Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 305/2001/QĐ-BTM Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Vũ Khoan
Ngày ban hành: 26/03/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 305/2001/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 305/2001/QĐ~BTM NGÀY 26 THÁNG 03 NĂM 2001 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HÀNG HOÁ CỦA CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA QUÁ CẢNH LÃNH THỔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về quá cảnh hàng hoá ký ngày 09/4/1994;
Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về hàng hoá của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quy chế này thay thế cho Quy chế về hàng hoá của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 08/TM-XNK ngày 25/6/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Quyết định số 1636/TM-XNK ngày 29/12/1994 của Bộ Thương mại về việc điều chỉnh một số điểm trong Quy chế về hàng hoá của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 08/TM-XNK ngày 25/6/1994.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Vũ Khoan

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ HÀNG QUÁ CẢNH CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA QUÁ CẢNH LÃNH THỔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0305/2001/QĐ-BTM ngày 26 tháng 3 năm 2001 của bộ Thương mại)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hàng hoá nêu trong Quy chế này là hàng hoá của chủ hàng thuộc nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa quá cảnh qua lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để sang nước thứ ba hoặc từ nước thứ ba về nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có đi qua lãnh thổ Việt Nam.

2. Các loại hàng hoá được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

3. Hàng hoá quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được Bộ Thương mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho phép trên cơ sờ đơn xin quá cảnh của chủ hàng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

4. Việc vận chuyển hàng quá cảnh của chủ hàng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quá cảnh Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện.

5. Hàng quá cảnh chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định, lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện.

6. Hàng quá cảnh được lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục Hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu. Thời hạn này có thể được Cục Hải quan đang giám sát lô hàng gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và tối đa không quá 3 lần gia hạn.

7. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng quá cảnh theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

8. Hàng quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

9. Thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng quá cảnh, thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh, gia hạn hàng quá cảnh từng lô hàng được thực hiện theo hướng dẫn của Hải quan Việt Nam.

II. CỬA KHẨU QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ

Việc quá cảnh hàng hoá qua biên giới Việt - Trung được thực hiện qua các cặp cửa khẩu sau đây:

Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu phía Trung Quốc

Lào Cai Hà Khẩu

Hữu Nghị Hữu Nghị Quan

Móng Cái Đông Hưng

Đồng Đăng (cửa khẩu đường sắt) Bằng Tường (cửa khẩu đường sắt)

Ngoài ra hàng quá cảnh sẽ được đi qua các cửa khẩu quốc tế mà hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc thoả thuận mở thêm sau này.

III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG QUÁ CẢNH

1. Chủ hàng quá cảnh Trung Quốc có nhu cầu quá cảnh hàng hoá phải có đơn xin quá cảnh gửi tới Bộ Thường mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (theo mẫu số 01 đính kèm Quy chế này) để được cấp giấy phép quá cảnh hàng hoá (theo mẫu số 02 đính kèm Quy chế này). Giấy phép quá cảnh hàng hoá cấp một lần cho một hợp đồng có giá trị vận chuyển nhiều lô hàng trong một năm cho đến hết theo quy định trong giấy phép quá cảnh.

2. Doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho chủ hàng quá cảnh Trung Quốc phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Việt Nam các văn bản sau:

a) Giấy phép quá cảnh hàng hoá của Bộ Thương mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cấp cho chủ hàng Trung Quốc quá cảnh hàng hoá.

b) Các chứng từ hàng hoá có liên quan theo quy định của Tổng cục Hải quan

c) Hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh ký với chủ hàng Trung Quốc.

3. Nếu hàng quá cảnh là phương tiện vận chuyển tự hành, thì phương tiện vận chuyển đó phải có biển số đăng ký tạm thời do Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu nhập hàng cấp và có giấy chứng nhận tạm thời về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do ngành Giao thông vận tải cấp trước khi được tự hành quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

1. Việc thay đổi tuyến đường vận chuyển hoặc cửa khẩu xuất khẩu, nhập hàng hoá sẽ do Bộ Thương mại xem xét giải quyết trên cơ sở văn bản đề nghị của chủ hàng quá cảnh Trung Quốc.

2. Trong quá trình vận chuyển lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam nếu hàng hoá quá cảnh có sự cố (đổ vỡ, mất mát, hư hỏng...) thì doanh nghiệp vận chuyển phải kịp thời thông báo cho Hải quan (nơi nào không có Hải quan thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất từ cấp xã trở lên) nơi xảy ra sự cố lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hoá. Biên bản xác nhận sự cố là cơ sở để Hải quan cửa khẩu xuất hàng làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng.

3. Tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và chủ hàng quá cảnh Trung Quốc trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh sẽ do các bên giải quyết thông qua thương lượng. Nếu thương lượng không đạt được kết quả thì tranh chấp sẽ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết.

4. Các lệ phí và chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh được thanh toán theo những quy định của "Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc" ký ngày 26/5/1993 và các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ

Số:.........../

Kính gửi: Bộ Thương mại

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Chủ hàng................... (danh nghiệp Trung Quốc ghi rõ tên, địa chỉ, telẹphonne, Telex, Fax, số hiệu tài khoản tại Ngân hàng).

