ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
43/2008/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 115/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn
2006 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ
trình số 450/TTr-SDL
ngày 08 tháng 5 năm
2008 về chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Du lịch giai đoạn 2006 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban
hành kèm theo Quyết định này Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành Du lịch giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở - ban
- ngành: Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông - Công
chính, Sở Thương mại, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Công an thành phố, Cục Hải quan thành phố,
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại, Chủ tịch Hội đồng quản trị
và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Thường trực Thành ủy;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư
pháp;
- TTUB: CT, các PTC;
- Hiệp Hội Du lịch thành phố;
- VPHĐ-UB: Các PVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu:VT, (TM-Q) D.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng
|
CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH DU LỊCH GIAI ĐOẠN
2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 43/2008/QĐ-UBND
ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương
trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch giai đoạn
2006 - 2010 gồm hai chương trình chính phải triển
khai thực hiện như sau:
Chương trình 1:
CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÚC TIẾN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
1. Mặt mạnh:
Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch hoạt động trong bối cảnh chính trị ổn định,
kinh tế cả nước tăng trưởng cao đã
nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới và được xem là điểm đến an
toàn, hấp dẫn với khách du lịch quốc tế trong tình hình chính trị
thế giới đầy bất ổn. Đây cũng là giai đoạn
ngành du lịch thành phố có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, tiếp tục
khẳng định vị trí số một của du lịch Việt Nam.
Được sự quan tâm của lãnh đạo
thành phố về chủ trương cũng như việc tăng cường ngân sách xúc tiến du lịch,
trong 6 năm qua hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch có
nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là các doanh nghiệp du
lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với
qũy quảng bá xúc tiến du lịch của thành phố thông qua các hoạt động xúc tiến du
lịch trong và ngoài nước của thành phố. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong
việc tổ chức các sự kiện du lịch đã từng bước được nâng lên thông qua
việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia một cách tích cực. Phương thức
này vừa huy động tiềm năng thế mạnh doanh nghiệp góp sức cùng với
nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến du lịch vừa tăng thêm cả
về quy mô, nội dung bám sát và hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp phát triển.
Công tác quảng
bá, phát động thị trường khách du lịch quốc tế có mục tiêu cụ thể hướng
vào các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc
Mỹ, ASEAN. Trên cơ sở phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch Thành
phố với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố,
Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Thương mại, Sở Ngoại vụ, các hãng hàng không, các
cơ quan ngoại giao, nhằm tiếp tục tăng cường quảng bá giới thiệu hình
ảnh du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam như một điểm đến an toàn và hấp dẫn.
2. Tồn tại:
Tuy nhiên ngành
du lịch vẫn còn đối mặt với những tồn tại về mặt cơ chế chính
sách phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng và điều kiện thực
hiện hoạt động du lịch chưa hoàn thiện và đồng bộ. Đây chính là
những trở ngại trong việc nâng chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng
khai thác, tạo sản phẩm mới và thúc đẩy du lịch phát triển lành
mạnh. Bên cạnh đó, công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số
hạn chế như việc triển khai điểm thông tin du lịch còn chậm, ấn phẩm
du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng.
Tính chuyên
nghiệp có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với
các điểm đến trong khu vực, có thể thấy công tác
tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du
lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một điểm đến
lớn nhất nước, tính chủ động chưa cao, nhất là tính chiến lược còn khoảng
cách lạc hậu so với các nước du lịch phát triển trong khu vực. Bên cạnh đó, mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng vai trò tập hợp doanh nghiệp của Hiệp hội Du lịch thành phố vẫn còn rất mờ nhạt trong các hoạt động xúc tiến du lịch thành phố đặc biệt là mảng xúc tiến ra nước ngoài.
II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng
quát:
Góp phần vào sự tăng trưởng
chung của ngành du lịch thành phố, đặc biệt là chỉ tiêu lượng khách du lịch đến
thành phố, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Nghị quyết Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII đã đề ra.
Nâng cao dần tính chuyên nghiệp
trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch bằng nhiều phương thức hướng vào từng
thị trường, thị phần cụ thể nhằm củng cố thị phần và mở rộng thị trường du lịch
thành phố, tiếp tục đảm bảo vai trò là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế,
nguồn khách chính của thị trường du lịch nội địa.
Góp phần cùng với các chương
trình khác nằm trong Chương trình phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2006 -
2010 đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành đặt ra trong giai
đoạn này.
Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong
công tác quảng bá xúc tiến du lịch để khai thác có hiệu quả các nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng
các chương trình ngang tầm với các nước trong khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng thương hiệu và chiến lược
phát triển thương hiệu cho ngành du lịch thành phố đảm bảo thông điệp chuyển tải
đến các thị trường mục tiêu phù hợp, thống nhất và có lộ trình rõ ràng.
Xác định thị trường và thị phần
chiến lược, mục tiêu và tiềm năng của ngành du lịch thành phố từ đó xây dựng
cách thức tiếp cận thông tin cho thị trường một cách hiệu quả nhất.
Tập hợp được sức mạnh của toàn
ngành, chủ động phối hợp với các cơ quan xúc tiến, cơ quan ngoại giao, hàng
không triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thành phố trong và
ngoài nước thông qua nhiều kênh thông tin quan trọng.
3. Chỉ tiêu phấn đấu:
Căn cứ trên hệ thống các chỉ
tiêu dự báo trong Chương trình phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2006 - 2010, các dự báo về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến thành phố
Hồ Chí Minh sẽ là chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu của Chương trình này, góp phần vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố sang mảng dịch vụ, đặc biệt
là du lịch. Cụ thể như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh từ 2.350.000 lượt trong
năm 2007 tăng lên 3.642.000 lượt vào năm 2010 (tốc độ tăng trưởng bình quân 12,6%).
Tiếp tục phát triển khách du lịch nội địa tăng từ 3.600.000 lượt năm 2007 lên đến 6.000.000
lượt vào năm 2010 (tốc độ tăng trưởng bình quân 15% năm).
Nâng cao nguồn
thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp ngày càng nhiều của ngành du
lịch và ngân sách thành phố từ doanh thu 24.000 tỷ
đồng vào năm 2007 lên đến 46.000 tỷ đồng vào năm 2010
(tốc độ tăng trưởng bình quân 28%).
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã
đề ra, Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch thành phố giai đoạn 2006 - 2010 cần
tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ sau:
1. Tập trung xúc tiến phát triển
các thị trường khách quốc tế, đặc biệt là nhóm các thị trường trọng điểm và tiềm
năng.
2. Đẩy mạnh quảng bá phát triển
du lịch nội địa.
3. Đảm bảo tốt công tác thông
tin tuyên tuyền giáo dục cộng đồng kết hợp quảng bá, quảng cáo giới thiệu hình ảnh
du lịch thành phố.
4. Tăng cường xã hội hóa xây dựng
hệ thống ấn phẩm, vật phẩm và điểm thông tin phục vụ yêu cầu thông tin giới thiệu
và xúc tiến quảng bá du lịch.
5. Đầu tư nghiên cứu thị trường
kết hợp xây dựng hình ảnh thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu phù
hợp cho ngành du lịch thành phố.
IV. XÁC ĐỊNH
CÁC THỊ TRƯỜNG SẼ ĐƯỢC TẬP TRUNG QUẢNG BÁ
1. Thị trường quốc tế:
Qua thực tế hoạt động và dự báo,
thị trường mục tiêu và tiềm năng cho du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2006 - 2010 theo các nhóm thị trường như sau:
* Thị trường
trọng điểm:
Bắc Mỹ: Mỹ, Canada;
Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Nga;
Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan;
Châu Úc: Úc;
ASEAN: Singapore, Malaysia, Thái
Lan.
* Nhóm thị trường
tiềm năng:
Châu Âu:
Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần
Lan, Đan Mạch;
Nam Âu: Tây Ban Nha, Ý;
Đông Âu và Trung Âu: các nước
thành viên EU;
Trung Đông: Quatar;
Nam Á: Ấn Độ;
ASEAN: Philippines, Brunei,
Indonesia;
Châu Phi: Nam Phi.
2. Thị trường nội địa:
Đối với thị trường khách du lịch
nội địa, Chương trình này sẽ tập trung phát triển 2 mảng sau:
- Tập trung phát triển cầu du lịch
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường khách du lịch nội địa và
khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài tại thành phố và khu vực phụ cận.
- Thị trường khách nội địa tại
các trung tâm kinh tế khác: Trên cơ sở hợp tác giữa du lịch thành phố và các tỉnh
tập trung quảng bá xúc tiến giới thiệu hình ảnh du lịch thành phố tại các tỉnh,
thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang và Cần
Thơ, v.v… để thu hút khách du lịch từ các địa phương này đến với thành phố Hồ
Chí Minh.
V. XÁC ĐỊNH SẢN
PHẨM DU LỊCH SẼ ĐƯỢC TẬP TRUNG QUẢNG BÁ
Trong giai đoạn 2007 - 2010,
ngành du lịch thành phố sẽ tập trung quảng bá giới thiệu các loại hình sản phẩm
sau (mức độ tập trung sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng thị trường):
- Du lịch MICE
tại các khách sạn 5 sao, Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn tại Khu đô thị
Phú Mỹ Hưng.
- Du lịch mua
sắm tại các siêu thị và trung tâm mua sắm Diamond plaza, Parkson plaza,
Thương xá Tax, chuỗi Co.opMart, Trung tâm Thương mại An Đông, chợ Bến
Thành....
- Du lịch tham
quan các di tích văn hóa lịch sử: Khu
di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến
tranh, Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh;
các công trình kiến trúc có niên đại 100 năm về trước: Bưu điện thành phố, Nhà
thờ Đức Bà. Hệ thống các chùa Việt - Hoa như Chùa Giác Lâm, Lăng ông Bà Chiểu,
Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa bà Thiên Hậu…
- Du lịch về ẩm
thực kết hợp với tham quan khu phố Đông y quận 5 và những nhà hàng thực dưỡng…
- Du lịch khám
chữa bệnh chất lượng cao, dịch vụ giải phẩu thẩm mỹ, spa kết hợp
với điều trị y học dân tộc.
- Du lịch tàu
biển, du lịch đường sông và du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
- Các sản phẩm du lịch liên kết
với các trung tâm du lịch vùng phụ cận.
