Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3030/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 23/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3030/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÙNG VÀ KHU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ - TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 13/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch tổng thể phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 693/TTr-SNN ngày 18/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với những nội dung sau:

Mở đầu

I. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

II. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch

III. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phần thứ nhất

Giới thiệu khái quát về công nghệ cao

I. Một số khái niệm

II. Một số ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp

III. Ứng dụng công nghệ cao trong nông, lâm nghiệp trên thế giới

IV. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông, lâm nghiệp ở Việt Nam

Phần thứ hai

Đặc điểm chung và thực trạng sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình

I. Phân tích một số đặc điểm có liên quan làm cơ sở quy hoạch vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

II. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp

III. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh

Phần thứ ba

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

I. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

II. Quan điểm, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1. Quan điểm phát triển: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương. Có bước đi thích hợp; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương, tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao trong nước; huy động sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

2. Mục tiêu chung: Phấn đấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nước, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, môi trường được giữ vững, bản sắc văn hóa đặc sắc các dân tộc được bảo tồn và phát huy, quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

3. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2013-2015: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 - 15% tổng giá trị sản xut nông nghiệp của tỉnh. Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần thiết để nâng cấp Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản của tỉnh và Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình thành khu nông nghiệp ứng dụng (công nghệ cao) CNC đi vào hoạt động.

b) Giai đoạn 2016-2020: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm đạt khoảng 25 - 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, xây dựng 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (vùng cây ăn quả, vùng rau và hoa, vùng chăn nuôi trâu bò thịt và thủy sản) và 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện, thành phHòa Bình. Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo ra nông sản an toàn, giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

III. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Nghiên cứu, phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp

2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

2.1. Phát triển trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.2. Phát triển vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

* Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Phát triển 3 vùng ứng dụng công nghệ cao như sau:

(1) Vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn) và mía tím: Tập trung ở các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Cao Phong và Kim Bôi, với quy mô năm 2015 khoảng 1.712 ha (trong đó cây ăn quả: 892 ha và mía tím 820 ha), năm 2020 khoảng 2.350 ha (trong đó cây ăn quả: 1.120 ha và mía tím 1.230 ha);

(2) Vùng trồng hoa, cây cảnh: Tập trung chủ yếu ở TP Hòa Bình và huyện Cao Phong, với quy mô năm 2015 khoảng 25 ha và năm 2020 khoảng 35 ha;

(3) Vùng chăn nuôi trâu, bò thịt, nuôi lợn, gia cầm (gà) và nuôi trồng thủy sản: Tập trung ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu và Cao Phong.

* Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Phát triển 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) cụ thể ở các huyện, thành phố như sau:

(1) Khu NNUDCNC xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn;

(2) Khu NNUDCNC xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn;

(3) Khu NNUDCNC xã Thống Nhất và xã Dân Chủ, TP Hòa Bình;

(4) Khu NNUDCNC xã Mãn Đức và Lũng Vân, huyện Tân Lạc;

(5) Khu NNUDCNC xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy;

(6) Khu NNUDCNC xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi;

(7) Khu NNUDCNC xã Pù Bin và Noong Luông, huyện Mai Châu;

(8) Khu NNUDCNC xã Tiền Phong và Cao Sơn, huyện Đà Bắc;

(9) Khu NNUDCNC xã Thung Nai, huyện Cao Phong;

(10) Khu NNUDCNC xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn;

(11) Khu NNUDCNC xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

2.3. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

TT

Loại đất

Năm 2015

Năm 2020

Toàn tỉnh (ha)

Khu nông nghiệp ứng dng CNC (ha)

Tỷ l (%)

Toàn tỉnh (ha)

Khu nông nghiệp ứng dụng CNC (ha)

Tỷ l (%)

 

