B.

b) Đường hàng không: Quy hoạch vị trí Sân bay cách thành phố Cao Bằng 13 km về phía Đông Nam tại khu Tài Hồ Sìn, là sân bay nội địa.

c) Bến, bãi đỗ xe: Tại mỗi đô thị xây dựng một bến xe theo quy hoạch, riêng thành phố Cao Bằng có hai bến xe: bến xe miền Đông và bến xe miền Tây; đồng thời từng bước xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tại các trung tâm, các công trình công cộng, khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu thực tế. Bố trí một khu cảng cạn trung chuyển hàng hóa tại Quảng Uyên.

7.2. Chuẩn bị kỹ thuật

- Tận dụng tối đa quỹ đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp kém hiệu quả, vùng gò đồi để phát triển xây dựng; hạn chế xây dựng tại các khu vực bị ảnh hưởng tai biến thiên nhiên, khai thác khoáng sản, vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn;

- Định hướng thoát nước mặt: Tận dụng tiêu thoát tự nhiên qua sông, suối với ba lưu vực chính: sông Bằng, sông Gâm, sông Quây Sơn; các đô thị cũ có hệ thống thoát nước mưa chung từng bước đầu tư thành hệ thống nửa riêng, tiến tới riêng hoàn toàn sau 2030; các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung xây dựng hệ thống thoát nước mặt riêng;

- Lập bản đồ xác định các vùng đã xảy ra và vùng có nguy cơ tai biến thiên nhiên; Xây dựng các hồ đa chức năng ở thượng nguồn có vai trò điều tiết nước mặt; bảo vệ, trồng và khôi phục rừng phòng hộ, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc, ruộng bậc thang.

7.3. Cấp nước

- Tổng nhu cầu dùng nước đô thị và công nghiệp năm 2020 là 33.600 m3/ngđ; năm 2030 là 54.600 m3/ngđ. Nguồn nước sử dụng: nước mặt kết hp nước ngầm;

- Cấp nước đô thị: Cải tạo và nâng công suất nhà máy nước hiện có và xây dựng mới các trạm cấp nước cho các thị trấn mới;

- Cấp nước công nghiệp: Các khu công nghiệp được cấp nước cục bộ, tùy theo từng khu vực để có những lựa chọn phù hợp;

- Cấp nước nông thôn: các trạm cấp nước quy mô nhỏ, khai thác nước ngầm kết hợp nước mặt.

7.4. Cấp điện

- Tổng nhu cầu đến năm 2020 là 59,34 MW; đến năm 2030 là 108,54 MW;

- Nguồn điện: Chủ yếu nguồn điện lưới quốc gia;

- Nâng cấp Trạm 220kV Cao Bằng lên công suất 2x125MVA; Xây mới 4 trạm 110kV: Trạm Nguyên Bình, Trạm Bảo Lâm, Trạm Hòa An; Trạm Chu Chinh; Cải tạo nâng công suất trạm 110kV Quảng Uyên lên 1x25MVA;

- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến 220kV mạch kép Cao Bằng - Lạng Sơn; xây dựng mới 3 tuyến 110kV với tổng chiều dài 125km. Lưới trung áp: trong đô thị sẽ đi ngầm hoàn toàn. Trong KCN có thể đi nổi để thuận tiện đấu nối. Các điểm dân cư vùng cao sử dụng lưới trung áp 35kV.

7.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

a) Thoát nước thải cho đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ:

- Dự báo lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2020 khoảng 37.600 m3/ngđ và đến năm 2030 khoảng 59.660 m3/ngđ;

- Dự báo lượng nước thải công nghiệp đến năm 2020 khoảng 4.312 m3/ngđ và đến năm 2030 khoảng 6.104 m3/ngđ;

- Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng có nhà máy xử lý nước thải tập trung cho thành phố Cao Bằng, các thị xã Trà Lĩnh, Phục Hòa, Hòa An. Các đô thị còn lại thoát nước chung trong giai đoạn đầu và nửa riêng trong giai đoạn dài hạn. Các KCN có hệ thống thoát nước riêng, trạm xử lý nước thải tập trung.

b) Thu gom xử lý chất thải rắn (CTR):

- Dự báo lượng CTR sinh hoạt đến năm 2020 khoảng 451 tấn/ngày và đến năm 2030 khoảng 482 tấn/ngày;

- Dự báo lượng CTR công nghiệp đến năm 2020 khoảng 70 tấn /ngày và đến năm 2030 khoảng 97 tấn /ngày;

- Toàn vùng quy hoạch 15 khu xử lý CTR, bao gồm xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp và CTR nguy hại.

c) Nghĩa trang tập trung:

Dự báo nhu cầu đất nghĩa trang mới đến năm 2020 là 32 ha và đến năm 2030 là 34 ha. Đề xuất áp dụng công nghệ táng hiện đại tại nghĩa trang mới của thành phố Cao Bằng.