VI. GIẢI PHÁP
VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã
đề ra, Chương trình cần tập trung vào 5 nhóm giải pháp sau:
A. Xúc tiến phát triển các thị
trường khách quốc tế
1. Tổ chức các hoạt động xúc tiến
ra nước ngoài tại thành phố:
a) Tổ chức các sự kiện quốc tế tại
thành phố:
Việc tổ chức các sự kiện du lịch
quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ các mục đích sau:
Quảng bá giới thiệu hình ảnh và
sản phẩm du lịch thành phố ra nước ngoài thông qua các phương tiện đại chúng.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch
có thêm cơ hội tiếp cận với các thị trường khách du lịch quốc tế mục tiêu và tiềm
năng.
Tạo sức hấp dẫn của điểm đến
thành phố đối với khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các thị trường khách mục
tiêu và tiềm năng.
Xây dựng và phát triển các mối
quan hệ hợp tác hữu nghị góp phần vào sự phát triển du lịch giữa thành phố Hồ
Chí Minh với các quốc gia.
Trong giai đoạn 2006 - 2010,
ngành du lịch thành phố cần tập trung đầu tư tổ chức các sự kiện sau:
Triển lãm Quốc tế Du lịch thành
hàng HCMC): phố Hồ Chí Minh (ITEnăm;
Đăng cai tổ chức Hội nghị thường
niên Hiệp hội các hãng lữ hành Tây Ban Nha (AEDAVE): Tháng 10 năm 2009;
Hội nghị đại hội đồng Tổ chức
Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) và Hội chợ TPO
Travel Fair: Tháng 10 năm 2010.
b) Tổ chức các hoạt động quảng
bá hình ảnh du lịch thành phố thông qua các hình thức: presstrip, famtrip,
gameshow, cookingshow…
Các hoạt động này cần
được tiến hành thực hiện thường xuyên bởi tính hiệu quả về mặt tiết
kiệm kinh phí do phương thức này mang lại. Việc tổ chức và hỗ trợ ngân sách cho
các hoạt động này cần được cân nhắc triển khai theo tiêu chí sau:
- Đối với Famtrip:
Cần tổ chức tập trung vào thời
điểm diễn ra ITE HCMC được tổ chức hàng năm để tăng chất lượng cho chương trình
buyers của sự kiện.
Tập trung phối hợp với các hãng
hàng không để tổ chức famtrip cho các hãng lữ hành tại các thị trường tiềm năng
đã được xác định.
Đối với thị trường trọng điểm cần
ưu tiên cho các hãng lữ hành mới chưa gửi khách đến Việt Nam.
Cần phối hợp với cơ quan ngoại
giao, các doanh nghiệp du lịch để chọn lọc đối tượng tham gia chương trình
famtrip.
- Đối với Presstrip:
Tổ chức vào thời điểm diễn ra sự
kiện ITE HCMC để hỗ trợ công tác quảng bá cho sự kiện.
Tập trung phối hợp với các hãng
hàng không và các doanh nghiệp du lịch để tổ chức presstrip cho các hãng thông
tấn báo chí tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng đã được xác định, tuy
nhiên cần tập trung cho các thị trường tiềm năng là chính với mục tiêu giới thiệu
hình ảnh điểm đến.
2. Tổ chức hoạt động xúc tiến du
lịch ra nước ngoài tại các thị trường:
Đây là phương thức được đánh giá
là khá hiệu quả và cần được tiến hành thường xuyên hàng năm trong việc quảng bá
hình ảnh điểm đến thành phố do khả năng tiếp cận thị trường cao. Nhưng do rất tốn
kém về kinh phí, nên việc tổ chức các hoạt động này cần được cân nhắc kỹ lưỡng
về tính hiệu quả cho từng thị trường, nghiên cứu phương thức
quảng bá cho phù hợp, kết hợp với các ngành và các cơ quan ngoại
giao để hỗ trợ. Tập trung các hoạt động.
a) Tham gia các hội
chợ du lịch, roadshow giới thiệu du lịch thành phố:
* Đối với hội chợ:
Căn cứ trên các thị
trường cần tập trung trong giai đoạn 2006 - 2010, Sở Du lịch
cân nhắc để tham gia các hội chợ du lịch tại các thị trường trọng điểm và tiềm
năng như sau:
+ Nhóm thị trường
trọng điểm:
Bắc Mỹ: The Trade Show (Florida,
Mỹ): Tháng 9 năm 2008, năm 2010.
Châu Âu:
ITB (Berlin - Đức): Tháng 3 năm
2009.
WTM (London - UK): Tháng 11 năm
2008, năm 2010.
Đông Bắc Á:
JATA: Tháng 9 năm 2009.
CITM (Trung Quốc): Tháng 11 năm
2009.
ASEAN: TRAVEX : Tháng 01 năm
2008, năm 2009, năm 2010.
+ Nhóm thị trường tiềm năng: Đối
với nhóm thị trường này sẽ cân nhắc cụ thể theo từng năm để tham gia một số hội
chợ du lịch lớn tại khu vực Bắc Âu, Nam Âu, Ấn Độ, Nam Phi, Quatar.
* Đối với roadshow:
Với mục đích quảng bá giới thiệu
về điểm đến thành phố tại các thị trường mới, đây là phương thức sử dụng kênh
báo chí truyền thông và công tác PR để quảng bá. Việc tổ chức roadshow cần được
phối hợp tiến hành với các hãng hàng không và các hãng lữ hành đang khai thác
thị trường đó. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tập trung tổ chức roadshow giới thiệu
về du lịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tại các thị trường tiềm năng sau:
Châu Âu:
Bắc Âu: Phối hợp với Air France
(hoặc Lufthansa Airlines hoặc Qatar Airways) và các hãng lữ hành để tổ chức
roadshow tại một trong 4 thị trường sau: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch
(năm 2008).
Nam Âu: Phối hợp với Air France
(hoặc Lufthansa Airlines hoặc Qatar Airways) và các hãng lữ hành để tổ chức
roadshow tại một trong 2 thị trường sau: Tây Ban Nha, Ý (năm 2008).
Nam Á: Phối hợp với Thai Airways
(hoặc Vietnam Airlines: nếu mở đường bay trực tiếp New Deli - SGN - New Deli) tại
Ấn Độ vào năm 2009.
ASEAN: Phối hợp với Philippines
Airlines và Brunei Airlines để tổ chức roadshow tại 2 thị trường sau:
Philippines (2009) và Brunei (2010).
Trung Đông: Phối hợp với Quatar
Airways để tổ chức roadshow tại thị trường Quatar (năm 2010)
Châu Phi: Phối hợp với Singapore
Airlines (hoặc Malaysia Airlines) để tổ chức roadshow tại thị trường Nam Phi
(năm 2010).
b) Phối hợp thực hiện:
Đối với các hội chợ và Road show
ngoài nước, Sở Du lịch sẽ phối hợp với Hàng không Việt Nam, Sở Văn hóa và Thông
tin và các doanh nghiệp du lịch để tổ chức thực hiện. Trong đó trách nhiệm được
phân công cụ thể như sau:
- Sở Du lịch: Lựa chọn thị trường
phù hợp với mục đích quảng bá, lập kế hoạch và trình Ủy ban nhân dân thành phố
xin chủ trương và kinh phí, đăng ký tham gia, tổ chức gian hàng (tham gia Hội
chợ), chuẩn bị nội dung quảng bá du lịch và Văn hóa nghệ thuật (tổ chức Road
show), sau đó tổ chức đoàn công tác.
- Sở Văn hóa và Thông tin sẽ lập
chương trình và cử cán bộ là các diễn viên chuyên nghiệp tham gia đoàn giới thiệu
về văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Hàng Không Việt
Nam: Lựa chọn thị trường, kết hợp việc khai trương đường
bay mới… phối hợp với ngành Du lịch quảng bá về đất nước Việt Nam. Giảm giá vé bay nhằm hỗ trợ
ngành Du lịch giảm thiểu về kinh phí tổ chức
- Các doanh nghiệp
du lịch: Tham gia gian hàng, giới thiệu dịch vụ của công
ty và giới thiệu điểm đến Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
c) Tham gia diễn
đàn, hội thảo về du lịch và các hoạt động phối hợp với các tổ chức quốc tế: Tiếp
tục tham gia các hoạt động của tổ chức TPO để quảng bá hình ảnh điểm đến và xúc
tiến hoạt động du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với
thành phố thành viên của tổ chức nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương,
trong đó đặc biệt chú trọng hướng đến các thị trường sau: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc. Các hoạt động cần tập trung như: chương trình thẻ giảm giá cho du
khách; chương trình du lịch tàu biển giữa các thành phố; chương trình trao đổi
sinh viên; xây dựng trang web của tổ chức kết nối với trang web của thành phố; tạp chí TPO Tourism Scope…
B. Tổ chức các
hoạt động quảng bá phát triển du lịch nội địa
1. Tổ chức các sự
kiện, lễ hội du lịch, liên hoan ẩm thực tại thành phố:
Trong giai đoạn
2006 - 2010, thành phố cần tập trung đầu tư hàng năm cho
các sự kiện sau:
Ngày hội du lịch
thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ hội trái cây Nam Bộ.
Liên hoan món ngon các nước.
Một số sự kiện khác: Phối hợp
tin, với Sở Văn hóa và Thông giớiITPC, Sở Thương mại tổ chức các
sự kiện thiệu hình ảnh thành phố và tạo thêm sản phẩm cho ngành du
lịch thành phố.
2. Phối hợp với các doanh nghiệp
và các cơ quan ban ngành tổ chức, phát động các hoạt động khuyến mãi:
Đây cũng là một trong hệ thống
các giải pháp nhằm gia tăng cầu du lịch nội địa, phát động các doanh nghiệp du
lịch, hàng không kết hợp với ngành thương mại, hệ thống các điểm dịch vụ du lịch
đạt chuẩn và các hiệp hội ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng phát động các
tháng khuyến mãi vào các tháng lễ trong năm: tết Nguyên đán, tết Dương lịch,
30/4 - 1/5, hè (tháng 7), 2/9.
