Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 375/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 01/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 375/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường, nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn từ 2013-2015:

- Khoảng 25 - 30% tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Trong đó, 65 - 70% tàu cá hoạt động ở vùng khơi được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Giảm số tàu làm nghề lưới kéo xuống dưới 15% tổng số tàu cá khai thác hải sản.

- Giám sát, quản lý được khoảng 80% tàu cá hoạt động trên các vùng biển; quan sát hành trình hoạt động trên biển đối với khoảng 30% tàu cá khai thác hải sản ở vùng khơi.

- 100% tàu cá khai thác hải sản được cung cấp bản tin dự báo ngư trường hạn dài (30 ngày/bản tin).

- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 15%. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ đối với tàu khai thác cá ngừ.

Giảm số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển xuống dưới 50% so với năm 2011.

b) Giai đoạn từ 2016-2020:

- Khoảng 40% tàu cá khai thác hải sản trên biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Trong đó, 90-100% tàu cá hoạt động ở vùng khơi tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Quan sát hành trình hoạt động trên biển đối với 100% tàu cá khai thác hải sản ở vùng khơi.

- 100% tàu cá khai thác hải sản vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường hạn ngắn (07 - 15 ngày/bản tin).

- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%. Mở rộng việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đối với các tàu khai thác một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế khác.

- Giảm số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển xuống dưới 75% so với năm 2011.

II. NHIỆM VỤ

1. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng:

a) Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch của ngành và của từng địa phương. Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với từng nghề, từng địa phương. Củng cố và phát triển các làng nghề ngư nghiệp truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển.

b) Đẩy mạnh phân cấp quản lý tàu cá khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng cho các địa phương, nhằm giảm cường lực khai thác hải sản, phù hợp với khả năng nguồn lợi cho phép khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.

c) Phát triển mô hình tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ; xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường, nhất là vùng ven biển, nhằm từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống ngư dân và bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.

2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi.

a) Trên cơ sở số liệu điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng khơi, xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa trên từng vùng biển, theo nhóm nghề, đối tượng khai thác.

b) Tổ chức lại công tác quản lý khai thác hải sản vùng khơi theo hạn ngạch, phân bổ số lượng giấy phép khai thác theo nghề, phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi đối với từng vùng biển.

c) Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển; mô hình liên kết giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản...

d) Từng bước triển khai chương trình hiện đại hóa tàu cá, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Trước mắt, thí điểm hiện đại hóa đội tàu câu cá ngừ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng.

đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành khai thác hải sản, trước mắt ở vùng khơi.

3. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản:

a) Tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hướng: phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác. Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác kết hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.

b) Quy hoạch chi tiết và từng bước xây dựng, hình thành 5 Trung tâm nghề cá lớn tại: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, tạo sức hút các địa phương lân cận phát triển sản xuất, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, trước hết là các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương.

c) Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch, bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại. Đồng thời, xây dựng và áp dụng mô hình quản lý bằng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

d) Từng bước áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm và phù hợp các cam kết quốc tế về khai thác hải sản. Trước mắt, áp dụng quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm, kết hợp với hiện đại hóa các tàu khai thác cá ngừ ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Phát triển, nhân rộng các mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước, biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyurethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox thay cho hầm gỗ trước đây...

đ) Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu cá... tại các trung tâm nghề cá, cảng cá, bến cá của mỗi địa phương, từng bước cung cấp các trang thiết bị trên tàu cá được sản xuất trong nước, đồng thời thu hút lao động có việc làm.

III. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Dự án hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II

a) Mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống thông tin giám sát nghề cá.

b) Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển.

d) Thời gian thực hiện: 2013-2015.

2. Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực khai thác hải sản

a) Mục tiêu: Làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và hoạch định chính sách; quản lý, kiểm soát cường lực, phân bố lại lực lượng khai thác hải sản trên các vùng biển.

b) Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển.

d) Thời gian thực hiện: 2013-2015.

3. Dự án nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản cho cơ quan nghiên cứu và quản lý.

b) Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển.

d) Thời gian thực hiện: 2013-2020.

