BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3107/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG HOÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn
lậu, gian lận thương mại, hàng giả;
Căn cứ Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản
lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết
định này Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với các lực lượng có
chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc Bộ
Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi
bỏ.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3107/QĐ-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này
áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan được giao nhiệm
vụ chủ trì kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
theo quy định của pháp luật (trong Quy chế này gọi chung là cơ quan, đơn vị chủ
trì chống buôn lậu).
Việc quản lý
sử dụng các khoản thu từ xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình
sự nhưng không thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của
cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan hướng dẫn tại Quy chế này vẫn thực hiện theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Nguyên tắc quản
lý và sử dụng nguồn thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ" từ hoạt
động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả:
1. Cơ quan,
đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử dụng một phần số tiền đã thu, nộp vào tài
khoản tạm thu, tạm giữ còn lại sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ phát
sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự
trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả để đầu tư cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho những tổ chức,
cá nhân tham gia phát hiện, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả.
2. Toàn bộ
các khoản tiền thu theo quy định tại điểm 2, phần I Thông tư số
59/2008/TT- BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải nộp vào tài
khoản tạm thu tạm giữ của cơ quan Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước và do cơ
quan Tài chính thống nhất quản lý. Các khoản tiền thu, nộp do cơ quan đơn vị chủ
trì chống buôn lậu ở Trung ương và cấp tỉnh thực hiện được nộp vào tài khoản tạm
thu, tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước, các khoản tiền thu, nộp
do các cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu tỉnh cấp huyện trở xuống thực hiện
được nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ của cơ quan Tài chính cấp huyện mở
tại Kho bạc Nhà nước.
Nguồn kinh
phí được trích để lại tại các cơ quan đơn vị chủ trì chống buôn lậu (sau khi đã
trừ chi phí hợp lý) được cơ quan Tài chính địa phương trích chuyển về tài khoản
tiền gửi của các cơ quan, đơn vị này tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện kiểm
soát chi.
Số tiền thu,
nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ sau khi đã trừ đi các chi phí được phép chi
và phần được sử dụng để bổ sung kinh phí hướng dẫn tại Quy chế này phải nộp vào
ngân sách địa phương sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu căn cứ định mức, chế độ chi tiêu hiện
hành của Nhà nước và Bộ Tài chính để quy định cụ thể mức chi sử dụng từ nguồn
thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ" trong quá trình xử lý vi phạm
hành chính xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả được để lại sử dụng theo quy định đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguồn kinh phí được
trích sử dụng tại cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu, gồm:
- 100% tổng số
tiền đã thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ" còn lại sau khi trừ
đi các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành
chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự đối với vụ hàng giả.
- 50% tổng số
tiền đã thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ" còn lại sau khi trừ
đi các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành
chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự đối với vụ buôn lậu, gian lận thương mại.
Điều 4. Nội dung sử dụng nguồn
kinh phí được để lại tại cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu:
Số kinh phí
nêu tại Điều 3 được coi là 100% và sử dụng như sau:
1. Sử dụng từ
30% đến 50% để chi cho các nội dung:
a) Chi khen
thưởng đột xuất hoặc cuối năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Mức tiền thưởng đối với cá
nhân do Thủ trưởng cơ quan đơn vị chủ trì chống buôn lậu quyết định trên cơ sở
nguồn kinh phí được sử dụng cho nội dung này: tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/01
lần và tối đa không quá 2.000.000 đồng/tập thể/01 lần.
b) Chi bồi dưỡng
trong thời gian điều trị cho các cán bộ của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị tai
nạn hoặc bị thương trong quá trình điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí cho các
trường hợp không có chế độ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế chi trả một phần: tối
đa không quá 20.000.000 đồng/người/vụ.
c) Chi hỗ trợ
gia đình các cán bộ của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị chết trong quá trình
điều tra bắt giữ đối tượng buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả: tối đa
không quá 20.000.000 đồng/người/vụ.
d) Chi bồi dưỡng
làm đêm làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, tham gia công
tác chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (ngoài mức chi theo quy định
của nhà nước đã được tính trong chi phí vụ việc): Thực hiện theo quy định chung
của địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nộp tiền vào ngân sách quy định.
Đối với vụ việc
mà số thu không lớn nhưng có nhiều lực lượng tham gia xử lý thì Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử dụng thêm tối đa không quá 10% tổng
số kinh phí được sử dụng (10% này lấy từ số kinh phí sử dụng cho nội dung chi tại
khoản 2 dưới đây) để bổ sung chi bồi dưỡng, khen thưởng cho tổ chức cá nhân có
thành tích theo quy định tại điểm này. Trường hợp một vụ việc có nhiều lực lượng
cùng tham gia, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu có trách nhiệm
căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc và mức độ tham gia của từng cơ quan
đơn vị để xem xét, chi bồi dưỡng, khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị tham gia,
phối hợp đảm bảo công khai minh bạch.
e) Chi cho
công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng chống các hành vi
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
cán bộ làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chi hội
nghị, hội thảo, khảo sát chuyên đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả. Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
f) Chi hỗ trợ
công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên: bằng 10% số kinh phí được sử dụng
cho các nội dung quy định tại Khoản 1 điều này. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp
trên có trách nhiệm quản lý sử dụng số kinh phí được hỗ trợ từ cơ quan, đơn vị
chủ trì chống buôn lậu cấp dưới theo đúng nội dung, chế độ định mức chi tiêu hiện
hành của Nhà nước Bộ Tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Việc
thanh toán, quyết toán và hạch toán thu chi đối với số kinh phí này được thực hiện
tại cơ quan đơn vị cấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn
tại Quy chế này.
Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu căn cứ vào tình hình thực tế của công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn để xác định cụ thể
tỷ lệ kinh phí sử dụng cho các nội dung quy định tại khoản này đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả.
2. Số còn lại
sau khi được trích để chi cho các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này được sử
dụng chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động
phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại hàng giả.
Việc chi đầu
tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phải thực hiện
theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ
Tài chính. Trường hợp nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức chi Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải
quan, Tổng cục Thuế để trình Bộ Tài chính (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) xem
xét, quyết định.
Điều 5. Cơ quan, đơn vị chủ trì
chống buôn lậu được trích bổ sung kinh phí hoạt động từ nguồn thu chống buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả phải mở sổ kế toán và tổ chức hạch toán, kế toán
việc sử dụng nguồn kinh phí này để quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành. Việc
thanh toán, quyết toán thu, chi đối với nguồn kinh phí này thực hiện theo quy định
của pháp luật hiện hành và hướng dẫn tại Quy chế này.
Số kinh phí
được bổ sung cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử
dụng cho các nội dung theo quy định tại Quy chế này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Quy chế này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký và áp đụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Thuế cơ quan
Hải quan được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý,
sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính và tiền thu từ các vụ án hình sự
không thuộc lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả không thực hiện
theo quy định của Quy chế này mà thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá
trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản
ánh về Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để nghiên cứu, giải quyết.
PHỤ LỤC
Ví dụ minh hoạ về việc sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả
1. Tổng số tiền
thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ" trong quá trình xử lý vi phạm
hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả của Cục thuế A - Tổng cục Thuế năm 2010 là: 10.000 triệu đồng,
trong đó:
- Đối với vụ
hàng giả: 4.500 triệu đồng.
- Đối với vụ
buôn lậu, gian lận thương mại: 5.500 triệu đồng.
2. Các chi
phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi
phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
được phép sử dụng từ số thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ"
theo quy định tại Cục thuế A là: 6.000 triệu đồng, trong đó:
- Đối với vụ
hàng giả: 2.000 triệu đồng.
- Đối với vụ
buôn lậu, gian lận thương mại: 4.000 triệu đồng.
3. Cục thuế A
được trích sử dụng số tiền đã thu, nộp vào tài khoản "tạm thu, tạm giữ"
năm 2010 còn lại 3.250 triệu đồng để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho những tổ chức cá nhân tham gia
phát hiện, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả. Cụ
thể.
- Đối với vụ
hàng giả: 2.500 triệu (4. 500 triệu đồng - 2.000 triệu đồng) x 100%đồng
- Đối với vụ
buôn lậu, gian lận thương (5.500 triệu đồng - 4.000 triệu đồng) x 50%mại: 750 triệu đồng
4. Số kinh
phí 3.250 triệu đồng nêu trên, Cục thuế A được sử dụng như sau:
4.1. Sử dụng
tối đa 1.625 triệu đồng 3.250 triệu đồng x 50%) để chi cho các nội dung:(
a) Chi khen
thưởng đột xuất hoặc cuối năm; bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho các cán bộ,
của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị tai nạn, bị thương hoặc bị chết trong quá
trình điều tra bắt giữ chi tiền viện phí cho các trường hợp không có chế độ bảo
hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế chi trả một phần chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm
giờ bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm; chi cho công tác phổ biến tuyên truyền giáo
dục pháp luật; chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, làm nhiệm vụ chống
buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả; chi hội nghị, hội thảo khảo sát
chuyên đề chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả: Theo hướng dẫn tại Điểm
a, b, c, d, khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 3107/QĐ-BTC
ngày 26/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp, số
thu được để lại sử dụng không lớn nhưng có nhiều lực lượng tham gia xử lý thì
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử dụng thêm: tối đa
không quá 162,5 triệu đồng (= 1.625 triệu đồng x 10%) để bổ sung chi bồi dưỡng,
khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích theo Quy định tại điểm a, b, c
Khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 3107/QĐ-BTC ngày
26/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Chi hỗ trợ
công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên (Tổng cục Thuế): tối đa không
quá 162,5 triệu đồng (= 1.625 triệu đồng x 10%).
4.2. Số kinh
phí còn lại 1.625 triệu đồng (= 3.250 triệu đồng - 1.625 triệu đồng), Cục thuế
A được sử dụng chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện
hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng
giả theo đồng phân cấp, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành và hướng dẫn của
Bộ Tài chính.
Trường hợp, số
thu được để lại sử dụng không lớn nhưng có nhiều lực lượng tham gia xử lý và Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu quyết định sử dụng thêm: tối đa
162,5 triệu đồng (= 1.625 triệu đồng x 100%) để bổ sung chi bồi dưỡng, khen thưởng
cho tổ chức, cá nhân có thành tích theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 điều
4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 3107/QĐ-BTC ngày 26/11/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, thì: số kinh phí còn lại sử dụng chi đầu tư cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Cục Thuế A là 1.462,5 triệu đồng
(=1.625 triệu đồng - 1,625 triệu đồng).