Tổng diện DT nông nghiệp

359.557,8

2.262,0

0,63

357.382,3

3.150,0

0,88

I

Đất sản xuất nông nghiệp

55.319,4

2.177,0

3,94

53.031,3

2.995,0

5,65

1

Đất trồng cây hàng năm

45.477,4

1.285,0

2,83

41.359,2

1.875,0

4,53

1.1

Đất lúa

27.500,0

-

-

26.000,0

-

-

1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

2.000,0

190,0

9,50

3.000,0

295,0

9,83

1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

15.977,4

1095

6,85

12.359,2

1.580,0

12,78

2

Đất trồng cây lâu năm

9.842,0

892

9,06

11.672,2

1.120,0

9,60

II

Đất lâm nghiệp

302.095,0

-

 

302.095,0

-

 

1

Đất rừng sản xuất

140.039,5

 

 

140.039,5

 

 

2

Đất rừng phòng hộ

119.049,5

 

 

119.049,5

 

 

3

Đất rừng đặc dụng

43.006,0

 

 

43.006,0

 

 

III

Đt ao h NTTS

1.918,8

60,0

3,13

2.026,8

120,0

5,92

IV

Đất nông nghiệp khác

224,7

25,0

11,13

229,2

35,0

15,27

2.4. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình

2.4.1. Trồng trọt:

a) Cây rau

STT

Loại cây trồng

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

 

Rau cả năm

 

 

 

 

 

-

Din tích

ha

10.500

770

11.000

980

-

Năng suất

tạ/ha

115

145

120

155

-

Sản lượng

tấn

120.700

11.165

132.000

15.190

1

Rau vụ đông

 

 

-

 

-

-

Diện tích

ha

10.500

275

11.000

350

-

Năng suất

tạ/ha

115

150

120

160

-

Sản lượng

tấn

120.700

4.125

132.000

5.600

2

Rau hè thu

 

 

-

 

-

-

Diện tích

ha

 

248

 

315

-

Năng suất

tạ/ha

 

145

 

155

-

Sản lượng

tấn

 

3.589

 

4.883

3

Rau xuân hè

 

 

-

 

-

-

Diện tích

ha

 

248

 

315

-

Năng suất

tạ/ha

 

140

 

150

-

Sản lượng

tấn

 

3.465

 

4.725

b) Cây ăn quả

STT

Loại cây trồng

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

 

Cây ăn quả

 

 

 

1

Cam

 

 

 

-

Diện tích

ha

600,0

700,0

-

Năng suất

tạ/ha

1.600,0

1.200,0

-

Sản lượng

tấn

24.000,0

28.000,0

2

Bưởi

 

-

-

-

Diện tích

ha

200,0

300,0

-

Năng suất

tạ/ha

6.000,0

4.500,0

-

Sản lượng

tấn

30.000,0

45.000,0

3

Nhãn

 

-

-

-

Diện tích

ha

92,0

120,0

-

Năng suất

tạ/ha

3.000,0

3.200,0

-

Sản lượng

tấn

6.900,0

9.600,0

c) Hoa, cây cảnh

STT

Loại cây trồng

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

 

Hoa, cây cảnh

 

 

 

 

 

1

Hoa

ha

55,0

17,0

110,0

25,0

-

Sản lượng

1000 bông

11.000,0

3.400,0

22.000,0

2.000,0

2

Cây cảnh

ha

11,0

8,0

27,5

10,0

-

Sản lượng

1000 cây

660,0

96,0

1.320,0

60,0

d) Cỏ chăn nuôi

STT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Toàn tỉnh

Khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

 

Cỏ cả năm

 

 

 

 

 

-

Diện tích

ha

3.400

361

5.100

561

-

Năng suất

tạ/ha

479

576

529

626

-

Sản lượng

tấn

163.000

20.805

270.000

35.105

1

Cỏ vụ đông

 

 

 

 

 

-

Diện tích

ha

1.400

171

2.100

266

-

Năng suất

tạ/ha

450

550

500

600

-

Sản lượng

tấn

63.000

9.405

105.000

15.930

2

Cỏ vụ mùa

 