4. Thí điểm xây dựng mô hình chuyển đổi đối với một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

a) Mục tiêu: Chuyển 3.500 tàu lưới kéo hoạt động vùng ven bờ và vùng lộng sang làm các nghề dịch vụ, du lịch, các nghề khai thác thân thiện với môi trường.

b) Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển.

d) Thời gian thực hiện: 2013-2020.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Điều tra nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường:

a) Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản, thu thập thông tin dữ liệu nghề cá hàng năm, xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản. Giai đoạn từ 2013-2015, sử dụng kết quả điều tra nguồn lợi cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy và nhóm cá thương phẩm thuộc Đề án 47 để phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nghề cá. Giai đoạn từ 2016-2020, tiếp tục điều tra thu thập số liệu nghề cá hàng năm nhằm điều đưa ra giải pháp quản lý nghề cá bền vững.

b) Thực hiện công tác dự báo ngư trường, tiến tới dự báo ngư trường hạn dài vào năm 2015 cho một số nghề khai thác hải sản vùng khơi (nghề lưới kéo, câu, rê, vây) và cho một số nhóm loài kinh tế khác (cá ngừ, cá nục, mực, bạch tuộc) và dự báo hạn ngắn vào năm 2020.

c) Trên cơ sở kết quả điều tra nguồn lợi, tính toán sản lượng nguồn lợi cho phép khai thác ở từng vùng biển làm cơ sở để xác định cơ cấu tàu thuyền cho từng nhóm nghề, từng bước giảm và ổn định số tàu và quản lý khai thác bằng giấy phép.

2. Về cơ chế, chính sách:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật và các chính sách liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển khai thác hiệu quả, an toàn và bền vững.

b) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển tổ đội sản xuất trên biển, hợp tác xã và các mô hình liên kết sản xuất trong khai thác hải sản xa bờ gắn kết với hậu cần dịch vụ trên biển; hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi tham gia sản xuất trên biển.

c) Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển đồng quản lý nghề cá ven bờ; chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển từ các nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, không thân thiện với môi trường, sang các nghề thân thiện với môi trường, nuôi trồng, dịch vụ và phi nông nghiệp, nhằm bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.

d) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đóng tàu vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ và thay máy tàu mới; phát triển cơ sở đóng tàu, sản xuất ngư lưới cụ, máy móc khai thác,... nhằm từng bước hiện đại hóa tàu cá, phát triển sản xuất vùng biển xa bờ.

3. Về cơ chế tài chính và huy động vốn:

Vốn thực hiện đề án được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình và cá nhân.

Trong đó:

a) Ngân sách nhà nước thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện các dự án thuộc Đề án 47; chương trình đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu cá theo quy hoạch.

- Đầu tư cho các dự án hình thành và phát triển các trung tâm nghề cá lớn theo quy hoạch.

- Hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cho các dự án xây dựng các công trình, cơ sơ kỹ thuật thiết yếu phục vụ khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần; các dự án hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá, phát triển mô hình liên kết sản xuất gắn với hậu cần dịch vụ trên biển; phát triển mô hình chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang các nghề khác.

b) Vốn của các thành phần kinh tế: Huy động vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất: đóng mới và nâng cấp tàu dịch vụ hậu cần, tàu khai thác, thay thế tàu nhỏ, cũ; cơ khí sửa chữa tàu cá, sản xuất trang thiết bị trên tàu... theo hướng công nghiệp, hiện đại. Phát triển hình thức nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư để phát triển sản xuất và dịch vụ hiệu quả.

c) Lồng ghép các dự án của Đề án với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn của mỗi địa phương để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.

d) Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước, đồng thời vận động sự hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để phát triển sản xuất, đặc biệt là hình thành các trung tâm nghề cá lớn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;

b) Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương ven biển thực hiện các nhiệm vụ đề án theo phân công;

c) Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá về tình hình thực hiện kết quả thực hiện đề án rút kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, giải pháp.

2. Các Bộ, ngành liên quan:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn, bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện đề án đúng tiến độ và có hiệu quả.

b) Các Bộ, ngành liên quan khác phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai thực hiện đề án này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án theo phân công; dành phần vốn cùng với nguồn vốn của Trung ương để thực hiện đề án.

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quyết định này tại địa phương. Hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Quyết định này gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, tp ven biển trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Hội Nghề cá Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 375/QD-TTg

Hanoi, March 01, 2013

 

DECISION

ON APPROVING THE SCHEME ON PRODUCTION REORGANIZATION IN MARINE FISHERIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Fisheries Law of November 26, 2003;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on production reorganization in marine fisheries with the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General objectives:

By 2020, to basically complete the production reorganization in marine fisheries suitable to each group of trades and each fishing ground aiming to raise effectiveness and income of fishermen and towards development of an efficient and sustainable marine fisheries industry.

2. Specific targets:

a) During 2013-2015:

- Around 25%-30% of fishing vessels in sea areas will operate under linkage models, including 65%-70% of fishing vessels operate in offshore area, of which production is organized under model of available fishery logistics service ships on fishing grounds.

- To decrease the rate of trawl ships to below 15% of the total number of fishing vessels.