Về phía Nhà nước, ngoài vai trò
tập hợp và phát động chung cần thực hiện xã hội hóa kết hợp với hỗ trợ ngân sách để có thêm
nguồn kinh phí chi cho các hoạt động marketing quảng bá, giới thiệu
các Chương trình này tại các khu vực công cộng, trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
3. Tham gia các sự kiện du lịch
tại các địa phương:
Để sử dụng
hiệu quả vốn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nội địa, Sở
Du lịch cần phải cân nhắc kết hợp các mục đích tham gia, phân bổ nguồn vốn hợp
lý và xác định các thị trường khách du lịch nội địa cần tập trung. Để từ đó xác
định lại các sự kiện nào cần tham gia, tham gia ở mức độ nào là phù hợp và hiệu
quả. Trên cơ sở phân tích các thị trường khách du lịch nội địa, ngành du lịch
thành phố cần tham gia các sự kiện du lịch trong nước trong giai đoạn 2006 -
2010, cụ thể như sau:
Festival Huế tháng 6 năm 2008 và
tháng 6 năm 2010;
Festival Hoa Đà
Lạt tháng 12 năm 2007 và tháng 12 năm 2009;
Liên hoan du lịch
Hà Nội: Năm Du lịch Mê Kông;
Liên hoan du lịch
Biển Nha Trang (hàng năm);
Liên hoan du lịch
Biển Vũng Tàu (hàng năm);
Năm du lịch tại
các địa phương (do Tổng cục Du lịch phát động);
Đối với các sự
kiện khác: nên cân nhắc và chỉ tham gia nếu thấy cần thiết;
Trên cơ sở hợp tác liên kết với
các địa phương tổ chức các sự kiện du lịch theo quy mô liên tỉnh hoặc liên vùng
để tăng tính hiệu quả trong việc quảng bá và tiết kiệm kinh phí tổ chức.
C. Thông tin tuyên truyền
1. Website và Internet:
Do Internet và các công cụ tìm
kiếm trên mạng đang dần trở nên phổ biến và để tăng khả năng sử dụng công cụ quảng
bá du lịch thành phố thông qua Internet, Sở Du lịch cần tập trung đầu tư cho
công tác thông tin quảng bá điểm đến trên Internet, thông qua các hoạt động cụ
thể như sau:
Nâng cấp và vận hành trang web
thông tin du lịch tiếng Việt - Anh của Sở Du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế
vận hành (cân nhắc việc thành lập bộ phận phụ trách cập nhật website tiếng Việt
và tiếng Anh) và sử dụng tốt các trang web này, góp phần quảng bá giới thiệu
hình ảnh và sản phẩm của thành phố.
Xây dựng và vận hành trang web
thông tin du lịch tiếng Nhật của Sở Du lịch.
Liên kết với một số trang web
thương mại để triển khai các tiện ích khác cho khách truy cập.
2. Chương trình quảng cáo giới
thiệu hình ảnh điểm đến thành phố:
a) Trên các phương tiện thông
tin đại chúng nước ngoài:
Đây là phương thức xây dựng hình
ảnh điểm đến khá hiệu quả tại các thị trường trọng điểm, tuy nhiên mặt hạn chế
của phương thức là chi phí cao. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Sở Du lịch cần triển
khai thực hiện phương thức này theo các tiêu chí sau:
Ngân sách xúc tiến du lịch Thành
phố chi cho việc thiết kế và xây dựng chương trình quảng cáo trên báo và truyền
hình.
Ngân sách xúc tiến đảm bảo 50%
cho chi phí quảng cáo và vận động Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn thành phố đóng góp 50% tổng kinh phí cho việc quảng cáo điểm đến
thành phố, đảm bảo:
o Quảng cáo điểm đến thành phố Hồ
Chí Minh trên các tạp chí chuyên ngành du lịch nổi tiếng trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương ít nhất 3 tháng 1 lần. Ví dụ: Travel and Leisure…
o Quảng cáo điểm đến thành phố Hồ
Chí Minh trên các kênh truyền hình nổi tiếng ít nhất 1 năm 1 lần. Ví dụ: CNN,
Travel and Living…
o Các chương trình quảng cáo phải
kết hợp với các chương trình quảng bá khác được thực hiện cùng lúc tại các thị
trường để tạo hiệu ứng tốt hơn về mặt marketing.
b) Chương trình truyền hình,
phát thanh và báo chí trong nước:
Tăng cường sử dụng các phương tiện
truyền thông trong nước để quảng bá về điểm đến thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu
các sản phẩm du lịch của thành phố, tour tuyến liên kết giữa thành phố và các tỉnh
góp phần kích cầu du lịch nội địa thông qua các hoạt động sau:
Tiếp tục triển khai các hoạt động
phối hợp với Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Đài Truyền hình Việt
Nam (VTV), Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VOH) để xây dựng các
chương trình truyền hình truyền thanh quảng bá điểm đến thành phố, giới thiệu
các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ phối hợp với các
đài truyền hình của các địa phương khác để giới thiệu điểm đến thành phố và sản
phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố hỗ trợ cho việc
phát triển du lịch nội vùng.
Phối hợp với các báo để tổ chức
các hoạt động phát động xây dựng các chuyên mục giới thiệu sản phẩm du lịch của
thành phố và các địa phương.
Phối hợp với các báo để tổ chức
và phát động các cuộc thi ảnh đẹp về thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tăng chất
lượng và bổ sung nguồn ảnh đẹp cho công tác xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá
về du lịch thành phố của Sở.
Đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ
báo chí thông qua các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền du lịch trên các phương tiện truyền thông, cụ thể như sau:
Tổ chức giải thưởng báo chí viết
về du lịch để khuyến khích các phóng viên có những bài viết phân tích, phóng sự
về thực trạng hay những sáng kiến và giải pháp để phát triển ngành du lịch.
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt
định kỳ, trao đổi giữa lãnh đạo du lịch thành phố, các doanh nghiệp du lịch với
các phóng viên để cung cấp thêm thông tin về chính sách và hoạt động của ngành
du lịch thành phố.
Cân nhắc việc liên kết hoặc kết
hợp với câu lạc bộ báo chí hàng không của Vietnam Airlines để nâng cao chất lượng
hoạt động của câu lạc bộ.
Phối hợp với các doanh nghiệp du
lịch tổ chức các chương trình khảo sát giới thiệu các sản phẩm, tour tuyến mới
dành cho phóng viên du lịch.
c) Chương trình giáo dục cộng đồng
xây dựng môi trường du lịch thành phố:
Đây là công tác lâu dài của
thành phố, cần được triển khai thường xuyên liên tục để phục vụ cho mục tiêu
xây dựng một thành phố văn minh hiện đại, tạo môi trường tốt cho du lịch phát
triển. Riêng ngành du lịch sẽ chủ động triển khai các giải pháp sau:
Phối hợp với các cơ quan báo,
đài thông tin về chính sách quy định của Nhà nước về du lịch.
Trên nguyên tắc xã hội hóa, phối
hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giáo
dục cộng đồng đến người dân nhằm xây dựng Thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp,
an toàn, văn minh, hiện đại, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch
thành phố.
Kết hợp với các ngành văn hóa
thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các đợt tuyên truyền
giáo dục vận động người dân thành phố xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tinh
thần yêu nước, tính hiếu khách của người Việt Nam.
D. Xây dựng hệ thống ấn phẩm,
vật phẩm và điểm thông tin
1. Ấn phẩm và vật phẩm:
a) Ấn phẩm và vật phẩm phục vụ
công tác quảng bá xúc tiến:
Để quảng bá điểm đến thành phố,
trong giai đoạn 2006 - 2010 Sở Du lịch sẽ chủ trì biên tập và xây dựng hệ thống
ấn phẩm bao gồm các loại sau:
Sách giới thiệu tổng quan về
thành phố Hồ Chí Minh (City guide) được in hàng năm (tiếng Anh, Nhật, Hàn, Hoa,
Nga, Đức, Pháp).
Niên giám lữ hành và niên giám
khách sạn được in hàng năm (Anh).
Lịch sự kiện của Thành phố (tiếng
Việt, Anh, Nhật, Hàn, Hoa, Nga, Đức, Pháp).
Video clip quảng bá điểm đến
thành phố (Anh).
Do đối tượng của các loại ấn phẩm
này các hãng lữ hành nước ngoài, Sở Du lịch cũng sẽ phối hợp với các cơ quan
ngoại giao của Việt Nam tại các nước, văn phòng đại diện Việt Nam tại các nước
(trước mắt là Nhà Việt Nam tại Singapore), Tổ chức TPO, hiệp hội du lịch các nước
là nằm trong nhóm thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch thành phố để
phân phối hệ thống ấn phẩm quảng bá về thành phố.
Về số lượng in cho từng loại sẽ
được ấn định cụ thể dựa trên kế hoạch xúc tiến hàng năm của Sở Du lịch và các
doanh nghiệp.
b) Ấn phẩm thông tin phục vụ du
khách:
Để phục vụ cho công tác thông
tin cho du khách đến tham quan thành phố, trong giai đoạn 2006 - 2010 Sở Du lịch
sẽ chủ trì biên tập và xây dựng hệ thống ấn phẩm bao gồm các loại sau:
Bản đồ du lịch bằng các thứ tiếng:
Việt, Anh, Nhật, Hàn, Hoa, Nga, Đức, Pháp.
Sách hướng dẫn du lịch bằng các
thứ tiếng: Anh - Nhật.
Hình thành trung tâm thông tin
cho du khách và hệ thống các văn phòng thông tin tại sân bay, nhà ga, các điểm
tham quan lớn, các trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch. Cân nhắc việc vận động
tài trợ quảng cáo và sự tham gia của các doanh nghiệp theo hướng xã hội hóa để
triển khai hoạt động này.
Về số lượng cho từng loại sẽ được
ấn định cụ thể cho từng năm.
2. Văn phòng thông tin và điểm
cung cấp thông tin du lịch cho du khách:
a) Tổ chức văn phòng thông tin
du lịch: Để tập trung quản lý thông tin, thực hiện cung cấp thông tin cho du
khách, xây dựng hệ thống ấn phẩm phục vụ du khách và điều hành hệ thống điểm
thông tin du lịch, ngân sách của thành phố sẽ chi cho đầu tư xây dựng và chi
phí hoạt động cho văn phòng này.
b) Hệ thống điểm thông tin du lịch:
Thực hiện theo phương thức xã hội hóa, nhà nước có thể hỗ trợ một phần ngân
sách. Phấn đấu đến năm 2010, hình thành 50 điểm thông tin phục vụ khách du lịch
tại trung tâm thành phố, các điểm tham quan, khu mua sắm chính của thành phố.
E. Đề tài nghiên cứu
1. Xây dựng thương hiệu và chiến
lược phát triển thương hiệu cho du lịch thành phố:
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của
nhóm các chương trình nghiên cứu, cần được tập trung triển khai nhanh trong
giai đoạn 2007 - 2008. Có thể cân nhắc và đề xuất với thành phố thuê chuyên gia
để thực hiện đề tài này. Đề tài này cần phải đi sâu vào 4 nội dung sau:
Xác định các giá trị đích thực của
điểm đến thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định các thị trường trọng điểm
và tiềm năng, thị phần quan trọng, thị hiếu của từng thị phần và phân khúc thị
trường của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010.