8. Định hướng bảo vệ môi trường chiến lược

- Phân vùng bảo vệ môi trường theo ba khu vực phát triển kinh tế, xây dựng giải pháp quản lý các chất thải, bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm của mỗi vùng;

- Tại các đô thị và khu du lịch xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Các khu công nghiệp khai khoáng cần kiểm chặt việc sử dụng đất, khoanh vùng bảo vệ tránh ô nhiễm đất và nguồn nước;

- Các vùng chịu ảnh hưởng tai biến thiên nhiên: xây dựng các trạm quan trắc, trạm cảnh báo sớm;

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước mặt;

- Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành, các chương trình, dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

9. Tổ chức thực hiện theo cơ chế quản lý phát triển vùng:

- Phát huy nội lực, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực đầu tư về giao thông, các Khu kinh tế, du lịch, đô thị;

- Quản lý thống nhất các quy hoạch ngành trong toàn tỉnh để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và đất đai. Quản lý đô thị theo phân cấp và có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên môn đlựa chọn đầu tư, đặc biệt đối với các khu đặc thù hoặc quy mô lớn;

- Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Các hoạt động đầu tư cần có sự thống nhất, tuân thủ các vùng chức năng đã được xác định trong quy hoạch vùng;

- Lập quy chế quản lý vùng để quản lý phát triển theo nội dung quy hoạch vùng, trong đó xác lập những yêu cầu về quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật để quản lý các quy hoạch xây dựng đô thị, dự án đầu tư xây dựng.

Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.

Điều 3. Tổ chức thực hiện.

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt;

- Rà soát, đề xuất kế hoạch việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật... trên địa bàn để cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

3. Sở Xây dựng:

- Chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch;

- Phối hp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố, công khai thông tin, nội dung đồ án Quy hoạch và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt để toàn bộ các tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân biết, thực hiện;

- Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; rà soát, đề xuất kế hoạch việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh;

- Giúp UBND tỉnh quản lý, lưu trữ hồ sơ quy hoạch để phục vụ công tác quản lý và cung cấp các thông tin quy hoạch xây dựng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.

4. Các sở, ban, ngành:

- Rà soát, đề xuất kế hoạch việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn toàn tỉnh phù hp với định hướng quy hoạch vùng tỉnh được duyệt.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa danh mục các dự án thực hiện theo Quy hoạch vùng tỉnh vào danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh theo từng giai đoạn để huy động các nguồn lực, thu hút, hướng dẫn các Nhà đu tư tham gia thực hiện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TT Tnh ủy (b/c);
- TT HĐND tnh (b/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP: các PCVP, các CV khối NCTH, Trung tâm thông tin
- Lưu: VT, XD (H).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ
TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH CAO BẰNG

TT

Cấp hành chính

Tên đô thị

Cấp đô thị

Dân số

2014

2020

2030

2014

2020

2030

1

TP Cao Bng

Thành phố Cao Bằng

III

II

II

 

68.238

90.000

120.000

 

 

Nội thị

 

 

 

 

 

75.700

109.000

 

 

Ngoại thị

 

 

 

 

 

14.300

11.000

2

Huyện Bảo Lâm

TT. Pác Miầu

V

V

V

 

5.952

6.300

7.000

3

Huyện Bảo Lạc

TT. Bảo Lạc

V

V

V

 

4.325

4.800

5.500

4

Huyện Thông Nông

TT. Thông Nông

V

V

V

 

2.988

3.300

4.000

5

Huyện Hà Quảng

TT. Xuân Hòa

V

V

V

 

4.707

5.200

6.500

TT. Sóc Giang

 

V

V

 

 

3.000

3.500

6

Huyện Trà Lĩnh

TT. Hùng Quốc

V

V

IV

nâng cấp thành TX Trà Lĩnh

5.303

6.500

8.000

7

Huyn Trùng Khánh

TT. Trùng Khánh

V

V

V

Cơ bản đạt tiêu chí ĐT loi IV

5.067

5.500

6.500

TT. Bản Giốc

 

V

V

 

 

4.000

6.000

8

Huyện Hạ Lang

TT. Thanh Nhật

V

V

V

 

3.535

4.000

4.500

9

Huyện Quảng Uyên

TT. Quảng Uyên

V

V

IV

 

4.077

4.500

5.500

10

Huyện Phục Hòa

TT. Tà Lùng

V

IV

IV

nâng cấp thành TX Phục Hòa

3.914

5.000

14.000

TT. Hòa Thuận (Huyện lỵ)

V

5.632

5.800

11

Huyện Hòa An

TT. Nước Hai

V

V

IV

ng cấp thành TX Hòa An

4.458

5.000

6.500

12

Huyện Nguyên Bình

TT. Nguyên Bình

V

V

V

 

4.354

4.600

5.500

TT. Tĩnh Túc

V

V

V

 

3.939

4.200

4.500

TT. Phja Đén

 

V

V

 

 

1.000

2.000

13

Huyện Thạch An

TT. Đông Khê

V

V

V

 

4.963

5.500

7.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 436/QĐ-UBND ngày 11/04/2016 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.768

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.56.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!