ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 25/2010/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 03 tháng
4 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀNG HÓA NÔNG LÂM
THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; Căn cứ Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 12/7/2006;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày
26/7/2003;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng
hóa;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè
an toàn;
Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành
Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao;
Căn cứ Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo
hướng bền vững;
Căn cứ Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 75/TT- SNN-QLCL
ngày 12/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này "Quy định quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công thương, Khoa học và Công
nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và truyền thông; Công an tỉnh; Thủ
trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các đơn vị cấp huyện và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀNG HÓA NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh.
Văn bản này quy định điều kiện sản xuất kinh
doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm; trình tự, thủ tục
công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; chứng nhận chất lượng hàng
hóa nông lâm thủy sản và trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm
thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng.
1. Quy định này được áp dụng đối với tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản và
tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Quy định này không áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản có quy mô nhỏ
sử dụng tại chỗ; Cơ sở bán lẻ thực phẩm, dịch vụ ăn uống có bán nông lâm thủy
sản; cơ sở sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm, thủy sản nhưng
không dùng làm thực phẩm;
3. Văn bản này không áp dụng đối với các cơ
sở sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản không nhằm đưa ra tiêu thụ trên thị
trường;
4. Đối với các hàng hoá nông lâm thủy sản
thuộc diện kiểm dịch theo quy định hiện hành, cơ quan kiểm tra chất lượng sẽ
thực hiện việc kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời với công tác
kiểm dịch.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ.
Trong Quy định này, một số từ ngữ được hiểu như
sau:
1. Hàng hoá nông lâm thủy sản: là sản
phẩm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được đưa ra thị trường, tiêu dùng
thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.
2. Thực phẩm nông lâm thủy sản: là tất
cả các loài động vật, thực vật sống trên cạn, dưới nước và lưỡng cư, kể cả
trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối
chế mà thành phần của nó có chứa nông lâm thủy sản.
3. Điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm là điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị, con
người... của một cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có mức độ
đáp ứng với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định hiện hành.
4. Kiểm tra là việc đánh giá mức độ đáp
ứng của một cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản so với các
quy chuẩn, quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện
hành.
5. Công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm là việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lần đầu tiên cho cơ
sở, khi có kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu so với các quy chuẩn, quy định kỹ
thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
6. Chứng nhận chất lượng, an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản là việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm cho lô hàng kiểm tra khi có
kết quả kiểm tra, phân tích đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định
hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Giám sát là việc lấy mẫu phân tích
sản phẩm tại các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm
thủy sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm
(không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của cơ sở).
Chương 2.
ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNG HÓA NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Điều kiện sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản có nguồn gốc thực vật đảm bảo an toàn
thực phẩm.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế rau,
quả an toàn; sản xuất, chế biến chè an toàn phải đáp ứng các điều kiện được quy
định tại Điều 3, Điều 4 Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè
an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đối với các cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm
sản thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải
có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về
chế biến nông, lâm sản thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Địa điểm xây dựng theo quy hoạch của địa
phương, không bị ngập nước, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm.
3. Đảm bảo có nguồn cung cấp điện, nước ổn định,
thuận tiện về giao thông.
4. Nhà xưởng của cơ sở phải đảm bảo yêu cầu
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và bảo
vệ môi trường:
a) Có kết cấu vững chắc, làm bằng vật liệu
bền, chịu sự ăn mòn và không gây độc cho sản phẩm;
b) Bố trí theo nguyên tắc một chiều và có sự
ngăn cách giữa các khu vực để giảm thiếu khả năng gây nhiễm chéo;
c) Sàn nhà xưởng có bề mặt cứng, chịu tải
trọng, thoát nước tốt, không thấm nước, đọng nước, dễ làm vệ sinh khử trùng;
d) Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ, có chụp bảo
vệ để ngăn ngừa ảnh hưởng khi đèn bị vỡ;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải và nước thải đạt
yêu cầu.
5. Trang thiết bị, dụng cụ chế biến của cơ sở
phải được làm bằng vật liệu bền, không độc, không bị ăn mòn, được thiết kế và
chế tạo an toàn, dễ làm vệ sinh khử trùng, phù hợp với từng loại hình sản xuất
và yêu cầu của sản phẩm.
6. Nước sử dụng trong cơ sở sơ chế, chế biến
nông sản thực phẩm có nguồn gốc thực vật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo quy
định tại Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.
7. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở
phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và có khám sức khoẻ định kỳ ít nhất
01 năm/lần.
8. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học
chuyên ngành hóa thực phẩm, chế biến nông sản, sinh học, hóa học hoặc có chứng
chỉ được đào tạo tập huấn kiến thức về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm
nếu là cơ sở sơ chế, chế biến thủ công.
9. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với các cơ sở xây dựng mới, phải thông
báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 5. Điều kiện sản
xuất đối với cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản có nguồn
gốc động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giết
mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản có nguồn gốc động vật, sản phẩm động
vật đảm bảo an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định
tại Điều 33 của Pháp lệnh thú y và các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang
thiết bị như sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về
ngành nghề sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Có địa điểm được xây dựng theo quy hoạch
của địa phương, đảm bảo cách biệt với khu dân cư, không bị ngập nước, không
chịu ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm; đảm bảo có nguồn cung cấp điện, nước ổn định,
thuận tiện về giao thông.
3. Nhà xưởng, trang thiết bị của cơ sở giết
mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản
phẩm động vật đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm theo quy đinh của
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và bảo vệ môi
trường, cụ thể:
a) Có lối vào và lối ra để nhập xuất động
vật, sản phẩm động vật;
b) Đường đi trong cơ sở được láng xi măng,
nền nhà có độ dốc, thoát nước tốt;
c) Cơ sở được thiết kế thành các khu vực cách
biệt nhau bao gồm khu sạch, khu bẩn và khu xử lý chất thải; có khu vực cách ly động
vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
d) Phải đảm bảo chống được bụi và sự xâm nhập
của các loài động vật gây hại. Thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, khử trùng;
đ) Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ, có chụp bảo
vệ để ngăn ngừa ảnh hưởng khi đèn bị vỡ;
e) Trang thiết bị dùng trong quá trình giết
mổ phải được làm từ vật liệu bền, không độc, không rỉ, không bị ăn mòn; dễ vệ
sinh, khử trùng;
f) Trang thiết bị, dụng cụ ở mỗi khu vực được
dùng riêng và ở mỗi khu vực có quy định các dụng cụ sử dụng với mục đích khác
nhau;
g) Nhà xưởng, trang thiết bị phải được vệ
sinh sạch sẽ, khử trùng trước và sau hoạt động giết mổ;
h) Có hệ thống xử lý chất thải và nước thải đạt
yêu cầu.
4. Hệ thống cung cấp nước:
a) Nước sử dụng trong cơ sở giết mổ, sơ chế,
chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn
uống theo quy định của Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT;
b) Có nguồn cung cấp nước nóng đạt nhiệt độ
>800C.
5. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở
phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và có khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1
năm/lần.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học
chuyên ngành hóa thực phẩm, chế biến nông sản, sinh học, hóa học hoặc có chứng
chỉ được đào tạo tập huấn kiến thức về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm
nếu là cơ sở giết mổ thủ công.
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với các cơ sở xây dựng mới, phải thông
báo cho cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 6. Điều kiện vệ
sinh đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản
phẩm động vật tươi sống phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định và
các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận kinh doanh do cơ quan
có thẩm quyền cấp.
2. Có địa điểm kinh doanh ổn định, thuận tiện
cho việc nhập xuất sản phẩm động vật, cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi chứa
rác thải, bệnh viện, khu công nghiệp và các nguồn ô nhiễm khác.