Xây dựng hệ thống các giá trị
thương hiệu cho thành phố: khẩu hiệu, logo và các ấn phẩm nhận diện hình ảnh của
thành phố.
Xây dựng chiến lược và chương
trình hành động để quảng bá thương hiệu điểm đến Thành phố.
2. Xây dựng phần mềm lưu trữ cơ
sở dữ liệu thông tin về các hãng lữ hành và báo chí tại các thị trường trọng điểm
và tiềm năng của du lịch thành phố:
Để phục vụ cho công tác quảng bá
điểm đến thành phố cho từng chiến dịch quảng bá đối với từng thị trường, nhu cầu
cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về các hãng lữ hành và báo chí tại
các thị trường là rất cần thiết. Do vậy, song song với việc xem xét việc gia nhập
làm thành viên của các tổ chức du lịch có uy tín, việc xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu thông tin này sẽ hỗ trợ cho việc chuyên nghiệp hóa công tác thông tin
thị trường.
Hệ thống thông tin này phải được
cập nhật hàng năm, định kỳ thông qua các dữ liệu mua, phản hồi từ việc tham gia
các hội chợ, sự kiện tại các thị trường, hoặc các chương trình famtrip,
presstrip do Sở Du lịch tổ chức.
3. Khảo sát, nghiên cứu thị trường
nhằm đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến quảng bá du lịch thành phố giai đoạn
2006 - 2010 và xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch thành phố giai
đoạn 2011 - 2015:
Việc đánh giá cần được thực hiện
hàng năm để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Giai đoạn 2009 - 2010 cần phải có bước đánh giá sâu về công tác triển khai thực
hiện kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 và kết quả thực hiện thông qua hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá được đặt ra cho từng chiến dịch quảng bá. Căn cứ trên kết quả
phân tích đánh giá giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục xây dựng chiến lược và
chương trình hành động cho giai đoạn 2011 - 2015.
VII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN THEO TỪNG NĂM
NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH
|
ĐƠN
VỊ PHỐI HỢP
|
Năm
2008
|
A. CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN
TRONG NƯỚC
|
1. Lễ đón khách đầu tiên đến thành
phố
|
Hiệp hội Du lịch,
Cục Xuất nhập cảnh A 18, Hải quan, Hàng không,
các DN
|
2. "Ngày
hội Du lịch lần 4" năm 2008: bao gồm các
hoạt động: Hội chợ Du Lịch, Liên hoan Ẩm thực, Chương trình Gameshow, Hội thi Giọng hát Vàng
Ngành DL 2008, Hội thi HDV DL, Kỷ lục
Gỏi cuốn dài nhất
|
Hiệp hội Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Du lịch
Phú Thọ, Công viên Văn hóa Đầm Sen.
|
3. Lễ hội
Trái cây Nam Bộ 2008: bao gồm các hoạt động:
- Cho trái cây
trưng bày giới thiệu sản vật, trái cây Nam bộ - VN.
- Biểu diễn nghệ thuật Quốc tế và diễu hành trái cây đặc sắc, độc đáo.
- Hội thi tạo
hình trái cây nghệ thuật.
- Hội thảo khoa học về trái cây.
|
Khu Du lịch Suối
Tiên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Ngoại vụ,
Sở Văn hóa và Thông tin
|
4. Hội chợ
Quốc tế Du lịch: ITE 2008:
- Triển lãm Quốc
tế về du lịch.
- Gặp gỡ giữa
các hãng lữ hành quốc tế và các công ty du lịch Việt Nam.
- Tổ chức
Famtrip cho các hãng lữ hành quốc tế vào tham dự sự kiện.
|
Phối hợp Công ty
Vinexad và Binet tổ chức, với sự hợp tác của Tổng Công ty Hàng không Quốc gia, các hãng hàng không ngoài nước, các Sở - ngành
chức năng: Văn hóa và Thông tin, Công an thành phố, Sở
Ngoại vụ.
|
5. Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước”:
- Gian hàng ẩm thực.
- Nghệ thuật
trình bày, hướng dẫn nấu ăn. Bán sản phẩm, giới thiệu Văn hóa ẩm thực Việt
Nam và các nước.
- Trang phục, âm
nhạc truyền thống.
- Hội thi đầu bếp Việt Nam tài
năng .
|
Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn, Hiệp hội Du lịch thành phố, các Tổng lãnh sự quán, Sở Ngoại
vụ.
Làng Du lịch
Bình Quới
|
6. Tham gia các
hội chợ triển lãm du lịch các địa phương: theo sự kiện của các tỉnh
|
Cơ quan xúc tiến
du lịch các tỉnh, TP có sự kiện du lịch.
|
7. Tổ chức các
Famtrip cho các thị trường ưu tiên: Nga, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc
|
Vietnam
Airlines, các hãng hàng không ngoài nước, Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
8. Tổ chức
các Presstrip: cho các thị trường Nga, Đức, Úc, Trung Quốc,
Singapore khảo sát quay phim, viết bài về du lịch Việt Nam và Thành phố
|
Vietnam
Airlines, các Hãng Hàng không ngoài nước;
Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
9. Phối hợp với
các doanh nghiệp và các cơ quan Ban - ngành tổ chức, phát động các hoạt động khuyến mãi
|
Sở Thương mại, các doanh nghiệp du lịch
|
B. QUẢNG BÁ
NGOÀI NƯỚC
|
|
10. Diễn đàn Du
lịch ASEAN 2008 tại Thái Lan:
- Giới thiệu du
lịch Thành phố, tham gia họp báo với TCDL; giới thiệu và
mời DN nước ngoài tham dự ITE HCMC 2008
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
11. Tham dự Hội
chợ Du lịch Quốc tế Berlin (ITB) 2008
- Giới thiệu du
lịch Thành phố, tham gia họp báo với TCDL; giới thiệu và
mời doanh nghiệp nước ngoài tham dự ITE HCMC 2008
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
12. Tham dự Hội
chợ MITT - Nga
- Giới thiệu du
lịch Thành phố Tham gia họp báo với TCDL; giới thiệu và mời DN nước ngoài
tham dự ITE HCMC 2008
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
13. Tham gia
Hội chợ Du lịch Quốc tế BITF 2008 - Busan
|
Vietnam
Airlines, Hiệp hội Du lịch TP và các DN du lịch thành Phố
|
14. Tổ chức
Roadshow tại Mỹ
- Tổ chức hoạt động
giới thiệu du lịch Thành phố;
- Gặp gỡ các đối
tác kinh doanh tại Mỹ;
- Kết hợp giới
thiệu và mời DN Mỹ tham dự ITE HCMC 2009.
|
Vietnam Airlines
và các doanh nghiệp du lịch thành phố
|
15. Tham gia
Hội chợ Du lịch Quốc tế WTM London 2008
- Giới thiệu du
lịch thành phố, tham gia họp báo với
TCDL; giới thiệu và mời doanh nghiệp nước ngoài tham dự
ITE HCMC 2009
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
16. Hội chợ
CITM - Trung Quốc
- Tổ chức gian
hàng giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch TP.
- Gặp gỡ đối tác
kinh doanh của các DN du lịch.
|
TCDL Việt Nam,
Hiệp hội du lịch TP và các DN du lịch thành phố
|
17. Tổ chức
roadshow kết hợp ký kết hợp tác phát triển du lịch
với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
|
Cơ quản quản
lý du lịch của Quảng Tây, Hiệp hội Du lịch thành
phố và các doanh nghiệp du lịch thành phố
|
C. THAM GIA
DIỄN ĐÀN, HỘI THẢO DU LỊCH CỦA TỔ CHỨC TPO
|
Dự Hội nghị Ban
Điều hành TPO - Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương:
- Bàn việc triển
khai các hoạt động phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch giữa các thành phố
thành viên
|
Ban Thư ký của
Tổ chức TPO
|
Diễn đàn Du lịch
TPO và cuộc họp Ban Điều hành TPO:
- Hội nghị, hội
thảo chuyên đề và cuộc họp Ban Điều hành Thông qua
chương trình xúc tiến của Tổ chức TPO năm 2009
|
Ban Thư ký của
Tổ chức TPO
|
Các hoạt động
khác với TPO:
- Cung cấp thông
tin cho tạp chí TPO Tourism Scope, bản tin TPO News Letter, cập nhật thông tin về du lịch thành phố trên trang web của
TPO, trao đổi đoàn đại biểu của 01 thành phố thuộc TPO
|
Ban Thư ký của
Tổ chức TPO
|
D. XÂY DỰNG HỆ
THỐNG ẤN PHẨM, VẬT PHẨM VÀ ĐIỂM THÔNG TIN
|
Các DN du lịch
thành phố, Vietnam Airlines
|
NĂM
2009
|
A. CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN TRONG NƯỚC
|
1. Lễ đón khách
đầu tiên đến thành phố
|
Hiệp hội Du lịch,
Cục Xuất nhập cảnh A 18, hải quan, hàng không, các doanh nghiệp
|
2. Diễn đàn Du lịch
ASEAN 2009 tại Hà Nội:
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
3. "Ngày hội Du lịch lần 5" năm 2009
|
Hiệp hội Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Du lịch
Phú Thọ, Công viên văn hóa Đầm Sen
|
4. Lễ hội
Trái cây Nam Bộ 2009
|
Khu Du lịch Suối
Tiên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Ngoại vụ,
Sở Văn hóa và Thông tin
|
5. Hội chợ
Quốc tế Du lịch - ITE 2009
|
Phối hợp với Tổng
Công ty Hàng không Quốc gia, các hãng hàng không ngoài
nước, các Sở - ngành chức năng: Văn hóa và Thông
tin, Công an thành phố, Sở Ngoại vụ
|
6. Đăng cai tổ
chức Hội nghị thường niên Hiệp hội các hãng lữ hành Tây Ban Nha (AEDAVE)
|
Các ngành chức năng và doanh nghiệp
|
7. Liên hoan ẩm thực “Món ngon Các nước”:
|
Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn, Hiệp hội Du lịch thành
phố, các Tổng lãnh sự quán, Sở Ngoại vụ
Làng Du lịch
Bình Quới
|
8. Tham gia các
hội chợ triển lãm du lịch các địa phương: theo sự kiện của các tỉnh
|
Cơ quan xúc tiến
du lịch các tỉnh, TP có sự kiện du lịch
|
9. Tổ chức
các Famtrip cho các thị trường ưu tiên: Nga, Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ
|
Vietnam
Airlines, các hãng hàng không ngoài nước, Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
10. Tổ chức
các Presstrip: cho các thị trường Nga, Anh, Tây Ban
Nha, Ấn Độ khảo sát quay phim, viết bài về du lịch Việt Nam và Thành phố
|
Vietnam
Airlines, các hãng hàng không ngoài nước; Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
11. Phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ quan,
ban - ngành tổ chức, phát động các hoạt động khuyến mãi
|
Sở Thương mại, các doanh nghiệp du lịch
|
B. CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN NGOÀI NƯỚC
|
12. Tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế JATA Nhật Bản 2009
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
13. Tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế BITF 2009 - Busan
|
Vietnam
Airlines, Hiệp hội Du lịch TP và các doanh nghiệp du lịch thành phố
|
14. Tổ chức Roadshow tại Ấn Độ: khi mở đường bay trực tiếp New Deli - SGN - New Deli) tại Ấn Độ vào năm 2009
|
Vietnam Airlines
và các doanh nghiệp du lịch thành phố
|
15. Tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế WTM London - 2009
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
16. Tổ chức roadshow tại Philippines
|
Cơ quản quản
lý du lịch của Philippines, Philippines Airlines, Hiệp
hội Du lịch TP và các DN du lịch thành phố
|
C. THAM GIA DIỄN
ĐÀN, HỘI THẢO DU LỊCH CỦA TỔ CHỨC TPO
|
Ban Thư ký
của Tổ chức TPO
|
D. XÂY DỰNG HỆ
THỐNG ẤN PHẤM, VẬT PHẨM VÀ ĐIỂM THÔNG TIN
|
Các DN du lịch
Thành phố, Vietnam Airlines
|
NĂM
2010
|
A. CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN TRONG NƯỚC
|
1. Lễ đón khách đầu
tiên đến thành phố
|
Hiệp hội Du lịch,
Cục Xuất nhập cảnh A 18, hải quan, hàng không, các doanh nghiệp
|
2. "Ngày hội Du lịch lần 6" năm 2010
|
Hiệp hội Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Du lịch
Phú Thọ , Công viên Văn hóa Đầm Sen.