- To supervise and manage around 80% of fishing vessels operating at sea areas; to observe the operation journey at sea of around 30% of offshore fishing vessels.

- All fishing vessels will be provided for long-term forecast bulletins about fishing ground (30 days per bulletin).

- To decrease post-harvest loss to below 15%. To apply the traceability system from fishing and preservation to processing and sale to tuna- fishing vessels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) During 2016-2020:

- About 40% of fishing vessels will operate under linkage model, including 90%- 100% of offshore fishing vessels will be organized production under model of available fishery logistics service ships on fishing grounds.

- To observe the operation journey at sea of all offshore fishing vessels.

- All offshore fishing vessels will be provided for short-term forecast bulletins about fishing ground (7-15 days per bulletin).

- To decrease post-harvest loss to below 10%. To expand the application of the traceability system from fishing and preservation to processing and sale of products to vessels those exploit a number of other aquatic species with economic value.

- To decrease the number of fishing vessels suffering damage caused by natural disasters and risks at sea to below 75% in comparison to 2011.

II. TASKS

1 To reorganize production in coastal and inshore areas:

a) To organize and rearrange fishing vessels in coastal and inshore areas under planning of the fishery industry and each locality. To build and develop models of linkage operation and joint venture, to associate stages in production process, from fishing, preservation to processing and sale of products, suitable to each trade and each locality. To consolidate and develop traditional fishing villages in association with the building of a new countryside in coastal areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To develop the organizational model of joint management of coastal fishing; to build trade shifting models to create livelihoods to replace fishing trades that harm resources and the environment, especially in coastal areas, aiming to step by step create stable jobs and raise living standards of fishermen and protect the eco- environment of coastal areas.

2. To reorganize production in offshore areas:

a) On the basis of survey data on marine resources in offshore areas, to formulate master plans and plans on development of fishing vessels; to determine the maximum number of fishing vessels in each sea area by group of trades and type of caught fisheries.

b) To reorganize the quota-based management of offshore fishing, to allocate number of fishing permits by trades and suitable to allowable fishing ability of marine resources for each sea area.

c) To build and develop widely the organization and production models of cooperatives and fishermen groups with solidarity in production at sea; linkage models between fishermen and organizations and enterprises purchasing, processing and selling marine products, etc.

d) To step by step carry out the program on modernizing fishing vessels, ensuring feasibility and effectiveness. In near future, to make the pilot modernizing the fleet of tuna-fishing vessels, then to draw experience and expand.

e) To build a database system to serve the management, direction and administration of marine fishing activities, firstly in offshore areas.

3. To reorganize logistics services for marine fishing:

a) To reorganize ashore logistics services, especially stages of procurement, preservation and sale of products, in direction: developing cooperatives and cooperation groups trading in aquatic products and logistics services, creating benefit-sharing linkages between fishermen and organizations and enterprises in procurement and provision of services at fishing ports and wharves, ensuring the stable consumption of products, increasing product value and profit for fishermen. To further build and develop linkage models between fishing vessels and fishing vessel groups in association with logistics service vessels at sea.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To upgrade and complete fishing ports and wharves, mooring and sheltering areas for fishing vessels under planning, assuring uniformity and step by step modernity. To concurrently build and apply the management model, which is based on the system of information and database on fishing ports and wharves and mooring and sheltering areas for fishing vessels, unified from central to local levels.

d) To step by step apply the traceability system based on the value chain of products from fishing and preservation to processing and sale of products aiming to raise the quality of caught products and assure compliance with regulations on food safety and international commitments on marine fishing. In near future, to apply the management based on value chain of products in combination with modernization of tuna-fishing vessels in southern central provinces. To develop and expand advanced fishery product preservation models such as preservation with circulating chilly seawater or polyurethane (PU) foam, use of stainless steel pads for holds of fishing vessels rather than wooden ones, etc.

e/ To consolidate and develop establishments building and repairing fishing vessels and producing fishing instruments, equipment and machinery on fishing vessels in fishery centers, fishing ports and wharves of each locality, to step by step supply equipment on fishing vessels that are produced domestically and concurrently draw laborers, create jobs.

III. PRIORITIZED PROJECTS

1. Project on fishing management information system at sea, in phase II

a) Objective: To improve the fishing supervision information system.

b) Agency taking main responsibility: Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Coordinating agencies: People’s Committees of coastal provinces.

d) Implementation duration: 2013-2015.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Objectives: To do as scientific basis for formulating the plannings, plans and policymakers; to manage and control capacity and re-arrange fishing forces in sea areas.

b) Agency taking main responsibility: Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Coordinating agencies: People’s Committees of coastal provinces.

d) Implementation duration: 2013-2015.