 

 

 

 

-

Diện tích

ha

2.000

190

3.000

295

-

Năng suất

tạ/ha

500

600

550

650

-

Sản lượng

tấn

100.000

11.400

165.000

19.175

2.4.2. Chăn nuôi:

- Vùng chăn nuôi trâu, bò thịt ứng dụng công nghệ cao: Lựa chọn ưu tiên phát triển đàn trâu, bò thịt tại các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu và Cao Phong, quy mô đến năm 2015 có khoảng 10.450 con trâu, bò thịt và đến năm 2020 có khoảng 16.225 con trâu,thịt hàng hóa.

- Vùng chăn nuôi bò sữa: Tập trung tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn quy mô đến năm 2020 có khoảng từ 700 - 1.000 con bò sữa.

- Phát triển chăn nuôi dê hàng hóa: với quy mô khoảng 28.000 con (trong đó huyện Lạc Thủy 14.000 con, Yên Thủy 10.000 con, Kim Bôi 10.000 con và Cao Phong 4.000 con).

2.4.3. Thủy sản:

- Mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Đặc biệt là mô hình nuôi cá lng tập trung trên hồ Hòa Bình; nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh.

- Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế nuôi cá lng tập trung ứng dụng công nghệ cao xã Tiền Phong, huyện Đà Bc và xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cụ thể giai đoạn từ nay đến 2015 dự kiến đưa vào nuôi trồng khoảng 60 ha (600 lồng) và đến năm 2020 nâng tổng diện tích nuôi trng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là 120 ha (1.200 lồng). Ngoài ra, phân bố ở các huyện Mai Châu: 24.000 m3 lồng, Tân Lạc: 26.000 m3 lồng và TP Hòa Bình: 24.000 m3 lồng.

2.5. Quy hoạch sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình

2.5.1. Quy hoạch sản xuất cây trồng chủ yếu: Nâng cao tỷ lệ sử dụng giống mới, ging xác nhận 90 - 100%, năng suất cây trồng các loại tăng trên 2 - 3%/năm.

2.5.2. Quy hoạch sản xuất giống vật nuôi chủ yếu

- Giống bò thịt: Mỗi năm nhập khoảng 80-100 con bò đực Zeebu để sớm hoàn thành cải tạo đàn bò cái nền của tỉnh phục vụ cho chương trình sản xuất giống bò thịt năng suất chất lượng cao. Đồng thời hoàn thành mục tiêu phát triển đàn trâu, bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi, Mai Châu và Cao Phong đến năm 2020.

- Giống trâu thịt: Chọn lọc, cải tạo nâng cao tầm vóc giống trâu ngố địa phương, xây dựng thành vùng sản xuất trâu giống tốt cho khu vực phía Bắc của tỉnh.

- Giống lợn: Ngoài việc đầu tư nâng cấp trại lợn ông bà Kỳ Sơn và Dân Hạ, đầu tư xây dựng Trung tâm giống cây trng vật nuôi tập trung của tỉnh để cung cấp đủ lượng giống cho sản xuất.

- Giống gia cầm: Phát triển đàn gia cầm (gà Lạc Sơn đặc sản địa phương) đồng thời bố trí các giống gia cầm hướng trứng và hướng thịt, trung tâm giống vật nuôi của tỉnh tiếp tục lưu giữ và đầu tư các con giống GP và PS, để tạo ra các giống hướng trứng và hướng thịt, giống hướng thịt lông màu.

2.5.3. Quy hoạch sản xuất giống thủy sản chủ yếu

Tập trung nâng cấp Trung tâm giống thủy sản của tỉnh để hàng năm từ 100-150 triệu cá bột giống các loại cho các cơ sở nuôi thành cá giống và mỗi năm sản xuất 5-10 triu con cá giống các loại.