3. Có bảng hiệu ghi tên cơ sở đúng với giấy
phép kinh doanh.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng được
làm bằng vật liệu không rỉ, không độc, không ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, được thiết kế không ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh
nắng mặt trời và nhiệt độ cao gây hư hỏng sản phẩm;
b) Quầy sạp cao hơn mặt đất ít nhất 0,8m, đảm
bảo việc sản phẩm động vật không bị nhiễm bẩn, biến chất;
c) Có kho lạnh bảo quản với nhiệt độ lạnh
thích hợp với sản phẩm động vật bày bán;
d) Nơi bày bán và kho chứa đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ;
đ) Có nước sạch và bồn rửa tay và dụng cụ
trong quá trình bày bán;
e) Có hệ thống thoát nước thải hoạt động tốt.
5. Người tham gia kinh doanh:
a) Người trực tiếp tham gia bán hàng được vệ
sinh sạch sẽ, móng tay cắt gọn gàng và mang bao tay, tạp dề khi bán hàng;
b) Có sức khỏe phù hợp với ngành nghề kinh
doanh, định kỳ khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
c) Có sổ theo dõi nhập, xuất và nhiệt độ bảo
quản sản phẩm động vật.
6. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 7. Điều kiện sản
xuất đối với cơ sở chế biến thủy sản; kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho
chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các tổ chức, cá nhân chế biến thủy sản; kinh doanh
nguyên liệu thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về
chế biến thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Địa điểm xây dựng cơ sở phải theo quy
hoạch của địa phương, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm.
3. Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng
cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất
thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải đáp ứng điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực
phẩm, hoá chất trong danh mục được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam và phải
sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định.
5. Quy định về văn bằng, chứng chỉ của cán bộ
kỹ thuật, nhân viên cụ thể:
a) Đối với cơ sở chế biến thủy sản theo
phương thức công nghiệp phải có ít nhất 01(một) cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật
có trình độ đại học về một trong các chuyên ngành công nghệ chế biến thực phẩm,
chế biến thủy sản, sinh học, hóa học.
b) Đối với cơ sở chế biến theo phương thức thủ
công, cơ sở kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng làm thực phẩm thì chủ cơ sở
hoặc nhân viên phải có chứng chỉ đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn
thực phẩm thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở
phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và có khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1
năm/lần.
7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với các cơ sở
xây dựng mới, trước khi đưa vào hoạt động sản xuất 15 ngày, phải thông báo cho
cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Điều 8. Điều kiện sản
xuất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thuỷ sản
đảm bảo an toàn thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:
1.Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về
nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ
sản phải theo quy hoạch của địa phương, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô
nhiễm, hạn chế tối đa các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm.
3. Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
CÔNG
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HÓA THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Điều 9. Trình tự, thủ
tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
1. Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đăng ký đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông
nghiệp và PTNT, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm tra, chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại mẫu 1a của Quy định này;
b) Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế
rau, quả an toàn theo mẫu tại mẫu 1b của Quy định này;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Đoàn
thẩm định, tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định thực địa tại cơ sở.
3. Hoạt động kiểm tra, thẩm định, cấp, cấp
lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được
thực hiện theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an
toàn.
4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất, sơ chế rau, quả an toàn được lưu tại Sở Nông nghiệp và PTNT và tại cơ sở
sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất đã được tổ chức
chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP thì không phải gửi hồ sơ đăng
ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn cho Sở Nông nghiệp
và PTNT.
Điều 10. Trình tự,
thủ tục công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản đủ điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nông lâm sản có nguồn gốc động vật và thực vật phải gửi hồ
sơ đến cơ quan kiểm tra đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra (mẫu 2a đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản theo phương thức công nghiệp;
mẫu 2b đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản theo hướng thủ
công);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản
sao hợp pháp nếu có);
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (mẫu 2c);
d) Chương trình quản lý chất lượng (nếu có);
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của
chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định
của Bộ Y tế;
e) Văn bằng chứng chỉ của cán bộ kỹ thuật,
người phụ trách (nếu có);
f) Hồ sơ nguồn gốc sản phẩm của cơ sở.
3. Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra phải xem xét, hướng dẫn cơ sở bổ sung
những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
4. Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, trong thời gian
7 (bảy) ngày làm việc, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở thời gian tiến
hành kiểm tra cơ sở.
5. Nội dung và phương pháp kiểm tra:
a) Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm về nhà xưởng, trang thiết bị;
b) Áp dụng các chương trình quản lý chất
lượng;
c) Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
d) Phương pháp kiểm tra: Đánh giá các hạng
mục cần kiểm tra theo mức độ rủi ro lây nhiễm vào sản phẩm.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực không quá 1 năm.
7. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được lưu tại cơ quan kiểm tra và cơ sở sản xuất để
phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra.
Điều 11. Trình tự,
thủ tục công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản đủ điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản phải gửi hồ sơ đến cơ quan kiểm tra đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra (mẫu 5a: áp dụng đối
với cơ sở chế biến thủy sản; mẫu 5b: áp dụng đối với cơ sở khác);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản
sao hợp pháp nếu có);
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (mẫu 5c);
d) Chương trình quản lý chất lượng theo quy định
(Phụ lục 1);
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của
chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định
của Bộ Y tế;
e) Văn bằng chứng chỉ của cán bộ kỹ thuật,
người phụ trách theo quy định tại Khoản 5, Điều 7.
f) Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của
cơ sở.
3. Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải xem xét, hướng dẫn cơ sở bổ sung
những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
4. Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, trong thời gian
7 (bảy) ngày làm việc, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở khoảng thời
gian tiến hành kiểm tra cơ sở.
5. Hoạt động kiểm tra và công nhận cơ sở sản
xuất kinh doanh hàng thuỷ sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được
thực hiện theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm thủy sản có hiệu lực không quá 01 (một) năm.
7. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản được lưu tại cơ quan kiểm tra và cơ sở
sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.
Điều 12. Chứng nhận
cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
1. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi 2 (hai) bộ
hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hướng bền
vững cho cơ quan kiểm tra vào khoảng thời gian giữa vụ nuôi.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận gồm có:
a) Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở
nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững (Mẫu 6a).
b) Bản thuyết minh về bố trí mặt bằng, điều
kiện môi trường, trang thiết bị, dụng cụ và nhân lực của cơ sở nuôi (mẫu 6b).
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi
nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan kiểm tra xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản
cho cơ sở nuôi bổ sung hồsơ chưa đúng quy định.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ đăng ký phù hợp, cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra thực tế
tại cơ sở đăng ký.
4. Trình tự, nội dung và phương pháp kiểm tra
thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi
trồng thủy sản theo hướng bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN
ngày 29/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chương 4.
CHỨNG
NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA NÔNG LÂM THỦY SẢN
Điều 13. Điều kiện
hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản được phép đưa ra tiêu thụ ra thị trường.
1. Điều kiện hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy
sản khi lưu thông ra thị trường:
a) Đối với sản phẩm nông lâm thủy sản tươi,
sống, qua sơ chế phải đảm bảo có thông tin để truy xuất được nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm.
b) Đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua
chế biến phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Được sản xuất tại cơ sở đã được công nhận đủ
điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực
phẩm hàng hóa nông lâm sản đối với hàng hóa nông lâm sản (mẫu 4a); Giấy chứng
nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản đối với hàng hóa thủy sản (mẫu 8b) được
cấp theo thủ tục quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy định này.
- Đã được xác nhận công bố hợp quy.
2. Thông tin trên bao bì.
Hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản (trừ
thực phẩm tươi sống không có bao bì) khi tiêu thụ tại thị trường Nghệ An phải
thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày
30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 6/4/2007
của Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số
89/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tên sản phẩm.
- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất.
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Đối với hàng hoá nhập khẩu, sang bao, đóng
gói tại Nghệ An trên sản phẩm phải ghi thêm:
- Tên nước, hãng sản xuất.
- Tên cơ sở sang bao, đóng gói.
Điều 14. Trình tự thủ
tục chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản.
1. Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất
lượng hàng hóa bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm nông lâm sản (mẫu 3);
b) Bảng kê chi tiết hàng hóa;
c) Các yêu cầu riêng về chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra được gửi đến cơ
quan kiểm tra, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa (sau đây
gọi là cơ quan kiểm tra) bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện,
gửi qua fax (có điện thoại xác nhận), thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến qua
Internet, sau đó nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra.
3. Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan
kiểm tra xem xét và hướng dẫn chủ hàng bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc
chưa đúng quy định và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo
cho chủ hàng về chế độ kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện
kiểm tra.
4. Tiến hành kiểm tra: Cơ quan kiểm tra thực
hiện kiểm tra chất lượng tại hiện trường với nội dung:
a) Kiểm tra sự phù hợp của lô hàng và hồ sơ đăng
ký kiểm tra.
b) Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao
gói, ngoại quan, cảm quan của sản phẩm;
c) Lấy mẫu, chỉ định chỉ tiêu phân tích theo
quy định.
d) Tần suất lấy mẫu: Đối với nông sản là rau,
quả tươi, lấy mẫu 5 lô liên tiếp với 5 lô hàng đầu tiên cùng loại sản phẩm,
cùng xuất xứ và lấy mẫu 01 trên 5 lô với các lô hàng tiếp theo cùng loại sản
phẩm, cùng xuất xứ nếu không có vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Cấp giấy chứng nhận.
Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường,
cơ quan kiểm tra cấp Giấy Chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
hàng hóa nông lâm sản cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu theo thời
hạn sau:
a) Không quá 2 (hai) ngày làm việc đối với
hàng hóa đưa ra tiêu thụ nội địa
ở dạng tươi, sống;
b) Không quá 7 (bảy) ngày làm việc đối với
các dạng sản phẩm khác;
c) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các
phòng kiểm nghiệm bên ngoài thì cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm sản cho chủ hàng không quá 1
(một) ngày kể từ ngày nhận được kết quả phân tích.
Nội dung chứng nhận phải phù hợp với nội dung
kiểm tra; không chứng nhận những nội dung chưa kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra
không đạt yêu cầu.
6. Đối với các loại hàng hóa nông lâm sản là
thịt, sản phẩm của động vật, việc đăng ký, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm song song với công tác kiểm dịch thú y.
Điều 15. Trình tự,
thủ tục chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản.
1. Chủ hàng lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất
lượng hàng hóa bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (mẫu 7);
b) Bảng kê chi tiết lô hàng;
c) Các yêu cầu riêng về chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm (nếu có).
2. Chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cơ
quan kiểm tra bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi
qua fax (có điện thoại xác nhận), thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến qua
Internet, sau đó nộp hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra.
3. Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ
quan kiểm tra tiến hành xem xét và hướng dẫn chủ hàng bổ sung những nội dung
còn thiếu hoặc chưa đúng quy định và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó
có thông báo cho chủ hàng về chế độ kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm
sẽ thực hiện kiểm tra.
4. Tiến hành kiểm tra:
Đối với những hàng hóa thủy sản tươi sống, cơ
quan kiểm tra thực hiện kiểm tra chất lượng với các nội dung sau:
a) Kiểm tra hồ sơ sản xuất, hồ sơ quản lý
chất lượng của lô hàng;
b) Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao
gói, ngoại quan, cảm quan của sản phẩm;
c) Khi cần thiết, lấy mẫu kiểm tra các chỉ
tiêu sinh học và hóa học để thẩm tra.
Đối với những hàng hóa thủy sản khác, ngoài
các nội dung kiểm tra như quy định nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này, cơ quan
kiểm tra thực hiện kiểm tra thêm:
d) Việc ghi nhãn sản phẩm;
c) Nếu các nội dung nêu ở Điểm a, Điểm b và Điểm
d Khoản này phù hợp với quy định thì lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh
và hóa học theo yêu cầu cụ thể cho từng loại sản phẩm.
5. Cấp giấy chứng nhận.
Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường,
Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
thủy sản cho lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu theo thời hạn sau:a)
Không quá 1 (một) ngày làm việc đối với hàng hóa đưa ra tiêu thụ nội địa ở dạng
tươi, sống;
b) Không quá 10 (mười) ngày làm việc đối với
sản phẩm đồ hộp;
c) Không quá 7 (bảy) ngày làm việc đối với
các dạng sản phẩm khác;
d) Trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các
phòng kiểm nghiệm bên ngoài thì cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản cho chủ hàng không quá 1 (một)
ngày kể từ ngày nhận được kết quả phân tích.
Nội dung chứng nhận phải phù hợp với nội dung
kiểm tra; không chứng nhận những nội dung chưa kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra
không đạt yêu cầu.
Điều 16. Xử lý các
trường hợp không đạt
1. Khi có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu,
cơ quan kiểm tra phải:
a) Gửi kết quả phân tích cho chủ hàng không
quá 1 (một) ngày kể từ ngày có kết quả. Hình thức gửi trực tiếp hoặc thông qua
fax, e-mail, sau đó gửi bản chính theo đường bưu điện;
b) Sau 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày gửi
trực tiếp hoặc fax, gửi e-mail, nếu chủ hàng không khiếu nại về kết quả phân
tích, cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt theo mẫu quy định tại phụ
lục 2c cho chủ hàng và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
2. Khi có kết quả thẩm tra không đạt yêu cầu,
cơ quan kiểm tra phải gửi kết quả thẩm tra cho chủ hàng không quá 1 (một) ngày
kể từ ngày có kết quả. Hình thức gửi thông qua fax, e-mail, sau đó gửi bản
chính theo đường bưu điện.
3. Sau khi nhận thông báo không đạt hoặc kết
quả thẩm tra không đạt của cơ quan kiểm tra, chủ hàng phải tổ chức điều tra
nguyên nhân lây nhiễm; thiết lập biện pháp khắc phục nguyên nhân lây nhiễm,
biện pháp xử lý lô hàng; đánh giá hiệu quả của việc thực hiện biện pháp khắc
phục và báo cáo các nội dung trên cho cơ quan có thẩm quyền theo phân công,
phân cấp.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra các
nội dung báo cáo của doanh nghiệp. Khi cần thiết thực hiện việc thẩm tra thực
tế tại cơ sở sản xuất.
Điều 17. Thu, nộp và
sử dụng lệ phí.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa nông lâm thủy sản khi được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nghiệp vụ quản lý chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm phải nộp lệ phí theo quy định hiện hành.
Chương 5.
KIỂM
TRA, GIÁM SÁT TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VSATTP NÔNG LÂM THỦY SẢN
Điều 18. Căn cứ để
kiểm tra.
1. Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn quốc gia (TCVN) bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng.
2. Các quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và
các Bộ liên quan.
3. Các tiêu chuẩn khác (kể cả tiêu chuẩn của
cơ sở và tiêu chuẩn của nước ngoài) mà cơ sở tự nguyện áp dụng.
4. Các quy định về chất lượng nêu trong hợp đồng
đại lý tiêu thụ hàng hoá cho nước ngoài hoặc nhập khẩu để sang bao đóng gói và
tiêu thụ tại địa bàn tỉnh.
5. Đối với những cơ sở nhập khẩu nông lâm thủy
sản để chế biến, ngoài những nội dụng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và
Khoản 4 Điều này còn căn cứ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập, các thỏa thuận song phương hoặc quy định của nước xuất khẩu.
Điều 19. Các hình
thức kiểm tra và thẩm tra.
1. Kiểm tra công nhận:
a) Là hình thức kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu đảm
bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở bao gồm điều kiện nhà xưởng,
trang thiết bị; chương trình quản lý chất lượng mà cơ sở áp dụng; thủ tục truy
xuất nguồn gốc sản phẩm để được xem xét công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
b) Được áp dụng đối với các cơ sở chưa được công
nhận; Cơ sở đã được công nhận nhưng có sửa chữa, nâng cấp điều kiện sản xuất
dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về an toàn thực phẩm so
với ban đầu; cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi.