|
3. Lễ hội
Trái cây Nam Bộ 2010
|
Khu Du lịch Suối
Tiên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Ngoại vụ,
Sở Văn hóa và Thông tin
|
4. Hội chợ
Quốc tế Du lịch - ITE 2010
|
Phối hợp với Tổng
Công ty Hàng không Quốc gia, các hãng hàng không ngoài
nước, các Sở - ngành chức năng: Văn hóa và Thông
tin, Công an thành phố, Sở Ngoại vụ.
|
5. Hội nghị đại
hội đồng Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) và Hội chợ TPO Travel Fair: 10/2010
|
Các ngành chức năng và doanh nghiệp
|
6. Liên hoan Ẩm
thực “Món ngon các nước”
|
Tổng Công ty
DLSG, Hiệp hội Du lịch TP, các Tổng lãnh sự quán, Sở Ngoại
vụ, Làng Du lịch Bình Quới
|
7. Tham gia các
hội chợ triển lãm du lịch các địa phương: theo sự kiện của các tỉnh
|
Cơ quan xúc tiến
du lịch các tỉnh, TP có sự kiện du lịch
|
8. Tổ chức
các Famtrip cho các thị trường ưu tiên: Nga, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc
|
Vietnam
Airlines, các hãng hàng không ngoài nước, Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
9. Tổ chức
các Presstrip: cho các thị trường Nga, Đức, Úc, Trung Quốc,
Singapore khảo sát quay phim, viết bài về du lịch Việt Nam và thành phố
|
Vietnam
Airlines, các hãng Hàng không ngoài nước; Hiệp hội Du lịch (vận động các doanh nghiệp tham gia)
|
10. Phối hợp với
các doanh nghiệp và các cơ quan, ban - ngành tổ chức, phát động các hoạt động khuyến mãi
|
Sở Thương mại, các doanh nghiệp du lịch
|
B. CHƯƠNG
TRÌNH XÚC TIẾN NGOÀI NƯỚC
|
11. Diễn đàn Du
lịch ASEAN 2010 tại Brunei
|
Tổng cục Du lịch,
Vietnam Airlines, doanh nghiệp du lịch thành phố
|
12. Tham gia
Hội chợ Du lịch Quốc tế BITF 2009 - Busan
|
Vietnam
Airlines, Hiệp hội Du lịch TP và các DN du lịch thành phố
|
13. Tổ chức
Roadshow tại Qatar
|
Qatar Airlines và
các doanh nghiệp du lịch thành phố
|
14. Tham gia
Hội chợ Tradeshow (Florida) Mỹ
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
15. Tham gia
Hội chợ MICE SITC - Tây Ban Nha
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
16. Tham gia Hội chợ ITB Berlin Đức 2010
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
17. Tham gia Hội chợ MITT - Nga 2010
|
TCDL Việt Nam,
Vietnam Airlines và các doanh nghiệp du lịch TP
|
C. THAM GIA
DIỄN ĐÀN, HỘI THẢO DU LỊCH CỦA TỔ CHỨC TPO
|
Ban Thư ký
của Tổ chức TPO
|
D. XÂY DỰNG HỆ
THỐNG ẤN PHẤM, VẬT PHẨM VÀ ĐIỂM THÔNG TIN
|
Các DN du lịch
thành phố, Vietnam Airlines
|
Chương trình 2:
CHƯƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI CÁC TỈNH -
THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. MỤC TIÊU
- Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phải gắn liền với việc xã hội hóa trên cơ sở tiếp tục phát
huy vai trò của các thành phần kinh tế trong đó khuyến khích các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục đầu tư xây dựng các
khách sạn, các điểm kinh doanh ẩm thực, sản xuất hàng hóa lưu niệm
đạt chuẩn du lịch cũng như đầu tư vào các loại hình vui chơi giải
trí, các chương trình văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.
- Qua việc liên
kết hợp tác với các địa phương sẽ góp phần phát triển du lịch thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và phát triển du lịch Việt Nam nói chung
nhằm tiếp tục duy trì và củng cố vai trò du lịch thành phố Hồ Chí Minh
không chỉ là trung tâm trung chuyển du lịch mà còn là trung tâm du lịch
lớn nhất cả nước, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
về du lịch.
- Liên kết hợp
tác với các địa phương xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch,
tuyến điểm du lịch trong nước. Liên kết hình thành các sản phẩm du
lịch mới để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách quốc tế đến thành phố
Hồ Chí Minh, các địa phương.
- Liên kết và
hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và đặc biệt chú trọng những sản
phẩm mang tính cạnh tranh cao và có sắc thái riêng đồng thời là
những sản phẩm du lịch có thế mạnh của thành phố như: du lịch mua
sắm, du lịch tham quan vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực, du lịch
chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp, du lịch MICE.
- Liên kết hợp
tác phát triển giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nhằm thu hút
lượng khách nội địa từ các tỉnh tham quan, mua sắm tại thành phố
cũng như khuyến khích người dân thành phố đi du lịch trong nước.
- Liên kết, kêu
gọi đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
II. QUAN ĐIỂM VỀ HỢP TÁC LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN
- Một là, hợp
tác liên kết là một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chiến lược lâu dài và
tiến đến phát triển bền vững nhằm khai thác phát huy nội lực và
lợi thế của từng địa phương và toàn vùng, tạo nên một lợi thế so
sánh mới;
- Hai là, hợp
tác liên kết nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có ở các địa phương
và đem lại lợi ích nhiều mặt cho mỗi bên, tạo ra những sản phẩm liên
vùng có tính cạnh tranh cao;
- Ba là, hợp
tác liên kết trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bình đẳng, các
bên cùng có lợi đảm bảo hiệu quả phát triển ngành kinh tế du lịch
của các bên;
- Bốn là, hợp
tác phát triển du lịch thông qua các chương trình ký kết giữa lãnh
đạo Thành phố với các địa phương để các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp
tham gia đầu tư các sản phẩm du lịch ở các tỉnh, thành phố và có các hình thức
liên doanh, liên kết thích hợp trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi,
đảm bảo hiệu quả kinh tế.
III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Nội dung và
lĩnh vực hợp tác tập trung vào 4 nhóm như sau:
1. Liên kết khai
thác tài nguyên du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch có lợi thế
cạnh tranh và cùng nhau khai thác các tuyến điểm du lịch
- So với các
địa phương trong cả nước thì tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố
Hồ Chí Minh thiếu sự đa dạng các hệ sinh thái đặc thù, trừ những
khách thương nhân, rất khó lưu giữ khách du lịch trong thời gian dài
(do đó số ngày khách lưu trú bình quân hiện nay khoảng 02 ngày). Với
những hạn chế cơ bản như trên, nếu muốn kéo dài thời gian lưu trú
của du khách thì một nhu cầu cần thiết nảy sinh là phải có sự liên
kết khai thác tài nguyên du lịch của toàn vùng để đáp ứng cho các
đối tượng khách du lịch có nhu cầu và thị hiếu khác nhau nhằm tăng
doanh thu và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Mặt khác phải
có sự quy hoạch, phân vùng, hướng phát triển xây dựng sản phẩm đặc
thù riêng cho từng địa phương tránh sự trùng lắp trong việc hoạch
định và xây dựng sản phẩm du lịch.
1.1. Xây dựng hệ
thống các tam giác phát triển du lịch và các cụm du lịch:
Nhằm tạo nên
những sản phẩm du lịch đa dạng, tổng hợp và phát huy được những nét
đặc trưng mang tính địa phương của sản phẩm nhằm kéo dài ngày lưu
trú của khách du lịch, phối hợp trong việc khai thác tài nguyên du
lịch, xây dựng hệ thống các tuyến điểm du lịch liên kết, các địa
bàn du lịch trọng điểm trong từng vùng và giữa các vùng với nhau.
a) Tam giác phát
triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng:
Sản phẩm du
lịch của Tam giác là sự kết hợp của du lịch biển với du lịch núi -
cao nguyên, với các loại hình du lịch tham quan, mua sắm, du lịch chữa
bệnh - chăm sóc sắc đẹp, du lịch ẩm thực, du lịch MICE với du lịch
biển, tham quan danh thắng, nghỉ dưỡng.
b) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - Duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận):
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch biển - đảo, kết hợp với du lịch lễ hội -
văn hóa Việt, Chăm, Hoa và du lịch MICE, mua sắm, ẩm thực, chữa bệnh,
với các loại hình tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao biển, lặn biển, du
lịch tàu biển.
c) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - Tây Nguyên (Đăk Nông - Đăk Lăk - Gia Lai - Kon Tum):
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch núi - cao nguyên, du lịch nghỉ dưỡng, tham
quan danh thắng (thác, hồ) kết hợp với du lịch sinh thái Vườn quốc
gia YokDon, kết hợp với các loại hình du lịch thể thao, trecking, du
lịch văn hóa lễ hội của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên và du lịch
ẩm thực, mua sắm, chữa bệnh, du lịch MICE.
d) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình
Phước, Tây Ninh):
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch biển - đảo kết hợp với du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu, Chiến khu D, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, du lịch
sông nước Sài Gòn - Đồng Nai, du lịch mạo hiểm, tham quan hệ thống
núi lửa đã tắt, du lịch chữa bệnh Bình Châu, du lịch tôn giáo - lễ
hội Tây Ninh, du lịch MICE, du lịch ẩm thực và du lịch quốc tế qua
các cửa khẩu trong cụm.