2.5.4. Giải pháp về công tác giống cây trồng, vật nuôi

2.6. Định hướng phát triển dịch vụ vật tư, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

2.7. Định hướng phát triển dịch vụ máy móc, thiết bị, bảo quản, chế biến

2.8. Định hướng phát triển dịch vụ huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.9. Định hướng phát triển dịch vụ triển lãm, thăm quan, nghỉ dưỡng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.10. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.11. Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở htầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

- Quy hoạch hệ thống giao thông:

- Quy hoạch hệ thống thủy lợi:

- Quy hoạch hệ thống điện:

- Quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng thiết yếu

2.12. Đxuất các chương trình trọng điểm và các dự án ưu tiên đầu tư về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020

(1) Nhóm dự án nâng cấp, xây dựng Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Dự án nâng cấp Trung tâm giống cây trồng của tỉnh: 16,5 ha;

- Dự án nâng cấp trung tâm giống vật nuôi và thủy sản của tỉnh: 10,5 ha;

- Dự án hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị máy móc của Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thuộc Sở KH&CN Hòa Bình;

- Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(2). Nhóm dự án về xây dựng phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực trng trọt

- Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, tập hợp và hình thành nhóm tư vấn giải pháp công nghệ kỹ thuật phục vụ nền nông nghiệp công nghệ cao.

- Dự án tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông nghiệp công nghệ cao.

- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn

- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh và canh tác bền vững.

(3). Nhóm dự án về xây dựng phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi

- Dự án phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, lợn, gia cầm theo hướng an toàn sinh học.

- Dự án ng dụng công nghệ cao trong nhân giống gia súc, gia cầm

(4). Nhóm dự án quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông sản

- Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong phát triển chăn nuôi (gia súc, gia cầm).

(5). Nhóm dự án hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nên nông nghiệp công nghệ cao

- Dự án phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao;

- Dự án triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra đại trà;

- Dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hòa Bình.

IV. Một số giải pháp chủ yếu

1. Tổng kết thực tiễn, xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động

3. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

4. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyn giao khoa học, công nghệ

5. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình sản xuất

6. Giải pháp về nguồn nhân lực

7. Giải pháp về vốn

7.1. Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2014-2020: 419.011 triệu đồng, trong đó:

- Hạ tầng giao thông:

40.200 triệu đồng.

- Hạ tầng thủy lợi:

28.210 triệu đồng.

- Hạ tầng cấp điện:

3.000 triệu đồng.

- Công tác san nền:

42.720 triệu đồng.

- Các công trình thiết yếu:

51.000 triệu đồng.

- Trung tâm SXNN ứng dụng CNC:

197.650 triệu đồng.

- Chi phí quản lý:

18.139 triệu đồng.

- Dự phòng:

38.092 triệu đồng.

7.2. Phân kỳ vốn đầu tư

- Giai đoạn 2013 - 2015: 189,674 tỷ đồng (chiếm 45,27%)

- Giai đoạn 2016 - 2020: 229,337 tỷ đồng (chiếm 54,73%),

7.3. Giải pháp huy động vốn

- Vốn ngân sách Trung ương: 44,876 tỷ đồng (10,71%) đầu tư hạ tầng cho các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm sản xuất giống, thủy lợi cho các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Vốn ngân sách tỉnh: 207,410 tỷ đồng (49,5%) đầu tư hạ tầng các Trung tâm giống và Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh.

- Vốn dân, doanh nghiệp: 159,224 tỷ đồng (chiếm 38%);

- Vốn khác (vay, tài trợ): 7,500 tỷ đồng (chiếm 1,79%).

8. Huy động các nguồn lực, liên kết, hp tác phát triển

9. Xúc tiến thương mại, thị trường, thông tin, dịch vụ

10. Hiệu quả của đề án

V. Tổ chức thực hiện

(Có báo cáo Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đăng trên Cng thông tin điện tử Hòa Bình: http://www.Hòa Bình.gov.vn)

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chi cục PTNT;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD40)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.950

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.72.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!