2. Kiểm tra theo kế hoạch: Là hình thức kiểm
tra thông báo trước cho cơ sở được kiểm tra, thực hiện đối với các cơ sở được
chỉ định theo kế hoạch đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
3. Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra
không báo trước cho cơ sở được kiểm tra, thực hiện đối với những cơ sở có dấu
hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, hoặc cần truy xuất nguyên nhân lô hàng không
đảm bảo an toàn thực phẩm.
4. Thẩm tra: Là hình thức kiểm tra thông báo
trước cho cơ sở được kiểm tra, thực hiện đối với các cơ sở khi cần đánh giá
hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi có văn bản khiếu nại về
kết quả kiểm tra trước đó của cơ quan kiểm tra.
Điều 20. Cơ quan kiểm
tra.
Cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp
và PTNT và Sở Y tế được chỉ định chịu trách nhiệm kiểm tra theo phân công, phân
cấp của các cơ quan quản lý chuyên ngành của Trung ương.
Điều 21. Giám sát
trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
1. Phạm vi: Chương trình giám sát chất lượng,
an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được triển khai tại các cơ sở trồng trọt,
chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến nông lâm sản thực phẩm, các cơ sở nuôi
trồng thủy sản, cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thủy sản, cảng cá, tàu cá trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng và chỉ tiêu giám sát:
a) Đối với thực phẩm nông lâm sản có nguồn
gốc thực vật: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật, vi sinh vật.
b) Đối với thực phẩm nông lâm sản có nguồn
gốc động vật: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu các chất kích thích tăng trưởng,
sinh trưởng, vi sinh vật.
c) Đối với thủy sản nuôi: lấy mẫu giám sát
các chỉ tiêu hóa chất bảo quản, kháng sinh, vi sinh vật.
d) Đối với thủy sản khai thác: lấy mẫu giám
sát các chỉ tiêu vi sinh vật, hóa chất bảo quản, độc tố tự nhiên.
3. Cơ quan giám sát: Các cơ quan quản lý
chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT được giao nhiệm vụ thực hiện
chương trình giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể:
a) Phòng Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản là đơn vị đầu mối trong việc thẩm định, tổng hợp kế hoạch giám sát và
theo dõi chương trình giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
trên địa bàn.
b) Phòng Trồng trọt, Chi cục Bảo vệ thực vật:
Xây dựng và tổ chức thực hiện giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm
sản có nguồn gốc thực vật.
c) Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y: Xây dựng
và tổ chức thực hiện giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản có
nguồn gốc động vật.
d) Chi cục Nuôi trồng thủy sản: Xây dựng và
tổ chức thực hiện giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản trong nuôi
trồng.
đ) Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi: Xây
dựng và tổ chức thực hiện giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản trong
khai thác.
Điều 22. Xây dựng kế
hoạch và triển khai chương trình giám sát.
1. Xây dựng kế hoạch giám sát: căn cứ vào kết
quả giám sát của năm trước, trên cơ sở đánh giá nguy cơ và tình hình sản xuất
nông lâm thủy sản trên địa bàn, các cơ quan giám sát xây dựng kế hoạch giám sát
trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm: phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu, nội
dung, địa điểm giám sát, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục chuyên ngành.
2. Điều chỉnh kế hoạch giám sát: Căn cứ với thực
tế sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản hiện tại, các cơ quan giám
sát có thể đề xuất điều chỉnh kế hoạch giám sát phù hợp: địa điểm lấy mẫu, đối
tượng lấy mẫu, số lượng mẫu, chỉ tiêu phân tích.
3. Lấy mẫu, gửi mẫu phân tích:
a) Cơ quan giám sát thực hiện lấy mẫu phân
tích căn cứ vào kế hoạch giám sát đã được phê duyệt.
b) Trình tự, thủ tục, phương pháp lấy mẫu,
bảo quản, giao nhận mẫu được thực hiện theo sự hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và
PTNT và của cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương.
c) Mẫu phải được gửi phân tích tại các phòng
kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định.
4. Thông báo kết quả giám sát: kết thúc mỗi đợt
giám sát, cơ quan giám sát tổng hợp kết quả giám sát báo cáo về Sở Nông nghiệp
và PTNT và Cục chuyên ngành theo quy trình thông báo trong kế hoạch giám sát
hàng năm.
Điều 23. Biện pháp
khắc phục khi phát hiện dư lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
Trường hợp phát hiện dư lượng các chất ô nhiễm
vượt mức cho phép, cơ quan giám sát phối hợp với các cơ quan liên quan xác định
nguyên nhân và triển khai các biện pháp khắc phục:
1. Cơ quan giám sát gửi văn bản cảnh báo đến
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, yêu cầu cơ sở xác định
nguyên nhân và thực hiện biện pháp phù hợp.
2. Khi nhận được cảnh báo ô nhiễm vượt quá
mức cho phép, cơ sở phải tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân, triển khai
biện pháp khắc phục và báo cáo cơ quan giám sát.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan giám
sát có thể thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện biện pháp khắc phục của cơ
sở, lấy mẫu giám sát tăng cường tại cơ sở.
4. Nếu kết quả mẫu thẩm tra không đạt hoặc cơ
sở không thực hiện các yêu cầu trong thông báo, cơ quan giám sát xử lý vi phạm
hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định hiện hành và yêu cầu
cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả việc thu hồi sản phẩm lưu thông
trên thị trường, đề nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở
và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương 6.
KHIẾU
NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Khiếu nại và
giải quyết khiếu nại.
1. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc sau
khi kết thúc kiểm tra hoặc nhận được kết quả phân tích, cơ sở có quyền khiếu
nại về kết quả kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan kiểm tra xem xét lại kết quả kiểm
tra, phân tích.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động kiểm
tra, công nhận điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ sở theo đúng trình
tự, thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo.
3. Cơ sở phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra
lại trong trường hợp kết quả của lần kiểm tra lại không trái với kết quả kiểm
tra ban đầu.
4. Trường hợp kết quả kiểm tra của cơ quan
kiểm tra không chính xác, gây thiệt hại cho cơ sở, cơ sở có quyền khiếu nại yêu
cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Xử lý vi
phạm
1. Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi
phạm Quy định này được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành của nhà nước
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Những hành vi cản trở, chống đối hoạt động
của cơ quan kiểm tra, các hành vi vi phạm Quy định này gây hậu quả nghiêm trọng
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Chương 7.
TRÁCH
NHIỆM QUYỀN HẠN
Điều 26. Sở Nông
nghiệp và PTNT.
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tổ
chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa
nông lâm thủy sản trên địa bàn.
2. Hàng năm xây dựng kế hoạch quản lý chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản và kinh phí thực
hiện gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa
bàn để tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
4. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm tổng hợp
báo cáo công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nông
lâm thủy sản về Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và các ban ngành có liên
quan.
5. Chỉ định các đơn vị trực thuộc thực hiện
quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo phạm vi quản lý
của đơn vị.
Điều 27. Sở Y tế.
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực
hiện tốt quy định này.
2. Thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT danh
sách các cơ sở, sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản đã được chứng nhận chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm.
3. Tham gia đoàn kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản.
4. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc
ngành quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo phân cấp được giao.
Điều 28. Sở Công
thương.
Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản trong quá trình lưu thông trên thị
trường; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Điều 29. Sở Khoa học
và Công nghệ.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn
kiểm tra trong lĩnh vực quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa
nông lâm thủy sản.
Điều 30. Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Tổng hợp kế hoạch quản lý chất lượng hàng
hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh kinh phí quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm vào kế hoạch kinh phí hàng năm của tỉnh.
Điều 31. Sở Tài
chính.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT dự trù
chi tiết kinh phí quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nông
lâm thủy sản và tham mưu UBND tỉnh quyết định.
Điều 32. Sở Thông tin
và Truyền thông.
Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành thực hiện:
1. Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật:
a) Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12
ngày 21/11/2007.
b) Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số
12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 07/8/2003, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004
của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm.
c) Các quy định vể xử lý vi phạm và các quy định
của nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ
bản về sử dụng và sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, các kỹ năng
thực hành tốt chế biến thực phẩm an toàn; các hành vi nghiêm cấm trong sản xuất
kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ
độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Điều 33. Ủy ban nhân
dân các đơn vị cấp huyện.
1. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thuộc
UBND các đơn vị cấp huyện và UBND các xã trên địa bàn thực hiện quản lý chất
lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản theo phân công, phân cấp.
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong quá
trình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản
trên địa bàn.
Điều 34. Cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
1. Có trách nhiệm thực hiện và duy trì điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra điều kiện đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản của cơ quan kiểm tra và xử lý
vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện sửa chữa các sai lỗi đã nêu
trong Biên bản kiểm tra và Thông báo của cơ quan kiểm tra.
4. Chủ động truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông
sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết lập biện pháp khắc phục sai
lỗi theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng (khi có thực phẩm nông sản không đảm
bảo an toàn thực phẩm).
Chương 8.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Tổ chức thực
hiện.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền; các tổ chức, cá nhân Việt nam và nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa nông, lâm, thủy sản có trách nhiệm thi hành Quy định này và
các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan về lĩnh vực quản lý chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tổ
chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện tốt Quy định này.
3. Các Sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban
nhân dân các đơn vị cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT để
triển khai thực hiện.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng
mắc, phản ảnh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh
xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU 1A.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4 /2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………,
ngày……tháng…….năm ….
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN
Kính gửi: Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh/TP......
1. Tên nhà sản xuất:……………………………………………
2. Địa chỉ :………………………………………………………….
ĐT …………………………Fax …..………….Email……………
3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh
doanh (nếu có):
4. Đăng ký được cấp giấy chứng nhận
Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản
xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn, đặc biệt về Điều kiện sản xuất, sơ chế
rau, quả, chè an toàn, liên hệ với Điều kiện cụ thể, chúng tôi xin đăng ký được
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn:
- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng
ký: ………….ha (hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian);
- Chủng loại rau, quả an toàn đăng
ký:……………..(quy mô diện tích hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian của
từng chủng loại);
- Địa Điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện
(quận)………
- Bản kê Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả
an toàn (kèm theo);
5. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP.........thẩm
định và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.
|
Đại diện của nhà
sản xuất
(Ký
tên, đóng dấu)
|
MẪU 1B.
MẪU
BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4 /2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
………,
ngày……tháng…….năm ….
BẢN KÊ KHAI
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN
1. Tên nhà sản xuất: ……………………………………………......
2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email………
3. Điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau,
quả, chè an toàn
3.1. Nhân lực:
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT
|
Họ và tên
|
Trình độ chuyên môn
|
Thời gian công tác
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế, chế
biến rau, quả, chè an toàn
TT
|
Họ tên chủ hộ
|
DT đất trồng ( ha)
|
Chứng chỉ tập huấn
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
3.2. Đất trồng:
- Diện tích sản xuất rau, quả, chè an toàn đăng
ký: …………….ha (hoặc quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian);
- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện
(quận)………
- Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản
xuất;
- Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của
Quy định này (nếu có);
- Khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến cách ly
các nguồn gây ô nhiễm ….. …..m.
3.3. Nguồn nước tưới:
- Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè
(sông, ao hồ, nước ngầm...):……..
- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2
của Quy định này (nếu có).
3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến
rau, quả, chè an toàn:
- Các loài rau, quả, chè đăng ký sản xuất:
………………………….
- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả, chè
an toàn theo GAP (VietGAP…) và chế biến chè theo quy trình chế biến an toàn …
3.5. Điều kiện sơ chế, chế biến rau, quả, chè
an toàn:
- Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….
- Diện tích kho bảo quản:……m2, tình trạng kỹ
thuật:……
- Điều kiện bao gói sản phẩm:…………………………………………
- Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP
(VietGAP…) và Quy trình chế biến chè an toàn…cho loại rau, quả, chè đăng ký sản
xuất ………………
Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê
khai là đúng sự thật.
|
….., ngày…. tháng
…. năm…
Đại
diện của nhà sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU 2A.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VSATTP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
------------------
..........,
ngày........tháng........năm...........
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ
SỞ
ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
…………………………………………………………………
Căn cứ các quy định trong Quy định về đăng ký
chất lượng hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tình Nghệ An ban hành kèm
theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND tỉnh Nghệ An, đơn vị
chúng tôi:
Tên doanh nghiệp……………………………………………………………
Tên giao dịch thương mại:…………………………………………………
Mã số (nếu có):……………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………; Fax:…………….; Email:…………………
Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
……………………………………………
Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………; Fax:….......………….
Sau khi nghiên cứu kỹ các quy định về điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đối chiếu với điều kiện thực tế của
doanh nghiệp, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ
sở chúng tôi được:
- Công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm:
- Tiêu thụ nội địa: …………………………………………………………
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường………………………………………
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra:
- Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất
xin đăng ký kiểm tra
- Danh mục các sản phẩm chủ yếu và sơ đồ quy
trình công nghệ sản xuất
(trên mặt bằng xin đăng ký kiểm tra).
- Báo cáo hiện trạng về điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm của cơ sở.
- Báo cáo khắc phục các sai lỗi (nếu có).
|
GIÁM ĐỐC(CHỦ) DOANH
NGHIỆP
Ký
tên, đóng dấu(nếu có)
|
MẪU 2B.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VSATTP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4 /2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-----------------
...........,
ngày........tháng........năm...........
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ
SỞ
ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
…………………………………………………………………
Căn cứ các quy định trong Quy định về đăng ký
chất lượng hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tình Nghệ An ban hành kèm
theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND tỉnh Nghệ An, đơn vị
chúng tôi:
Tên cơ sở: ………………………………………………………….………
Tên giao dịch thương mại:…………………………………………………
Mã số (nếu có):…………………………………………………….………
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại:………………; Fax:……. .………….; Mail:…………....……
Mặt hàng sản xuất, kinh
doanh:......................................................................
Sau khi nghiên cứu kỹ các quy định về điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đối chiếu với điều kiện thực tế của
doanh nghiệp, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ
sở chúng tôi được:
- Công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
|
GIÁM ĐỐC/CHỦ CƠ SỞ
(Ký
tên và đóng dấu nếu có)
|
MẪU 2C.
MẪU
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VSATTP CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC
PHẨM NÔNG LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
VSATTP CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:………….. Fax: ……………………………………..Mail:
4. Mã số doanh nghiệp(nếu có): 5. Năm bắt đầu
hoạt động:
6. Thời điểm xây dựng:
7. Mô tả chung về sản phẩm:
7.1. Nhóm sản phẩm sản xuất:
................................................................
7.2. Sản phẩm tiêu thụ nội địa:
................................................................
7.3. Sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường:
..........................................
II. Nhà xưởng tóm tắt đánh giá hiện trạng điều
kiện sản xuất
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích các khu vực sản xuất: m2,
trong đó:
1.1.1. Khu vực .......................... m2;
1.1.2. Khu vực ............................: m2.
1.1.3. Khu vực ..........................................:
m2;
1.1.4. Khu vực ..........................................:
m2;
1.1.5. Khu vực ..............................:
m2;
1.1.6. Khu vực sản xuất khác: m2;
1.2. Mô tả hiện trạng điều kiện cơ sở vật
chất nhà xưởng và kết cấu:
2. Thiết bị.
2.1. Các loại thiết bị chính
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động
của các thiết bị
3. Hệ thống phụ trợ.
3.1.1. Nguồn nước đang sử dụng:
Nước công cộng £ Nước giếng khoan £ Số lượng độ
sâu
3.1.2. Phương pháp đảm bảo chất lượng nước
cung cấp cho khu vực sản xuất
- Hệ thống lắng lọc: Có £ Không £ Phương pháp
khác
- Hệ thống bể chứa: Tổng
dung tích dữ trữ:
- Hệ thống bể cao áp: Dung
tích bể cao áp:
- Hệ thống xử lý nước Clorine định lượng Đèn
cực tím Khác
3.3. Hệ thống xử lý chất thải.
3.3.1. Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống
thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra đánh giá………..