3. Project on improving capacity of fishing-ground forecast and formulating fishing-ground maps of aquatic product fishing

a) Objectives: To improve capacity of fishing-ground forecast and formulate fishing-ground maps of aquatic product fishing for research and management agencies.

b) Agency taking main responsibility: Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Coordinating agencies: Ministry of Science and Technology and People’s Committees of coastal provinces.

d) Implementation duration: 2013-2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Objectives: To shift 3,500 trawl ships operating in coastal and inshore areas to services, tourism and environment-friendly fishing.

b) Agency taking main responsibility: Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Coordinating agencies: People’s Committees of coastal provinces.

d) Implementation duration: 2013-2020.

IV. SOME MAJOR SOLUTIONS

1. Survey on marine resources, fishing-ground forecast:

a) To annually survey and assess marine resources and collect information and data on fisheries, to formulate fishing-ground maps. During 2013 - 2015, to use survey results of resources of big pelagic fishes, small pelagic fishes and demersal fishes and commercial fish groups under Scheme 47 in serve of fishery planning and management. During 2016 - 2020, to further survey and collect annual data on fisheries aiming to give out solutions for sustainable fishery management.

b) To conduct fishing-ground forecast and towards providing for the long-term fishing-ground forecast in 2015 for some offshore fishing trades (fishing by trawls, hooks, seines) and for some species of commercial value (tuna, scad, squid and octopus) and short-term forecasts in 2020.

c) On the basis of resource survey results, to calculate the allowable catches in each sea area as a basis for determining the vessel structure for each group of fishing trades and step by step decrease and stabilize quantity of vessels and manage exploitation through permits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) To review, amend, supplement and promulgate legal documents and policies related to exploitation and protection of marine resources aiming to develop effective, safe and sustainable exploitation.

b) To further study, formulate and promulgate policies to support the development of production at sea of groups, teams, cooperatives and production linkage models in offshore fishing in association with logistics services at sea; and support for fishermen from risks when participating in production at sea.

c) To study and formulate policies on supporting the development and co-management of coastal fishing; policies on supporting fishermen to shift from fishing trades which destroy resources and are not friendly with environment to environment-friendly trades, aquaculture, services and non-agricultural trades aiming to protect resources and the eco-environment of coastal areas.

d) To study and formulate mechanisms and policies on building ships with iron shells in replacement of wood shells and replacing new vessel engines; to develop facilities of shipbuilding, production of fishing nets, instruments and machinery aiming to step by step modernize fishing vessels and develop fishing in offshore sea areas.

3. On financial mechanism and capital mobilization:

Funds to implement the Scheme will be raised from different sources: supports from state budget and funds of enterprises, households and individuals.

Of which:

a) State budget:

- To further implement projects under Scheme 47; programs investing in construction of fishing ports and mooring and sheltering areas for fishing vessels under planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To support localities in investing in projects on construction of essential works and technical facilities in serve of fishing and logistics services; projects on supporting fishermen to build new ships and develop models of production linkage in association with logistics services at sea; to develop models shifting from coastal fishing trade to other trades.

b) Funds of economic sectors: To raise funds from enterprises, households and individuals to invest in production development, including: building and upgrading logistics service ships and fishing ships, replacing small and old ships; mechanically repairing fishing vessels, manufacturing vessel equipment and facilities, and so on, toward industrialization and modernization. To develop the form of investment shared by State and enterprises for effective development of production and services.

c) To integrate projects of the Scheme with the socio-economic development plan, other programs and projects in a same geographical area of each locality so as to raise the overall socio-economic effectiveness, protect the environment and protect the sovereignty at sea.

d) To mobilize resources from domestic economic sectors and mobilize supports from official development assistance (ODA) funds for production development, particularly in the formation of major fishery centers.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Direct its functional units and coordinate with other ministries, sectors and localities in organizing implementation of the Scheme’s tasks;

b) Direct and guide coastal localities in performing their tasks as assigned in the Scheme;

c) Conduct preliminary and final reviews to assess status and implementation result of the Scheme, draw experience and propose orientations and solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing and allocating funds, ensuring funding for implementing the Scheme properly with schedule and effectively.

b) Other concerned Ministries and sectors shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in carrying out this Scheme.

3. People’s Committees of coastal provinces and centrally run cities shall:

a) Formulate plans to implement the Scheme as assigned; allocate local funds together with central funds for implementation of the scheme.

b) Direct, organize, examine and supervise during implementation of this Decision in their localities. Annually send reports on the implementation of this Decision to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarization.

Article 2. Implementation provisions

This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People’s Committees of coastal provinces and centrally run cities shall implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 375/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.088

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.104.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!