đ) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - tả ngạn sông Tiền (Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp):
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch sông nước miệt vườn, tham quan cuộc sống đời
thường trên các cù lao, tham quan chợ nổi, du lịch làng nghề, tham quan
các tràm chim, sân chim, du lịch sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp
Mười kết hợp với loại hình homestay và du lịch ẩm thực, các tour du lịch
khuyến thưởng.
f) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - hữu ngạn sông Tiền và sông Hậu (Vĩnh Long, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau):
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch tham quan, du lịch khuyến thưởng, mua sắm, ẩm
thực kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch tham quan chợ
nổi, du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh, du lịch văn hóa lễ hội
đồng bào Khơ-me và du lịch quốc tế liên tuyến sông Tiền - sông Hậu -
Phnom Penh.
g) Cụm du lịch
thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang:
Sản phẩm du
lịch của cụm là du lịch biển, đảo Hà Tiên - Phú Quốc, du lịch lễ
hội vía bà, lễ hội Nguyễn Trung Trực, du lịch tham quan vườn chim Trà
Sư, du lịch tham quan tôn giáo tín ngưỡng núi Cấm, du lịch MICE và du
lịch đường bộ liên tuyến Campuchia - Thái Lan dọc theo vịnh Thái Lan.
1.2. Liên kết
hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù từng địa phương:
- Du lịch biển
(tắm biển, tham quan danh thắng, nghỉ dưỡng, thể thao biển): Nghệ An,
Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang...
- Du lịch núi
(tham quan danh thắng, nghỉ dưỡng, thể thao núi): Lâm Đồng, Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk, Đa8k Nông;
- Du lịch tham
quan vui chơi giải trí cuối tuần: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tiền Giang;
- Du lịch văn hóa
lễ hội, du lịch làng nghề: Tây Ninh, Bình Phước, An Giang;
- Du lịch tham
quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch
mạo hiểm: Tây Ninh, Bình Phước, An Giang;
- Du lịch văn hóa
- lễ hội các đồng bào dân tộc: Binh Thuận, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc
Trăng, An Giang, Đak Lak, Lâm Đồng;
- Du lịch hệ
sinh thái sông nước miệt vườn Mê Kông: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang;
- Du lịch sinh
thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười: Long An;
- Du lịch sinh thái
sông nước, sinh thái rừng, du lịch mạo hiểm: Đồng Nai, Bình Phước....
;
- Du lich tham
quan các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Đak Lak, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau;
- Du lịch tham
quan các di tích văn hóa lịch sử, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh,
du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Liên kết
hợp tác khai thác các tuyến điểm du lịch trong nước với các tỉnh,
thành phố:
- Tuyến du lịch:
Thành phố Mỹ Tho - Thị xã Gò Công Bãi biển Tân Thành.
- Tuyến du lịch:
Long Hải - Suối khóang nóng Bình Châu.
- Tuyến du lịch:
Thành phố Vũng Tàu - Khu du lịch sinh thái Cần Giờ - Đồn Rạch Cốc,
Long An.
- Tuyến du lịch:
Núi lửa Định Quán - Vườn quốc gia Cát Tiên - Mộ cổ Hàng Gòn.
- Tuyến du lịch
ven biển và du lịch sinh thái: Quy Nhơn - Sông Cầu - Phương Mai - Núi
Bà.
- Tuyến du lịch
văn hóa lịch sử: Khu di tích Tây Sơn - Bảo tàng Quang Trung - Thành
Hoàng Đế - hệ thống Tháp Chàm.
- Tuyến du lịch:
Củ Chi - Thị xã Tây Ninh - Tòa thánh Cao Đài - Núi Bà - Hồ Dầu Tiếng
- Trung ương cục.
- Tuyến du lịch
sinh thái dã ngoại: Hòn Rơm, Mũi Né - Bãi Bàu Trắng - Bắc Bình - Cù
lao Câu.
- Tuyến du lịch
con đường xanh Tây Nguyên - Con đường huyền thoại (Bình Phước là điểm
cuối của tuyến), bao gồm: Vườn quốc gia Bù Gia Mập - Núi Bà Rá - hồ
thủy điện Thác Mơ - quần thể di tích căn cứ Bộ Chỉ huy các Lực lượng
vũ trang giải phóng Miền Nam tại Tà Thiết - Trảng Cỏ, Bàu Lạch -
Chiến khu D.
- Tuyến du lịch
trên sông Đồng Nai: Cù lao Bà Xê, Cù lao phố, Cù lao Hiệp Hòa - vườn
bưởi Tân Triều.
- Tuyến du lịch:
quần đảo Bình Trị - Hà Tiên - Phú Quốc.
- Tuyến du lịch
tham quan thắng cảnh Tây Nguyên và tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng
dân tộc.
- Tuyến du lịch
tham quan hệ thống Tháp Chàm miền Trung và nghệ thuật kiến trúc cổ
Hội An - kiến trúc vương triều Nguyễn.
- Tuyến du lịch
tham quan di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo kết hợp tham quan vườn
quốc gia, nghỉ dưỡng và thể thao biển.
- Tuyến du lịch
biển đảo Nha Trang - vịnh Vân Phong.
1.4. Liên kết
hợp tác xây dựng và khai thác tuyến du lịch quốc tế trong khu vực:
- Tuyến du lịch
Xuyên Á: Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang có đường biên giới với Vương quốc Campuchia, nằm trên trục
đường Xuyên Á nối liền các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là
lợi thế của địa bàn so với khu vực khác. Do đó việc liên kết hợp
tác với các địa phương trên địa bàn để xây dựng và khai thác tuyến
du lịch đường bộ Xuyên Á có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho sự
phát triển du lịch của địa bàn trong thời gian tới. Tuyến du lịch
này xuất phát từ Singapore, Malaysia đến Thái Lan, đặc biệt là Bangkok
đến Phnom Pênh, Siem Riep vào Việt Nam qua các cửa khẩu Hoa Lư, Xa Mát,
Mộc Bài, Mộc Hóa, Khánh Bình, Tịnh Biên, Xà Xía để đến thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là thị trường chính của Thái Lan so với thị trường
khách du lịch xuất phát từ Đông Bắc Thái Lan đến với các tỉnh Bắc
Trung Bộ.
- Tuyến du lịch
đường bộ dọc theo vịnh Thái Lan:
Tuyến du lịch
này xuất phát bằng đường bộ đến đồng bằng Cửu Long và Kiên Giang.
Từ Rạch Giá nối với tuyến du lịch đến Kiên Lương - Hà Tiên - Kép -
Kongpongsom - Kôkong của Campuchia và Chanthaburi - Pattaya của Thái Lan.
Đây sẽ là tuyến du lịch có sức thu hút lớn trong những năm tới.
- Tuyến du lịch
đường sông Mê Kông:
Tuyến du lịch
này xuất phát từ sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh nối với kênh
nước mặn - kênh chợ gạo, Mỹ Tho - sông Tiền - Vàm Nao, Long Xuyên -
Hồng Ngự - Tân Châu - Vĩnh Xương - Phnom Penh - Biển Hồ - Siem Riep.
- Tuyến du lịch
tàu biển: Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Côn Đảo - Phú Quốc - Thái
Lan - Singapore.
2. Liên kết hợp tác
trong việc xúc tiến quảng bá hình ảnh Du lịch chung giữa thành phố Hồ
Chí Minh với các tỉnh, thành phố đối với thị trường trong nước và
thị trường quốc tế:
Trên cơ sở xác định
các tuyến điểm du lịch và các sản phẩm du lịch tiêu biểu trên địa bàn, cần đẩy
nhanh việc hợp tác cùng nhau xây dựng các chương trình quảng bá xúc tiến đối với
thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
- Phối hợp cùng tổ
chức các đoàn khảo sát tại các thị trường du lịch tiềm năng và trọng điểm như
thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Pháp, Đức; thị trường các nước
ASEAN và thị trường các nước Bắc Âu.
- Phối hợp cùng tổ
chức nhiều đợt xúc tiến, quảng bá đến các thị trường nêu trên gắn liền với việc
cùng nhau tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, phối hợp xây dựng gian hàng
chung của địa bàn để tạo nên sự quy mô và giới thiệu được các sản phẩm du lịch
đa dạng và phong phú của địa bàn.
- Phối hợp trong
việc cùng nhau xây dựng các sự kiện đặc biệt, các lễ hội cấp vùng và định kỳ tổ
chức hội chợ du lịch quốc tế hàng năm.
- Phối hợp trong
việc in ấn và xuất bản các ấn phẩm như tập gấp, bản đồ, guide-book, đĩa CD-ROM,
xây dựng chung website và những phim phóng sự, tài liệu quảng bá về du lịch của
địa bàn như các cảnh quan du lịch, ẩm thực, các điểm mua sắm, các cửa hàng thủ
công mỹ nghệ, các làng nghề gốm sứ... không chỉ bằng tiếng Anh, Pháp mà còn chú
trọng đến tiếng Nhật, Hoa, Hàn, Đức…
- Phối hợp trong
việc tổ chức các đoàn Famtrip cho các đối tượng là các hãng lữ hành hàng đầu của
khu vực và của thế giới, các tạp chí chuyên ngành thương mại - văn hóa - thể
thao - du lịch có số lượng phát hành lớn cũng như các hãng truyền hình lớn nổi
tiếng trên thế giới.
- Ngoài ra, cần có
sự phối hợp và hỗ trợ cấp quốc gia giữa ngành du lịch và ngoại giao, thông qua
các Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài - đây cũng là kênh đặc biệt quan trọng hỗ trợ
cho việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và của địa
bàn nói riêng.
3. Liên kết hợp
tác trong việc kêu gọi đầu tư và đầu tư xây dựng một số dự án du
lịch các tỉnh, thành phố:
Trên cơ sở hiệu
quả bước đầu trong việc liên kết hợp tác đầu tư trong thời gian vừa
qua, cần tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp đầu tư một số công trình
dự án phù hợp với điều kiện khả năng tài chính của các doanh
nghiệp.