Xin Bộ Thương mại (Phòng giấy phép) cho phép quá cảnh hàng hoá theo các điều sau đây:

1. Tên hàng:...............................................................................................

2. Số lượng (ghi rõ đơn vị tính): ...............................................................

3. Trị giá:...................................................................................................

4. Bao bì và ký mã hiệu: ..........................................................................

5. Cửa khẩu nhập hàng: ...........................................................................

6. Cửa khẩu xuất hàng: ............................................................................

7. Tuyến đường vận chuyển: ....................................................................

8. Phương tiện vận chuyển: ......................................................................

9. Thời điểm quá cảnh (dự kiến ngày hàng hoá quá cảnh đến, ngày hàng hoá quá cảnh ra khỏi cửa khẩu Việt Nam).

Trường hợp xin quá cảnh cho 1 hợp đồng vận chuyển thành nhiều lô hàng trong 1 năm thì ghi rõ thời hạn xin quá cảnh từ...... đến........

II- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh ký với......................... (doanh nghiệp Việt Nam ghi đầy đủ như phần I).

III. Cam kết............ (tên chủ hàng) xin cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam về quá cảnh hàng hoá................... (tên chủ hàng).

Xin trân trọng cảm ơn Bộ Thương mại.

Ký tên và đóng dấu

Ghi chú: Nếu đơn viết bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc... thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo Bản dịch cũng có giá trị pháp lý như bản gốc.

MẪU SỐ 2

Giấy phép quá cảnh của Bộ Thương mại Việt Nam cấp cho chủ hàng quá cảnh Trung Quốc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:........../TM-XNK

V.v quá cảnh hàng hoá

Kính gửi:....... (doanh nghiệp Trung Quốc xin quá cảnh hàng hoá)

Trả lời đơn xin quá cảnh hàng hoá của........ (doanh nghiệp Trung Quốc ghi rõ tên, địa chỉ, telephonne, Telex, Fax, số hiệu tài khoản tại Ngân hàng), Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép....... (doanh nghiệp Trung Quốc) quá cảnh hàng hoá theo các quy định sau đây:

1. Tên hàng:...............................................................................................

2. Số lượng (ghi rõ đơn vị tính): ...............................................................

3. Trị giá:...................................................................................................

4. Bao bì và ký mã hiệu: ..........................................................................

5. Cửa khẩu nhập hàng: ...........................................................................

6. Cửa khẩu xuất hàng: ............................................................................

7. Tuyến đường vận chuyển: ....................................................................

8. Phương tiện vận chuyển: ......................................................................

9. Thời điểm quá cảnh (dự kiến ngày hàng hoá quá cảnh đến, ngày hàng hoá quá cảnh ra khỏi cửa khẩu Việt Nam).

Trường hợp cho phép quá cảnh theo 1 hợp đồng vận chuyển nhiều lần trong 1 năm thì ghi rõ thời hạn quá cảnh từ...... đến........

10. Tuân thủ pháp luật Việt Nam về quá cảnh hàng hoá.

Văn bản này có hiệu lực đến ngày....... tháng.......... năm 200...

Bộ trưởng Bộ Thương mại

(Ký tên và đóng dấu)

THE MINISTRY OF TRADE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 305/2001/QD-BTM

Hanoi , March 26, 2001

 

DECISION

OF PROMULGATING THE REGULATION ON THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA’S GOODS TRANSITING THE TERRITORY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

THE MINISTER OF TRADE

Pursuant to the Agreement signed on April 9, 1994 between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the People’s Republic of China on goods transit;
Pursuant to the Government’s Decree No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998 detailing the implementation of the Commercial Law regarding goods export, import, processing and sale/purchase agency with foreign countries;
After consulting with the Ministry of Communications and Transport and the General Department of Customs,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the People’s Republic of China’s goods transiting the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

This Regulation shall replace the Regulation on the People’s Republic of China’s goods transiting the Vietnamese territory, issued together with the Trade Minister’s Decision No. 08/TM-XNK of June 25, 1994 and the Trade Ministry’s Decision No. 1636/TM-XNK of December 29, 1994 adjusting a number of points in the Regulation on the People’s Republic of China’s goods transiting the Vietnamese territory, issued together with Decision No. 08/TM-XNK of June 25, 1994.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF TRADE




Vu Khoan

 

REGULATION

ON THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA’S GOODS TRANSITING THE TERRITORY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
(Issued together with the Trade Minister’s Decision No. 305/2001/QD-BTM of March 26, 2001)

I. GENERAL PROVISIONS

1. Goods mentioned in this Regulation mean goods of the People’s Republic of China’s owners, which transit the territory of the Socialist Republic of Vietnam en route a third country, or from a third country transiting the Vietnamese territory to the People’s Republic of China.

2. Goods of various types may be transited through the Vietnamese territory, except those on the Vietnam’s list of goods banned from import and export.