3.3.2. Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận
chuyển, xử lý……..
3.4. Nhà vệ sinh(dùng cho khu vực sản xuất)
3.4.1. Số lượng
3.4.2. Cấu trúc
3.5. Công nhân
3.5.1. Tổng số công nhân sản xuất: người,
trong đó
- Công nhân dài hạn: người - Công nhân mùa
vụ: người
3.5.2. Số lượng công nhân ở thời điểm cao
nhất/ca sản xuất: người, trong đó
- Khu vực ......................:
|
người
|
- Khu vực sơ chế:
|
người
|
- Khu vực chế biến:
|
người
|
|
|
- Khu vực ....................:
|
người
|
- Khu vực khác:
|
người
|
3.6. Hệ thống chống và diệt côn trùng, động
vật gây hại.
3.6.1. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn
trùng:
3.6.2. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động
vật gây hại.
3.7. Vệ sinh công nghiệp.
3.7.1. Tần suất làm vệ sinh:
3.7.2. Nhân công làm vệ sinh công nghiệp: người
3.7.3. Trong đó: của
cơ sở Thuê ngoài
3.8. Danh mục các loại hoá chất, phụ gia,
chất tẩy rửa-khử trùng
Tên hoá chất
|
Thành phần chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
4. Hệ thống quản lý chất lượng
4.1. Tổng số cán bộ quản lý chất lượng(QC): người
trong đó:
4.1.1. Số QC có trình độ Đại học: người,
Trung cấp: người
4.1.2. Số cán bộ QC đã qua đào tạo về quản lý
chất lượng: người
4.2. Phòng kiểm nghiệm:
£ Của doanh nghiệp, các chỉ tiêu có thể phân tích £ Thuê ngoài
4.3. Liên kết chương trình quản lý chất lượng
cho các sản phẩm/nhóm sản phẩm sản xuất và gửi chương trình kèm theo.
|
GIÁM ĐỐC(CHỦ) DOANH
NGHIỆP
(Ký
Tên, đóng dấu)
|
MẪU 3.
MẪU
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN
Kính gửi:
..............................................................................................................
PHẦN KHAI BÁO CỦA
CHỦ HÀNG
|
1. Chủ hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:……………..Fax:
|
2. Người nhận hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại: …………..Fax:
|
3. Nơi đi:
|
4. Nơi đến:
|
5. Hàng hóa nông lâm sản được:
£ Dùng tiêu thụ nội địa £ Xuất khẩu : Thị trường… £ Nhập khẩu làm
nguyên liệu
£ Tạm nhập-tái xuất £ Triệu hồi
£ Trả về
|
6. Mô tả hàng hóa/tên khoa học:
|
7. Số lượng: …………cnts..………...……...kg
8. Giá trị hàng hoá:
|
9. Cơ sở sản xuất:
Mã số cơ sở (nếu có):
|
10. Mã số lô hàng:
Thời gian sản xuất:
|
11. Thời gian đăng ký kiểm tra:
Địa Điểm đăng ký kiểm tra:
|
12. Hồ sơ đính kèm gồm:
|
Các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận của Chủ
hàng:
£ Kiểm tra theo quy định
£ Kiểm tra theo yêu cầu, kèm theo các yêu cầu cụ thể:
£ Cảm quan £ Vi sinh £ hóa học £ Khác (ghi rõ)…….
|
PHẦN XÁC NHẬN CỦA
CƠ QUAN KIỂM TRA
|
Hồ sơ đăng ký: £ Đạt £ Không đạt
£ Bổ sung thêm
Lý do không đạt: ……………………………………………………………………………………….....
Các hồ sơ cần bổ sung:………………………………………………………………
Kết quả xem xét sau khi bổ sung:
……………………………………………...........
|
Chế độ kiểm tra áp dụng cho lô hàng:
£ Giảm kiểm
tra £ Kiểm tra thông
thường £ Kiểm tra tăng cường
|
Ngày kiểm tra dự kiến:
|
………………,
ngày……/…../……..
Đại diện chủ hàng
(Ký tên, đóng dấu)
|
………..., ngày
…../……/ ……
Đại diện cơ quan
kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU 4A.
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, ATTP HÀNG HÓA NÔNG LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
Tên, địa chỉ Cơ quan
Kiểm tra
Tel: Fax:
Email:
GIẤY CHỨNG NHẬN
CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA NÔNG LÂM SẢN
I. CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM HÀNG HÓA NÔNG LÂM SẢN
- Mô tả hàng hóa:
* Tên sản phẩm:
* Loài (tên khoa học):
- Quy cách bao gói:
- Số lượng:
- Khối lượng:
- Mã số lô hàng:
- Điều kiện bảo quản, vận chuyển:
II. XUẤT XỨ SẢN PHẨM
Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất: Mã số Cơ
sở:
III. NƠI ĐI, NƠI ĐẾN CỦA SẢN PHẨM
- Người xuất hàng:
- Người nhận hàng:
- Nơi xuất hàng:
- Nơi hàng đến:
- Phương tiện vận chuyển (nếu có):
IV. CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ kết quả kiểm tra ngày ….( tên cơ quan
kiểm tra)….. chứng nhận lô hàng nông lâm sản nêu trên đạt yêu cầu về chất
lượng, an toàn thực phẩm.
|
……………. , ngày
....../......./.......
Thủ trưởng cơ quan kiểm tra
(ký tên, đóng dấu)
|
MẪU 4B.
MẪU
THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG, ATTP HÀNG HÓA NÔNG LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
Tên, địa chỉ Cơ quan
Kiểm tra
Tel:
Fax: Email:
THÔNG BÁO
HÀNG HÓA NÔNG LÂM SẢN KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM
Người xuất hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
|
Nơi xuất hàng theo đăng ký:
|
Người nhận hàng theo đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:
|
Nơi hàng đến theo đăng ký:
|
Tên hàng hoá:
Mô tả hàng hóa:
Ký hiệu:
|
Số lượng:…………/khối lượng ......…… kg
|
Cơ sở sản xuất:
Mã số cơ sở (nếu có):
|
Mã số lô hàng:
|
Căn cứ kết quả kiểm tra, phân tích số:
……………………… ngày ………………………
(Tên Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận)
Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký
kiểm tra số : …………., ngày ……………..:
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU
CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM
Lý do:
|
Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện:
|
Thời hạn hoàn thành:
|
Nơi nhận:
- Chủ hàng
- Lưu cơ quan kiểm tra
|
………………………,
ngày……………...
Thủ trưởng cơ quan
kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
MẪU 5A.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU
KIỆN VSATTP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
---------------------
...........,
ngày........tháng........năm...........
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
………………………………………………………………………
Căn cứ các quy định trong Quy chế Kiểm tra và
công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, đơn vị chúng tôi:
Tên doanh
nghiệp:..............................................................................................
Tên giao dịch thương
mại:…………………………………………………….
Mã số (nếu có):…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………; Fax:……………...; Mail:……………………
Tên cơ sở(phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………; Fax:…………….
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong quy
chuẩn/tiêu chuẩn………. và đối chiếu với Điều kiện thực tế của doanh nghiệp, đề
nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Công nhận đủ Điều kiện đảm bảo Vệ sinh an
toàn thực phẩm:
- Tiêu thụ nội địa:
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị
trường…………………………………………
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký
kiểm tra:
- Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất
xin đăng ký kiểm tra
- Danh mục các sản phẩm chủ yếu và sơ đồ quy
trình công nghệ sản xuất (trên mặt bằng xin đăng ký kiểm tra).
- Báo cáo hiện trạng về Điều kiện đảm bảo Vệ
sinh an toàn thực phẩm của cơ sở.
- Báo cáo khắc phục các sai lỗi (nếu có).
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ)
DOANH NGHIỆP
Ký tên, đóng
dấu(nếu có)
|
MẪU
5B.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VSATTP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-----------------------------
...........,
ngày........tháng........năm...........