- Liên kết đầu
tư xây dựng Trung tâm thông tin du lịch: cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát.
- Đầu tư đoàn xe
Shuttle bus chất lượng cao đưa đón khách du lịch từ PoiPét - Siem Riep,
Phnom Penh đến Mộc Bài - Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Vũng
Tàu.
- Liên kết đầu
tư xây dựng khu du lịch Thác Mơ - Bà Rá, cơ sở lưu trú tại tỉnh Bình
Phước.
- Liên kết đầu
tư xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thể thao nước tại hồ Dầu
Tiếng.
- Liên kết đầu
tư khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng lâm trường Tân Phú -
Đồng Nai.
- Liên kết đầu
tư xây dựng khu du lịch hệ sinh thái vùng bưng trũng Đồng Tháp Mười -
Mộc Hóa - Long An.
- Liên kết đầu
tư xây dựng khu du lịch Dankia - Suối Vàng, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm,
các khu vui chơi giải trí hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, khu du lịch Thác
DamBri, hồ Nam Phương - Bảo Lộc.
- Liên kết đầu
tư Đảo Lan Châu, Núi Quyết, Bến Thủy, khu văn hóa lịch sử Đền Cuông -
Cửa Hiên, suối nước nóng Giang Sơn - Đô Lương, vườn sinh thái quốc gia
Pù Mát, khu vui chơi giải trí núi Chung ở Nghệ An.
- Đầu tư thác
Phú Cường, hồ Ayan Hạ từ Gia Lai.
- Khu vui chơi
giải trí Lầu ông Hoàng - thành phố Phan Thiết, khu vui chơi giải trí
thể thao biển huyện Tuy Phong. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hàm
Thuận - Đa My, khu vui chơi giải trí thể thao Bưng Thị - TàKou, khu vui
chơi giải trí suối Nhum - Thuận Quý huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận.
4. Liên kết hợp
tác trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Với thế mạnh về
lĩnh vực đào tạo và khoa học công nghệ du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay có 9 trường đại học, 4 trường Cao
đẳng có khoa đào tạo du lịch và có 6 trường trung cấp du lịch - khách sạn. Thành phố Hồ Chí Minh có khả
năng tiếp tục hợp tác với các tỉnh trên địa bàn trong công tác đào tạo nguồn
nhân lực hệ dài hạn cũng như tổ chức các khóa ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về
du lịch, các khóa Giám đốc lữ hành, các khóa quản lý khách sạn vừa và nhỏ, đào
tạo trưởng đoàn và điều hành tour outbound, nâng cao tay nghề trong lĩnh vực
khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên….
Thành phố Hồ Chí
Minh sẽ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành và ứng
dụng ISO-9002 quản lý môi trường trong các khách sạn và khu du lịch (để tiết kiệm
năng lượng, nước và bảo vệ môi trường), hỗ trợ kỹ thuật bán phòng qua Internet,
hệ thống giữ chỗ đặt phòng và công nghệ thông tin cho khách sạn.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Các giải
pháp:
Từ thực trạng
của việc liên kết và hợp tác với các địa phương trong thời gian vừa
qua. Để thực hiện tốt sự tăng cường phối kết trong thời gian tới
nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành, phát
huy tổng hợp các nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành
phố cần tập trung vào các giải pháp sau:
a) Giải pháp về hệ thống
kết cấu hạ tầng:
* Đối với thành
phố Hồ Chí Minh:
Để thành phố Hồ
Chí Minh tiếp tục là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế và tổ
chức các chương trình du lịch đến các địa phương trong cả nước và khu
vực (cả về đường hàng không, đường biển, đường bộ...) trong thời gian
tới cần tập trung triển khai và xây dựng một số cơ sở hạ tầng như
sau:
+ Đường hàng
không:
- Tiếp tục hoàn
thiện Sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2010 có khả năng phục vụ 10 triệu
hành khách/năm. Đồng thời chuẩn bị nối kết hạ tầng với Ssân bay
quốc tế Long Thành trong tương lai.
- Song song đó,
cần phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay đủ khả năng tiếp nhận
các máy bay hiện đại (đường băng, hệ thống không lưu).
- Tăng cường số
lượng và năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên để sân bay hoạt động
24/24 giờ và giải phóng khách nhanh khi làm thủ tục nhập cảnh, nhận
hành lý, hải quan,...
+ Đường biển:
- Tận dụng thế
mạnh của vị trí thành phố Hồ Chí Minh nằm trên tuyến đường tàu du lịch
biển quốc tế, cần nắm bắt cơ hội để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
không chỉ là điểm đến bằng đường không mà còn là điểm đến về đường
sông - biển.
- Nhanh chóng xây
dựng dự án cảng du lịch tàu biển, liên kết và phối hợp Cảng Sài
Gòn để tiếp nhận và xây dựng cảng du lịch tàu biển hiện đại có
khả năng tiếp nhận các tàu du lịch biển có trọng tải dưới 50.000 tấn
phát triển các dịch vụ mặt đất và có khả năng đón tiếp 100.000
khách/năm.
+ Đường sông:
- Nhanh chóng
thực hiện việc xây dựng bến tàu sông du lịch (dành cho các tàu du
lịch nhỏ để phục vụ tour du lịch đường sông vào ban ngày), lựa chọn
địa điểm thích hợp để làm bến tàu du lịch nhà hàng vào ban đêm và
quy hoạch bến tàu cánh ngầm.
+ Đường sắt:
Mạnh dạn đề
xuất việc di dời nhà ga Hòa Hưng ra khỏi nội thành, quy hoạch một nhà
ga mới tại Bình Triệu hoặc một địa điểm khác tại quận Thủ Đức.
+ Đường bộ:
- Mở rộng đường
Nguyễn Thị Thập (nối liền từ đường Xuyên Á vào khu di tích lịch sử
địa đạo Củ Chi).
- Nhanh chóng
hoàn thành tuyến đường bộ nối liền Bình Khánh - Cần Thạnh.
- Tiếp tục công
trình mở rộng lộ giới đại lộ Nguyễn Văn Linh.
- Hoàn thành
việc xây dựng xa lộ Đông Tây, đường vành đai Tân Sơn Nhất.
- Hoàn thành
việc xây dựng cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ.
- Ngoài ra, để
nâng cao tính đa dạng trong các phương tiện phục vụ khách du lịch cần
tính đến việc phát triển xe buýt 2 tầng không mui, xe bus city tour.
* Đối với các
địa phương:
- Đầu tư xây
dựng trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu,
đây là tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Sân bay quốc tế Long Thành trong
tương lai, nâng cấp quốc lộ 13 từ ngã tư Bình Phước đến Thủ Dầu Một.
- Tiếp tục hoàn
thành nâng cấp quốc lộ 50, 20 với vùng đồng bằng sông Cửu Long và
vùng Tây Nguyên. Đầu tư các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi
Cần Thơ và Cà Mau. Tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết - Nha
Trang. Đây là trục giao thông quan trọng đảm bảo giao lưu phát triển du
lịch giữa đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nghiên cứu cải
tạo Sân bay Cỏ Ống - Côn Đảo phục vụ du lịch và phát triển kinh tế -
xã hội để phát huy hiệu quả tổng hợp hoạt động du lịch Côn Đảo. Mở
rộng Sân bay Cần Thơ, Sân bay Liên Khương. Đồng thời xúc tiến việc xây
dựng Sân bay Phú Quốc.
- Hoàn thiện
cải tạo và nâng cấp tuyến du lịch đường sông nối liền với đồng bằng
sông Cửu Long trong đó quan trọng nhất là 3 tuyến: tuyến thành phố Hồ Chí
Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh - Kiên
Lương.
b) Giải pháp đào tạo nguồn
nhân lực:
Với vị trí
trung tâm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn vùng. Do
đó việc phát triển nguồn nhân lực của thành phố và chia sẻ những
kinh nghiệm hợp tác đào tạo với các địa phương có vai trò đặc biệt
quan trọng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để
đảm bảo công tác phục vụ trong tình hình tăng trưởng chung trên địa
bàn.
- Ở cấp vĩ mô,
đề nghị Tổng cục Du lịch sớm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
đổi mới chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Xây
dựng chương trình khung để hướng dẫn các trường xây dựng nội dung
giáo trình và phương pháp đào tạo. Tiến tới việc tiêu chuẩn hóa
chương trình giáo dục ở các cấp đào tạo từ: bậc dạy nghề, trung
học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.
- Định hướng
việc gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo
và nghiên cứu để nâng cao chất lượng giáo dục và trình độ giảng
viên. Quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát
viên chuyên ngành du lịch, đội ngũ cán bộ giảng dạy du lịch bằng
phương thức gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
- Do mạng lưới cơ
sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Thành phố tuy nhiều về số lượng nhưng chủ
yếu là các trường dân lập. Đồng thời cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công tác đào tạo thực hành của hầu hết các trường đều thiếu thốn và lạc hậu.
Cho đến nay, du lịch là ngành duy nhất chưa có trường đại học chuyên ngành, do
đó về lâu dài Tổng cục Du lịch cần có kế hoạch xây dựng một trường đại học chuyên
ngành du lịch có trình độ tiên tiến khu vực và thế giới, đảm bảo liên thông giữa
các bậc học (đào tạo cho cả 3 cấp: Đại học, Cao đẳng và Trung cấp) cho toàn
vùng, Campuchia và Lào. Trước mắt, cần hỗ trợ để trường Trung cấp Du
lịch - Khách sạn thành phố nâng lên thành trường Cao đẳng.
- Sở Du lịch duy
trì và đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch hàng
năm cho đội ngũ lao động trên địa bàn thành phố và mời các tỉnh tham
dự. Chương trình do các chuyên gia trong nước, thỉnh giảng các chuyên
gia quốc tế của các tổ chức và các trường du lịch danh tiếng thế
giới.
- Tổ chức hội
thi hướng dẫn viên du lịch và tổ chức các hội thi tay nghề mở rộng cho
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh 2 năm 1 lần, để có dịp trao đổi kinh
nghiệm, thúc đẩy cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo khí
thế thi đua trong khu vực, tăng sức cạnh tranh của du lịch thành phố
và các địa phương.