3. The transit of goods through the Vietnamese territory must be permitted by the Socialist Republic of Vietnam’s Trade Ministry on the basis of the application for goods transit filed by goods owners of the People’s Republic of China.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Transit goods shall be subject to the supervision of Vietnamese Customs during their transportation on the Vietnamese territory; brought in and out of Vietnam through the prescribed border-gates and routes; the volume of goods brought out must be the same as that brought in, with hoops and bales kept intact.

6. Transit goods may be kept on the Vietnamese territory for a maximum duration of 30 days as from the date of completing the customs procedure at the import border-gates. This duration may be extended by the provincial/municipal Customs Departments supervising of the goods lots for three times at most and each time must not exceed 30 days.

7. The transit goods owners shall have to pay customs fees and other charges applicable to transit goods according to current regulations of Vietnamese State.

8. The transit goods must not be consumed on the Vietnamese territory. For special cases, the permission of the Trade Minister of the Socialist Republic of Vietnam is required.

9. The procedures for storing transit goods in warehouses, storage yards; the procedures for transshipment of transit goods; and the procedures for the extension of the transit duration of each goods lot shall comply with the guidance of Vietnamese Customs.

II. BORDER GATES FOR TRANSITING GOODS

The transit of goods through Vietnam-China border shall be effected through the following border gate pairs:

Names of Vietnam’s Names of China’s border-gates border-gates

Lao Cai Hokou

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Mong Cai Tonghsiang

Dong Dang (railway Pengxiang (railway border gate) border gate)

Besides, transit goods may be transported through international border gates which the Vietnamese and Chinese governments agree to open later.

III. PROVISIONS ON PERMITS AND THE TRANSPORTATION OF TRANSIT GOODS

1. The Chinese transit goods owners, if wishing to transit their goods, shall have to send an application for goods transit to the Socialist Republic of Vietnam’s Trade Ministry for being granted permits for the transit of goods. A goods transit permit granted once for a contract shall be valid for the transportation of several goods lots in one year as prescribed in the transit permit.

2. Vietnamese enterprises which transport goods for Chinese transit goods owners shall have to produce to the Vietnamese border-gate customs offices the following documents:

a/ Goods transit permits granted by the Socialist Republic of Vietnam’s Trade Ministry to the Chinese transit goods owners;

b/ Relevant goods vouchers as prescribed by the General Department of Customs;

c/ Contracts on the transportation of transit goods signed with the Chinese goods owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. OTHER PROVISIONS

1. The changes of transport routes or goods export/import border gates shall be considered and settled by the Ministry of Trade on the basis of the written requests of the Chinese transit goods owners.

2. In the process of transportation and storage in the Vietnamese territory, if anything happens to the transit goods (being broken, lost or damaged…), the transporting enterprises must promptly notify such to the customs offices (where the customs office is not available, to notify the nearest local administrations of communal or higher level) in the localities where the incidents have occurred so that the latter can make certification of the state of goods. The written incident certification shall serve as basis for the export border-gate customs offices to carry out export procedures for the goods lots.

3. Disputes arising between Vietnamese enterprises and Chinese transit goods owners during the process of performing contracts on the transportation of transit goods shall be settled by involved parties through negotiations. If negotiations fail, such disputes shall be settled by the Vietnam International Economic Arbitration, attached to the Vietnam’s Chamber of Commerce and Industry.

4. The payment of fees and expenditures arising from transit activities shall be made in accordance with the provisions of the Agreement on payment and cooperation between the Vietnam State Bank and the China People’s Bank signed on May 26, 1993 and current regulations on foreign exchange management of the Vietnam State Bank.

5. Organizations and individuals that violate the provisions of this Regulation shall be handled according to current laws of Vietnam.-

THE STATE BANK OF VIETNAM

Decision No. 90/2001/QD-NHNN of February 7, 2001 promulgating the Regulation on the opening, establishment and termination of operations of commercial banks’ transaction bureaus, branches, representative offices and public-service units

Commercial banks’ transaction bureaus are dependent units, which have their own seals and are tasked to perform part of the commercial banks’ operations and several branch-related functions under the authorization of such commercial banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Commercial banks’ representative offices are dependent units, which have their own seals and perform the tasks of representation under the authorization of the commercial banks. Representative offices shall not be allowed to conduct business operation.

Commercial banks’ public-service units are dependent units, which have their own seals and perform the tasks of researching and applying banking technology, providing professional and technical training and fostering for officials and employees of the commercial banks as well as other tasks assigned by such commercial banks in accordance with law provisions.

Commercial banks shall open, establish and terminate the operation of their transaction bureaus, branches, representative offices and public-service units according to the Regulation issued together with this Decision.

This Decision takes effect 15 days after its signing.

This Decision replaces the provisions in the following documents:

- Decision No. 175/QD-NH5 of July 3, 1996 of the State Bank Governor promulgating the Regulation on the opening, operation and termination of operation of domestic branches and representative offices of Vietnamese joint-stock commercial banks.

- Other documents related to the opening, establishment and termination of operation of transaction bureaus, branches, representative offices and public-service units of commercial banks issued by the State Bank, which are contrary to this Decision.- (Summary)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 305/2001/QĐ-BTM ngày 26/03/2001 ban hành Quy chế hàng hoá của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.637

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.234.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!