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
…………………………………………………………………
Căn cứ các quy định trong Quy chế Kiểm tra và
công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ Điều kiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008
của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT, đơn vị chúng tôi:
Tên cơ sở: …………………………………………………………………
Tên giao dịch thương mại:…………………………………………………
Mã số (Nếu có):……………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại:………………; Fax:………………; Mail:……………………
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định về Điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đối chiếu với Điều kiện thực tế của
doanh nghiệp, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ
sở chúng tôi được:
- Công nhận đủ Điều kiện đảm bảo Vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Xuất khẩu sản phẩm vào trị trường:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ
SỞ
(Ký tên và đóng dấu
nếu có)
|
MẪU 5C.
MẪU
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN
ĐẢM BẢO VSATTP CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax: Mail:
4. Mã số doanh nghiệp (nếu có):
5. Năm bắt đầu hoạt động:
6. Thời điểm xây dựng:
7. Mô tả chung về sản phẩm:
7.1. Nhóm sản phẩm sản xuất:
7.2. Sản phẩm tiêu thụ nội địa:
7.3. Sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường:
II. Nhà xưởng tóm tắt đánh giá hiện trạng Điều
kiện sản xuất
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích các khu vực sản xuất: m2,
trong đó:
1.1.1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu:........m2;
1.1.2. Khu vực sơ chế:.......m2.
1.1.3. Khu vực chế biến (phân cỡ, xếp
khuôn…) ..........m2;
1.1.4. Khu vực cấp đông: .......m2;
1.1.5. Khu vực kho lạnh:..........m2;
1.1.6. Khu vực sản xuất khác:........ m2;
1.2. Mô tả hiện trạng Điều kiện cơ sở vật
chất nhà xưởng và kết cấu:
2. Thiết bị.
2.1. Các loại thiết bị chính
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động
của các thiết bị
3. Hệ thống phụ trợ.
3.1.1. Nguồn nước đang sử dụng:
Nước công cộng Nước giếng khoan Số
lượng độ sâu
3.1.2. Phương pháp đảm bảo chất lượng nước
cung cấp cho khu vực sản xuất (kể
cả khu vực sản xuất nước đá).
- Hệ thống lắng lọc: Có Không Phương
pháp khác
- Hệ thống bể chứa: Tổng
dung tích dữ trữ:
- Hệ thống bể cao áp: Dung
tích bể cao áp:
- Hệ thống xử lý nước Clorine định lượng Đèn
cực tím Khác
3.2. Nguồn nước đá
3.2.1. Tự sản xuất:
|
Đá cây
|
tổng công suất
|
tấn/ngày
|
|
Đá vảy
|
tổng công suất
|
tấn/ngày
|
3.2.2. Mua ngoài:
|
Đá cây
|
khối lượng
|
tấn/ngày
|
|
Đá vảy
|
khối lượng
|
tấn/ngày
|
3.3. Hệ thống xử lý chất thải.
3.3.1. Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống
thoát, xử lý nước thảI, cơ quan quản lý môI trường kiểm tra đánh giá………..
3.3.2. Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận
chuyển, xử lý……..
3.4. Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)
3.4.1. Số lượng
3.4.2. Cấu trúc
3.5. Công nhân
3.5.1. Tổng số công nhân sản xuất: người,
trong đó
- Công nhân dài hạn: người -
Công nhân mùa vụ: người
3.5.2. Số lượng công nhân ở thời Điểm cao
nhất/ca sản xuất: người, trong đó
- Khu tiếp nhận nguyên liệu:
|
người
|
- Khu vực sơ chế:
|
người
|
- Khu vực chế biến:
|
người
|
|
|
- Khu vực cấp đông, bao gói:
|
người
|
- Khu vực khác:
|
người
|
3.6. Hệ thống chống và diệt côn trùng, động
vật gây hại.
3.6.1. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn
trùng:
3.6.2. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động
vật gây hại.
3.7. Vệ sinh công nghiệp.
3.7.1. Tần suất làm vệ sinh:
3.7.2. Nhân công làm vệ sinh công nghiệp: người
3.7.3. Trong đó: của
cơ sở Đi thuê ngoài
3.8. Danh mục các loại hoá chất, phụ gia,
chất tẩy rửa-khử trùng
Tên hoá chất
|
Thành phần chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
4. Hệ thống quản lý chất lượng
4.1. Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC): người trong
đó:
4.1.1. Số QC có trình độ Đại học: người,
Trung cấp: người
4.1.2. Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP: người
4.2. Phòng kiểm nghiệm:
£ Của doanh nghiệp, các chỉ tiêu có thể phân tích £ Thuê ngoài
4.3. Liên kết chương trình quản lý chất lượng
cho các sản phẩm/nhóm sản phẩm sản xuất và gửi chương trình kèm theo.
|
GIÁM ĐỐC(CHỦ) HOANH
NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU
6A.
MẪU
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Kính gửi:……………………………………………………………
Căn cứ theo Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi
trồng thủy sản theo hướng bền vững ban hành kèm theo Quyết định số……./QĐ-BNN
ngày……….. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tên cơ sở, vùng nuôi:
Địa chỉ cơ sở, vùng nuôi: Tên người đại diện:
Số điện thoại: Fax:
Đối tượng nuôi: Hình thức nuôi:
Diện tích/số ao/lồng/bè: Mã số các
ao/lồng/bè:
Sản lượng dự kiến thu hoạch (kg):
Sau thời gian……. tháng áp dụng và đối chiếu
các quy định Điều kiện nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững với Điều kiện
thực tế của cơ sở nuôi, đề nghị cơ quan tiến hành kiểm tra và công nhận cho cơ
sở nuôi của chúng tôi đạt:
£ BMP £GAqP £CoC
Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu):
- Bản thuyết minh về cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, dụng cụ và nhân lực.
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất.
Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lại):
- Bản thuyết minh về cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, dụng cụ và nhân lực (nếu có thay đổi).
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất (nếu có
thay đổi).
- Báo cáo khắc phục sai lỗi.
|
…………….,
ngày……tháng….năm…..
Đại
diện cơ sở nuôi
(ký
tên, đóng dấu nếu có)
|
MẪU
6B.
MẪU
BẢN THUYẾT MINH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ, NHÂN LỰC ÁP DỤNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
BẢN THUYẾT MINH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
(ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG; THIẾT KẾ, XÂY DỰNG), TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ NHÂN LỰC ÁP
DỤNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
I. Thông tin chung:
1. Tên cơ sở, vùng nuôi:
2. Địa chỉ cơ sở, vùng nuôi:
Số điện thoại: Fax:
3. Người đại diện(nếu cơ sở do một tổ chức
làm chủ):
4. Số lượng thành viên (nếu cơ sở do một tổ chức
làm chủ).
II. Tóm tắt hiện trạng:
1. Địa điểm cơ sở, vùng nuôi:
- Vị trí địa lý:
- Chất đất:
- Nguồn nước:
2. Thiết kế và xây dựng cơ sở nuôi (kèm theo
bản vẽ bố trí mặt bằng):
- Tổng diện tích:
- Diện tích ao nuôi
|
chiếm
|
% so với tổng diện tích
|
- Diện tích ao lắng
|
chiếm
|
% so với diện tích ao nuôi
|
- Diện tích khu vực chứa và xử lý nước thải
|
chiếm
|
% so với diện tích ao nuôi.
|
- Diện tích khu vực chứa và xử lý bùn thải
|
chiếm
|
% so với diện tích ao nuôi.
|
- Kho chứa thức ăn, thuốc và chất xử lý môi
trường (số lượng, kết cấu…..)
- Công trình phụ trợ khác (nhà ở, nhà làm
việc, nhà vệ sinh, kho chứa xăng dầu, hoá chất…….).
- Mô tả hiện trạng:
+ Ao nuôi, ao lắng và bờ ao(vật liệu, kết
cấu, lưới rào…….)
+ Bờ kênh mương (vật liệu, kết cấu…….).
+ Cống cấp, thoát (vật liệu, kết cấu………)
3. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất:
- Nêu các loại trang thiết bị dụng cụ chính
- Nhận xét về tình trạng hoạt động của thiết
bị.