- Cần chú trọng
đến sự hợp tác quốc tế trong đào tạo, đặc biệt quan trọng trong
những lĩnh vực có liên quan đến sự vận dụng công nghệ mới như du
lịch điện tử, tham gia và điều hành hệ thống tiếp thị điện tử, kinh
nghiệm bảo vệ môi trường mà hiện nay nguồn nhân lực tại chỗ chưa có
kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc.
c) Giải pháp về cơ chế
chính sách đầu tư phát triển du lịch:
- Trong hoạt động
đầu tư du lịch, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư vào cơ sở hạ
tầng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận chuyển, đặc biệt là những dự án
phát triển mạng lưới giao thông từ thành phố Hồ Chí Minh đến các điểm du lịch,
khu du lịch trọng điểm của các địa phương nhằm thúc đẩy việc phát triển lâu dài
và bền vững.
- Các địa phương
cần tập trung đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại
các khu du lịch tổng hợp, các khu du lịch chuyên đề sinh thái, văn hóa -
lịch sử đã nêu trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2010. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa
phương.
- Tránh tình trạng
các doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ tự đầu tư dẫn đến tình trạng sản phẩm du
lịch phát triển manh mún, không đồng bộ.
- Bên cạnh đó các
địa phương cần tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp có cơ chế minh bạch
rõ ràng và thông thóang để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nhưng vẫn đảm bảo
tính chặt chẽ, linh hoạt về mặt quản lý bằng các chính sách ưu đãi
về vốn, thuế, quỹ đất...
- Kết hợp có hiệu
quả việc sử dụng các nguồn lực nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh
tế khác theo chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch
- Sở Du lịch thành
phố Hồ Chí Minh và các Sở địa phương phối hợp tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu
tư các dự án du lịch trong các hội thảo, hội nghị, hội chợ quốc tế,
lồng ghép các chương trình, các dự án trong đầu tư xây dựng, bảo vệ
và khai thác tài nguyên du lịch.
d) Giải pháp về
xúc tiến quảng bá:
Sở Du lịch thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Sở địa phương tăng cường tuyên truyền,
quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước bằng nhiều biện
pháp và những hình thức thiết thực.
- Tăng cường
quảng bá các tour du lịch liên vùng có chất lượng cao theo lợi thế so
sánh của các điểm du lịch độc đáo của mỗi địa phương nhằm tạo ra
sự đa dạng phong phú, hấp dẫn khách du lịch.
- Thông qua việc
tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hóa du lịch hàng năm của thành phố
Hồ Chí Minh và các địa phương nhằm thu hút thêm nhiều hơn nữa khách du
lịch trong nước và quốc tế và qua đó nâng cao được hình ảnh, vẻ đẹp
đất nước, con người Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương.
Đặc biệt tập trung xây dựng thương hiệu hội chợ ITE của thành phố Hồ
Chí Minh là hội chợ du lịch có quy mô và quan trọng nhất Đông Dương,
nâng cao tính chuyên nghiệp và có sự tham gia đầy đủ các địa phương
hợp tác phát triển với thành phố.
- Sở Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh làm đầu mối phối hợp với các Sở địa phương trong
việc tổ chức các Roadshow, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế bằng
nguồn kinh phí của mỗi địa phương và sự đóng góp của các doanh
nghiệp.
- Sở Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp
tổ chức các Famtrip cho các hãng lữ hành quốc tế, các đài truyền
hình và tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới với phương thức mỗi địa
phương chịu trách nhiệm việc đón tiếp, đi lại, ăn ở và những dịch
vụ khi đoàn đến các địa phương.
- Tổ chức các
hội thảo xúc tiến, quảng bá du lịch có quy mô khu vực với sự tham
gia của các ban - ngành, các địa phương, các trường nhằm tạo thêm sự
nhận thức chính xác của ngành và xã hội với hình thức luân phiên
tổ chức giữa các địa phương.
- Phối hợp với
Đài Truyền hình Trung ương, thành phố và truyền hình các tỉnh tăng
thời lượng phát sóng về du lịch, phối hợp với một số báo có lượng
phát hành lớn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu du lịch, các cuộc thi
sáng tác những tác phẩm về đề tài du lịch, các bài hát về du lịch
(cả tiếng Việt và tiếng Anh).
- Sở Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Sở địa phương trong việc biên
soạn và phát hành các ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch và
các tour tuyến liên vùng với nhiều ngoại ngữ khác nhau phù hợp với
các thị trường đưa khách đến Việt Nam.
- Các Sở Du
lịch tại các địa phương cần tổ chức bình chọn và trao giải cho các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa của thành phố để khuyến
khích các doanh nghiệp này đưa nhiều khách đến các địa phương.
- Phối hợp với
các Lãnh sự quán tại thành phố trong việc tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh du lịch thành phố và du lịch Việt Nam.
- Sở Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Sở địa phương xây dựng những
phim quảng cáo du lịch để quảng bá trên những kênh truyền hình quốc
tế (CNN, TV5, NHK,...) và trên các chuyến bay.
- Kiến nghị
tiếp tục việc miễn visa đối với 1 số thị trường du lịch trọng điểm.
2. Nội dung thực
hiện theo từng năm:
Nội dung chương trình
|
Đơn vị phối hợp
|
Năm 2007
|
|
Hợp tác phát
triển Tam giác Du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Lâm
Đồng - Bình Thuận: xây dựng và khai thác các sản
phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh về loại hình du lịch
MICE, nghỉ dưỡng - chữa bệnh, du lịch biển cao cấp
|
Sở Du lịch
Bình Thuận
Sở DL-TM Lâm
Đồng
Các DN du lịch
|
Hợp tác phát
triển cụm du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Tây Nguyên:
tư vấn việc xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch núi - cao nguyên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (vườn quốc gia, thác, hồ), du lịch sinh thái nhân văn (văn hóa lễ hội dân tộc Tây Nguyên)
|
Sở TMDL Đắk Nông
SỞ TMDL Đăk Lăk
Sở TMDL Gia Lai
Sở TMDL Kon
Tum
Các doanh
nghiệp DL
|
Năm 2008
|
|
Liên kết hợp
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch:
- Hỗ trợ cho các
tỉnh trong việc tư vấn, xây dựng các chương trình bồi dưỡng về
nghiệp vụ du lịch cho lực lượng lao động theo yêu cầu của địa phương
- Mời và hỗ
trợ các địa phương tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ du
lịch ngắn hạn do Sở Du lịch tổ chức như khóa lớp Giám đốc lữ hành, Quản lý khách sạn
vừa và nhỏ, bồi dưỡng Hướng dẫn viên…
- Mời tham gia
các hội thi, hội thảo về du
lịch...
|
Các SDL, Sở
TMDL
Các tỉnh, thành phố
Các trường
Các doanh
nghiệp DL
|
Hợp tác phát
triển cụm du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Duyên hải
Nam Trung bộ: tư vấn việc xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch biển - đảo (nghỉ dưỡng, thể thao, lặn
biển, du lịch tàu biển), du lịch MICE, du lịch văn hóa lễ hội: Việt, Chăm, Hoa
|
Sở DL-TM Khánh
Hòa
Sở TM-DL Phú
Yên
Sở TMDL Ninh
Thuận
|
Tiếp tục thực
hiện tổ chức việc xây dựng sản phẩm tour DL Xuyên Á: thành phố
Hồ Chí Minh - Phnom Penh - Siem Riep - Bangkok - Mandalay
- Rangoon
|
Sở DL BR-VT
Sở TMDL Tây
Ninh
Các doanh
nghiệp DL
|
Liên kết với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong việc tư vấn xây dựng sản
phẩm và hợp tác khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tính ngưỡng - lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Việt, Khơ-me, Chăm, Hoa và loai hình du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia
|
Sở DL An Giang
Sở TMDL Trà
Vinh
Sở TMDL Sóc
Trăng
Sở TMDL Hậu
Giang
Sở NVDL Cà Mau
|
Tư vấn khai thác sản phẩm du lịch tham quan, vui
chơi, giải trí cuối tuần
|
Sở DL Bình
Thuận
Sở DL BR - VT
Sở TMDL Tiền
Giang
Sở TMDL Bình
Dương
|
Liên kết với
các tỉnh Đông Nam Bộ trong việc tư vấn xây dựng sản phẩm và hợp
tác khai thác các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử cách
mạng, du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch mạo hiểm
|
Sở TMDL Đồng
Nai
Sở TMDL Tây
Ninh
Sở TMDL Bình
Phước
|
Năm 2009
|
|
Nâng cao chất
lượng sản phẩm tuyến du lịch đường sông thành
phố Hồ Chí Minh - Campuchia: thành phố Hồ Chí Minh nối với kênh nước mặn - kênh Chợ Gạo, Mỹ Tho - sông
Tiền - Vàm Nao, Long Xuyên -
Hồng Ngự - Tân Châu - Vĩnh Xương
- Phnom Penh -
Biển Hồ - Siem Riep
|
Sở TMDL Long An
Sở TMDL Tiền
Giang
Sở DL An Giang
Sở TMDL Đồng
Tháp
|
Hợp tác việc
xây dựng xây dựng sản phẩm tuyến du lịch đường bộ qua Campuchia qua
các cửa khẩu Hoa Lư, Xa Mát
|
Sở TMDL Bình
Phước,
Sở TMDL Tây
Ninh
|
Xây dựng sản
phẩm du lịch ven vịnh Thái Lan bằng đường bộ: thành phố Hồ Chí
Minh - Rạch Giá - Quần đảo Bình Trị - Hà Tiên - Phú Quốc -
Kép - Kompongsom - KoKong - Chanburi - Pattaya
|
Sở TMDL Kiên
Giang
Các DN
TLS Thái Lan
TLS Campuchia
|
Tư vấn việc xây
dựng sản phẩm du lịch sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười
|
Sở TMDL Long An
|
Năm 2010
|
|
Xây dựng sản
phẩm tuyến du lịch 4 quốc gia 1 điểm đến: Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái
Lan
|
TLS Lào,
Campuchia, Thái Lan
Các DN Việt
Nam
|
Hợp tác liên
kết xây dựng sản phẩm du lịch con đường di sản miền Trung và tuyến
đường Trường Sơn (DL văn hóa, kiến trúc Chăm, du
lịch nghỉ dưỡng, di tích lịch sử (các điểm di tích lịch sử quê Bác,
đường Trường Sơn, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao biển, tham quan danh
thắng, tham quan di tích lịch sử Vương triều Nguyễn, Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng)
|
SDL Nghệ An,
Sở TMDL Hà Tĩnh, Sở TMDL Quảng Bình, SDL Thừa
Thiên - Huế
Sở DL Đà Nẵng
Sở DL Quảng
Nam
Sở TMDL Bình
Định
Sở TMDL Phú
Yên
|