III. Nhân sự dự kiến thực hiện Chương trình
thực hành nuôi theo hướng bền vững.
1. Tổng số cán bộ thực hiện Chương trình……….
người, trong đó:
- Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng trở
lên…….người; Trung cấp……người.
- Số cán bộ được đào tạo về nuôi theo hướng
bền vững…….. người.
2. Tổng số công nhân……..người, số công nhân được
đào tạo về nuôi theo hướng bền vững là…….người.
|
………,
ngày……tháng…..năm….
Đại
diện cơ sở nuôi
(ký
tên và đóng dấu nếu có)
|
MẪU 7.
MẪU
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, ATTP HÀNG HÓA THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HOÁ THỦY SẢN
Kính gửi:……………………………………………………………….
PHẦN KHAI BÁO CỦA
CHỦ HÀNG
|
1. Chủ hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
|
2. Người nhận hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
|
3. Nơi đi:
|
4. Nơi đến:
|
5. Hàng hoá thủy sản được:
£ Dùng tiêu thụ nội địa £ Xuất khẩu: Thị
trường……… £ Nhập khẩu làm
nguyên liệu
£ Tạm nhập - Tái xuất £ Triệu
hồi £ Trả về
|
6. Mô tả hàng hoá:
|
7. Số lượng:…….. cnst……………kg
|
8. Cơ sở sản xuất: Mã số(nếu có):
|
9. Mã số lô hàng: Thời gian sản xuất:
|
10. Thời gian đăng ký kiểm tra:
Địa điểm đăng ký kiểm tra:
|
11. Hồ sơ đính kèm:
|
Các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận của Chủ
hàng
£ Kiểm tra theo quy định
£ Kiểm tra theo yêu cầu, kèm theo các yêu cầu cụ thể
£ Cảm quan £ Vi sinh £ Hoá học £ Khác (ghi rõ)……..
|
PHẦN XÁC NHẬN CỦA
CƠ QUAN KIỂM TRA
|
Hồ sơ đăng ký kiểm tra: £ Đạt £ Không đạt
£Bổ sung thêm
Lý do không đạt:
Các hồ sơ cần bổ sung:
Kết quả xem xét sau khi bổ sung:
|
Chế độ kiểm tra áp dụng cho lô hàng
£ Giảm kiểm tra £ Kiểm tra thông
thường £ Kiểm tra tăng
cường
|
Ngày kiểm tra dự kiến:
|
|
Đối với hàng nhập khẩu, tạm nhập-tái
xuất, Giấy này chỉ có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó Chủ hàng phải
xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Cơ
quan Kiểm tra để được kiểm tra và chứng nhận theo quy định.
|
…………,
ngày……tháng……năm……
Đại diện chủ hàng
(Ký tên, đóng dấu)
|
…………,
ngày……tháng……năm……
Đại diện cơ quan
kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU
8A.
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA HÀNG HÓA THỦY SẢN TƯƠI SỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Tên, địa chỉ Cơ quan
Kiểm tra
Tel: Fax: Email:
GIẤY CHỨNG NHẬN
KẾT QUẢ KIỂM TRA HÀNG HÓA THỦY SẢN TƯƠI, SỐNG
I. CHI TIẾT VỀ HÀNG HÓA
- Mô tả hàng hóa:
* Tên sản phẩm:
* Loài (tên khoa học):
* Thủy sản nuôi/đánh bắt tự nhiên:
- Quy cách bao gói:
- Số lượng:
- Khối lượng:
- Mã số lô hàng:
- Điều kiện bảo quản, vận chuyển:
II. XUẤT XỨ SẢN PHẨM
Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất:
Mã số Cơ sở:
III. NƠI ĐI, NƠI ĐẾN CỦA SẢN PHẨM
- Người xuất hàng:
- Người nhận hàng:
- Nơi xuất hàng:
- Nơi hàng đến:
- Phương tiện vận chuyển (nếu có):
IV. CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA
Căn cứ kết quả kiểm tra ngày ….(tên cơ quan
kiểm tra)….. chứng nhận lô hàng thủy sản nêu trên đã được kiểm tra đạt
yêu cầu các chỉ tiêu sau đây:
|
………. , ngày
......tháng........năm .....
Thủ
trưởng cơ quan kiểm tra
(ký
tên, đóng dấu)
|
MẪU
8B.
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, ATTP HÀNG HÓA THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
Tên, địa chỉ Cơ quan
Kiểm tra
Tel: Fax: Email:
GIẤY CHỨNG NHẬN
CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA THỦY SẢN
I. CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM THỦY SẢN
- Mô tả hàng hóa:
* Tên sản phẩm:
* Loài (tên khoa học):
* Thủy sản nuôi/đánh bắt tự nhiên:
- Quy cách bao gói:
- Số lượng:
- Khối lượng:
- Mã số lô hàng:
- Điều kiện bảo quản, vận chuyển:
II. XUẤT XỨ SẢN PHẨM
Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất: Mã số Cơ
sở:
III. NƠI ĐI, NƠI ĐẾN CỦA SẢN PHẨM
- Người xuất hàng:
- Người nhận hàng:
- Nơi xuất hàng:
- Nơi hàng đến:
- Phương tiện vận chuyển (nếu có):
IV. CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
Căn cứ kết quả kiểm tra ngày ….( tên cơ quan
kiểm tra)….. chứng nhận lô hàng thủy sản nêu trên đạt yêu cầu về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
|
……………. , ngày
......................
Thủ
trưởng cơ quan kiểm tra
(ký
tên, đóng dấu)
|
MẪU
8C.
Mẫu
thông báo không đạt chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Tên, địa chỉ Cơ quan
Kiểm tra
Tel: Fax: Email:
THÔNG BÁO
KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM
HÀNG HÓA THỦY SẢN
Người xuất hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
|
Nơi xuất hàng theo đăng ký:
|
Người nhận hàng theo đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:
|
Nơi hàng đến theo đăng ký:
|
Tên hàng hoá:
Mô tả hàng hóa:
Ký hiệu:
|
Số lượng:…………/khối lượng ......…… kg
|
Cơ sở sản xuất:
Mã số cơ sở (nếu có):
|
Mã số lô hàng:
|
Căn cứ kết quả kiểm tra, phân tích số:
……………………… ngày ………………………
(Tên Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận)
Thông báo lô hàng nêu trên, có giấy đăng ký
kiểm tra số : …………., ngày ……………..:
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU
CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM
Lý do:
|
Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện:
|
Thời hạn hoàn thành:
|
Nơi nhận:
- Chủ hàng
- Lưu cơ quan kiểm tra
|
………………………,
ngày……………...
Thủ trưởng cơ quan
kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
PHỤ
LỤC 1:
HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẮT BUỘC ÁP DỤNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG
LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 03/4/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An)
TT
|
Loại hình cơ sở
|
Hệ thống QLCL bắt
buộc áp dụng
|
I
|
Các Cơ sở do Sở Nông nghiệp và PTNT
kiểm tra, công nhận
|
1
|
Tàu cá
|
GMP, SSOP
|
2
|
Cảng cá
|
GMP, SSOP
|
3
|
Chợ cá
|
GMP, SSOP
|
4
|
Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (không
sơ chế)
|
GMP, SSOP
|
5
|
Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (có sơ
chế)
|
GMP, SSOP, HACCP
|
6
|
Cơ sở sản xuất nước đá có phục vụ cho chế
biến, bảo quản thủy sản
|
GMP, SSOP
|
7
|
Cơ sở lưu giữ, đóng gói, sản xuất thủy sản chỉ
phục vụ tiêu thụ nội địa
|
GMP, SSOP, HACCP
|
Chú thích:
Good Manufacturing Practice(GMP): Quy phạm
sản xuất
Sanitation Standard Operating Procedures
(SSOP): Quy phạm vệ sinh
Hazard Analysis and Critical Con trol Points
(HACCP): Phân tích mối nguy và kiểm soát mối nguy đáng kể tại các Điểm kiểm
soát tới hạn.